You are on page 1of 6

Chương 3 (Quan trọng)

TTHCM về độc lập dân tộc và CNXH


1. TTHCM về độc lập dân tộc
1.1 các nhân tố cơ bản hình thành TTHCM về Độc lập dân tộc theo lập trường
của giai cấp vô sản
1.1.1. Các giá trị truyền thống của dân tộc:
- Nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm và chống thiên tại
=> cộng đồng dân tộc VN đã sớm được hình thành
- Dân tộc VN là 1 dân tộc có truyền thống yêu nước quật cường chống
giặc ngoại xâm => Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là đỉnh cao của trí tuệ VN
- Dân tộc VN là 1 dân tộc giàu lòng nhân ái của dân tộc VN không chỉ
dành cho giống nòi VN mà còn dành cho cả kẻ thù mỗi khi chúng bị ta
đánh bại.
1.1.2. CM tháng 10 Nga và luận cương của Lnin
=> đã dẫn dắt NAQ lựa chọn con đường CMVS cho dân tộc VN
1.1.3. NAQ đã nghiên cứu các cuộc CM và các nhân vật yêu nước nổi tiếng
của châu Á đầu tk XX
CM Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo => học thuyết tam dân
CM giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn độ chống TD Anh do Găng
Đi lãnh đạo
1.2. Những quan điểm cơ bản của TTHCM về vấn đề độc lập dân tộc:
1.2.1 Vấn đề độc lập dân tộc
Vấn đề dân tộc trong TTHCM, là vấn đề dân tộc thuộc địa.
Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề đấu tranh giải phóng của
các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, nhằm xóa bỏ ách
áp bức, bóc lột thực dân, nhằm thực hiện quền dân tộc tự quyết và nhằm xây dựng
Nhà nước dân tộc độc lập.
Những quan điểm cơ bản của TTHCM về Độc lập dân tộc
1.2.1.1 Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc*.
-Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng
minh một khát khao vĩ đại: dành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là giá trị
tinh thần to lớn, thiêng liêng, bất hủ và bất khả xâm phạm của dân tộc.
-Cách tiệp cận của HCM: tiếp cần quyền dân tộc từ quyền con người: quyền
sống, quyền sung sướng, quyền tự do (1776 – Mỹ), tự do, bình đẳng, bác ái (1789 –
Pháp)
 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
 NAQ đã nâng lên quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do.
- HCM cho rằng độc lập, tự do của mỗi con người là quyền tự nhiên, quyền
trời cho, quyền tạo hóa
 Việc mà dân tộc này đi xâm lược 1 dân tộc khác
 Đó là việc làm trái với tự nhiên, trái ý trời, trái tạo hóa
 Bằng mọi giá dân tộc đó sẽ kiên quyết đầu tranh để giành lại cho bằng được
- Minh chứng 1919, 1920, 1930, 1941, 1945, 1946, 1954, 1966, 1968,….
1920: Độc lập cho tổ quốc tôi, tự do hạnh phúc cho đồng bào tôi đó là những gì
thôi biết những gì tôi hiểu
1941: 5/1945 cờ trao độc lập,
1945: Dù có phải đốt chảy cả dãy trường sơn cũng phải dành được độc lập,
1946: Kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp,
1966: Kêu gọi nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ
Như vậy độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm là ham muốn tột
bậc, là mục tiêu xuyên suốt trong TTHCM
Người nói: hễ còn 1 tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu
quyết sạch nó đi
1.2.1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hanh phúc của
nhân dân:
Trong Cương lĩnh chính trị (2/1930) Người khẳng định rõ mục tiêu của CM: làm
cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dân chúng được tự do
Sau CM tháng 8 thành công, Người đề nghị: Tổ chức tổng tuyển cử và mở chiến
dịch giết giặc đói, giặc dốt.
 Người nói: Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Người yêu cầu phải: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có
chổ ở. Làm cho dân có học hành
 Cả cuộc đời, Người chỉ có 1 ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho
nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
1.2.1.3. Độc lâp dân tộc phải là 1 nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn:
Trong nước: Độc lập tự do phải mang lại được cơm no, áo ấm cho đồng bào; mọi
người dân trong nước đều được hưởng nền độc lập, tự do ấy.
Ngoài nước: Dân tộc đó phải được độc lập, tự do trên tất cả các lĩnh vực như: Kinh
tế, chính trị, văn hóa, lãng thổ… quan trọng nhất là độc lập về chính trị; dân tộc đó
được quyền tự quyết những vấn đề của dân tộc mình.
=> Người nói, độc lập thực sự nghĩa là: CHúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của
chngs tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào
=> Điều này khác hẳn với độc lập, tự do giả hiệu của bọn thực dân, đề quốc.
1.2.1.4. Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
- Người nói: một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là
1 ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
- Người khẳng định: Nước VN là 1, dân tộc VN là 1 sống có thể cạn núi có thể mòn
nhưng chấn lý ấy không bao giờ thay đổi
=>Người có 1 niềm tin mãnh liệt vào sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ: Tổ quốc ta
nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp 1 nhà.

1.2.2. Về CMGPDT. Lưu ý không nhầm lẫn CMGPDT và con đường GPDT
Những luận điểm cở bản của TTHCM về CMGPDT
1.2.2.1 Về tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu.
Xuất phát từ mâu thuẩn chủ yếu trong XH thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn
giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân
-Về tính chất: Phải tiến hành cuộc đấu tranh GPDT
-Đối tượng của CM: là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động
=>Mục tiêu là yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc
1.2.2.2 Về con đường CM: CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường
CMVS
-Cách mệnh Pháp, CM Mỹ là CM tư bản, CM không đến nơi vì trong thì tước lục
công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa
=>Người không đi theo con đường CM Tư sản
-CM tháng 10 Nga, không chỉ là 1 cuộc CMVS mà còn là 1 cuộc CMGPDT=> mở
ra thời đại CM chống đề quốc và GPDT
=>Người khẳng định: muốn cứu nước và GPDT không có con đường nào khác, con
đường CMVS.
1.2.2.3 Về đường lối CM: CMGPDT trong thời đại mới phải do ĐCS lãnh đạo
-Trong tác phẩm, Đường cách mệnh, Người khẳng định: Đảng có vững thì CM mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy
-Đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc
VN
1.2.2.4 Về lực lượng CM: lực lượng của CM GPDT bao gồm toàn dân tộc
-Người khẳng định: Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc
của một hai người=> Có dân là có tất cả
-Trong lực lượng toàn dân: Công nông là gốc của cách mệnh; học trò, nhà buôn
nhỏ, điều chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba
hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh của công nông thôi
1.2.2.5 Về khả năng giành thắng lợi của CM: CM GPDT cần được tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc:
-Người khẳng định: Nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở
các thuộc địa, nếu khinh thường CM ở thuộc địa tức là: Muốn đánh chết rắn đằng
đuổi
-CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể
giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc=>Cống hiến rất quan trọng vào kho tàng
lý luận Mác Lê-nin.
1.2.2.6 Về pp tiến hành CM: CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường CM
bạo lực.
-Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai câp và của dân tộc, Người
nói: Cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và
bảo vệ chính quyền
-Bạo lực CM là bạo lực của quần chúng, gồm 2 hình thức: Đấu tranh chính trị và
đấu tranh vũ trang.
-Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu và tận dụng
mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
2. TTHCM về CNXH và xây dựng CNXH ở VN
2.1 Nguồn gốc hình thành TTHCM về CNXH:
-Nguồn gốc sâu xa: Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng
động làng xã VN được hình thành trong lịch sử đựng nước và giữ nước của DT.
-TT XHCN sơ khai: Phương Đông qua ‘’ thuyết đại đồng’’,’’Dân vi quý’’,’chế độ
công điền’
- TT của Mác: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của mọi người
-Tư tưởng của Lê nin: Chính sách kinh tế mới: Về phát triển kinh tế hàng hóa, về
liên minh kinh tế giữa giai cấp VS và giai cấp Tư sản, về chính sách tiền tệ, chính
sách thuế…
2.2. TTHCM về những đặc trưng bản chất của CNXH
2.2.1 Một số định nghĩa HCM về CNXH: học 1 trong 2
-Dạng khái quát:
1. CNXH là dân giàu nước mạng.
2. CNXH là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân và do nhân dân tự xây dựng lấy.
-Dạng chi tiết
1. CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai
nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những
phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ.
2. CNXH là làm sao con người thoát khỏi bần cùng, mọi người đều có công
ăn, việc làm, được sống ấm no, tự do và 1 đời hành phúc
2.2.2 TTHCM về những đặc trưng bản chất của CNXH
1. Là 1 XH có chế độ chính trị do nhân dân làm chủ
2. là 1 chế độ XH có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật.
3. Là 1 chế độ XH không con người bốc lột người có sự phát triển cao về văn
hóa, đạo đức, đảm bảo công bằng hợp lý trong các quan hệ xã hội.
4. là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS
2.3 TTHCM về mục tiêu, động lực của CNXH.*

You might also like