You are on page 1of 22

Bài thí nghiệm số 5

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 5


CÂN BẰNG HOÁ HỌC và
DUNG DỊCH NƯỚC (CÁC PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG ION)

THẢO LUẬN LÝ THUYẾT


Cân bằng hoá học
Hầu hết các phản ứng đều không đi đến hoàn toàn. Những phản ứng không hoàn
thành và cùng lúc xảy ra hai hướng gọi là các phản ứng thuận nghịch, được biểu diễn
aA + bB ! cC + dD
Với chữ in hoa là kí hiệu cho các chất, còn các chữ cái thường biểu diễn các hệ số
lượng chất trong cân bằng. Mũi tên hai chiều chỉ ra phản ứng là thuận nghịch, tức là cả phản
ứng thuận và nghịch đồng thời xảy ra. Khi A phản ứng B tạo C và D ở cùng tốc độ phản ứng
của C và D tạo ra A và B, thì hệ này ở trạng thái cân bằng.
Cân bằng hóa học tồn tại khi hai phản ứng ngược nhau xảy ra đồng thời ở cùng tốc

độ[2].
Cân bằng hóa học là cân bằng động, tức là bản thân các phân tử vẫn tiếp tục phản
ứng, mặc dầu thành phần chung của hỗn hợp không thay đổi.
Ảnh hưởng các yếu tố đến cân bằng
Trạng thái cân bằng sẽ giữ vĩnh viễn nếu điều kiện bên ngoài không đổi, nhưng nếu
khi điều kiện bên ngoài (nồng độ, áp suất, nhiệt độ) thay đổi thì trạng thái cân bằng sẽ thay
đổi, ta nói cân bằng bị chuyển dịch. Sự chuyển dịch cân bằng này có thể tóm gọn bởi
nguyên lý Le Châtelier: Khi phản ứng đạt tới cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các yếu tố
(nồng độ, nhiệt độ, áp suất) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
Trong thực tế, để dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch cân bằng, các phản ứng có màu
kèm theo thường được sử dụng. Ví dụ, xét phản ứng tỏa nhiệt:
FeCl3 + NH4SCN ! Fe(SCN)3 + NH4Cl
màu: đỏ nâu không màu đỏ đậm
Nếu các yếu tố ảnh hưởng làm cân bằng chuyển dịch sang phải (chiều thuận) thì màu
dung dịch đậm lên. Và ngược lại nếu các yếu tố ảnh hưởng làm cân bằng chuyển dịch sang
trái (chiều nghịch) thì màu dung dịch nhạt dần.

1
Bài thí nghiệm số 5

Dung dịch điện ly


Chất tan có thể tan trong nước được phân chia thành chất điện ly hoặc chất không điện
ly. Chất điện ly là chất mà dung dịch với nước của nó dẫn điện được. Chất điện ly mạnh là
chất dẫn điện tốt trong dung dịch loãng với nước. Chất điện ly yếu là chất dẫn điện kém trong
dung dịch loãng với nước. Dung dịch với nước của chất không điện ly sẽ không dẫn điện. Độ
mạnh của chất điện ly phụ thuộc vào số ion trong dung dịch và phụ thuộc vào điện tích của
các ion.
Sự phân ly là quá trình ở đó các hợp chất ion, như NaCl, phân tách thành các ion
trong dung dịch:
NaCl(s) ⎯H⎯ O⎯ Na+(aq) + Cl-(aq)
2

Tuy nhiên, các hợp chất phân tử, ví dụ HCl, tồn tại như các phân tử riêng lẻ và không
chứa các ion nhưng chúng lại có thể tạo ra các ion dẫn điện trong dung dịch. Ta gọi đó là sự
ion hóa.
Sự ion hóa là quá trình ở đó hợp chất phân tử (cộng hóa trị) tách ra và phản ứng với
nước tạo ra các ion trong dung dịch.
HCl(g) ⎯H⎯ O⎯ H+(aq) + Cl-(aq)
2

Có ba loại chất tan quan trọng là chất điện ly mạnh: (1) acid mạnh, (2) base mạnh, và
(3) hầu hết các muối tan. Những hợp chất này có thể ion hóa/ phân ly hoàn toàn hoặc gần như
hoàn toàn trong dung dịch loãng với nước, vì thế chúng là chất điện ly mạnh.
Tích số tan – điều kiện phản ứng tạo kết tủa
Với các hợp chất tan yếu trong nước (gọi là các chất ít tan), khi cân bằng, hằng số cân
bằng của chúng được gọi là tích số tan, kí hiệu là T.
Ví dụ, lượng BaSO4 rắn hòa tan được sẽ phân ly hoàn toàn tạo ra các ion tương ứng,
theo cân bằng sau
BaSO4(s) ⎯H⎯ O⎯ Ba2+(aq) 4+ SO 2-(aq)
2

Ta sẽ có tích số tan của BaSO4 được tính như sau: T = [Ba2+][SO42-]


Trong đó, [Ba2+] là nồng độ Ba2+ trong dung dịch đã bão hòa, [SO42-] là nồng độ SO42-
trong dung dịch đã bão hòa.
Ví dụ 2, xét sự hòa tan yếu calcium fluoride, CaF2, trong nước
CaF2(s) ! Ca2+(aq) + 2F-(aq)
Thì tích số tan của nó là: T = [Ca2+][F-]2
Biểu thức tích số tan của hợp chất là tích nồng độ của các ion tương ứng, với số mũ của

2
Bài thí nghiệm số 5

các nồng độ tương ứng với số ion trong công thức của hợp chất.

3
Bài thí nghiệm số 5

Như vậy, một phản ứng bất kì xuất hiện kết tủa hay không, ta so sánh tích các ion
(kèm theo số mũ) với giá trị T. Nếu tích ion này lớn hơn hoặc bằng T thì phản ứng tạo kết
tủa, ngược lại phản ứng không tạo kết tủa.
Ví dụ phản ứng CaSO4(s) ⎯H⎯ O⎯ Ca2+(aq) 4+ SO 2-(aq),
2
CaSO4 T = 6.1 x 10-5

Để phản ứng giữa Ca2+ và SO42- tạo kết tủa, thì trong dung dịch tích nồng độ Ca 2+ và
SO42- phải lớn hơn hoặc bằng 6.1 x 10-5: [Ca2+][SO42-]  T = 6.1 x 10-5
Nếu [Ca2+][SO42-] < T = 6.1 x 10-5 thì phản ứng không tạo kết tủa.
Phản ứng thủy phân
Sự phân ly trong dung môi là phản ứng của một chất với dung môi mà chất đó hòa tan
vào. Các phản ứng phân ly của chất tan trong dung dịch nước được gọi là phản ứng thủy phân.
Sự thủy phân là phản ứng của một chất với nước.
Muối được tạo thành bởi acid yếu và base yếu hoặc acid yếu và base mạnh hoặc base
yếu và acid mạnh đều tham gia vào phản ứng thuỷ phân. Muối được tạo thành bởi acid
mạnh và base mạnh không bị thuỷ phân.
Sự thủy phân muối được tạo thành từ base mạnh và acid yếu. Sự thủy phân muối này
trong nước luôn cho dung dịch có tính base vì có sự tạo thành ion OH -. Xét dung dịch natri
acetate – muối của base mạnh NaOH và acid yếu CH3COOH.
CH3COONa + H2O ! CH3COOH + NaOH
Hoặc dạng ion - phân tử: CH3COO - + H2O ! CH3COOH + OH -

Sự thủy phân muối được tạo thành từ base yếu và acid mạnh. Sự thủy phân muối này
trong nước luôn cho dung dịch có tính acid vì có sự tạo thành ion H+. Xét dung dịch
ammonium chloride, NH4Cl, muối của base yếu NH3 và acid HCl.
Ví dụ : NH4Cl + H2O !
NH4OH + HCl Hoặc NH4+ +
H2O ! NH4OH + H+
Sự thủy phân muối được tạo thành từ base yếu và acid yếu. Sự thủy phân muối này
trong nước cho dung dịch có thể là trung tính, tính base hay tính acid phụ thuộc vào độ mạnh
tương đối của các phân tử acid yếu và phân tử base yếu tạo nên muối đó. Tùy thuộc vào độ
mạnh tương đối đó, muối này được chia làm ba loại.
Sự thuỷ phân chịu ảnh hưởng của nhiệt độ được giải thích từ nguyên lý Le Chatelier.
Tất cả những phản ứng trung hoà xảy ra đều phát nhiệt, còn sự thuỷ phân thì hấp thụ nhiệt.
Vì hiệu suất của phản ứng thu nhiệt tăng khi tăng nhiệt độ, nên độ thuỷ phân tăng khi tăng

4
Bài thí nghiệm số 5

nhiệt độ.

5
Bài thí nghiệm số 5

QUI TRÌNH TIẾN HÀNH và THU THẬP SỐ LIỆU


Sinh viên:
Lớp Nhóm

Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng các yếu tố đến cân bằng hóa học
Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Dùng các pipet có dán nhãn FeCl3
NH4SCN để cho vào cốc thủy tinh: 1ml
dung dịch FeCl3 0,1M; 1ml dung dịch
NH4SCN 0,1M. Tiếp theo đó, dùng bình
tia (bình chứa nước cất) cho vào cốc trên
thêm 50ml nước cất.
Dùng đũa thủy tinh khuấy trộn kỹ
dung dịch trong cốc. Rót dung dịch trực
tiếp từ cốc vào 5 ống nghiệm (rót đều một
cách tương đối không cần chính xác quá).
Để riêng một ống làm ống chuẩn;
còn lại bốn ống ta đánh số 1, 2, 3, 4.
Ống 1: Cho vào 2 giọt dung dịch Màu ống 1 nhạt/ đậm hơn ống
NH4SCN 0,1M. Lắc đều, so sánh màu của chuẩn
nó với ống chuẩn.
Ống 2: Dùng pipet cho vào 1ml dung
dịch FeCl3 0,1M. Lắc đều, so sánh màu
Màu ống 2 nhạt/ đậm hơn ống
của nó với ống chuẩn.
chuẩn
Ống 3: Dùng pipet cho vào 1ml
NH4Cl 1M. Lắc đều, so sánh màu của nó
với ống chuẩn.
Màu ống 3 nhạt/ đậm hơn ống
Ống 4: Cho vào bếp cách thủy khoảng 5
chuẩn
phút (để mặt thoáng của dung dịch thấp
hơn mặt nước trong bình cách thuỷ). Lấy
ra so màu với ống chuẩn.
Màu ống 4 nhạt/ đậm hơn ống
chuẩn

6
Bài thí nghiệm số 5

Thí nghiệm 2. Dung dịch điện ly


Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Đến khu vực bố trí điện cực. Kiểm
tra nguồn điện của điện cực đã có hay
chưa.
Nhúng 2 điện cực vào cốc dán Cốc nước
nhãn nước cất. Theo dõi độ sáng của bóng cất đèn sáng/không sáng
đèn, quan sát hiện tượng ở hai điện cực và hiện tượng điện cực:
ghi lại kết quả quan sát.

Cốc chứa dung dịch HCl


Tiếp theo, nhúng 2 điện cực vào
đèn sáng/không sáng
cốc đựng dung dịch HCl 1N và ghi lại kết
hiện tượng điện cực:
quả quan sát.

Lấy điện cực ra, nhúng vào cốc


Cốc chứa dung dịch CH3COOH
nước cất để rửa sạch, sau đó nhúng vào
đèn sáng/không sáng
cốc chứa dung dịch CH3COOH 1N và
hiện tượng điện cực:
ghi lại kết quả quan sát.

Cốc chứa dung dịch NaOH

Tiến hành tương tự với các cốc đèn sáng/không sáng

chứa dung dịch NaOH 1N, dung dịch NH 3 hiện tượng điện cực:

1N và ghi lại kết quả quan sát.


Chú ý: Cốc chứa dung dịch NH3
Các cốc đã đựng sẵn các dung dịch đèn sáng/không sáng
và có dán nhãn, không đổ dung dịch khi hiện tượng điện cực:
chưa có ý kiến của giáo viên.

7
Bài thí nghiệm số 5

Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của dung môi đến sự điện ly


Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Tiến hành thí nghiệm như Thí Cốc NaCl trong nước
nghiệm 2 nhưng với 2 cốc đựng 2 dung dịch đèn sáng/không sáng
NaCl trong nước và NaCl trong rượu. Quan
sát độ sáng của bóng đèn. Ghi lại hiện Cốc NaCl trong rượu
tượng quan sát được. đèn sáng/không sáng

Thí nghiệm 4. Phản ứng trong dung dịch nước


Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Dùng pipet dãn lấy vào ống
nghiệm 1ml dung dịch Na2CO3 2N.
Tiếp theo, dùng pipet hút 1ml Hiện tượng quan sát được:
dung dịch HCl 1N và nhỏ từ từ từng giọt
thành vào ống nghiệm. Quan sát hiện
tượng xảy ra và ghi lại những hiện tượng
quan sát được.
Thí nghiệm 5. Điều kiện để phản ứng trong dung dịch nước tạo thành kết tủa
Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Dùng pipet lấy vào ống nghiệm thứ
nhất 1ml dung dịch CaCl2 0,01M. Tiếp
theo, dung pipet hút 1ml dung dịch Hiện tượng ống thứ nhất:
Na2SO4 0,01M và cho vào ống một cách
từ từ. Lắc đều rồi dừng lại và đun nóng
trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện
tượng và ghi lại hiện tượng quan sát được.
Tiến hành tương tự với ống thứ Hiện tượng ống thứ hai:
hai, nhưng thay bằng các dung dịch
CaCl2 0,2M và Na2SO4 0, 2M. Quan sát
hiện tượng và ghi lại hiện tượng.

8
Bài thí nghiệm số 5

Thí nghiệm 6. Phản ứng thuỷ phân của muối


Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào bình Dung dịch Na2CO3 làm giấy pH có
chứa dung dịch Na2CO3 0,1N; sau đó màu:
chấm đũa lên giấy đo pH. Quan sát chấm
màu xuất hiện trên giấy đo pH và so sánh
với bảng màu. Ghi lại màu quan sát được.
Rửa đũa thủy tinh sạch bằng nước Dung dịch AlCl3 làm giấy pH có màu:
cất. Rồi tiến hành tương tự với bình chứa
dung dịch AlCl3 0,1N.
Lặp lại thí nghiệm lần nữa với bình
Dung dịch NaCl làm giấy pH có màu:
chứa dung dịch NaCl 0,1N. Ghi lại hiện
tượng quan sát được.
Dùng pipet lấy vào ống nghiệm thứ
nhất 1ml dung dịch Na2CO3 0,1N. Sau đó,
dung pipet lấy vào ống nghiệm thứ hai
Hiện tượng quan sát được:
1ml dung dịch AlCl3 0,1N. Cuối cùng, rót
từ từ dung dịch ở ống 2 vào ống 1.
Quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại
hiện tượng quan sát được.
Thí nghiệm 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thuỷ phân
Cách tiến hành Số liệu, quan sát và ghi chú
Dùng pipet hút 3ml dung dịch
CH3COONa 10%, và cho vào ống Màu quan dung dịch CH3COONa khi có mặt phenolph
nghiệm. Nhỏ vào ống 2 giọt
phenolphtalein. Quan sát màu và ghi lại
màu quan sát được.
Lắc đều, rồi rót khoảng ½ lượng dung Màu dung dịch CH3COONa khi có mặt phenolphthalei
dịch sang ống nghiệm thứ hai. Đun nóng
ống nghiệm thứ hai trên ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát màu. Ghi lại màu quan sát được.

9
Bài thí nghiệm số 5

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM SỐ 5


Sinh viên:
Lớp Nhóm
(LƯU Ý: PHẢI SỬ DỤNG CON SỐ CÓ NGHĨA TRONG CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN)
Thí nghiệm 1
1. Vận dụng nguyên lý dịch chuyển cân bằng giải thích hiện tượng quan sát được ở thí
nghiệm 1 (2đ, mỗi giải thích được 0.5đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thí nghiệm 2
2. a. Giải thích ngắn gọn tại sao bóng đèn sáng/sáng yếu/ không sáng (2đ, 0.5đ/một chất)
b. Giải thích các hiện tượng thu được ở các điện cực (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
10
Bài thí nghiệm số 5

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thí nghiệm 3
3. Từ hiện tượng thu được, hãy giải thích ngắn gọn ảnh hưởng của dung môi đến sự điện ly
của NaCl (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thí nghiệm 4
4. Viết phương trình ion thu gọn của thí nghiệm này, rút ra kết luận gì sau khi tính toán số
mol chất tham gia (2đ).
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

11
Bài thí nghiệm số 5

Thí nghiệm 5
5. Giải thích sự khác nhau giữa hai hiện tượng thu được bằng phép tính cụ thể, biết TCaSO4
= 6.1 x 10-5 (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thí nghiệm 6
6. a. Viết phương trình thuỷ phân ở dạng phương trình ion để giải thích tại sao chúng gây
ra các màu quan sát được ở thí nghiệm tại lớp (2đ)
b. Viết phương trình giải thích hiện tượng thu được sau khi trộn dung dịch Na2CO3 0,1N và
dung dịch AlCl3 0,1N (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

12
Bài thí nghiệm số 5

Thí nghiệm 7
7. a. Viết phương trình thủy phân CH3COONa để giải thích màu quan sát được sau khi cho
phenolphthalein vào? (2đ)
b. Giải thích tại sao màu của ống chứa dung dịch sau khi đun nóng khác so với ống chứa
dung dịch trước khi đun? (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

13
Bài thí nghiệm số 5

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐẾN PHÒNG THÍ NGHIỆM - THÍ NGHIỆM SỐ 5

Sinh viên: Lớp Nhóm

1. Cho phản ứng sau ở cân bằng trong bình kín ở 5000C là phản ứng tỏa nhiệt (4đ)
N2(g) + 3H2(g) É 2NH3(g)
Cân bằng chuyển dịch như thế nào nếu
a. Tăng nhiệt độ
b. Giảm áp suất riêng phần của NH3
c. Khi thêm vào hệ khí hiếm như He (biết lúc này tổng áp suất của hệ tăng lên).
d. Khi thêm vào hệ khí hiếm như He (biết lúc này tổng áp suất của hệ không đổi, và nhiệt độ
không đổi).
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh, yếu, không điện ly: Na2SO4, HCN, BaSO4,
C2H5COOH, HF, HClO4, NH3 (2đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

14
Bài thí nghiệm số 5

...............................................................................................................................................

15
Bài thí nghiệm số 5

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Viết các phương trình thủy phân các ion trong các dung dịch sau (nếu có) và dự đoán môi trường
pH của các dung dịch đó: HCl, CH 3COOH; Na2C2O4; Al(NO3)3; AgNO3; Mn(NO3)2; ZnCl2; H2O2;
NH4Cl; Ba(NO3)2; Na2CO3; Na2S2O3? (3đ)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

16
Bài thí nghiệm số 5

BÀI 2
CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Cân bằng hoá học
Cân bằng hoá học là trạng thái của hệ phản ứng thuận nghịch tại đó vận tốc phản ứng thuận bằng
vận tốc phản ứng nghịch và nồng độ các chất không biến đổi nữa.
Về mặt nhiệt động học, trạng thái cân bằng ứng với trạng thái bền của hệ, tại đó hàm Gibbs
(hay hàm thế đẳng áp) G của hệ đạt tới giá trị cực tiểu.
Hắng số cân bằng là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái cân bằng của hệ. Đối với phản ứng
thuận nghịch trong dung dịch người ta thường dùng hằng số cân bằng theo nồng độ (Kc).
Ví dụ: Hằng số cân bằng của phản ứng sau:
Fe3+ + CNS - Fe(CNS)2+ (1)
(màu đỏ máu)
Kc = [Fe(CNS)2 ]
[Fe3 ][ CNS ]

17
Bài thí nghiệm số 5
Kc chỉ phụ thuộc vào bản chất của các chất trong phản ứng và nhiệt độ, không phụ thuộc vào
nồng độ.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học
Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
Trong một hệ đang cân bằng nếu ta thay đổi một trong các điều kiện (nhiệt độ, nồng độ, áp suất)
thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
áp dụng cụ thể:
a) Ảnh hưởng của nồng độ: Nếu ta tăng nồng độ của một chất cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều
làm giảm nồng độ của chất đó. Nếu ta giảm nồng độ của một chất cân bằng sẽ chuyển dịch theo
chiều làm tăng nồng độ của chất đó.
Ví dụ đối với cân bằng (1) đã viết ở trên:
- Nếu tăng nồng độ FeCl3 hoặc nồng độ NH4CNS thì cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều
thuận (màu đỏ đậm hơn).
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nếu ta tăng nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thu nhiệt.
Nếu ta hạ nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phát nhiệt.
Ví dụ: Xét cân bằng hoá học sau ở thể khí:
N2O4 2 NO2 (2)
Không màu Nâu
Phản ứng thuận thu nhiệt, phản ứng nghịch toả nhiệt. Nên: nếu ta tăng nhiệt độ cân bằng sẽ
chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu nâu đậm lên. Nếu ta hạ nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển
dịch theo chiều nghịch làm cho màu nhạt đi.
3. Cân bằng trong dung dịch axit yếu và bazơ yếu
a) Cân bằng trong dung dịch axit yếu
Ví dụ trong dung dịch CH3COOH tồn tại cân bằng:
CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+ (3)
Dung dịch có nồng độ ion H3O+ lớn hơn 10-7M nên có tính axit làm cho chất chỉ thị
mêtyl da cam có màu đỏ cam.
Nếu ta thêm vào dung dịch một lượng muối CH3COONa:
CH3COONa  CH3COO- + Na+
Thì cân bằng (3) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch làm giảm nồng độ [H3O+] do đó màu đỏ da
cam chuyển sang màu vàng.
b) Cân bằng trong dung dịch bazơ yếu
Ví dụ xét cân bằng:
NH3 + H2O NH4+ + OH- (4)
Dung dịch có tính kiềm nên làm hồng phênolphtalêin.
Nếu ta thêm vào dung dịch một lượng muối NH4Cl:
NH4Cl  NH4+ + Cl-

Thì cân bằng (4) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch làm nhạt màu hồng.
4. Cân bằng của chất điện ly ít tan
a) Tích số tan
Một chất điện ly dù được gọi là ít tan hay không tan khi bỏ vào nước cũng luôn luôn hoà tan một
phần nhỏ đồng thời điện ly và đạt tới trạng thái cân bằng giữa kết tủa với các ion có trong dung
dịch. Ví dụ:
CaCO3 Ca2+ + CO32- (5)
BaSO4 Ba2+ + SO42- (6)
CaSO4 Ca2+ + SO42- (7)
Khi đạt tới trạng thái cân bằng (tức là dung dịch bão hoà) tích số nồng độ các ion của chất điện ly
ít tan trong dung dịch bằng một hằng số gọi là tích số tan ký hiệu là
18
Bài thí nghiệm số 5
Tt: [Ca2+][SO42-] = TCaSO4 = 6,1.10-5
[Ba2+][SO42-] = TBaSO4 = 1,1.10-
10 [Ca2+][CO32-] = TCaCO3 =
4,8.10-9
Chất điện ly càng ít tan thì Tt có giá trị càng nhỏ.
Tt chỉ phụ thuộc bản chất chất điện ly ít tan và nhiệt độ mà không phụ thuộc nồng độ.
b) Điều kiện để tạo thành chất kết tủa là tích số nồng độ các ion của chất điện ly ít tan trong
dung dịch phải lớn hơn tích số tan. Ví dụ:
[Ca2+][SO42-] > 6,1.10-5
[Ba2+][SO42-] > 1,1.10-10
[Ca2+][CO32-] > 4,8.10-9
c) Điều kiện để hoà tan chất điện ly ít tan là phải làm cho tích số nồng độ ion của nó trong dung
dịch nhỏ hơn tích số tan. Ví dụ:
[Ca2+][CO32-] < 4,8.10-9
5. Sự thủy phân của muối
a) Định nghĩa: Thủy phân muối là phản ứng giữa anion gốc axit yếu của muối với nước hoặc
cation gốc bazơ yếu của muối với nước và làm thay đổi pH của dung dịch.
b) Đặc điểm của phản ứng thủy phân muối:
- Phản ứng thủy phân là phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt. Phản ứng thủy phân tuân theo các
quy luật cân bằng hoá học.
c) Các trường hợp thủy phân:
Chỉ có anion gốc axit yếu và cation gốc bazơ yếu trong muối mới bị thủy phân, gốc axit mạnh
và gốc bazơ mạnh trong muối không bị thủy phân.
- Muối tạo thành từ anion gốc axit yếu và cation gốc bazơ mạnh thì gốc axit yếu bị thủy phân tạo
ra OH-.
Ví dụ: CH3COONa CH3COO- + Na+
CH3COO- + H2O CH3COOH + OH-
Na2CO3 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O HCO3- + OH-
- Muối tạo thành từ cation gốc bazơ yếu và anion gốc axit mạnh thì cation gốc bazơ yếu bị thủy
phân tạo ra H3O+ . Ví dụ:
NH4Cl NH4+ + Cl-
NH4+ + H2O NH3 + H3O+
- Muối tạo thành từ anion gốc axit yếu và cation gốc bazơ yếu thì cả hai gốc đều bị thủy phân.:
NH4CH3COO.
I. Phần thực nghiệm.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học
1.1. Ảnh hưởng của nồng độ
Xét sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng sau:
Fe3+ + CNS - Fe(CNS)2+
(màu đỏ máu)
Rót vào cốc nhỏ khoảng 20 ml nước cất, thêm vào đó 1 giọt dung dịch FeCl3 bão hoà và 1 giọt
dung dịch NH4CNS bão hoà. Sau đó lấy dung dịch ra 4 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm khoảng
1ml (hay 10 giọt hoặc khoảng 1cm chiều cao dung dịch trong ống nghiệm).
Ống 1 giữ nguyên để so sánh .
Ống 2 thêm 12 giọt dung dịch FeCl3 bão hoà .
Ống 3 thêm 12 giọt dung dịch NH4CNS bão
hoà.
Quan sát và so sánh màu sắc của các dung dịch trong các ống nghiệm trên. Giải thích.
1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
19
Bài thí nghiệm số 5

Xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng của phản ứng sau:
2 NO2 N2O4
(nâu) (không màu)
Lấy hai ống nghiệm thông nhau (xem hình vẽ bên) có chứa sẵn khí NO2
màu nâu đỏ, mở khoá K để màu của hai ống bằng nhau sau đó đóng
khoá K lại .Nhúng ống 1 vào hỗn hợp làm lạnh gồm nước đá và muối
ăn. ống 2 còn lại để so sánh. Quan sát sự biến đổi màu của ống 1 nhúng
vào nước lạnh. Sau đó nhúng ống 1 vào nước nóng rồi quan sát sự biến
đổi màu. Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để xét xem phản
ứng trên là thu hay toả nhiệt?
Hình 7: Ống thông nhau
2. Cân bằng trong dung dịch điện ly
2.1. Màu của các chất chỉ thị màu trong các môi trường khác nhau. Lấy
vào 3 ống nghiệm:
Ống 1 : 10 giọt dung dịch H2SO4
2N Ống 2 : 10 giọt nước cất
Ống 3 : 10 giọt dung dịch NaOH 2N
Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mẩu giấy quỳ tím. Quan sát màu trong các ống nghiệm trên.
Cũng làm tương tự như trên nhưng thay quì tím bằng các chất chỉ thị phênolphtalêin và mêtyl da
cam. Ghi các kết quả thu được vào bảng sau:

Chất chỉ thị màu Màu trong các môi


trường
Axít Trung tính Bazơ
Quì tím
Mêtyl da cam
Phênolphtalêin

Lưu ý: Các chất chỉ thị chỉ cần dùng 1 giọt.

2.2. Cân bằng trong dung dịch axit yếu và bazơ yếu.
a)Axit yếu : Lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml (hoặc 20 giọt) dung dịch axit axêtic loãng (CH3COOH
2N) . Thêm vào 1 giọt mêtyl da cam. Chia dung dịch thu được vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: giữ nguyên để so sánh.
Ống 2: Thêm vài tinh thể CH3COONa, lắc cho tan. Quan sát, so sánh màu trong 2 ống
nghiệm. Giải thích
b) Bazơ yếu: Tương tự như trên, lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml (hoặc 20 giọt) dung dịch NH3 2N.
Thêm 1 giọt phênolphtalêin. Quan sát màu. Chia dung dịch thu được vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: giữ nguyên để so sánh.
Ống 2: thêm vài tinh thể NH4Cl, lắc đến tan.

20
Bài thí nghiệm số 5

Quan sát sự đổi màu của dung dịch. Giải thích.


2.3. Chất điện ly ít tan.
a) Điều kiện tạo thành kết tủa
Lấy vào 2 ống nghiệm lần lượt các dung dịch sau:
Ống 1 : 5 giọt dung dịch CaCl2 0,1M và 5 giọt dung dịch BaSO4 bão
hoà. Ống 2 : 5 giọt dung dịch BaCl2 0,1M và 5 giọt dung dịch CaSO4
bão hoà.
Trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa? Đó là kết tủa gì? Tính toán cụ thể trong từng trường hợp
để giải thích.
Cho TBaSO4 = 1,1. 10-10 , TCaSO =46,1.10-5
b) Điều kiện hoà tan kết tủa
Điều chế kết tủa CaCO3 bằng cách lấy vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch Na2CO3 0,1M và nhỏ
thêm vào đó 10 giọt dung dịch CaCl2 0,1M. Thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl 2N vào kết tủa
thu được. Quan sát hiện tượng và giải thích. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2.4. Sự thủy phân của muối
Lấy 2 ống nghiệm, bỏ vào mỗi ống nghiệm vài tinh thể của một trong các muối : NH4Cl,
CH3COONa.
Thêm vào mỗi ống 2 ml (hoặc 20 giọt) nước cất, lắc cho các tinh thể muối tan ra.
Dùng giấy pH xác định pH của các dung dịch trên, xác định môi trường của các dung dịch này.
Giải thích và viết phương trình phản ứng thủy phân dưới dạng ion.

CÂU HỎI
1. Thế nào là cân bằng hoá học ?
2. Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng ? Phát biểu nguyên lý Le Châtelier ?
3. Khi cho phản ứng :
FeCl3 + 3NH4CNS Fe(CNS)3 + 3NH4Cl
đỏ máu
đạt tới cân bằng nếu lần lượt tăng nồng độ của FeCl3 , NH4CNS thì mầu của dung dịch biến đổi
như thế nào ? Tại sao ?
4. Một ống nghiệm trong đó tồn tại cân bằng :
2NO2 N2O4
nâu không màu
Nhúng ống nghiệm vào 1 cốc nước nóng thấy màu đậm lên .Phản ứng trên thu hay phát nhiệt ?
Tại sao?
5. Khi nhỏ metyl da cam vào dung dịch axit axêtic sẽ có màu gì ? Khi thêm tinh thể CH3COONa
vào thì màu của metyl da cam sẽ biến đổi như thế nào ? Tại sao ?
6. Khi thêm phenolphtalêin vào dung dịch NH3 sẽ có màu gì ? Khi thêm tinh thể NH4Cl vào thì
mầu của phenolphtalêin biến đổi như thế nào ? Tại sao ?
7. Cho các tích số tan của CaCO3, BaSO4, CaSO4 ở thí nghiệm 2.3. Hãy tính nồng độ các ion
trong dung dịch bão hoà của mỗi chất đó.
8. Tính xem có kết tủa hay không khi trộn lẫn 2 thể tích bằng nhau của các dung dịch sau :
a.
Dung dịch BaCl2 0,1M và dung dịch CaSO4 bão hoà.
b.
Dung dịch Na2CO3 0,1M và dung dịch CaCl2 0,1M.
cho biết TCaSO4 = 6,1.10-5 ; TCaCO3 = 4,8.10-9 và TBaSO4 = 1,1.10-10
9. Khi nhỏ dung dịch HCl vào BaSO4 và CaCO3 thì kết tủa nào tan? Tại sao ?

21
Bài thí nghiệm số 5

10. Dung dịch nước của muối NH4Cl, CH3COONa có môi trường axit hay bazơ? Giải
thích bằng phương trình ion.

22

You might also like