You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Kỳ Lam

Ngà y thá ng nă m sinh: 30/09/2006


Dâ n tộ c: Kinh
Lớ p: 10/18 Trường THPT Phan Châu Trinh
Địa chỉ: 154 và167 – Lê Lợi – Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 51 (NĂM 2022)
------
CHỦ ĐỀ: Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách
thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 1 năm 2022


Kính gửi Bác Trần Hồng Hà – Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cháu tên là Nguyễn Kỳ Lam, một học sinh cấp ba của trường THPT Phan Châu Trinh, thành phố Đà
Nẵng. Trong buổi khai mạc “Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022” vào tháng 12
vừa qua mà cháu được xem trên truyền hình rằng bác Hà đã có một bài phát biểu rất hay về thực trạng hiện
nay và việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Cháu đã rất tâm đắc với những ý kiến và phương châm mà bác đã
đề ra. Nên nhân đây, với tư cách là một học sinh muốn góp chút sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây
dựng đất nước, cháu viết thư này gửi bác để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề khủng hoảng khí hậu
đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Như bác đã biết thì biến đổi khí hậu đã và đang được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại thế kỷ 21 do tác động nghiêm trọng và trực tiếp đến Trái đất. Và đáng chú ý, Việt Nam chúng ta
lại là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng khí hậu. Chỉ trong 10 năm gần
đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn… đã gây thiệt hại đáng kể.
Ngoài ra, những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch,
thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày
càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu
những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương. Bên cạnh đó, nguyên
nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện
tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều loài không
thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên. Con người cũng không thể thoát khỏi những tác động của
biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Khi
thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người
cũng sẽ giảm theo. Nhìn chung, biến đổi khí hậu gây ra tác động có hại đến thành phần, khả năng phục hồi,
khả năng sinh sản của các hệ sinh thái trong tự nhiên cũng như gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã
hội và đời sống của con người.
Theo quan điểm của bản thân, cháu nghĩ để khắc phục tình trạng này thì trước hết chúng ta cần phải nắm
được rõ nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu. Thực tiễn cho thấy, nguyên nhân là do sự tác động của
con người lên môi trường như các hoạt động sử dụng đất, nguồn nước chưa hợp lý. Gia tăng nguồn chất thải
khí CO2, nguồn nước thải ô nhiễm… Thêm nữa, cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu
ứng nhà kính trên trái đất. Do đó, việc cải tạo cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện tình
trạng biến đổi khí hậu? Mặt khác, việc chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng cần được quan tâm. Không chỉ như vậy,
chúng ta cần thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ
sinh thái.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cháu mong trên cương vị của mình, bác Hà cùng với Thủ
tướng Chính phủ sẽ hành động quyết liệt hơn nữa để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về những nỗ lực của thế giới
kiềm chế khí hậu nóng lên, vì sức khỏe của bà mẹ Trái đất, vì tương lai của sự sống trên toàn hành tinh.
Cháu xin cảm ơn vì bác đã đọc hết bức thư này.
Một cậu học trò nhỏ!

You might also like