You are on page 1of 9

Tiểu luận kết thúc học phần

Điều Khiển PLC Trong Cơ Khí

Họ và tên: Nguyễn Quang Linh


Lớp: D13CODT3
Mã số sinh viên: 18810620079

Đề bài

1. Cho bảng giá trị của hàm logic G theo 3 biến A B C


A B C G
0 0 0 1
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 1
1 0 0 0
1 0 1 1
1 1 0 0
1 1 1 0

Xác định và đơn giản hóa hàm G (3đ)

2. Nêu chức năng và đặc điểm của module vào số của PLC (3đ)

3. a. Các bước thiết kế PLC (1đ)


b. Phân tích hoạt động của một thiết bị máy móc đơn giản và thiết kế PLC
điều khiển thiết bị đó (3đ)

Hướng dẫn làm bài


1. Điền đầy đủ thông tin ở đầu trang
2. Làm tuần tự từng câu sau tiêu đề Bài làm ở trang này. Câu 2 không trả
lời quá 1 trang
3. Nộp bài dưới dạng Pdf ở Google class muộn nhất 24h ngày 23 tháng 1
năm 2022
Bài làm

Câu 1 :

Cho bảng giá trị của hàm logic G theo 3 biến A B C

A B C G
0 0 0 1
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 1
1 0 0 0
1 0 1 1
1 1 0 0
1 1 1 0

Hàm G:

G  ABC  ABC  ABC  ABC

Đơn giản hóa hàm G:

G  ABC  ABC  ABC  ABC


  
G  ABC  ABC  ABC  ABC 
 
G  B AC  AC  AB C  C  
G  B  AB
G  B A
Câu 2 : Nêu chức năng và đặc điểm của module vào số của PLC

 Các môđun vào số có thể có nhiều mức điện áp sử dụng khác nhau. Nếu
thiết bị đầu vào sừ dụng nguồn điện +24VDC thì ta sử dụng các môđun có
nguồn +24VDC do PLC cấp. Còn trường hợp thiết bị đầu vào sử dụng điện
áp công nghiệp, thì ta phải cấp nguồn vào đến môđun có mức đỉện áp
tương ứng.
 Các môdun vào số có một số dạng cơ bản sau:
- Môđun vào số xoay chiều
- Môđun vào số 1 chiều
- Môđun vào dạng
- Môđun vào số cách li điện
 Môdun vào số xoay chiều : Phần lớn các môdun xoay chiều số đều có bộ
chỉ thị tín hiệu để báo mức tin hiệu điện áp vào đã có, tức là công tắc
được đóng .Bộ chỉ thị dùng điot LED thường được sử dụng để chỉ trạng
thái của đầu vào. Ánh sáng chỉ thị là sự trợ giúp quan trọng trong quá
trình khởi động và khắc phục sự cố của hệ thống.
 Môđun vào số một chiều (DC) : Các môdun điện áp một chiều biến đổi
trạng thái 0N /0FF gián đoạn thành tín hiệu vào một chiều ở mức tín hiệu
logic tương thích với thiết bị điều khiển. Các môdun này thường có ba
mức diện áp: 12 VDC, 24 VDC và 48 VDC. Thiết bị tương thích với các
môđun này là công tắc, công tắc hành trình của van, nút ấn, công tắc tiệm
cận một chiều, và cảm biến quang điện. Sơ đồ đấu dây cho môdun vào DC
cũng tương tự như đối với môđun vào AC, trừ điểm khác biệt là điện áp
một chiều DC thay thế cho điện áp xoay chiều AC. Tín hiệu điện áp xoay
chiều AC (dây nóng) đến các thiết bị đầu vào được thay thế bằng điện áp
một chiều và đầu nối trung tính trên môđun được thay thế bằng đầu nối
mát một chiều chung.
 Môđun vào dạng TTL (Transistor ٠ Transistor Logic) : Đây là các môđun sử
dụng mạch logic tạo bởi các bộ transistor. Các môđun vào TTL cho phép
thiết bị điều khiển chấp nhận tín hiệu từ các thiết TTL tương thích kể cả
các điều khiển trạng thái cứng và thiết bị cảm biến.
 Môđun vào số cách li điện : Các môđun đầu vào và đầu ra thường có dây
trung tính chung nối mỗi nhóm đầu vào hay đầu ra trên mỗi môđun. Mặc
dù đôi khi chúng ta có có thể nối thiết bị đầu vào cổ mức tiếp đất khác
đến thiết bị điều khiển. Trong trường hợp như vậy, các môđun vào cách
điện (AC hay DC) với các đường tín hiệu trở về tách biệt khỏi mạch vào sẽ
được dùng để nhận các tín hiệu dạng này.
Câu 3:
a) Các bước thiết kế plc
Bước 1: tìm hiểu quy trình hoạt động của máy móc cần thiết kế dùng PLC
Bước 2: thiết kế , lập bảng thống kê các loại đầu vào đầu ra PLC
Bước 3: từ bảng bước 2 chọn các module tối ưu tương ứng rồi lập cấu hình
PLC
Bước 4: mô tả lại quy trình vận hành qua ngôn ngữ lập trình đại số logic
Bước 5: nạp phần lập trình ở bước 4 vào PLC , kiểm định xem có đúng với
mong muốn hay không ( khi này chưa kết nối với thiết bị thật)
Bước 6: kết nối PLC với thiết bị thật hiệu chỉnh chạy thử vận hành hệ thống
điều khiển

b) Phân tích hoạt động của một thiết bị máy móc đơn giản và thiết kế PLC
điều khiển thiết bị đó:

-Băng chuyền thường được dùng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật
liệu rời theo phương ngang, phương nghiêng. Băng chuyền phân loại sản
phẩm theo chiều cao là một ứng dụng như vậy.
Băng tải phân loại sản phẩm theo chiều cao gồm:
Băng tải
Cảm biến A (nhận biết vật)
Cảm biến B (cảm biến nhận biết vật thấp nhất nhận biết băng tải còn vật hay
không để dừng băng tải )
Cảm biến C (vật cao nhất)
Cảm biến D (vật cao trung bình)
Pittong E ( Pittong đẩy phôi vào băng tải)
Pittong F ( Pittong đẩy vật cao nhất)
Pittong G ( Pittong đẩy vật trung bình)
H trạng thái băng tải

Sơ đồ thuật toán:
Nguyên lí hoạt động của băng chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao:
Bật nguồn => Cảm biến A sẽ nhận biết vật rồi chạy băng tải từ trái qua phải,
pittong E sẽ đẩy sản phẩm vào băng tải => vật sẽ đi đến cảm biến nhận biết
chiều cao C, D và B
+ Nếu vật cao nhất thì cảm biến C sẽ phát hiện (C=0) và gửi tín hiệu cho
pittong F nhận biết tín hiệu sẽ đẩy vật vào cửa ra vật cao, khi vật đã vào cửa
ra cao nhất (C=1) và pittong F kéo lại.
+ Nếu vật có chiều cao trung bình thì cảm biến D sẽ phát hiện (D=0) và gửi
tín hiệu cho pittong G sẽ đẩy vật có chiều cao trung bình vào cửa ra vật cao
trung bình, khi vật đã vào cửa ra xong thì (D=1) và pittong G kéo lại.
+ Còn lại nếu vật có chiều cao thấp nhất sẽ được phát hiện và di chuyển tiếp.
Cảm biến B cũng sẽ phát hiện băng tải còn vật không để dừng băng tải.

Thiết kế PLC

I.00 Start
I.01 Stop
I.02 Cảm biến 1 (A) nhận biết vật
I.03 Cảm biến 2 (B) nhận biết dọc trục
I.04 Cảm biến 3 (C) nhận biết cao nhất
I.05 Cảm biến 4 (D) nhận biết trung bình
Q.00 Băng tải
Q.02 Pittong E đẩy vật vào băng tải
Q.04 Pittong F đẩy vật cao nhất
Q.05 Pittong G dẩy vật trung bình

Chương trình điều khiển hệ thống:


1) Chuyển trạng thái Start vào biến nhớ M0.0

2) Chuyển trạng thái Stop vào biến nhớ M0.1

3) Chuyển trạng thái biến đầu vào sang biến nhớ cho cảm biến A, sử
dụng biến nhớ M0.2

4) Chuyển trạng thái biến đầu vào sang biến nhớ cho cảm biến B, sử
dụng biến nhớ M0.3

5) Chuyển trạng thái biến đầu vào sang biến nhớ cho cảm biến C, sử
dụng biến nhớ M0.4
6) Chuyển trạng thái biến đầu vào sang biến nhớ cho cảm biến D, sử
dụng biến nhớ M0.5

7) Chạy và dừng băng tải. START(M0.0), STOP(M0.1)

8) Lưu trạng thái cho biến nhớ của cảm biến A

9) Lưu trạng thái cho biến nhớ của cảm biến B

10) Lưu trạng thái cho biến nhớ của cảm biến C

11) Lưu trạng thái cho biến nhớ của cảm biến D
12) Điều khiển pittong E (cấp phôi)

13) Điều khiển pittong F (vật cao nhất)

14) Điều khiển pittong E (vật trung bình)

You might also like