You are on page 1of 130

ĐỀ SỐ 01

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết vì nó luôn
đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo
hoá. Rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta đã thể hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của
đất”, “người sống đống vàng”, “một mặt người bằng mười mặt của”…

Nhưng thật đáng lo vì nền tảng đạo đức xã hội hiện nay đang có những dấu hiệu suy
thoái nghiêm trọng, sự lệch lạc về lối sống trong vòng quay của những giá trị ảo đã biến một bộ
phận không nhỏ những người trẻ trở thành nô lệ của sự tung hô, chú ý trên mạng xã hội. Không
ít trong số đó đã gục ngã trước uy lực thần thánh của nút “like”.

Ngày 21.9, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm
xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa - TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click
vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm
lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên
Facebook.

Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái
đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy
tai tiếng.

Nếu trách chủ nhân của những status câu “like” kia một thì đáng lên án sự vô tâm của
hàng trăm nghìn người dùng mạng xã hội với cái tâm lạnh hơn băng. Họ không biết hay cố tình
không biết rằng một cú click của mình là đóng góp thêm những tràng pháo tay cho lối sống
bệnh hoạn, vô tình đưa khổ chủ đến dần với bờ vực hiểm nguy.

(Trích nguồn http://thanhnien.vn/toi-viet/uy-luc-than-thanh-cua-nut-like-hay-loi-song-


benh-hoan-754983.html (Trương Khắc Trà 14-10-2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “con người là sự kết tinh những gì
tinh tuý nhất của tạo hoá”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã
biến tướng thành những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn
trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II.Làm Văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)


1
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng
được đề cập trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Ngày 21.9.2016, cộng đồng mạng xã hội vô cùng
sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa -
TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại
nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa
cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu thương nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng năm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy


Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm), Ngữ văn 12
Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 – 118)
ĐÁP ÁN

Câu Nội dung Đ


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
2 Hiểu về câu nói của tác giả: “con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất
0,5
của tạo hoá”:
- Câu nói đã đề cao vai trò của con người trong đời sống xã hội;
- Con người là nơi hội tụ tất cả những gì tốt đẹp nhất, quý giá nhất
3 Tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến 1,00
tướng thành những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng
trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.
-Vì tác giả muốn cảnh báo một trào lưu hết sức nguy hiểm đã và đang
diễn ra trong cuộc sống hôm nay: trào lưu “Việt Nam nói là làm”đã biến
tướng theo hướng xấu. Đó là những việc làm dại dột, thậm chí bị xem là điên
rồ, vi phạm đạo đức và pháp luật;
- Vì họ là những người còn non trẻ, bồng bột, sống trong thế giới ảo
mà không biết;
2
- Họ cũng là nạn nhân của việc nghiện facebook. Khi đã lỡ phát ngôn
trên mạng xã hội với lời tuyên bố, hứa hẹn sẽ thực hiện những việc làm gây
sốc nhưng không làm được ngoài đời, họ lại bị một bộ phận xấu của cư dân
mạng hù doạ, dồn ép đến đường cùng.
- Vì một bộ phận giới trẻ không nhận thức được hậu quả của trào lưu,
muốn được nổi tiếng ảo nên có những hành động đầy tai tiếng, bị xã hội phê
phán, lên án.
4 Thông điệp của văn bản trên có ý nghĩa nhất : 1,00
- Không nên sống ảo, không nghiện facebook…
- Tuổi trẻ phải biết sống thật, nói đúng và làm đúng…
- Sử dụng mạng xã hội vào những việc làm thiết thực, có ích cho cuộc đời,
mang tính nhân văn, tử tế.
- Tích cực học tập và rèn luyện, nhất là rèn kĩ năng sống.
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2,0
hiện tượng …
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn
đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống ảo của một bộ phận
giới trẻ hiện nay;
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác 1,5
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục
hiện tượng.
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu hiện tượng. Khẳng định đây là 0,25
hiện tượng xấu cần phê phán
- Các câu phát triển đoạn:
+ Tóm lược nội dung hiện tượng: tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy
xuống dòng kênh; ..châm lửa… đốt trường. Đó là những hành vi sai trái,
không thể chấp nhận được. 0,5
+ Tác hại của hiện tượng: để lại hậu quả xấu, khó lường; thể hiện sự
trống rỗng trong tâm hồn…
+ Nguyên nhân: xuất phát từ hành động bột phát và thiếu lí trí của 0,25
giới trẻ; do ảnh hưởng của các trang mạng như Facebook và trào lưu share,
like; do thiếu sự quan tậm, giáo dục từ gia đình, nhà trường; do bạn bè xấu
lôi kéo, xúi giục, dồn ép…
- Câu kết đoạn: đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp ( bản thân phải 0,25
nhận thức và hành động đúng đắn, sống thật, không nghiện facebook; nhà
trường, xã hội cần giáo dục kỹ năng ứng xử trên thế giới ảo, kỹ năng sử dụng
mạng xã hội …)

d. Sáng tạo 0,25


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
3
2 Phân tích sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 3.50
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong
đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
I. Mở bài: 0,50
-Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm- hồn thơ giàu suy tư, chiêm nghiệm;
- Giới thiệu đoạn trích Đất nước - thuộc chương V của trường ca Mặt
đường khát vọng. Đây là đoạn trích thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa hai
yếu tố trữ tình và chính luận.
- Giới thiệu đoạn thơ theo đề bài. 2,00
II. Thân bài
1. Giải thích kháỉ niệm:
- Chính luận: Đoạn thơ có thiên hướng “chính luận" khi nhà thơ bộc lộ
được những quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ
nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn, khách quan
của những quan niệm tư tưởng đó. Nó mang tính chiến đấu cao, tính cá nhân
sâu sắc.
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm,
tư tưởng, nhận thức của mình về đất nước: Đất nước thân thương, lâu đời,
bền vững và đáng ca ngợi, tự hào này là của Nhân Dân, đồng thời cũng nhắc
nhờ mọi người phải có trách nhiệm đối với đất nước. Điều này làm nên cốt
lõi chính luận nổi bật của đoạn thơ.
-Trữ tình: Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực
cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
Tính trữ tình được thể hiện rất đậm nét trong đoạn thơ:Tấm lòng yêu
nước nồng nàn sâu sắc... chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của ông.Yêu
nước đó chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, người lao động (chủ nhân của lịch
sử đất nước); niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân
lao động sáng tạo nên; bBộc lộ qua một cách cảm, một giọng điệu riêng, rất
Nguyễn Khoa Điềm.
- Mối quan hệ giữa tính chính luận và trữ tình: đó là sự kết hợp hài hoà
giữa hai yếu tố "chính luận" và "trữ tình", giữa lý trí và tình cảm. Đoạn thơ
mang đậm chất suy tưởng, triết lý.
2. Phân tích bút pháp chính luận và trữ tình được kết hợp trong đoạn
thơ ( trong đề bài)
- Đoạn thơ thấm đậm chất trữ tình.
+Ở đó, nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng sâu sắc những cuộc đời những
con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào hình hài của Đất Nước. Cảm
xúc có lúc bộc lộ thật dạt dào, nồng nàn, tha thiết:Ôi! Đất Nước sau bốn
nghìn năm đi đâu ta cũng thấy /Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
4
+Lời thơ là lời tâm tình (giữa anh và em, giữa ta với ngứời).
- Đoạn thơ thấm đậm chất chính luận: 0,5
+Đoạn thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận
thức: Thiên nhiên, lịch sử, văn hoá... của đất nước. Tất cả đều do nhân dân
xây dựng, tất cả là của nhân dân. Nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia
(núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non 0,5
Nghiên...) liệu nơi nào là không hiện diện hình ảnh nhân dân?
+Thiên nhiên, đất nước không chỉ là “thiên tạo" mà còn là "nhân tạo"
nữa (nghĩa là nhìn từ một khía cạnh nào đó cũng là do con người, do nhân
dân sáng tạo ra).
- Mối quan hệ: tính "chính luận "...làm cho nội dung, tư tưởng của
đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tổ trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động,
truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật.
Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả, thực sự không dễ,
nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được (cho dù không phải sự kết hợp ấy
bao giờ cũng phải thật nhuần nhuyễn, hài hoà).
3. Bình luận, đánh giá:
-Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp giữa hai
yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ
về bài thơ này.
-Đây cũng là sáng tạo trong phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả
ở đoạn trích này nói riêng và thiên trường ca Mặt đường khát vọng nói
chung.
III. Kết bài:
- Tóm lại vấn đề đã bàn luận;
- Cảm nghĩ của bản thân.
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Sau khi điện thoại Bphone - sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà
sản xuất BKAV giới thiệu là "chiếc điện thoại thông minh", "siêu phẩm hàng đầu thế giới"… thì
đã gặp không ít những dư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt.
Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng,
sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên
Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ
vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một "chiến tích" để đời. Không những
vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên
khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng
bày "kinh nghiệm" cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.

5
Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người
Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…
(Nguồn Intenet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động "chọc phá" của một số người trong đoạn trích đó?
(0,75đ)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người "Bphone là niềm tự hào của
người Việt" không? Tại sao? (0,75đ)
Câu 4: Thông điệp gợi ra từ ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt? (1,0đ)

Phần II. Làm văn: ( 7 điểm)


Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản trong phần Đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Văn hóa chỉ trích của người Việt.
Câu 2( 5.0 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói: “ Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần
gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường riêng
của tôi không lặp lại người khác.”
Anh/chị hãy chỉ rõ con đường riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi ông khắc hoạ hình tượng
Đất Nước qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…
                                                                        mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118 )

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Nội dung Đ

I ĐỌC HIỂU 3,0

Câu1 Văn bản trên thuộc PCNNCN: Báo chí 0.5

Câu Hành động "chọc phá" của một số người nói trên thể hiện: Sự kém cỏi về nhận 0.75
2 thức, ích kỉ, đố kị ganh ghét với thành công của người khác và không có tinh thần
tự tôn dân tộc.
Câu Thí sinh có thể đồng tình hay không đồng tình. 0,75
3 - Nếu đồng tình với quan điểm trên, thì lí giải:Vì lần đầu tiên người Việt Nam mà
đại diện là tập đoàn BKAV sản xuất ra được một sản phẩm công nghệ thông
6
minh, có thể cạnh tranh được với các hãng điện thoại lớn hiện nay, cao hơn, nó
cho thấy trí tuệ Việt Nam rất đáng tự hào, nếu biết khai thác Việt Nam sẽ là một
quốc gia phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
- Nếu không đồng tình thì phải có nhứng lí giải hợp lí, thuyết phục.
Câu Thông điệp gợi ra có thể là: Người Việt Nam hãy tích cực ủng hộ, khuyến khích 1.0
4 cho Bphone cũng như hàng Việt nói chung. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước phát triển, để dân
giàu nước mạnh, đó là thể hiện lòng yêu nước trong bối cảnh hiện nay.
II LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 2.0
1 vấn đề Văn hóa chỉ trích của người Việt)
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ ( tổng – phân – hợp). 0,25
- Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+Phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
+Phần phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
+Phần kết đoạn: Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Văn hóa chỉ trích của người Việt

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữ lý lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện
tượng.
* Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan đến hiện tượng Văn hóa chỉ trích của người Việt. 0,25
* Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích:Văn hóa chỉ trích được hiểu là trình độ nhận thức, văn hóa của con 0,25
người khi phê phán những khiếm khuyết, sai lầm của ai đó.
- Bàn luận: Thực trạng văn hóa chỉ trích của người Việt:
+ Một bộ phận người có học thức phê phán đúng lúc đúng chỗ, đúng mức độ,có
cơ sở thuyết phục, thiện chí góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tiến bộ xã 0,25
hội.
+ Nhưng một bộ phận người Việt đặc biệt người Việt trẻ hiện nay có biểu hiện
thái quá:Có cái nhìn phiến diện; Lời nói: thiếu văn hóa; Hành động: Chọc phá,
gây thiệt hại và tổn thương cho người khác, xã hội…
- Nguyên nhân:
+Do nhận thức kém, thiếu hiểu biết về các vấn đề của cuộc sống, của xã hội.
+ Thiếu một cái nhìn công tâm, khoa học và biện chứng khi nhìn nhận đánh giá
sự việc hay con người. 0,25
- Hậu quả:
+ Chỉ trích thiếu văn hóa làm cho người bị chỉ trích bị tổn thương, thiếu niềm
tin vào cuộc sống.
+Làm thui chột ý chí và tài năng sáng tạo của con người.
+ Làm xấu hình ảnh Đất nước, con người Việt Nam trong con mắt bạn be quốc
tế,
(Tuy nhiên, xã hội vẫn có hiện tượng một số người muốn nổi tiếng nhờ tai tiếng 0,25
khiến dư luận bức xúc nên mọi sự chỉ trích không hoàn toàn sai)
- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức hành động: 0,25
7
+ Chỉ trích là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội
+Cần nâng cao văn hóa chỉ trích cho mỗi người…
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn 0,25
đề nghị luận.
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu a.Yêu cầu về kĩ năng:
2 - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học bàn về 0,25
một ý kiến để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có
cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết, lôgic chặt chẽ.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một Đất 0,25
nước giản dị, quen thuộc với tất cả mọi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm ( trong đó sử
dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận), biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng.
Cụ thể:
1.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút xuất sắc của thế hệ thơ trẻ trong 0,5
những năm kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự hòa
điệu giữ cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.
- “Đất Nước” trích chương V trường ca Mặt đường khát vọng ra đời 1971. Qua
bài thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng hình ảnh một Đất nước giản dị, quen
thuộc với tất cả mọi người.
- Đoạn thơ là 9 câu đầu: Suy tư để trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ?

2. Giải thích ý kiến: Ý kiến này khẳng định: nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một 0,5
Đất nước giản dị, quen thuộc với tất cả mọi người chứ không phải là một Đất
nước kì vĩ, xa xôi.
3. Phân tích, chứng minh
a. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi 0.5
đẹp, hiền hòa, đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác
phẩm)
b. Cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước : Đất Nước 2,0
có từ xa xưa, nhưng xa mà gần vì nó hiện hữu ngay trong cuộc sống thường nhật
của mỗi con người
- Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về đất nước, mà dùng 0,5
giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…
- Sự ra đời của Đất nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, truyền
thuyết, của phong tục ăn trầu và tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy 0,75
tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, của truyền
thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong sinh hoạt…
      Nói cách khác, sự ra đời của Đất nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, lối
sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn với đời sống gia đình. Những
gì làm nên Đất nước cũng là những gì làm nên điệu hồn dân tộc, làm nên sự sống
của mỗi người. Vì vậy mà Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính, lại vừa
8
gần gũi, thân thiết.
=> Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc
sống đời thường của mỗi con người..
-  Điều đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về sự ra đời của Đất Nước bằng
một cách nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian (dùng những hình 07,5
ảnh gần gũi trong cuộc hằng ngày, những tình cảm gia đình thân thương, những
hình ảnh quen thuộc của ca dao, cổ tích, truyền thuyết…). Tác giả chỉ bắt lấy linh
hồn của những câu chuyện, những phong tục…để từ đó đem đến cho người đọc
những trường liên tưởng sâu xa. Vì vậy mà Đất nước trong mỗi người đẹp một
cách riêng đồng thời ĐN hiện lên trong tâm thức người đọc cả một chiều dài văn
hóa.
+ Kết hợp chất trữ tình và chính luận. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn
nén. Nén trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước.
+ Ngôn ngữ dung dị.
4. Đánh giá 0,5
 - Nét riêng này đánh dấu sự tài hoa trong ngòi bút của nhà thơ. Bởi vậy, mỗi nhà
thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường duy nhất để
khẳng định tên tuối của nhà thơ, sức sống của tác phẩm,
- Tác phẩm thực sự có khả năng thức tỉnh, khơi gợi , lắng đọng trong lòng độc giả
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 0,25
đề cần nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. 0,25

ĐỀ THI THỬ -Số 3

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/2/2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều
người, bởi sự  xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một
nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con
người. 
Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm
ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại.
Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương
mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người
thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn.
Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô
tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người.

Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc
sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã
9
phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé
được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường.(…)

(Nguồnhttp://vtc.vn/thay-nguoi-thoi-thop-ben-duong-nhan-ga-chay-nhanh-sao-tan-ac-
vay-dong-loai-oi.457.597201.htm)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Đặt nhan đề cho văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản sử dụng phép lặp cú pháp. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép lặp đó.
(1,0 điểm)
Câu 4. Các từ ngữ cố chen khỏi đám đông; vẫn nhấn ga; cuống cuồng bỏ đi…đạt hiệu quả nghệ
thuật như thế nào trong việc thể hiện thái độ của những tài xế trước tai nạn? (1,0điểm) 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh(chị) về câu nói:
“Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội
kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài .
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu Nội dung Đ
I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 0,5


Câu 1.Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí hoặc chính luận
2 Câu 2. Có thể đặt tên cho văn bản: Vô cảm, bệnh vô cảm, Thói thờ ơ… 0,5

3 Câu 3. Văn bản sử dụng phép lặp cú pháp. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật 1,00
của phép lặp đó.
+ Phép điệp cú pháp:đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người (2 lần).
+ Hiệu quả nghệ thuật : nhấn mạnh và tỏ thái độ lên án mạnh mẽ sự vô cảm
của con người trước tai nạn giao thông thảm khốc
4 + Các từ ngữ cố chen khỏi đám đông; vẫn nhấn ga; cuống cuồng bỏ đi…đạt 1,00
hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện thái độ của những tài xế trước tai nạn
+ Dùng hàng loạt động từ mạnh như cố chen,nhấn, cuống cuồng, ta thấy thái
độ thờ ơ, lạnh lùng của những người tài xế khi họ có đủ điều kiện giúp đỡ
người bị nạn mà vẫn không thực hiện.
I LÀM VĂN 7.0
I
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2,0
lòng tốt trong cuộc sống hôm nay.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
10
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn
đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác 1,5
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục
hiện tượng.
- Giải thích:Vô cảm là không có cảm xúc, tàn nhẫn là bất nhẫn và tàn tệ, 0,25
không có lòng thương con người
- Phân tích hậu quả, nguyên nhân:
+ Người vô cảm đến tàn nhẫn sẽ biến mình thành kẻ sống ích kỉ, sống chỉ biết
mình mà không biết người.
+ Sống vô cảm sẽ tác động rất lớn đến gia đình, xã hội. Xét trên hai góc độ
pháp luật và đạo đức, họ là những kẻ đáng lên án…( lấy dẫn chứng)
+ Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của
đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.
+ Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người
phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm
của tình thương, để ươm mầm cảm xúc. 0,5
- Bình luận, mở rộng vấn đề:
+ Thờ ơ , vô cảm là thái độ sống lệch chuẩn mực đạo đức
+ Lối sống bao dung, biết quan tâm,giúp đỡ người khác ...
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với
truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Bởi vậy
chúng ta cần học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm
với những người xung quanh.
+Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn
đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…
+ Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến
đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. 0,25

d. Sáng tạo 0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25

2 Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ 5,0
chồng A Phủ” của Tô Hoài .
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
11
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50

Hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô


Hoài .
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 3.50
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
c.1/- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài 0,50
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: hành động Mị chạy theo A Phủ  
c.2 / Phân tích hành động Mỵ chạy theo A phủ
-Vài nét về nhân vật Mỵ : 2,25
+Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và
tâm hồn
+Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như 1 con rùa nuôi xó cửa”…
- Lí giải hành động Mỵ chạy theo A Phủ:
+Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn
còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ .
Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cô định tự tử vì ý thức được
cuộc sống tủi nhục của mình và không chấp nhận cuộc sống ấy . Nhưng sự
uất ức đến nỗi muốn chết ấy lại là một biểu hiện của lòng ham sống và khát
vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đoạ nên cô đã tìm đến
cái chết như một phương tiện giải thoát
+Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra
rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng
không thể bị tiêu tan .Vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết, những yếu
tố ngoại cảnh  đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu
trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc
một rõ , một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc , tâm
trạng và cuối cùng là hành động .
+Trong cái trạng thái nửa say, nửa tỉnh, lại thêm sự thôi thúc của tiếng
sáo réo rắt đã dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước
chân vào nhà thống lý Pá tra “cô quấn lạ tóc và với tay lấy váy mới , chuẩn bị
đi chơi”.Nhưng khi bị trói Mị bỗng ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình
và trong lòng lại trào lên một nỗi đau xót, tủi nhục. Mị lại thổn thức , miên
mang nghĩ về thân phận không bằng con trâu , con ngựa của mình rồi dần
thiếp đi .
+ Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói ,ban đầu Mị thật thản
nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt
trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại…”thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông người
12
lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về
những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái
cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước
đây…Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh
thức tình thương và lòng căm hận trong long Mị. Từ thương người đến
thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý
thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công .Ý
thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo
anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài
+ Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do
sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây
thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình
dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng
vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã
được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô
trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh
tế…
c.3. Đánh giá chung:
-Nhân vật Mỵ, A Phủ có số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt
ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau
khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những
bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm
hồn người phụ nữ.
-Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những
phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản,
những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc
- Nhà văn Tô Hoài đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối
với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những
số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm
chất cao quý của người phụ nữ-luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .

13
ĐỀ THI THỬ -Số 4

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

CÂU CHUYỆN VỀ HAI CHIẾC BÌNH

Có một người nông dân thường xuyên phải gánh nước từ suối về nhà. Suốt hai năm ông
dùng hai chiếc bình gánh nước, trong đó có một chiếc bị nứt. Từ vết nứt của nó, nước cứ bị rỉ
ra. Vì thế, cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, một chiếc bình luôn đầy nước; chiếc kia thì
chỉ mang về có một nửa bình nước.

Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó và cũng không bỏ lỡ cơ hội
nào để tỏ ỷ coi thường, chê trách chiếc bình nứt. Còn chiếc bình nứt luôn buồn tủi, xấu hổ về
khuyết điểm của mình. Nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc phải làm. Trong hai
năm, nó phải chịu đựng sự giày vò, đau khổ với ỷ nghĩ mình là kẻ thất bại và vô tích sự.

Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng bày tỏ với người gánh nước:

- Con rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua.

Người gánh nước hỏi lại cái bình:

-Sao con phải xin lỗi? Mà con xin lỗi về chuyện gì?

Cái bình nứt đáp lại:

-Suốt hai năm qua, do vết nứt của con mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà. Ông đã
phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại không hoàn toàn như ông mong đợi.

Người gánh nước mỉm cười:

-Không phải vậy đâu! Ngày mai, trên đường ra suối con hãy quan sát kĩ hai bền đường
rồi nói ta nghe xem có gì khác lạ nhé.

Hôm sau, chiếc bình nứt nhìn con đường từ nhà ra suối và thấy hai bên đường quang
cảnh khác hẳn nhau. Một bên, cỏ mọc xanh mát và có rất nhiều bông hoa đồng nội đủ màu
đang khoe sắc. Bên kia, chỉ toàn là đất cát và vài khóm cỏ dại héo khô. Không đợi nó cất tiếng
hỏi, người gánh nước đã nói:

- Con có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ ở phía bên con
mang nước về nhà không? Nước từ vết nứt của con đã tưới cho đất, nuôi dưỡng cỏ hoa. Vợ và
con gái ta đã rất vui vẻ, hạnh phúc khi hái những bông hoa kia mang về tô điểm cho căn bếp,
cho ngôi nhà của chúng ta. Ngắm những bình hoa ấy, ta quên nỗi mệt nhọc sau một ngày dài
vất vả. Không có vết nứt của con, gia đình ta sẽ không có được những niềm vui ấm áp đó.
14
Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng, từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ
luôn đến cùng niềm vui, hạnh phúc.

(Theo In-tơ-nét)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích là để nói chuyện gì?

Câu 3. Vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?

Câu 4. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con
người khi đối diện với điều gì?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách ứng xử
của người nông dân với chiếc bình nứt được gợi ra từ phần Đọc hiểu

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 122 viết: "Thơ
Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân
thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường".

Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

Câu 2. Văn bản viết về chuyện chiếc bình nứt nhằm mục đích nói chuyện con người, cụ
thể hơn là cách ứng xử của con người.

Câu 3. Vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều : Hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con
người

Câu 4. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con
người khi đối diện với những khiếm khuyết của bản thân

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm):
1. Giải thích:

- Cách ứng xử của người nông dân vừa bao dung, nhân hậu vừa từng trải, sâu sắc. Ông đã
biến vết nứt của chiếc bình - vốn là một khiếm khuyết, hạn chế thành thứ hữu dụng.

15
- Từ đó, câu chuyện đặt ra vấn đề: sống phài có lòng bao dung, nhân hậu, nhất là trong
ứng xử trước khiếm khuyết của người khác.

2. Phân tích, chứng minh vấn đề: Tại sao phải bao dung, tha thứ với người, với người bị
khiếm khuyết?

- Để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người

- Để thể hiện thái độ nhân văn trong quan hệ ứng xử ...

- Thể hiện niềm trân trọng, chưa bao giờ đánh mất niềm tin về con người.

3. Mở rộng vấn đề:

- Phê phán những người thiếu lòng bao dung trong ứng xử với người khác, dễ dãi với bản
thân.

- Bao dung, tha thứ cho người bằng thái độ, tình cảm chân thực, nhưng cũng tránh sự dễ
dãi, không giúp ích gì cho sự thay đổi của người.

- Bao dung với người nhưng phải nghiêm khắc với chính mình

4. Bài học nhận thức và hành động:

- Bao dung với người cần được thể hiện rõ trong lời nói, suy nghĩ, hành động... mang tinh
thần nhân văn...

- Biết sống bao dung với người thì mới thấy cuộc đời đáng yêu, đáng sống và biết sống
đúng, sống đẹp với cuộc đời.
Câu 2 (5,0 điểm):
I. Mở bài

Giới thiệu và nêu vấn đề: Thơ Xuân Quỳnh đậm chất nữ tính, hồn hậu, chân thực và da
diết niềm khát khao hạnh phúc đời thường. Tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng là
lời "tự hát" bộc lộ niềm khao khát nhận thức về tình yêu, về tâm hồn người phụ nữ trong tình
yêu.

II.Thân bài

Có thể phân tích bài thơ theo những cách khác nhau, song cần nêu bật được những nội
dung sau:

-Vẻ đẹp nữ tính trong bài thơ Sóng: thể hiện qua những cảm nhận riêng về sóng, những
tâm tư da diết về tình yêu.

+ Ngay từ khổ thơ đầu, Xuân Quỳnh đã thể hiện những phát hiện về sóng. Đó là sự đối
nghịch giữa dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ. Nhưng đối nghịch mà lại đồng nhất, đồng hiện: Dữ
dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ. Con sóng của Xuân Quỳnh ngầm chứa một nội lực thật mạnh
16
mẽ, song cũng đầy bí ẩn: Sông không hiểu nổi mình -Sóng tìm ra tận bể. Giai điệu thơ ngay từ
đầu đã thật da diết và cháy bỏng, với niềm khát khao được khám phá, được trải lòng mình cùng
sóng.

+ Sự cắt nghĩa đầy băn khoăn về tình yêu, về bản thể trong tình yêu cũng mang đậm chất
nữ tính. Những từ ngữ: bắt đầu từ đâu, khi nào, không biết nữa,... là lời tự thú với lòng mình về
sự bí ẩn đến diệu kì của tình yêu. Cũng như sóng, như gió trước biển cả, tình yêu là sức mạnh tự
nhiên, vẻ đẹp tự nhiên, sâu xa và bí ẩn như tự nhiên. Câu thơ "Em cũng không biết nữa" như
một cái lắc đầu nũng nịu nhưng không che giấu được niềm hạnh phúc mà người phụ nữ đang
có, đang tận hưởng.

- Những khát khao da diết về hạnh phúc đời thường:

+ Sóng và em là hình tượng sóng đôi có sự tương đồng, gặp gỡ ở chỗ cùng không nguôi
thương nhớ, tương tư; cùng thuỷ chung chờ đợi, hi vọng, tin tưởng, thao thức, trở trăn: "Lòng
em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức". Và dẫu con sóng có gặp những truân chuyên, trắc trở
của đời thường khi phải xuôi bắc - ngược nam thì nó vẫn vượt qua tất cả để "Hướng về anh -
một phương".

+ Sóng và em cùng cháy lên niềm khao khát hoá thân, hoà nhập vào thế giới vĩnh hằng,
bất tử của "biển lớn tình yêu" để "ngàn năm còn vỗ". Không gian mênh mông, thời gian vô tận,
vậy mà con sóng vãn ấm áp vì được vỗ về, che chở trong "biển lớn tình yêu". Và niềm khát
khao đó đã trở thành lời "tự hát" không chỉ cho riêng Xuân Quỳnh mà cho tất cả những tâm hồn
đang yêu.

- Nhận xét, đánh giá về vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng:

+ Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã tạo được sự kết nối rất đẹp giữa thơ ca truyền thống
và thơ ca hiện đại. Những lời ca muôn đời của các cô gái gửi gắm trong các bài ca dao - dân ca
đã được Xuân Quỳnh tiếp nối và làm mới thêm qua những vần thơ vừa đằm thắm vừa da diết
suy tư.

+ Tâm hồn giàu nữ tính, khao khát tình yêu và hạnh phúc của Xuân Quỳnh được thể hiện
qua những câu thơ 5 chữ, với những sáng tạo nghệ thuật về hình tượng sóng (những ẩn dụ, liên
tưởng, biểu tượng,...) đã thể hiện những sắc điệu phong phú của tâm hồn người phụ nữ trong
tình yêu.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh qua bài
thơ.

ĐỀ SỐ 5

Môn: NGỮ VĂN KHỐI 12


17
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. Đọc hiểu ( 3 đ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÁ TRỊ CON NGƯỜI

Pa-xcan

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một
cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước
cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao
hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà
không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.

Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng
ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là
nền tảng của nhân luân.

Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định
của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì
trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng,
tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.

(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015,
tr.114)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn
sau: “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây
sậy có tư tưởng”?

Câu 3. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là gì?

Câu 4. Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận
của con người?

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

18
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Pa-
xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.

Câu 2 (5,0 điểm):


Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến
cho rằng:. “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một
người lao động bình thường”. Anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu I (3,0 điểm)
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
2. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người được so sánh với cây
sậy).
Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé
Khác nhau: con người có tư tưởng
- Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao và trường tồn nhờ
có tư tưởng.
3. Thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là :
+  Con người phải biết rèn tập để có suy nghĩ, tư tưởng cho hay, cho đúng, không nên quá
coi trọng vật chất.
+ Con người cần đề cao tư tưởng, rèn luyện để có tư tưởng lành mạnh, tích cực, giàu có.
+ Tầm vóc lớn lao và sự giàu có của con người trong vũ trụ chính là ở chỗ rèn tập để có
tư tưởng tiến bộ tốt đẹp chứ không phải là ở chỗ giàu có về của cải.
4. Bài học về cách nhìn nhận của con người:
-Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị tư tưởng mà người đó
cống hiến và để lại.
-Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị vật chất.
-Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh, giàu có.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến của Pa-xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu "giá trị của chúng ta là ở tư tưởng".
1/Yêu cầu về hình thức
-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
2/Yêu cầu về nội dung
a/ Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: "giá trị của chúng ta là ở tư tưởng"
b/ Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích:
+Giá trị: Là tiêu chuẩn để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức,
trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.

19
+Tư tưởng: Là quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực khách quan, với các
vấn đề xã hội.
+ Ý cả câu: "Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng" nghĩa là vị thế, tầm vóc của con người
trong cuộc sống thể hiện thông qua những suy nghĩ tiến bộ về hiện thực khách quan hay các vấn
đề xã hội mà người đó cống hiến và để lại.
- Phân tích
+ Giá trị của con người không nằm ở vật chất mà người đó có (của cải, đất đai, vóc dáng
bên ngoài), vì:
++Con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn. Trước không gian, thời gian mọi thứ
thuộc về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến.
++Đời người hữu hạn, không có ai trường tồn cùng thời gian.
+ Giá trị của con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm tiến bộ với hiện thực khách
quan, với những vấn đề xã hội.
++Con người có trí tuệ, tư tưởng, có sự sáng tạo, ý chí, nghị lực...vì vậy có thể có những
khám phá, phát minh, cống hiến lớn lao cho nhân loại. Dẫu con người mất đi nhưng tư tưởng thì
còn mãi.
++Nó vượt qua và trường tồn với không gian, thời gian.
- Bàn luận, mở rộng:
+Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức.
+Chắt lọc, học hỏi tư tưởng vĩ đại của quá khứ
+Làm giàu vốn tư tưởng lành mạnh, tích cực
c/ Câu kết đoạn: Bài học và liên hệ bản thân: Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời
sống tinh thần để có cuộc sống ý nghĩa.

Câu 2 (5,0 điểm):


I. Mở bài:
- "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Toàn
bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của
một người ưu lối chơi "độc tấu".
- "Người lái đò sông Đà" được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất
trong “ Tùy bút sông Đà”. Với khát khao truy tìm "chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc"
- "thứ vàng mười đã được thử lửa" (Đi mở đường), Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống
của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới lạ.
- Nêu 2 ý kiến cần bàn luận
II. Thân bài:
1/ Giải thích ý kiến:
a/Ý kiến “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”.
- Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui
buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ

20
thuật đặc thù. Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện
trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ.
b/Ý kiến “ Ông lái đò là một người lao động bình thường”
- Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, không tên tuổi
giống như bao người lao động khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
c/ Khẳng định 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người
lái đò sông Đà.
2/ Phân tích, chứng minh ý kiến:
a. Ông lái đò - một nghệ sĩ tài hoa
- Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian
nguy.
- Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.
- Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một
"tay lái ra hoa”:
+ Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng
đòn độc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu bơi chèo, chiến
thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.
+ Vòng vây thứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của
thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứng chiến ở cửa
giữa.
+ Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều là cửa tử.
Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh
qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác.
b.Ông cũng là một người lao động bình thường:
- Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò
khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
- Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về
nương ruộng, bản mường.
c. Nghệ thuật thể hiện:
- Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa; kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc,
nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.
- Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của
nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp
tâm hồn nhân vật.
3. Bình luận, đánh giá:
- Qua cảm nhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy, ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trên
sông nước; đồng thời, cũng là một người lao động giản dị bình thường.
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện
về nhân vật.
III. Kết bài:
- Tóm lại, khẳng định 2 ý kiến đều đúng
21
- Liên hệ, suy nghĩ về vẻ đẹp của người lao động trong cuộc sống hôm nay.

ĐỀ SỐ 06
Câu I (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Pablo là một nhạc công chơi violon điêu luyện, ở quê nhà, ai cũng biết tới anh vì Pablo
được mời tới chơi ở hầu hết các sự kiện trong vùng. Pablo cũng muốn được vào học một trường
đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp của mình, vì thế nên khi biết Học viện
âm nhạc Paris nổi tiếng tuyển sinh, Pablo đã ghi danh thi và ngày đêm luyện tập mong sẽ thi
đỗ.

Trong buổi thi tuyển, mặc dù Pablo đã cố gắng hết sức thể hiện tài năng của mình với
những cảm xúc rất thật nhưng anh vẫn không được trong danh sách trúng tuyển. Thất vọng và
buồn bã, Pablo đi lang thang giữa Paris hoa lệ và đến một quảng trường rộng, Pablo đứng kéo
cây vĩ cầm thể hiện những bản nhạc kinh điển với tâm trạng buồn. Anh quên mất xung quanh,
chìm đắm vào những bản nhạc, hết bản này nối tiếp bản khác. Khi dừng lại thì quanh anh là
một đám đông đứng nghe và họ vỗ tay rào rào đề nghị anh chơi tiếp, hộp đàn của anh đầy các
đồng xu do những người nghe đặt vào.

Pablo nâng đàn lên chuẩn bị chơi tiếp theo yêu cầu của khán giả thì một người khách
chen vào và ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với vẻ rất ngạo mạn. Pablo liền cúi
xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ, rồi bảo: “Thưa ông, tiền
của ông bị rơi này”. Người đàn ông cầm mấy đồng xu và lại ném xuống, nói: “Tiền của anh
đấy, nhận lấy đi”.

Pablo cúi đầu và nói: “Xin cảm ơn tấm lòng của ông, vừa rồi tiền của ông rơi, tôi đã
nhặt giúp ông lên, bây giờ tiền của tôi rơi, xin phiền ông cũng nhặt giúp nó lên cho tôi”. Khán
giả đứng xung quanh xì xào nhận xét, người đàn ông thoáng mỉm cười, cúi xuống nhặt những
đồng xu để vào hộp đàn rồi bỏ đi.

Người đàn ông ấy là một trong những vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã bất
ngờ đi qua quảng trường, nghe Pablo chơi đàn và quyết định thử anh. Ông nói: “Một người
nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”. Và ông đã quyết định thêm Pablo vào
danh sách học viên mới. Đúng như ông suy nghĩ, Pablo sau này đã trở thành một nghệ sỹ đàn vĩ
cầm nổi tiếng về tài danh và nhân đức.

(Theo An ninh Thủ đô)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu
ấy và đưa lại cho người khán giả nọ?

22
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm
Pablo vào danh sách học viên mới?

Câu 4. Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp gì đối với anh/chị?

II:LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói“Một
người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”được rút ra trong văn bản ở phần
Đọc hiểu.

      Câu 2(5,0 điểm): Phân tích tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện trong đoạn
trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

P Câu Nội dung Đ


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5
2 Hiểu về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu ấy 0,5
và đưa lại cho người khán giả nọ:
- Pablo không tức giận trước thái độ quá đáng của người khách khi ông ta
cố tình ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với thái độ không thiện
chí;
- Pablo cúi xuống là thể hiện sự nhún nhường, nhẫn nhịn trong ứng xử, thể
hiện hành vi rất văn hoá của người nghệ sĩ chân chính.
3 Vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm Pablo 1,00
vào danh sách học viên mới:
-Vì ông đã nhận ra ở Pablo những đức tính tốt đẹp mà người nghệ sĩ
khác không có;
- Vì ông đã tìm được người có tài năng và đức độ để cống hiến cho
nghệ thuật.
4 Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp 1,00
Trong cuộc đời, có những lúc bạn sẽ gặp phải sự khinh thường và
hạ nhục đến từ những người xung quanh, đó thật sự là những giây phút
khó khăn vì khi ấy nhân phẩm của chúng ta bị chà đạp. Phản kháng lại
gay gắt là bản năng của con người khi gặp phải những điều này nhưng có
thể lại làm cho tình hình tệ hại hơn. Thế nên, lúc đó, bạn đừng dùng lý trí
mà hãy dùng một tâm thái khoan dung, độ lượng để đối lại, bạn sẽ bảo vệ
được danh dự của mình. Bởi vì, khi đứng trước chính nghĩa, không dã
tâm nào có thể đứng vững. Hãy biết cúi xuống để thể hiện phẩm chất sáng
ngời của bạn.
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2,0
câu nói có trong phần Đọc hiểu:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
23
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn
đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đề cao giá trị nhân phẩm đối với
người nghệ sĩ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao 1,5
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận
thức và hành động.
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. “Một người nghệ sỹ chân 0,25
chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”
- Các câu phát triển đoạn: 0,25
+ Giải thích:
++ Nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình
trong quá trình sáng tạo;
++Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có
được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
++ Ý cả câu: Nhân phẩm là thước do dành cho nghệ sĩ chân chính 0,5
nói riêng, con người nói chung.
+Phân tích, chứng minh, bình luận:
++ Người có nhân phẩm tốt là người có lương tâm, có nhu cầu vật
chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn trọng các quy tắc, chua63m mực đạo
đức tiến bộ;
++Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính
trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội
đánh giá thấp, bị coi thường và bị khinh rẻ, bị tố cáo và lên án;
- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp. Gợi 0,5
ý: Để có nhân phẩm tốt, ta cần có lương tâm trong sáng,biết sống độ lượng
và vị tha. Biết tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi
người xung quanh…

d. Sáng tạo 0,25


Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2 tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện trong đoạn trích Đất Nước 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện trong đoạn trích Đất Nước
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận 3.50
sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng.
I. Mở bài: 0,50
-Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm- hồn thơ giàu suy tư, chiêm nghiệm;
24
- Giới thiệu đoạn trích Đất nước - thuộc chương V của trường ca Mặt
đường khát vọng.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã 2,00
thể hiện trong đoạn trích Đất Nước .
II. Thân bài
1. Phân tích
a.Hình thức nghệ thuật:
- Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình
đằm thắm của một người con trai với một người con gái. Những đôi lứa
yêu nhau khi tình tự thường nói đến những gì riêng tư nhất song ở đây họ
lại nói đến đất nước. Bởi vì trong những năm tháng chiến tranh, đất nước
chính là mối quan tâm lớn nhất, thường trực nhất của người Việt Nam. Nội
dung chính luận thường có vẻ khô khan song nhờ được thể hiện qua hình
thức này mà trở nên thấm đẫm màu sắc trữ tình tươi mát.
- Trong đoạn trích, chất liệu văn hoá dân gian đã trở thành chất liệu
cơ bản để xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng. Nguyễn Khoa Điềm đã
lựa chọn và sử dụng rất nhiều yếu tổ của văn hoá dân gian: thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích và cả kiến thức về những phong tục, tập
quán lâu đời của người Việt. Ngay từ câu thơ mở đầu đoạn trích, nhà thơ đã
gợi ra bầu không khí quen thuộc của cổ tích qua "những cái ngày xửa ngày
xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước là một khái niệm thiêng liêng, một hình
vóc lớn lao song thật ra nó đã thấm thìa trong tâm hồn ta từ thời thơ ấu - có
từ chính những gì đơn sơ, bình dị nhất vẫn bao bọc xung quanh cuộc sống
của chúng ta. Đó là miếng trầu, cây tre, gừng cay muối mặn, cái kèo cái
cột, hạt gạo một nắng hai sương... Đó là nơi anh đến trường, nơi em tắm,
nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm... Phát hiện ra
điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chính chất liệu văn hoá, văn học dân
gian, cái thứ chất liệu đặc biệt luôn sẵn có trong tâm thức người Việt để thể
hiện và truyền đạt tư tưỏng "đất nước của nhân dân”. Mật độ các yếu tố văn
hoá - văn học dày đặc. Đặt trong đoạn trích, yếu tố đó làm cho toàn bộ
đoạn trích như được bao bọc trong bầu khí quyển dân gian. Có lẽ không gì
tốt và hay hơn là dùng chính chất liệu dân gian, kết tinh tài năng và tâm
hồn nhân dân lao động để thể hiện tư tưởng ''Đất nước của nhân dân''.
b. Nội dung
Khái niệm đất nước thường được hiểu trên các phương diện địa lí, 0,5
lịch sử, văn hoá, trong mối quan hệ với con người. Mang tư tưởng "Đất
nước của nhân dân", Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định rõ trong đoạn trích
này: Địa lí là hoá thân cuộc đời nhân dân, lịch sử do nhân dân tạo thành và
văn hoá cũng do nhân dân xây dựng trong quá trình sinh sống.
b.l. Địa lí của nhân dân: Nhân dân hoá thân vào dáng hình Đất 0,5
Nước. Khác với nhà khoa học, nói tới địa lí là nói tới ranh giới lãnh thổ, địa
phận, nói đến những thông tin số liệu về các vùng miền và có thể mô hình
hoá thành bản đồ, biểu đồ... Nguyễn Khoa Điềm đã gợi niềm tự hào về địa
lí quê hương bằng cách gợi ra những danh lam thắng cảnh, những di tích
lịch sử - văn hoá của đất nước. Mỗi địa danh ấy đều gắn với một truyền
thuyết, một huyền thoại do nhân dân lao động sáng tạo để giải thích nguồn
25
gốc sự hình thành của nó. Trong các truyền thuyết, mỗi ngọn núi, con sông
đều là hoá thân của một con người. Trong tích truyện xưa, những con người
ấy có thể có tên hoặc không tên, song trong cách nói của Nguyễn Khoa
Điềm, họ đều là những con người vô danh. Người vợ nhớ chồng, cặp vợ
chồng yêu nhau, người học trò nghèo, người dân nào... Những con người
vô danh ấy đã hoá thân và làm nên eái hữu danh cho đất nước. Trong mỗi
vóc dáng của núi sông gò bãi đều có dấu ấn cuộc đời và tâm hồn cha ông.
Với cách nói này, Nguyễn Khoa Điềm không những đã khẳng định địa lí
quê hương được làm nên bởi nhân dân mà còn thể hiện sự tri ân với công
lao nhân dân đã làm nên đất nước.
b.2. Lịch sử của nhân dân: Nhân dân làm nên lịch sử Đất
Nước.Cũng nói về 4000 năm lịch sử, song Nguyễn Khoa Điềm không nói
đến các sự kiện, các nhân vật nổi tiếng, các biến cố hay quá trình vận động.
Nhà thơ đã nhìn vào chiều sâu của cả quá trình lịch sử 4000 năm để nhận ra
một quy luật bất biến của sự sống, của nhịp sống: đó là "cần cù làm lụng"
lúc hoà bình và "ra trận" khi có giặc. Chính việc chiến đấu và dựng xây,
vun đắp và bảo vệ mới làm nên một đất nước hôm qua, hôm nay và cả mai
sau. Và những ai đã "làm lụng” và "ra trận”! Đó chính là "những người con
gái con trai bằng tuổi chúng ta". Cách nói này vừa khẳng định nhân dân vô
danh đã làm nên lịch sử, vừa tạo nên liên tưởng về một sức mạnh vô hình
gắn kết mọi thế hệ là lịch sử của sức sống, sự sống dân tộc, vừa khẳng định
lịch sử được làm nên bởi lớp lớp ''nhữrtg người con gái con trai bằng tuổi
chúng ta", vừa khẳng định rằng chính chúng ta có trách nhiệm viết tiếp
trang sử mới của dân tộc, của đất nước mình.
b.3. Văn hoá của nhân dân: Nhân dân để lại dòng chảy văn hoá dân
tộc. Nhà thơ đã gợi ra một cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ của các
thế hệ nhân dân (họ) để nuôi dưỡng, bồi đắp, lưu truyền dòng chảy văn hoá
để kết nối các thế hệ. "Hạt lúa'', "ngọn lửa" là biểu tượng văn hoá vật chất
của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam; "giọng nói'', "tên xã tên làng" là
biểu trưng thiêng liêng của văn hoá tinh thần ("tiếng nói" lưu giữ và biểu
hiện đời sống tâm hồn, tinh thần, "tên xã tên làng" gợi nhắc cội nguồn,
truyền thống). Văn hoá tinh thần còn bộc lộ trong cách ứng xử với những
thế lực đố kị với sự sống dân tộc (ngoại xâm và nội thù). Văn hoá tinh thần
kết tinh cao nhất, sâu sắc nhất trong ca dao, thần thoại. Nhà thơ đã sử dụng
một cách sáng tạo, tài hoa những câu ca dao đặc sắc tiêu biểu cho diện mạo
tinh thần người Việt: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa song
cũng thật mãnh liệt và dữ dội trong căm thù. Những vẻ đẹp ấy được ca dao
thần thoại lưu truyền từ đời này sang đời khác để làm nên khuôn mặt tinh
thần đặc sắc của người Việt Nam.
2.Bình luận, đánh giá
- Quan niệm về đất nước đã xuất hiện nhiều trong văn học: Nam
quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Việt Nam quốc sử diễn ca... song trong các
tác phẩm ấy, chủ thể sở hữu đất nước không phải là nhân dân: là vua trong
Nam quốc sơn hà, là các triều đại trong Bình Ngô đại cáo, là các anh hùng
trong Việt Nam quốc sử diễn ca. Phải đến những năm kháng chiến chông
Pháp và chông Mĩ, các nhà thơ khi gắn số phận mình với số phận dân tộc
26
mới nhận ra đất nước là của nhân dân. Đất nước vĩ đại vì có nhân dân vĩ
đại.
-Với thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện rất
linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình, ngôn ngữ thơ, hình
ảnh thơ lại giàu tính triết lí có khả năng khơi gợi những liên tưởng xa và
rộng, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định vẻ đẹp kì diệu, vĩ đại của đất nước
qua tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ nhận thức đúng đắn này, lớp trí
thức trẻ tuổi miền Nam trong những năm đánh Mĩ đã tự nguyện "gắn bó”,
"san sẻ" và "hoá thân" cho đất nước, nghĩa là xuống đường hoà nhập với
cuộc đấu tranh chung của dân tộc.
III. Kết bài:
- Tóm lại ý nghĩa tư tưởng Đất Nước của nhân dân
- Liên hệ và nêu cảm nghĩ về vai trò của nhân dân trong xây dựng
và bảo vệ đất nước.
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

ĐỀ SỐ 07
Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi
của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và
đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện,
cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ
mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó.
Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô
bé đã viết:
“Con yêu cha.”
(Theo Qùa Tặng Cuộc Sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu cô bé có tâm trạng gì qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay
con sẽ mọc lại?”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm?
Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông
điệp gì?
27
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của
con người được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp “ vàng mười đã qua thử lửa”của hình tượng ông đò trong tuỳ bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

P Câu Nội dung Đ


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5
2 Cô bé có tâm trạng qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ 0,5
mọc lại?”:
- Cô bé khao khát có những ngón tay lành lặn như trước đây để được
sống trong sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên;
- Cô bé đau đớn khi những ngón tay không còn nữa
3 Người cha đau đớn trong lặng câm, bởi vì: 1,00
- Ông không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ
hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng
- Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã
muộn.
4 Cô bé đã viết: “Con yêu cha” gửi gắm bức thông điệp: 1,00
- Đây là câu kết truyện đầy bất ngờ và để lại xúc động trong lòng người
đọc vì tình thương cha của cô bé;
- Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có
giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”.
Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

II LÀM VĂN 7.0


1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự 2,0
giận dữ của con người được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn
đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ của con người
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác 1,5
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động.
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ 0,25
của con người để lại những hậu quả không tốt.
- Các câu phát triển đoạn: 1,0
+ Giải thích: Sự giận dữ là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó
chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh.
Biểu hiện như người cha trong câu chuyện ở phần đọc hiểu vì điên tiết đứa
28
con gái 4 tuổi dùng đá viết lên chiếc xe mới nên ông đã không biết mình đánh
đến tàn phế bàn tay của con…
+ Tác hại của sự giận dữ: tổn hại sức khoẻ và tổn thương tinh thần
của cả 2 phía, đặc biệt là người bị giận dữ có khi phải trả giá bằng mạng sống
vì một lí do không chính đáng; người giận dữ làm cho người khác bị tổn
thương, bị xúc phạm danh dự. Mọi người sẽ xa lánh người có tính nóng nảy.
Mọi mối quan hệ xã hội bị phá vỡ…
+ Nguyên nhân: xuất phát từ bản thân người giận dữ không biết kìm
chế cảm xúc. Họ coi cái tôi của mình quá lớn. Họ mất tỉnh tảo, không biết lẽ
phải, đúng sai, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.
+ Biện pháp khắc phục: rèn luyện kĩ năng kìm chế cảm xúc; sống
hoà đồng, yêu thương; biết lắng nghe, thấu hiểu người khác…
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. 0,25
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2 Phân tích vẻ đẹp “ vàng mười đã qua thử lửa”của hình tượng ông đò trong 5,0
tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
Vẻ đẹp “ vàng mười đã qua thử lửa”của hình tượng ông đò
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 3.50
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
c.1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận 0,50
c.2. Giải thích: cụm từ “ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của 0,25
Nguyễn Tuân – là cách nói ẩn dụ để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người
lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. Ở đây, người
lao động chính là hình tượng ông đò- anh hùng và nghệ sĩ. 2,00
c.2. Phân tích, chứng minh:
- Về nội dung:
+ Ông đò là người tinh thạo trong nghề nghiệp
++ Ông lão nắm vững qui luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà
“Nắm chắc quy luật của thần sông thần đá”.
+ + Ông thuộc lòng những đặc điểm địa hình của Sông Đà “ nhớ tỉ mỉ
như đóng đanh vào tất cả các luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”.
Sông Đà “như một thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái
chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”.
+ Ông là người trí dũng tuyệt vời:
++Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”,
vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và
29
phòng tuyến đầy nguy hiểm.
++Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác.
++ Ông hiện lên như một vị chủ huy dày dạn kinh nghiệm khi vượt
qua ba vòng trùng vây…
+ Ông là người tài hoa nghệ sĩ:
++ Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung
nghệ sĩ. Tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước :
“ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì
ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, “Vút, vút…thuyền như một
mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của
ông, con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ- khi thì khéo léo né
tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có 3 tầng cổng “cánh mở,
cánh khép”. Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thử thách
bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn.
++Sau cuộc vượt thác gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của
một nghệ sĩ với lối sống giản dị và đức tính khiêm tốn: “Đêm ấy nhà đò đốt 0,75
lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm
xanh…”.
- Nghệ thuật:
   + Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và
rất thú vị.
+Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
+ Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc,
khi thì chậm rãi, trữ tình…
+Sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân. Ở đây có tri thức, có ngôn
ngữ sống động của quân sự, thể thao, võ thuật, điện ảnh…
c.3/ Đánh giá chung:
-Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm chất vàng mười
được khổ luyện trong lao động vất vả. Tác giả đã phát hiện ra nhân vật mới
cho mình, những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng
lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ngay trong quần chúng lao
động bình thường xung quanh ta.
- Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan
niệm : người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong
cuộc sống lao động thường ngày.
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

ĐỀ SỐ 8
30
Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng
chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa. Đây được xem là 'chuyện lạ' giữa showbiz tràn
ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như
sau: "Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn
trong các mối quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”.
Có lẽ chính vì quan điểm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở
Việt Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng động. Những phát ngôn và hành động của anh
hầu hết đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.
Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua,
MC Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung
tay cùng mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung.
Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát
ra thông báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ
đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.
(Nguồnhttp://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-khiep-
cua-mc-phan-anh-334679.html 19/10/2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn ?
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong
đời sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó?
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì?
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)
1. Câu I (2,0 điểm):
Suy nghĩ của Anh/chị về cái nhìn đối với người tử tế được gợi ra ở phần Đọc hiểu bằng
đoạn văn khoảng 200 từ.
       
2.Câu II (5,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người
sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác
phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to
mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét
với đàn trâu da cháy bùng bùng…
…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt
nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh
31
hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi
vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: báo chí

Câu 2. MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn:
- Vì anh đã dùng trang cá nhân của mình vào việc làm có ích: kêu gọi cộng đồng mạng
tham gia ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt;
- Vì anh có quan điểm sống cao đẹp: sống vì mọi người bằng cái tình, cái tâm và sự tử tế.
- Vì lời nói của anh gắn liền với hành động: bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào. Việc
làm của anh có sức lan toả, tạo nên giá trị sống cao cả.
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng những
ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.
Hậu quả của hiện tượng đó: Thể hiện hành vi phản cảm, tác động tiêu cực đến đời sống
xã hội, vi phạm thuần phong mĩ tục, vi phạm đạo đức và pháp luật. Hành vi đó sẽ bị mọi người
lên án.
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp: dù là người bình thường hay là người đã thành đạt,
mỗi người cần có quan niệm sống và hành động cao đẹp, nói hay và làm đúng . Hãy biết sống
tử tế.
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)
Câu I (2,0 điểm):
1. Giải thích:
- Người tử tế trong cuộc sống là người có lối sống đẹp, chân thành với mọi người, biết
giúp đỡ người khác bằng khả năng của mình, khiến cuộc đời, quan hệ giữa người với người trở
nên tốt đẹp hơn. Những người ấy chính là những con người hoàn hảo trong mọi thời đại và
trong cuộc sống hôm nay.
- Cần có cái nhìn đúng đối với người tử tế trong cuộc sống hôm nay.
2. Bàn luận:
- Cái nhìn đúng đối với người tử tế trong cuộc sống thể hiện sự lạc quan, niềm tin vào
con người.
- Lí do mọi người cần có cái nhìn đúng về người tử tế:
+ Người tử tế luôn có lòng tốt. Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá nhân phẩm của con
người;
+ Người tử tế thực sự là chuẩn mực mỗi con người đều hướng tới trên con đường tự
hoàn thiện mình.
- Cuộc sống sẽ thật có ý nghĩa nếu như con người đối xử tử tế với nhau bằng lòng tốt
chân thành

32
- Lòng tốt phải đến từ sự chân thành, tấm lòng yêu thương con người và đem đến niềm
hạnh phúc, sự yêu thương cho người khảc.
- Phê phán những con người có lòng tốt giả tạo vì muốn trang trí bộ mặt, phục vụ lợi ích
nào đó cho cá nhân, không nhằm mục đích mang lại hạnh phúc cho người khác và những con
người thiếu lòng tin nghi ngờ, hoài nghi lòng tốt của con người dẫn đến sống trong bi quan, cô
độc.
3. Bài học cho bản thân:
- Cần có cái nhìn toàn diện về người tử tế, phân biệt đúng tốt xấu, không quá bi quan
nhưng cũng không nên ảo tưởng rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng.
- Biết học tập quan niệm sống và hành động đẹp của người tử tế.

Câu 2 (5,0 điểm):

1/ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; yêu cầu đề.


2/ Giải thích
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo: Nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng là
lĩnh vực của cái độc đáo, độc đáo trong việc đi tìm cái đẹp của cuộc sống để tạo nên tác phẩm,
trong việc sáng tạo nên cái đẹp, cái riêng của tác giả ở tác phẩm.
- Nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới
lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình: Tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn chương
nói riêng đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ, độc đáo, thể hiện tài năng, dấu ấn cá nhân của tác giả.
3/ Phân tích và chứng minh: Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn văn và
làm rõ ý kiến:
- Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà như một công trình thẩm mĩ, một kì
công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người với hai đặc điểm: hung bạo, dữ dội và thơ
mộng, trữ tình.
- Đoạn văn miêu tả tiếng thác nước sông Đà là tài quan sát, khám phá và thể hiện hình
tượng thiên nhiên của Nguyễn Tuân với ngôn ngữ giàu sức tạo hình, vốn từ ngữ phong phú,
biến hóa, được tác giả tung ra đúng lúc, đúng chỗ đặc biệt là phép so sánh và nhân hóa lạ, độc
đáo.
- Đoạn miêu tả dáng vẻ, màu nước sông Đà là những phát hiện thú vị về vẻ đẹp dịu dàng
của dòng sông và phát hiện rất tinh tế về màu nước theo mùa. Đoạn văn được viết bằng sự
thăng hoa của tâm hồn, nhà văn như “đề thơ vào sông nước”, thể hiện cách khám phá sự vật ở
phương diện mĩ thuật.
4/ Đánh giá: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
- Nguyễn Tuân đã đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo tạo
được nét riêng, mới lạ qua hình ảnh dòng sông.
- Tác giả thể hiện nét tài hoa, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của mình: luôn nhìn
sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ để khám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh
33
vực, tổng hợp cảm nhận của các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm nên phong cách
Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú.

ĐỀ THI Số 09

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước.
Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.
Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây
hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?
Câu 3. Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua
câu nói nào?
Câu 4. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)

34
Khi nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu được khép lại cũng chính là lúc một bài học
làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về về bài học đó.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ
Sóng.
ĐÁP ÁN

P C Nội dung Đ
I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0.5
2 Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu: 0.5
- Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu (0.25)
- Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.(0.25)
3 - Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn 0.75
khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân
thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm
xúc giống cậu. 0.25
- Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: - Vậy, vì sao cậu lại
bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
4 HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý nghĩa với 1.0
em ? ( Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác
(0.75). Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc (0.25)).
II Làm văn
1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị 2.0
về về bài học từ phần Đọc hiểu
Yêu cầu về hình thức: 0.25
-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ.
- Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một đoạn văn nghị luận trong đó có
sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng
minh, phân tích, bình luận…
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ
Yêu cầu về nội dung: 1.75
- Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều
điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất
hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không
ai mong những điều đó đến với mình. (0.25)
- Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn
(nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.(0.25)
- Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của
những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người
khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ
chia và thông cảm… (0.25)
35
- Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho
bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
(0.25)
-Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người
khác(0.25)
- Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những
người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn
thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.(0.5)
2 Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình 5,0
yêu trong bài thơ Sóng.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một khía cạnh nội dung trong (0,2
một bài thơ. 5)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,2
Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình 5)
yêu trong bài thơ Sóng.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm (4.0
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí 0)
lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần
nghị luận: quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu
trong bài thơ Sóng.(0,25)
b/ Thân bài:
- Khái quát bài thơ, xác định quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của
Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện sâu sắc ở bài thơ (0,25)
- Giải thích: Sự mới mẻ và hiện đại trong tình yêu chính là việc vượt
qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do
khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ
động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu.(0,25)
- Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề …(2,50)
+Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả
các cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm
mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. ( phân
tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 1)
+Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình
yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. (phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ
2)
+ Mới mẻ và hiện đại trong nỗi nhớ: Nhớ của “lòng em”, “cả trong mơ
còn thức”(phân tích từ ngữ, hình ảnh… ở khổ thơ 5)
+ Mới mẻ và hiện đại khi suy tư về lòng chung thuỷ, khao khát vượt qua
“cách trở” của cuộc đời để “Hướng về anh, một phương”(phân tích từ ngữ,
hình ảnh… ở khổ thơ 6,7)
+ Người con gái ấy khắc khoải, lo âu cho sự hữu hạn của đời người,
nhưng đã tự tin sống hết mình cho một tình yêu đẹp, dâng hiến hòa nhập tình
yêu cá nhân của mình vào tình yêu cuộc đời để có một tình yêu vĩnh cửu( phân
36
tích từ ngữ, hình ảnh… ở 2 khổ thơ cuối);
+ Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc
đáo, giàu sức liên tưởng; xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết…
- Đánh giá chung: (0,5)
+ Qua hình tượng sóng biển, Xuân Quỳnh đã diễn tả hết sức độc đáo
quan niệm về tình yêu của phái mình. Đó là tình cảm của một tâm hồn mang
trong mình một quan niệm hiện đại, mới mẻ, dám chủ động khẳng định tình
cảm của bản thân; cháy bỏng khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu;
+ Quan niệm tình yêu hiện đại trong bài thơ còn gắn liền với quan niệm
tình yêu mang tính truyền thống
+Tất cả đều được gửi gắm trong hình tượng ẩn dụ: Sóng
c/ Kết bài:(0,25)
- Tóm lại và nêu ý nghĩa quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân
Quỳnh về tình yêu
- Cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua quan
niệm đó.
4. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ Số 10
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang
bị để đối phó với điều nàỵ, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể
tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra.
Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.
ChildLine — một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của
người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các
cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%.
Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỉ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều
hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào
năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.
Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ,
của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.
Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay
cộng đồng xung quanh, thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những
lời lẽ của họ.

37
Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương
trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.Những trang lá cải paparazzi,
những chương trình truyền hình thực tế, chính trị, các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều
đang gieo hạt xấu hổ.
Thế nhưng, trong nền văn hoá sỉ nhục này, làm người khác tổn thương được trả giá. Cái
giá này không đo được những gì mà các nạn nhân như Tyler và quá nhiều người, đặc biệt là
phụ nữ, người dân tộc thiếu số, các thành viên trong cộng đồng người đồng tính phải gánh
chịu.
Nhưng nó lại đo được lợi nhuận của những người săn tìm. Họ kiếm tiền bằng những click
chuột. Càng nhiều hổ thẹn thì càng nhiều click chuột. Càng nhiều click thì càng nhiều tiền
quảng cáo. Chúng ta đang ở trong một vòng tròn nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin
lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại mình càng lớn.
Thay đổi hành vi bắt đầu bằng việc củng cố niềm tin. Chúng ta đã thấy điều đó đúng với
phân biệt chủng tộc, ám ảnh với người đồng tính và rất nhiều thành kiến khác, bây giờ và trong
quá khứ. Khi chúng ta thay đổi niềm tin về hôn nhân cùng giới, nhiều người được sống bình
đẳng hơn. Khi chúng ta bắt đầu coi trọng sự bền vững, nhiều người đã bắt đầu tái chế rác thải.
Vì thế, khi văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng
văn hoá. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một
sự can thiệp với Internet và với nền văn hoá của chúng ta.
(Trích Cái giá của nỗi nhục nhã-Monica Lewinxki, Dẫn theo http://vietnamnet.vn, ngày
06/4/2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn sau: Trong hai
thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất
văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.
Câu 3. Hành động click vào những loại tin lá cải để lại hậu quả gì?
Câu 4.Vì sao sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới
thực?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):


Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về “cuộc
cách mạng văn hoá” cần có khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng” được gợi ra ở phần Đọc hiểu
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mỵ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích
dưới đây :

38
"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê,
Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống
hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử
trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ,
không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi,
nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ
chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn
bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia
việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị
lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con
Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc
ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị
tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A
Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người
A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A
Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại
quật sức vùng lên, chạy.
         Mị đứng lặng trong bóng tối…”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM

P Nội dung Đ
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,25
2 Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn sau: 1,00
Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự
tổn thương trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: gieo những hạt giống -mảnh đất văn hoá
- Hiệu quả nghệ thuật: làm câu văn mang tính gợi hình ảnh cụ thể, tạo sự
liên tưởng để cảnh báo hiện tượng xấu trong cuộc sống thật và thế giới ảo, đó là
sự sỉ nhục người khác.
3 Hành động click vào những loại tin lá cải để lại hậu quả: Là hành động 0,50
góp phần gieo những hạt giống của sự sỉ nhục, nỗi xấu hổ và tham dự vào “môn
thể thao đổ máu” làm tổn thương người khác.
4 Sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới 1,00
thực vì:
-Con người có thể ẩn danh, giấu mặt nên không có trách nhiệm với lời lẽ,
thái độ cùa mình.

39
-Sự sỉ nhục bị khuếch đại với số lượng, phạm vi lớn: “ở thế giới ảo, hàng
triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ”.
-Sự sỉ nhục có thể lưu lại mãi mãi, và mỗi lần có ai đó chạm tới, sự sỉ
nhục đó lại hiện lên, lại khiến người bị sỉ nhục tổn thương.
LÀM VĂN 7.0
1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về “cuộc cách 2,0
mạng văn hoá” cần có khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng” được gợi ra ở
phần Đọc hiểu
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,
phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
“cuộc cách mạng văn hoá” cần có khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác 1,5
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: “cuộc cách 0,25
mạng văn hoá” cần có khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng”.
- Các câu phát điển đoạn: 1,00
+Cuộc “cách mạng văn hoá” chính là thay đổi mạnh mẽ quan niệm, thái
độ khi tham gia vào thế giới ảo và hành động cần phải có, để chấm dứt “môn
thê thao đổ máu”, để ngừng gieo rắc sự sỉ nhục và xấu hổ.
+ Những việc làm cụ thể
++Không click vào những tin tức lá cải; không hùa theo số đông để sỉ
nhục, phỉ báng, vùi dập người khác.
++Cẩn trọng khi đưa tin và khi tiếp nhận thông tin trên thế giới ảo.
++Có trách nhiệm với lời lẽ, thái độ của mình lúc tham gia bàn luận -
ngay cà khi ẩn danh.
++Bàn luận một cách lịch sự và bao dung.
- Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp cho bản thân. 0,25
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2 Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mỵ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn 5,0
trích
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mỵ của nhà văn Tô Hoài trong
đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 3.50
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
40
chứng.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận 0,50
- Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mỵ của nhà văn Tô Hoài 2,50
trong đoạn trích :
+Đây là đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật khá phức tạp với
nhiều thay đổi. Có thể thấy tâm trạng nhân vật đã được miêu tả qua các sự việc:
++Mị trở dậy thổi lửa trong đêm (tâm trạng nhân vật không có gì đặc
biệt).
++ Mị vô tình nhìn sang A Phủ lúc ấy đang bị trói đứng ở cột.
++Mị liên hệ đến việc mình bị trói, người đàn bà ngày trước bị trói,...
++ Mị nhận thấy A Phủ bị chết là bất công, nhưng Mị cũng sợ bị cha con
Pá Tra trói thay vào đó nếu A Phủ trốn thoát.
++ Mị cắt dây trói cho A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ.
Các sự việc ấy gắn kết với nhau vì thái độ, sự cảm thông của Mị đối với
người cùng cảnh ngộ, nhận thức về sự bất công ngay trong ngôi nhà của thống
lí Pá Tra khiến Mị thắng được nỗi sợ hãi, dẫn đến hành động quyết liệt của Mị.
+Các chi tiết "đánh dấu" sự chuyển biến trong suy nghĩ, tình cảm của Mị
đã được tác giả sử dụng trong ngôn ngữ kể :
++Tạo nhịp điệu cho lời kể ("Lúc ấy đã khuya...", "Lúc ấy, trong nhà đã
tối bưng...”) tạo cảm giác về tình huống truyện căng thẳng, kịch tính.
0,5
++ Khắc hoạ hình ảnh ngọn lửa Mị thổi bùng lên trong đêm. Trong ánh
sáng đó, Mị nhìn thấy người bị trói đến chết, sắp chết ; Mị thấy lại hình ảnh của
người đàn bà ngày trước bị trói, thấy lại cảm giác của bản thân mình khi bị trói
đêm năm trước...
++ Miêu tả nhận thức trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật Mị qua hình ảnh
"đám than đã vạc hẳn lửa...", "trong nhà đã tối bưng", "Mị đứng lặng trong
bóng tối", "trời tối lắm",... Những chi tiết miêu tả bóng tối nhưng lại có tác
dụng thể hiện sự "sáng lên" trong nhận thức của nhân vật về con đường tự giải
thoát mình.
- Khẳng định mức độ thành công của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong
đoạn trích - đóng góp cho sự thành công của tác phẩm.
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

ĐỀ 11
Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc
biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một
người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary

41
du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại.
Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự
về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là
làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt.
Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh
sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ,
nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là
phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được
vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng
hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một
người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi …
thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những
lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán
được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê,
và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và
người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc
sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là
đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng
đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ
cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188)

Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều
thế hệ học trò”?
Câu 3: (1.0 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát
chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4:(1.0 điểm) Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá,
là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế
nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản:
“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2: (5.0 điểm)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
……..
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ….”
(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục,
năm 2008, trang 118)
42
Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét
về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng
nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang
118)
ĐÁP ÁN

ĐỀ 1

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1:(0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”:

– Nhiều thế hệ trước đã học hành xuất sắc, đỗ đạt cao, có nhiều cơ hội, thành đạt trong cuộc sống.

– Quan niệm đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm,
của làng, của huyện,…

Câu 3: (1.0 điểm) Học sinh cần giải thích ý nghĩa của câu nói: (1.0 điểm)

+ “trường thi chỉ là nơi ganh đua trong chốc lát”: các cuộc thi chỉ mang giá trị nhất thời, gắn với một thời
điểm, một nội dung học tập nào đó trong cả quãng đời rất dài của con người.

+ “đam mê tận cùng”: niềm yêu thích thật sự sâu sắc, mãnh liệt đối với một lĩnh vực nào đó.

+ Ý nghĩa chung: trường thi là nơi con người thể hiện khả năng của mình trong một thời điểm nhất định.
Nhưng một cuộc thi không phải là nơi con người có thể sống với tận cùng đam mê của mình, bộc lộ hết niềm
yêu thích và khả năng của mình, không nên coi thi cử là mục đích cuối cùng.

Câu 4:(1.0 điểm) Tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của
dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân và toàn xã hội:

– Tích cực:

+ Suy nghĩ này tạo nên động lực mạnh mẽ để mỗi cá nhân phấn đấu học hành, đỗ đạt.

+ Suy nghĩ này khiến xã hội càng coi trọng tri thức, quan tâm và sẵn sàng đầu tư cho việc học.

– Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh tư tưởng coi trọng bằng cấp, danh tiếng, chạy theo những giá trị hình thức, không coi trọng học
vấn đích thực.

+ Nảy sinh những hiện tượng tiêu cực: làm bằng giả, tìm mọi cách gian lận trong thi cử để đỗ đạt,…

+ Khi không thể đáp ứng sự kỳ vọng của gia đình về sự đỗ đạt, nhiều người trẻ tuổi đã tìm đến cái chết,…

Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

43
* Về hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn khoảng 200 chữ , diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi
chính tả, ngữ pháp,…

* Về nội dung:Học sinh  có thể tham khảo một số ý sau đây:

Giải thích: “đam mê khác biệt” là niềm đam mê riêng, độc đáo, không trùng lặp với người khác. Câu nói
khuyên những người trẻ tuổi cần phải tìm kiếm niềm đam mê riêng của bản thân mình.

Bình luận:“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt” vì:

+ Niềm đam mê đó sẽ mang lại cảm hứng cho cuộc sống, tạo nên động lực mạnh mẽ để chúng ta vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, biến ước mơ thành hiện thực.

+ Khi giữ được niềm đam mê khác biệt, con người sẽ tập trung toàn bộ trí lực, không ngừng sáng tạo, mở ra
những con đường mới mẻ, đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp.

+ Đam mê khác biệt sẽ giúp bạn khẳng định khả năng của mình, cống hiến cho cuộc đời, tạo nên dấu ấn riêng
và truyền cảm hứng cho mọi người.

Mở rộng vấn đề:

– Trong thực tế, nhiều người vẫn đang sống một cách phù phiếm, hời hợt, không biết mình đam mê điều gì,
hoặc có đam mê nhưng không đủ can đảm và kiên trì để theo đuổi.

– Tìm kiếm và sống với đam mê không phải là dễ dàng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải quyết tâm cao độ, tập trung
tất cả trí tuệ, công sức, dũng cảm vượt qua chính mình và thử thách của hoàn cảnh.

Bài học:

– Cần phải tìm kiếm cho mình một niềm đam mê thật ý nghĩa trong cuộc sống.

– Nếu đã tìm thấy phải có quyết tâm theo đổi điều mình đam mê.

Câu 2: (5.0 điểm)

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng và ý nghĩa của
đoạn trích.

Thân bài:

– Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: văn hóa, địa lý, lịch sử.

+ Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình dị, gần gũi với mỗi cá
nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những hình ảnh rất đời thường,…).

+ Ở phương diện địa lý, Đất Nước là không gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ cho đến tuổi trưởng
thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi lứa,… Rộng hơn, Đất Nước là không gian
bao la với núi, sông, rừng biển tươi đẹp, phong phú,…

44
+ Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những huyền thoại, truyền
thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt,…

*Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Hình tượng Đất
Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học
dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại,….

– Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm được tạo nên bởi hai yếu
tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.

+ Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ: Tình
yêu đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như lịch sử
dân tộc.

+ Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ: hình tượng Đất Nước
trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi con người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng
thành.

+ Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu sắc rằng Đất
Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần gũi, Đất Nước hiện diện trong cuộc
sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó, nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến
một cách tự nhiên.

ĐỀ 12
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu
Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu
thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti
Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không.
Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả
lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu
làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì 
sales không đồng ý cho tôi đi.”
    Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử
vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu
“Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc
đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi
cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi,
tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế,
tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là
biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
 Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.
Câu 2: Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.
45
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung
mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?
Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.
 Phần II : LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Lòng tự tin
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
( Trích Tây Tiến –Quang Dũng)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình


Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
( Trích Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)

ĐÁP ÁN

ĐỀ 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU


Câu 1: Nghị luận (0.5 điểm)
Câu 2: Bàn về lòng tự tin (0.75 điểm)
Câu 3: Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để
thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để
trở thành người hoàn thiện, sống có ích (0.75 điểm)
Câu 4: HS chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục (1.0 điểm)
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1: 2.0 điểm
1. Về kĩ năng
– HS biết triển khai vấn đề trong một đoạn văn ngắn, dung lượng khoảng 200 chữ
– Đảm bảo các bước nghị luận: giải thích vấn đề, bàn luận vấn đề, rút ra bài học nhận thức và hành động.
2. Về kiến thức
1 Giải thích vấn đề
– Tự tin: tin vào bản thân
2 Bàn luận vấn đề
– Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái thành công trong
cuộc sống
– Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không lấy làm hổ
thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện

46
– Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại
– Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân

3 Bài học nhận thức, hành động


– Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có
– Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống
Câu 2: 5.0 điểm
Về kĩ năng
– Đảm bảo bố cục văn bản, có kĩ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
– Trình bày sạch, ít sai sót về chính tả, dùng từ, câu
– Hành văn trôi chảy, mạch lạc, viết đúng hướng, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo
Về kiến thức
1 Giới thiệu về 2 tác giả, tác phẩm, 2 đoạn thơ.

2.Cảm nhận về 2 đoạn thơ:

2.1 Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến.

-Nội dung:

+Vẻ đẹp của sự hi sinh: bi thương nhưng không bi lụy

+Vẻ đẹp của lí tưởng: ra đi không tiếc tuổi thanh xuân, dâng hiến đời mình cho tổ quốc.

-Nghệ thuật:

+Bút pháp lãng mạn và sử thi .

+Giọng điệu vừa xót xa vừa hào hùng trang trọng, bi tráng.

+Sử dụng từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm.

2.2 Đoạn thơ trong phần trích Đất Nước

-Nội dung:

+Đất Nước trong cuộc sống mỗi người.

+Nhắn nhủ về trách nhiệm với quê hương, tổ quốc

-Nghệ thuật:

+Thể thơ tự do co duỗi linh hoạt.

+Đoạn thơ mang tính chính luận được diễn đạt bằng hình thức đối thoại.

+Hình thức viết hoa từ Đất Nước tăng sự tôn kính thiêng liêng.

2.3 So sánh

*Tương đồng:

47
-Tư tưởng cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng sống cao đẹp: hiến dâng tuổi trẻ cho non sông đất nước.

*Khác biệt:

-Tây Tiến ra đời trong kháng chiến chống Pháp; Phần trích Đất Nước hoàn thành trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ (chi phối cảm xúc và giá trị nội dung)

-Đoạn thơ TT được viết bằng thể thơ thất ngôn mang âm hưởng hào hùng, bi tráng; đoạn thơ trong phần trích
Đất Nước viết bằng thể tự do, giọng điệu tâm tình tha thiết.

2.4 Đánh giá:

48
ĐỀ 3
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công
nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những
giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần
thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian
rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự
thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam,
một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng
quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa
dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều
rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính
trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
                            (Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5 điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những
mối quan hệ được bền vững”?(0.75 điểm)
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen
tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần
nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực?
(0.75điểm)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ
hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?(1.0 điểm)
 Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự
trung thực trong thành công của mỗi người.
Câu 2: ( 5.0 điểm)
Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “ Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là
tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một
hạnh phúc đời thường”
Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
49
ĐÁP ÁN

ĐỀ 3

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”
– Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá…
– Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền
vững, lâu dài
Câu 3. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục
tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung
thực và chính trực
Vì:
– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,
vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành
công.
– Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự
trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng
đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình..
* Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công(đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh
phúc)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một
hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?
– Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí
(Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải :
+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình; sẽ không đạt được kết quả mình
mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống….
+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau….
+ Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ …. )

Phần II: Làm Văn


Câu 1 : (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự
trung thực trong thành công của mỗi người.
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giải thích vấn đề:
– Sự trung thực
– Vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người
50
2. Bàn luận:
– Quan niệm về “thành công”: Đạt được kết quả, mục đích như dự định trong công việc; Đạt được mong ước
trong cuộc sống; Hài lòng, hạnh phúc với những gì mình có được và có ước mơ tốt đẹp trong tương lai
– Sự trung thực là điều kiện đủ để có được thành công, là yếu tố quan trọng đưa con người đến thành công.
Bởi vì
+ Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền
vững, lâu dài. Điều này vô cùng quan trọng, giúp công việc thuận lợi, các mối quan hệ xã hội trở nên hài hòa.
+ Sống trung thực sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp con người luôn vui vẻ, thoải mái. Điều này lại
đem đến sự tỉnh táo, sáng suốt khi đưa ra những lựa chọn, những quyết định quan trọng trong cuộc sống,
trong công việc, góp phần tạo nên thành công.
(Có thể có dẫn chứng cụ thể)
3. Bài học nhận thức, hành động:
– Cần trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Câu 2: (5,0 điểm) Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “ Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là
tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời
thường”

Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

*Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu về nội dung:
Có thể trình bày theo định hướng sau:
1, Giới thiệu chung:
– Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
– Trích dẫn nhận định
2, Cảm nhận bài thơ Sóng để làm rõ nhận định

2.1 Giải thích ý kiến:

-Ý kiến khái quát về thơ và con người thơ của Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thowtheer hiện vr đẹp tâm
hoonfcuar nhà thơ: tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.

-Thơ XQ tiêu biểu cho tâm tư và tình cảm giới mình.

2.2 Chứng minh:

*Nội dung:

-Một tâm hồn rung động mãnh liệt, khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình
yêu.

-Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu say đắm trong sáng và thủy chung.

-Một tâm hồn hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách của thời gian.

-Một tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hòa nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.

*Nghệ thuật:
51
-Sử dụng thể thơ năm chữ, âm đệu bằng trắc phù hợp với nhịp sóng, nhịp lòng.

-Hình tượng Sóng thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng của người phụ nữ đang yêu.

2.3 Đánh Giá:

-Ý kiến chính xác về phong cách thơ XQ

-Ý kiến giúp bạn đọc sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.

ĐỀ 4
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá
khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi
giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền
cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới
“keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates —
từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại
như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống,
không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.
Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ,
còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì
cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách
nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của
cải cho con cái?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách
nhiệm” nghĩa là gì?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có người…
để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao?
Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của
Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự
kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc
đẩy xã hội.

52
 Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ
Việt Bắc (Tố Hữu).
ĐÁP ÁN

ĐỀ 4

Phần I: ĐỌC HIỂU


Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí;
Câu 2: Những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con cái vì họ
quan niệm rằng:
-Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm được tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ làm hại thêm
(lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạn xã hội…).
– Lao động là trách nhiệm của mỗi con người, không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để góp phần thúc đẩy
xã hội.
Câu 3: Cần nêu rõ:
-Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình: chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, sự trưởng thành
về trí tuệ và nhân cách… của chính mình.
-Năng lực để tự chịu trách nhiệm bao gồm: tri thức (hiểu biết về thế giới, kiến thức chuyên môn,…), khả năng
lao động, sáng tạo và đạo đức (lòng trung thực, nghị lực sống, quan niệm sống đúng đắn,…).
Câu 4: Học sinh tự lựa chọn câu trả lời, có phân tích, lí giải cụ thể, đúng hướng.
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill
Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu…
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa;
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: con người thì phải tự kiếm sống: con người khi bước vào đời phải biết sống tự lập. Không chỉ kiếm
sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho
bản thân và xã hội. Ý cả câu nói: Khuyên con người phải ý thức trách nhiệm của bản thân, lấy lao động làm
động lực để làm nên cuộc sống cá nhân và làm thay đổi xã hội.
+ Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa câu nói: Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết
định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Có tự kiếm sống, tự làm ra đồng tiền
bằng mồi hôi, nước mắt, con người mới quý trọng đồng tiền và khi còn đi học thì cố gắng hết mình. Học vì đó
là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Có tự kiếm sống, con người mới
nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm để bước tiếp. Như thế, con người sẽ có
được nhiễu kĩ năng sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lí nhiều tình huống trước cuộc sống muôn màu, đa dạng và
phức tạp. Một khi đã tự kiếm sống, con người sẽ xây đắp hạnh phúc cho mình, đồng thời góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển, tiến bộ.
+ Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ thuộc vào người
khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…
– Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân phù hợp, chân thành.

Câu 2 : Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

I. Mở bài:
-Giới thiệu về vị trí của Tố Hữu trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam.
-Nêu vấn đề: Một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà.
53
Bài thơ Việt Bắc là một minh chứng tiêu biểu cho tính dân tộc của thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1/Giải thích khái niệm: tính dân tộc trong văn học là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẩm mĩ, chỉ mối
liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững
chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với
văn học của các dân tộc khác. Tính dân tộc thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
2/Phân tích tính dân tộc trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc:
a/ Về nội dung: Đoạn trích đã phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời
đại cách mạng; đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hoà nhập và tiếp nối với truyền thống tinh
thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đoạn trích nói đến nghĩa tình thuỷ chung của con người Việt Nam trong
kháng chiến. Đó cũng là một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp của
thiên nhiên và con người Việt Bắc, của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, của lịch sử cách
mạng Việt Nam một thời không thể nào quên.( Lấy những dẫn chứng trong bài để phân tích minh họa)
b/Về nghệ thuật:
-Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ trong
truyền thống tinh thần dân tộc. Đoạn trích sử dụng cách nói mình – ta và lối đối đáp của ca dao – dân ca, tạo
nên một giọng thơ ngọt ngào thương mến, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
-Nhà thơ sử dụng những từ ngữ và lối nói quen thuộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện
được những tư tưởng mới của thời đại. Sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ và giọng điệu cũng tạo nên hiệu
quả biểu đạt cao.
-Nhạc điệu thể hiện chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ
láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu,… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của các câu
thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn mà ở bề sâu của nó là điệu cảm xúc và tâm hồn dân tộc. Giai
điệu thơ ngọt ngào, sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó, thuỷ chung; sồi động, hào hùng khi thể hiện cuộc
chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc; tha thiết, thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu.
( Dẫn chứng trong bài thơ minh họa cho từng luận cứ)
3/Nhận xét, đánh giá:
– Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của đoạn trích cũng như bài thơ Việt Bắc trong thơ ca dân tộc: bài thơ vừa
đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam
trong chiến tranh.
– Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và tâm hồn dân
tộc tạo nên một nét phong cách đặc sắc và ấn tượng của thơ ông.
III. Kết bài:
-Tóm lại vấn đề đã bàn luận;
-Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của cá nhân về đoạn trích.

ĐỀ 5
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
54
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
                       …..
 Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
                       Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
                        …..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù
chẳng được trả công.
                        …..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.
( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)
 
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
    “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.  Lần thứ
hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
                   Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
                    “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn
bản ở phần Đọc hiểu:

55
                                         “Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”
Câu 2 (5,0 điểm):
            Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng
nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập 2) để
làm rõ nhận xét trên.
ĐÁP ÁN

ĐỀ 5

Phần I:ĐỌC – HIỂU


Câu 1 : 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.
( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)
Câu 2 : Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ
một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ mọi người song
phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng
mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
Câu 3 : Tác giả cho rằng:
” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải biết khẳng định
mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, hãnh tiến, không vì vật chất, danh
lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn
xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm, đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản,
hạnh phúc.
Câu 4 : Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về
thông điệp ấy:
– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình.
– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và luôn giữ gìn đức độ,
nhân cách.
– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại.
Phần II: LÀM VĂN

Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn
bản ở phần Đọc – hiểu:
“Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”
56
*Về kĩ năng: Thí sinh biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ
ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
– Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con người. Đây là một lối
sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
– Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu muôn vẻ. Đó là sự cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những
người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức… Sống yêu
thương cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.
– Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương được nhận bình yên và
hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất nhiều.Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng
tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay.
Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm ung yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu
thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại!

Câu 2 :Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều phương diện của tác
phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy làm rõ nhận xét trên.

*Về kĩ năng: – Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
*Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một điều đặc biệt là hầu hết các
sáng tác nổi tiếng của ông đều gắn với mảnh đất Tây Nguyên. “Rừng xà nu” là truyện ngắn tiêu biểu được viết
trong những năm chống Mỹ ác liệt.
– Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi. Chất sử thi thể hiện ở nhiều phương diện của tác
phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.
1.Giải thích ý kiến:
– Tác phẩm văn học mang tính sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại có ý nghĩa sống còn của
đất nước, của dân tộc. Nhân vật trung tâm là người có số phận gắn bó với cộng đồng, kết tinh những phẩm
chất cao quí của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu, hy sinh. Cái riêng tư, đời thường nếu được
nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh những trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng.
– Tác phẩm có tính sử thi thường có một giọng điệu say mê, trang trọng, có ngôn ngữ đẹp một cách tráng lệ,
hào hùng.
2.Chứng minh:
– Về đề tài: Rừng xà nu đã tái hiện không khí của một thời cách mạng miền Nam, qua câu chuyện về cuộc nổi
dậy của làng Xô Man. Xung đột chính của câu chuyện là xung đột giữa dân làng và bọn Mỹ – Diệm. Xung đột ấy
được tích tụ, dồn nén và cuối cùng bùng nổ bằng cuộc nổi dậy cùng giáo mác tiêu diệt một tiểu đội lính giặc,
giải phóng buôn làng. Hình ảnh làng Xô-Man, con đường đi của người dânXô-Man có tính chất tiêu biểu cho
phong trào cách mạng miền Nam vào những năm cuối thập niên 50 và cả khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam mở
rộng chiến tranh vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
– Về hình thức kể chuyện: Rừng xà nu có lối kể độc đáo. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của
làng Xô Man được vị già làng là cụ Mết kể cho dân làng nghe trong một đêm Tnú về thăm làng. Sau bữa cơm
tối, dân làng tập trung lại nhà cụ Mết bên bếp lửa xà nu bập bùng, bên ngoài “lấm tấm một trận mưa đêm, rì
rào như gió nhẹ”. Trong cái không khí thật trang nghiêm, cụ Mết kể bằng cái giọng trầm trầm. Người kể như
57
muốn truyền lại cho con cháu những trang lịch sử hào hùng cuả cộng đồng. Cách kể này gần với cách kể khan –
sử thi anh hùng ca – của các bộ tộc ở Tây Nguyên.
– Về hình tượng nhân vật Tnú: Tnú được xây dựng như một đại biểu ưu tú của người dân Xô-Man
+ Tnú luôn được đặt trong quan hệ với cộng đồng, với cách mạng nhiều hơn là quan hệ đời tư. Cộng đồng Xô-
Man luôn dõi theo buớc đi của Tnú, hành động anh dũng của Tnú khiến cho cả làng đều cảm động, nguỡng
mộ, tự hào.
+ Nhân vật Tnú hiện lên qua hành động nhiều hơn là qua đời sống nội tâm và hầu như không có những băn
khoăn, trăn trở về số phận, về cái tôi của mình.
+ Con đường trưởng thành của Tnú rất tiêu biểu cho con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại
đấu tranh giải phóng. Từ nhỏ anh đã tham gia công tác cách mạng. Anh đã từng bị bắt, bị tra tấn và bị tù đày.
Vợ con anh bị giặc sát hại, hai bàn tay anh bị giặc đốt cháy bằng nhựa xà nu. Nhưng sự tàn bạo của kẻ thù
không khuất phục ý chí chiến đấu của Tnú. Vượt ngục trở về, Tnú làm theo lời dặn của anh Quyết, tổ chức trai
tráng trong làng chuẩn bị giáo mác để khởi nghĩa; làng Xô-Man được giải phóng, Tnú vẫn tiếp tục tham gia lực
lượng quân giải phóng để tiêu diệt hết những thằng Dục khác mà đem lại cuộc sống tự do cho núi rừng. Có thể
nói Tnú là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí
tưởng.
3.Đánh giá chung:
Cùng với chất sử thi là cảm hứng lãng mạn hòa quyện với nhau trong tác phẩm. Đó là sản phẩm tất yếu của
một nền văn học gắn bó số phận cuả nó với vận mệnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Nền
văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học như thế. Và tác phẩm “Rừng xà nu” là kết tinh xuất sắc
của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

58
ĐỀ 6 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)


Anh/ chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4.
“Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.”
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
1. Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”
59
4.Chủ đề đoạn trích là gì?
Anh/ chị hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8.
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc
dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom
vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và
súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng
khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ
dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa
bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện
ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh
động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn
lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên
cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
5. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

6. Nội dung chủ yếu của đoạn trích là gì ?

7. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó.

8. Tại sao ”Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ” đối với nhân vật Việt ?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

            Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên
sự cao quí cho nghề nghiệp.

           Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về  ý
kiến trên.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp đoạn văn sau:


Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần
đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú
lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những
nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như
một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được
giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái -
Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ
trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói
riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
60
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập
nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh
– Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng
sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây
Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014, tr.191 - 192)
ĐỀ 6

Phần Câu Nội dung Điểm

I 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm 0.25

2 Nội dung chính: Thể hiện cảm động  tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành 0,25
cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người
con đối với mẹ

3 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân 0,5
hóa (bí và bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ)

Tác dụng: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là
kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) =>
Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể
hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
4 Chủ đề: Cảm xúc của tác giả trước nỗi niềm lo âu, hoảng hốt khi nghĩ ngày 0,5
mẹ không còn mà mình chưa trưởng thành như lòng mẹ mong mỏi.

5 Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 0,25

6 Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Lần 0,25
thứ tư tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm
tìm về đơn vị.

7 Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn: Súng lớn và 0,5
súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi.

Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng
mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với
nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường,
đồng thời là sống dậy tinh thần đồng khởi của nhân dân miền Nam trong
những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị
lực phi thường của nhân vật Việt.

61
8 Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. 0,5

Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội( gợi cho Việt nhớ về anh Tánh, anh
Công,....) ; Việt muốn tiến về tiếng súng, tiến về tiếng súng còn là tiến về phía
sự sống.

Tiếng súng nghe vui lạ, nó thôi thúc Việt tiếp tục chiến đấu- chiến đấu là
niềm vui đối với Việt.

II 1 Viết một bài văn trình bày ý kiến về nhận định: Nghề nghiệp không làm nên 3,0
sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho
nghề nghiệp

a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết
luận được vấn đề.
0,25

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí 0,5
cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp

c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác 0,25
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và
hành động.

* Giải thích: Nghề nghiệp: là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của
mỗi người trong xã hội.

-Cao quý: có giá trị lớn về tinh thần, rất đáng trân trọng.

 Ý kiến khẳng định mọi nghề nghiệp trong xã hội đều quan trọng; giá trị
cao quý của nghề nghiệp là do con người quyết định chứ không phải do nghề
nghiệp.

* Bàn luận:

- Khẳng định ý kiến đúng: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con
người. 0,5
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người, sự cao quý
ấy phải do tự thân con người làm nên trong trong quá trình nghề nghiệp của
mình.

+ Trong xã hội không có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích
cho cộng đồng đều dược xã hội trọng vọng, tôn vinh.

- Chính con người làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp

62
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất dạo đức của người
lao động trong công việc.

+ Sự cao quý là do con người đem hết tài năng, sức lực ra để phục vụ mọi
0,5
người.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của bản thân

- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm với nghề để có thể tận tâm cống
hiến cho xã hội được nhiều nhất.

0,5

d, Sáng tạo: Có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề 0,25
nghị luận.

e, Đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 0,25

2 Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau trong bài tùy 4.0
bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết
luận được vấn đề. 0,25

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà 0,5
qua đoạn văn thấm đẫm cảm xúc lãng mạn với nhiều liên tưởng độc đáo,
phong phú, ngôn từ gợi cảm, gợi hình, giàu chất nhạc, chất thơ, chất họa.

c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác 0,25
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
0,25
- Người lái đò sông Đà là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập
Sông Đà. Hình ảnh con sông Đà với 2 đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình
được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút.

- Khi miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà, tác giả sử dụng những câu văn
mang nhịp điệu dồn dập, kính thích. Nhưng khi ca ngợi dòng sông Đà trữ tình
gợi cảm ông lại dùng những câu văn dài, êm ả, nghe như tiếng hát ngân nga.
Văn của Nguyễn Tuân luôn chứa hai thái cực như thế, tiêu biểu là đoạn văn
từ “Thuyền tôi trôi…..dòng trên” (trích dẫn.)

* Vẻ đẹp của đoạn văn được thể hiện ở các ý:

63
- Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà ở quãng trung lưu.

+ Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền tôi trôi…: câu văn mở
đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; kèm
điệp ý: “Thuyền tôi trôi… lặng tờ, Thuyền tôi trôi… không bóng người, Thuyền
tôi trôi… lững lờ” nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ. 0,75

+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi
đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương.

+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực
của dòng sông.

+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu
ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.

+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

- Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến cho độc giả
hình ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:

+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.

+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con
hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh
quẫy vọt. Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều
mang hơi thở vận động của cuộc sống nhiều chiều.

- Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe 0,5
nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương
đất nước:

+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà, lòng tác giả dậy lên cảm giác liên tưởng về
lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân: nhắc tới đời Lí đời Trần.

+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống
hiện đại.

+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất
nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình
nở chạy buồm vải,… 0,5

* Đánh giá về giá trị

- Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ;
thấy những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân.
64
- Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm
giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta

0,5

d, Sáng tạo: Có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề 0.25
nghị luận

e, Diễn đạt: Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu… 0.25

ĐỀ 7 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

65
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

(Trích Tây Tiến- Quang Dũng)

1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (0,25điểm)

2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những vẻ đẹp
con người và văn hóa Tây Bắc? (0,5điểm)

3. Câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp đó. (0.5 điểm)

4.Có sự tương giao nào trong hai hình ảnh: “hội đuốc hoa“ và “hoa đong đưa“.(0.25 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

  Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế
cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng
dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa
được… một tòa nhà 40 tầng.

  Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn
Đoòng không phải theo cách truyền thống – đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời
gian hàng triệu năm, nước bào mòn cát và hòa tan thành hang động vĩ đại. Với “siêu hang
động” Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. 

Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc – Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều
kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không
gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi
là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được
tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.  

66
(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)

Câu 5. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)

Câu 6. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,25 điểm)

Câu 7. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,25 điểm)

Câu 8. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7
dòng, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên
nhiên của đất nước. (0,75 điểm)

Phần II- Làm văn: (7 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng:
nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước
vẻ vang của dân tộc.

Câu 2 (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài kí “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về địa lí,
văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa”

Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong bài kí cùng tên của Hoàng
Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 7

ĐÁP ÁN

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Ý NỘI DUNG ĐIỂM

1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình
quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh chiều sương, sông nước Châu Mộc 0,25đ
thơ mộng.

2 Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những vẻ 0,5đ
đẹp con người và văn hoá miền núi Tây Bắc:

- Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc- văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây
Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, nhạc cụ lạ réo rắt : khèn, vũ điệu dân tộc: man điệu

67
và trong dáng điệu e ấp vừa e thẹn, vừa tình tứ gợi cảm.

3 - Câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật nhân hóa : Gợi vẻ đẹp hoang sơ, hiu 0.5đ
hắt của chiều sương Châu Mộc và không khí đượm buồn bởi những mất mát, hi sinh
của binh đoàn Tây Tiến trên những dặm đường hành quân.

4 -Sự tương giao: Là 2 kỉ niệm khó quên về vẻ đẹp của hoa; hội đuốc hoa là vẻ đẹp của
con người trong đêm liên hoan , hoa đong đưa là vẻ đẹp của thiên nhiên trong chiều 0.25đ
sương Châu Mộc.

5 Phong cách ngôn ngữ báo chí/ phong cách ngôn ngữ khoa học; hoặc phong cách ngôn 0.25đ
ngữ báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ khoa học .
6 Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ làm
choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số 0.25đ
tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”

7 Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh 0.25đ

8 HS có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được:

Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh
thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của
0.75đ
mình trong việc giữ gìn và huy những vẻ đẹp; đồng thời, phải có những hành động
thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước.

Phần II: Làm văn (8 điểm)

CÂU Ý NỘI DUNG

1 Suy nghĩ về hiện tượng học sinh không thích học môn Lịch sử... 3,0

1 Nêu hiện tượng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền
thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau
lòng. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ:

+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không
có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).

+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh
1,5
đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi
môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường.

+ Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể
cả những người được xem là học tốt, học giỏi.

+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được lấy tên đặt
cho các đường, các phố trong nhiều đô thị.

2 Nguyên nhân: 1,0

68
+ Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng, không hấp dẫn; một
số thầy, cô dạy không có phương pháp và thiếu nhiệt tình, không truyền được niềm đam
mê lịch sử cho học sinh.

+ Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý đến
hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc.

+ Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn quanh mình,
bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề sau này, quá ít đọc
các sách, các tài liệu về lịch sử.

3 Ứng xử, hành động của bản thân trước hiện trạng nêu trên:

- Phải nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của kiến thức lịch sử.

- Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng thú ở những câu 0,5
chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông.

- Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào dân tộc.

2 Có ý kiến cho rằng:“ Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng 5,0
sông?” là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về địa lí,
văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa”

Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong bài kí cùng tên của Hoàng Phủ
Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.

1 / Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm để làm sáng tỏ một nhận định. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài kí “ Ai đã đặt tên
cho dòng sông?”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý
cơ bản sau:

2 / Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trích trong bài kí cùng tên của
Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.

2.1 Giới thiệu tác giả và vấn đề cần nghị luận:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, 0,5
có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài kí
là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá
và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

2.2 Bài kí thể hiện vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá, lịch sử của nhà văn. 1,5
Với vốn kiến thức uyên bác, nhà văn đã tái hiện hình ảnh sông Hương mang vẻ đẹp

69
trên nhiều phương diện. Qua đó, thể hiện cái nhìn đa chiều và bút pháp tài hoa của
nhà văn.

* Vốn hiểu biết phong phú về địa lí nhà văn đã khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của sông
Hương trên hành trình về với Huế:

- Ở thượng nguồn: sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ với nhiều tiết tấu: dữ dội
“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn…” lúc “dịu dàng say đắm…hoa đỗ quyên rừng”.

+ Giữa lòng Trường Sơn:“hình ảnh của cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại”

+ Ra khỏi rừng già: “mang đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của vùng văn
hoá xứ sở”

- Khi qua đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế:

+ Vẻ đẹp của cô gái ngủ mơ màng rồi chuyển dòng liên tục, uốn mình theo những đường
cong thật mềm.

+ Chảy dưới những rừng thông u tịch với những lăng mộ, nó mềm như tấm lụa, sắc nước
biến ảo theo thời gian và mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, cổ thi.

- Khi vào thành phố Huế:

+ Sông Hương đẹp trong vóc dáng mền mại “ uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn
Hến…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”

+ Vẻ đẹp độc đáo, huyền áo lúc về đêm “ lập loè ánh lửa thuyền chài mà không một
thành phố hiện đại nào có được”.

+ Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, in bóng cầu Tràng Tiền xa trông
như “những vành trăng non”
0,5
- Khi chia tay Huế: mang vẻ đẹp của sự chung tình, chung thuỷ, vấn vương: “ôm lấy đảo
Cồn Hến lưu luyến ra đi”…Qua Vĩ Dạ , con sông đẹp mơ màng trong sương khói, ở góc thị
trấn Bao Vinh, sông Hương đẹp trong “nỗi vương vấn, có cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu”…

* Vốn hiểu biết phong phú về văn hoá xứ sở, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp của sông
Hương từ góc nhìn văn hóa: sông Hương còn hàm chứa trong bản thân nó nền văn hóa
phi vật chất.

- Sông Hương - dòng sông âm nhạc: là nơi sản sinh ra những điệu hò dân gian và toàn bộ
nền âm nhạc cổ điển Huế, là cảm hứng để Nguyễn Du viết nên khúc đàn của Kiều.

- Sông Hương – dòng sông của thi ca: Sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng trong thơ Tản 0,5
Đà, vẻ đẹp hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát, nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Huyện
Thanh Quan, sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu,...

* Vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương từ
góc nhìn lịch sử:

Sông Hương – dòng sông anh hùng với nhiều chiến công gắn liền với quá trình giữ nước

70
qua các thời kì lịch sử: cổ đại, trung đại, hiện đại (thời kì chống Pháp và chống Mỹ)

2.3 Bài kí thể hiện một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa

- Quan sát tinh tường, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú (miêu tả sông Hương từ góc
nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế như về với tình nhân của mình )

- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính hình tượng cao, ngôn từ gợi cảm, câu văn
giàu nhạc điệu: “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm
sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ…”

- Cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên
nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non”…
1.0
- Bút pháp kể, tả kết hợp nhuần nhuyễn tài tình ( Sông Hương nhìn trong mối quan
hệ với Huế), sông Hương được cảm nhận bằng con mắt của hội hoạ của cái nhìn
đắm say, của trái tim đa tình

- Một cái tôi uyên bác, tài hoa; người viết đã vận dụng những tri thức phong phú,
những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt (lịch sử, địa lý, thơ ca, âm nhạc, hội họa…)
để làm giàu cho giá trị nhận thức của tác phẩm; tác giả đã có một hồn thơ thật sự
trong văn xuôi để làm đẹp cho ngôn từ, để viết nên những câu văn rất hay (“chiếc
cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “sông Hương uốn một cánh
cung rất nhẹ… một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…)

2.4 Đánh giá chung: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phảm tiêu biểu cho thể loại 0,5
bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm đã thể hiện một cái tôi tài hoa, uyên bác,
say mê tìm kiếm cái đẹp, gắn bó với thiên nhiên với một tình yêu tha thiết dành cho quê
hương, xứ sở.

ĐỀ 8 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)


Đọc đoạn thơ trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;


71
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 23)

Câu 1. Đoạn thơ trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

“Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”(0,5 điểm)

Câu 3. Cho biết tác dụng của dấu “;” (dấu chấm phẩy) trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,25 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Nhà hàng Trung Quốc treo băng rôn “Chúc mừng Nhật Bản bị động đất”

Ngày 20.4.2016, nhiều tài khoản Twitter đã thể hiện sự phẫn nộ khi nhìn thấy tấm băng rôn
trước một nhà hàng được cho ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, với nội dung:
“Chúc mừng Nhật Bản bị động đất. Khách hàng tối nay được tặng một ly bia".

Thái độ của chủ nhà hàng này đi ngược tinh thần nhân đạo khi rất nhiều người dân Nhật
Bản đang oằn mình chống chọi với khó khăn sau 2 trận động đất liên tiếp hôm 14.4 và 16.6 tại
tỉnh Kumamoto, thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản.

Theo cập nhật của hãng tin Reuters, đến nay số người thiệt mạng sau 2 trận động đất trên
đã lên đến con số 48, trong đó, có 11 người chết do phải sống trong những nơi trú ẩn thiếu thốn
điều kiện sinh hoạt và hàng ngàn người khác bị thương, mất tích. Reuters cho biết thêm, ước
tính từ ngày 14.4 đến 19.4, đã có hơn 680 đợt dư chấn tác động lên vùng đảo Kyushu, trong đó
có đến 89 đợt có cường độ mạnh đủ để khiến các tòa nhà rung lắc.

72
Nhiều người dùng Twitter Nhật Bản đã chia sẻ lại hình ảnh phản cảm trên và bày tỏ nỗi
thất vọng lớn với nội dung của băng rôn ở nhà hàng trên trước nỗi đau của đất nước mình.

Một số người Trung Quốc cảm thấy xấu hổ thay cho việc làm của chủ nhà hàng trên khi so
sánh cách ứng xử của người Nhật Bản với Trung Quốc sau thảm họa động đất ở Tứ Xuyên xảy
ra hồi năm 2008. Vào thời điểm đó, người Nhật đã kêu gọi gây quỹ quyên góp, gọi cứu trợ cho
người Trung Quốc ở khắp nơi.

(07:25 PM - 22/04/2016 thanhnien.vn)

Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,25 điểm)

Câu 6. Văn bản trên chủ yếu sử dụng kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? (0,25 điểm)

Câu 7. Thái độ của người Nhật Bản và người Trung Quốc trước hiện tượng tấm băng rôn là gì?
(0,5 điểm)

Câu 8. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nội dung tấm băng rôn: “Chúc mừng Nhật Bản bị động đất.
Khách hàng tối nay được tặng một ly bia". Trả lời 5 đến 7 dòng. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)


Câu 1. (3,0 điểm)      

Trong truyện ngắn “Mùa lạc”, nhà văn Nguyễn Khải đã có một câu mang tính triết lí như
sau:

“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức
mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

Anh/ chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bình luận câu nói trên.

Câu 2. (4,0 điểm)

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

73
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118 )

Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: “Trong đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng
thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà
thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác”. Bằng kiến thức đã học từ đoạn
trích, em hãy làm sáng tỏ ý kiến nói trên.

ĐỀ 8 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Tác phẩm Vội vàng, Tác giả: Xuân Diệu

- Điểm 0,5: Nêu đúng 2 ý

- Điểm 0,25: Chỉ nêu đúng 1 ý

- Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (Thần Vui- thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc đời- một ngày mới được
sống và cảm nhận cuộc sống đó là ngày vui), so sánh (tháng giêng ngon như một cặp môi gần- tháng
giêng tràn trề sức sống, hấp dẫn, cuốn hút mãnh liệt như cặp môi gần nhau)

- Điểm 0,5: Trả lời đủ các ý trên.

- Điểm 0,25: Trả lời được ½ số ý.

- Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. Tác dụng của dấu “;”(dấu chấm phẩy): Liệt kê/ liên kết.

Câu 4. Nội dung:

Vẻ đẹp cuộc sống trần gian hiện lên sống động, tươi đẹp với nhiều màu sắc, ánh sáng, âm thanh,...
Đây chính là thiên đường ở mặt đất: Bộc lộ tình yêu thiên nhiên cuồng nhiệt, say sưa, đắm đuối,...

- Điểm 0,25: Nêu được 1 trong 2 ý trên.

- Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 5. Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng phong cách.

- Điểm 0,0 Trả lời sai sai hoặc không trả lời.

74
Câu 6. Câu phân loại theo mục đích nói: Câu trần thuật/ tường thuật (0,25 điểm)

- Điểm 0,25: Trả lời đúng câu trần thuật/ tường thuật.

- Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 7. Thái độ người Nhật Bản và người Trung Quốc:

- Người Nhật Bản đã chia sẻ lại hình ảnh phản cảm và bày tỏ nỗi thất vọng lớn với nội dung băng rôn ở
nhà hàng trên trước nỗi đau của đất nước mình (0,25 điểm).

- Người Trung Quốc: Một số người cảm thấy xấu hổ (0,25 điểm).

- Điểm 0,5: Nêu được 2 thái độ, có xác định ngữ liệu.

-Điểm 0,25 Nêu 1 thái độ và có xác định ngữ liệu .

- Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau, nhưng cần nêu bật được 2 ý:

- Thái độ sống hẹp hòi, ích kỉ, phản nhân văn của một bộ phận người Trung Quốc trên nỗi đau của
người dân Nhật Bản- nó cũng là thái độ kì thị chủng tộc, dân tộc chủ nghĩa cần lên án.

- Trong cuộc sống cần có tinh thần giúp đỡ, sẻ chia và lòng nhân ái, bao dung khi con người gặp hoạn
nạn.

-Điểm 0,5 :Trả lời đủ 2 ý.

-Điểm 0,25 : Trả lời 1 ý.

-Điểm 0,0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần 2. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp
lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức bài thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá
nhân.

75
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thể hiện rõ quan điểm, thái độ, đánh giá của mình về
vấn đề được bàn luận.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c)Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình
tự hợp lí, có sự liên kết chặtchẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết
kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động

-Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giải thích khái niệm (từ ngữ):

+ Con đường cùng (ngõ cụt bế tắc, tuyệt vọng), ranh giới (giới hạn thử thách), điều cốt yếu (điều chủ
yếu, quan trọng), sức mạnh (thể chất, tinh thần- trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin,…).

++ Ý nghĩa cả câu: Khuyên con người phát huy sức mạnh, trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin vượt qua
những thử thách, giới hạn trong cuộc đời để đạt mục đích.

* Bàn luận:

+ Ở đời này không có con đường cùng: Mọi sự khốn cùng, bế tắc không hoàn toàn do hoàn cảnh
khách quan mà chủ yếu do yếu tố chủ quan của con người. Người yếu đuối chỉ cần một vướng mắc
nhỏ đã lo sợ, buông xuôi, đầu hàng. Người mạnh mẽ thì sẽ tìm cách giải quyết khó khăn, vướng mắc,
xác định ranh giới để bước qua, tự thay đổi bản thân, buộc hoàn cảnh phải thay đổi để phục vụ cho
chính mình...

++ Điều cốt yếu là có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới khó khăn: Cuộc sống nhiều rủi ro,
đường đời nhiều cạm bẫy,… Con người có thể gặp những cản trở, thất bại, thậm chí bị dồn đến con
đường tuyệt lộ (đường cùng), nhưng khi có đủ sức mạnh, con người sẽ có điểm tựa, có cơ sở để vượt
qua ranh giới. Sức mạnh là điều kiện cần và đủ để bước qua ranh giới.

+++ Cũng có con người có đủ sức mạnh nhưng vẫn không vượt qua được ranh giới: Là do ước mơ, lí
tưởng hay mục đích quá tầm,…hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động.

++++ Câu nói thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò của sức mạnh ý chí, nghị lực và niềm tin.

* Bài học nhận thức và hành động:

76
+ Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin để tạo sức mạnh vượt qua ranh giới.

+ Nhận thức rõ vai trò của ý chí, nghị lực, niềm tin đối với thành công của mỗi người.

+ Mọi người cần học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân để có ý chí, nghị lực và bản lĩnh vượt qua mọi
khó khăn, thử thách.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa đầy đủ hoặc
liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng một vài yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào ở trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu
tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học

để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả

năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,

từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
77
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết

chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện

được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể

hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1

đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong đoạn thơ đầu tác giả Nguyễn Khoa

Điềm đã xây dựng một hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị bằng những hình thức nghệ thuật

đặc biệt nhất là sử dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai

theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai

các luậnđiểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí

lẽ và đưa dẫn chứng(2,0 điểm):

-Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng, chương Đất

Nước và phần trích đoạn.

* Giải thích ý kiến:

Ý kiến khẳng định đóng góp của tác giả đã thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị, gắn với đời
sống tâm hồn nhân dân, gắn với văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục dân gian. Cảm nhận độc
đáo đó in đậm dấu ấn riêng không lặp lại trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.

* Phân tích, bình luận ý kiến:

-Đoạn thơ thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị để đi vào lòng người.

+ Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trong chiều sâu văn hóa- lịch sử và trong cuộc sống đời thường của
mỗi con người rất gần gũi và quen thuộc.
78
++ Sự ra đời của Đất Nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, của phong tục ăn trầu,

của tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại

xâm kiên cường và bền bỉ, của văn hóa nhà ở và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo…

-Đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác:

+ Sử dụng nhuần nhị sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian (dùng những hình ảnh quen thuộc
của cổ tích, truyền thuyết, những thành ngữ gần gũi trong cuộc hằng ngày; những tình cảm gia đình
thân thương; những hình ảnh quen thuộc búi tóc, muối gừng, cái kèo cái cột, hạt gạo,…).

++ Kết hợp chất chính luận và trữ tình: Tình yêu Đất Nước biểu đạt giàu tính suy tư và sâu lắng; giọng
điệu tâm tình tha thiết, cảm xúc dồn nén kết hợp vốn sống, vốn văn hóa,...

* Đánh giá ý kiến:

++Đây là một ý kiến chính xác đã khái quát được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và thấy
được những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài Đất Nước rất gần gũi- Đất Nước của
Nhân dân, của ca dao thần thoại, của cuộc sống đời thường.

+++ Khẳng định mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường duy

nhất để khẳng định tên tuổi của mình, sức sống của tác phẩm.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm trình bày
chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 -1,25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh

và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;

có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ

riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
79
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ 9 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)


- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to
béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ
không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay
mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây
vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có
hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh
niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ
lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,
mình phải cầm giáo!…
Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ
có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể
chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về
chân lí đó.
Phần II. Làm văn (8 điểm)
Câu 4: (3 điểm) Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và
bản lĩnh.
Câu 5: (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

80
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89)
Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
ĐỀ 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI

Câu Ý Nội dung Điểm


1 2
1 Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong hoàn 0.5
cảnh: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên cho về thăm làng một
đêm. Đêm đó, tại nàh cụ Mết, cụ đã kể lại câu chuyện cuộc đời Tnú và
đoạn đời đau thương của làng Xô Man cho cả làng nghe.

2 Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được
vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích: khắc sâu bị kịch,
nỗi đau của T nú và cũng như của làng Xô Man, nhấn mạnh việc muốn 0,5
đấu tranh, bảo vệ những người yêu thương thì phải có vũ khí.
3 chân lí lịch sử:Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! 0.5

một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút ra từ
máu xương của những người thân yêu nhất. Đây cũng là quy luật tất
yếu, một bài học đúng với cách mạng Việt Nam không chỉ ở thời chống 0.5

4. Câu 4: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là
thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.
I. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.

81
II. Yêu cầu về nội dung:
1 Giới thiệu và giải thích vấn đề: 0,5

- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không
mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung
đột,…

- Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước
đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ
hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng
hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .

=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự
nhận thức cảu con người.
Phân tích, bình luận ý kiến: 1,5

2 - Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống. 0,5

- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất
được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.

- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ
được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. 0,5

- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng
nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang
trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng. 0,5
3 Bài học nhận thức và hành động: 1

- tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch 0,5
cảnh.

- sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch
cảnh với cả cộng đồng. 0,5
5 1. Về kỹ năng:

- Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận
để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ

- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong
sáng có cảm xúc.
2. Về kiến thức: 0,5

- Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

82
a. Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích.

b. Cảm nhận về đoạn thơ:

* Nội dung: 1.5

- Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật, sâu
sắc về hình tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực và lãng
mạn.

- Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại hình
(toát lên vẻ oai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn, mơ
mộng, khát khao yêu)qua cái nhìn lãng mạn của QD

- Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên đường và
họ đã phải đối diện với những khó khăn, hi sinh mất mát nhưng vẫn
luôn kiên cường, bền gan vững chí

- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên tầm khái
quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại

- Nghệ thuật:

Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh mới lạ, sử dụng từ Hán
Việt,…

c. Đánh giá:
1.5
- Đoạn thơ làm toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi
tráng của người lính Tây Tiến

- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái nhìn trọn
vẹn về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
0.5
- Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng và khẳng định sự đóng
góp của nhà thơ trong phong trào thơ ca cách mạng.

d. Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay:

- Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh.

- Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống
không xác định được mục tiêu, phương hướng, không có trách nhiệm
83
với bản thân, gia đình và xã hội,…

1.0

PHẦN ĐÁP ÁN

ĐỀ 1
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Phần I: Đọc hiểu: (3.0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc
biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một
người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary
du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại.
Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự
về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là
làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
84
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt.
Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh
sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ,
nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là
phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được
vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng
hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một
người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi …
thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những
lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán
được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê,
và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và
người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc
sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là
đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng
đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ
cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188)

Câu 1: (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều
thế hệ học trò”?
Câu 3: (1.0 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát
chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4:(1.0 điểm) Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá,
là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế
nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản:
“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2: (5.0 điểm)

85
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó… 
Đất là nơi anh đến trường 
Nước là nơi em tắm 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn 
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” 
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” 
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ….”
(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục,
năm 2008, trang 118)
Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét
về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng
nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang
118)

ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1:(0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

86
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế
hệ học trò”:
– Nhiều thế hệ trước đã học hành xuất sắc, đỗ đạt cao, có nhiều cơ hội, thành đạt trong cuộc
sống.
– Quan niệm đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của
dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Câu 3: (1.0 điểm) Học sinh cần giải thích ý nghĩa của câu nói: (1.0 điểm)
+ “trường thi chỉ là nơi ganh đua trong chốc lát”: các cuộc thi chỉ mang giá trị nhất thời, gắn
với một thời điểm, một nội dung học tập nào đó trong cả quãng đời rất dài của con người.
+ “đam mê tận cùng”: niềm yêu thích thật sự sâu sắc, mãnh liệt đối với một lĩnh vực nào đó.
+ Ý nghĩa chung: trường thi là nơi con người thể hiện khả năng của mình trong một thời điểm
nhất định. Nhưng một cuộc thi không phải là nơi con người có thể sống với tận cùng đam mê
của mình, bộc lộ hết niềm yêu thích và khả năng của mình, không nên coi thi cử là mục đích
cuối cùng.
Câu 4:(1.0 điểm) Tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của
nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân
và toàn xã hội:
– Tích cực:
+ Suy nghĩ này tạo nên động lực mạnh mẽ để mỗi cá nhân phấn đấu học hành, đỗ đạt.
+ Suy nghĩ này khiến xã hội càng coi trọng tri thức, quan tâm và sẵn sàng đầu tư cho việc học.
– Tiêu cực:
+ Làm nảy sinh tư tưởng coi trọng bằng cấp, danh tiếng, chạy theo những giá trị hình thức,
không coi trọng học vấn đích thực.
+ Nảy sinh những hiện tượng tiêu cực: làm bằng giả, tìm mọi cách gian lận trong thi cử để đỗ
đạt,…
+ Khi không thể đáp ứng sự kỳ vọng của gia đình về sự đỗ đạt, nhiều người trẻ tuổi đã tìm đến
cái chết,…
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
* Về hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn khoảng 200 chữ , diễn đạt mạch lạc, rõ ràng,
không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,…
* Về nội dung:Học sinh  có thể tham khảo một số ý sau đây:

87
Giải thích: “đam mê khác biệt” là niềm đam mê riêng, độc đáo, không trùng lặp với người
khác. Câu nói khuyên những người trẻ tuổi cần phải tìm kiếm niềm đam mê riêng của bản thân
mình.
Bình luận:“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt” vì:
+ Niềm đam mê đó sẽ mang lại cảm hứng cho cuộc sống, tạo nên động lực mạnh mẽ để chúng
ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, biến ước mơ thành hiện thực.
+ Khi giữ được niềm đam mê khác biệt, con người sẽ tập trung toàn bộ trí lực, không ngừng
sáng tạo, mở ra những con đường mới mẻ, đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp.
+ Đam mê khác biệt sẽ giúp bạn khẳng định khả năng của mình, cống hiến cho cuộc đời, tạo
nên dấu ấn riêng và truyền cảm hứng cho mọi người.
Mở rộng vấn đề:
– Trong thực tế, nhiều người vẫn đang sống một cách phù phiếm, hời hợt, không biết mình đam
mê điều gì, hoặc có đam mê nhưng không đủ can đảm và kiên trì để theo đuổi.
– Tìm kiếm và sống với đam mê không phải là dễ dàng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải quyết tâm cao
độ, tập trung tất cả trí tuệ, công sức, dũng cảm vượt qua chính mình và thử thách của hoàn cảnh.
Bài học:
– Cần phải tìm kiếm cho mình một niềm đam mê thật ý nghĩa trong cuộc sống.
– Nếu đã tìm thấy phải có quyết tâm theo đổi điều mình đam mê.
Câu 2: (5.0 điểm)
 
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát
vọng và ý nghĩa của đoạn trích.
Thân bài:
– Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: văn hóa,
địa lý, lịch sử.
+ Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình dị, gần
gũi với mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những hình ảnh rất
đời thường,…).
+ Ở phương diện địa lý, Đất Nước là không gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ cho
đến tuổi trưởng thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi lứa,…
Rộng hơn, Đất Nước là không gian bao la với núi, sông, rừng biển tươi đẹp, phong phú,…
+ Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những huyền
thoại, truyền thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt,…
88
*Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ
kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân,
Đất Nước của Ca dao thần thoại,….
– Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm được tạo
nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.
+ Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm hồn
nhà thơ: Tình yêu đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung cảnh
thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc.
+ Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ: hình
tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi con
người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành.
+ Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu
sắc rằng Đất Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần gũi, Đất
Nước hiện diện trong cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó, nhận thức về
trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến một cách tự nhiên.

ĐỀ 2
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu
Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu
thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti
Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không.
Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả
lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu
làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì 
sales không đồng ý cho tôi đi.”
    Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử
vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu
89
“Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc
đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi
cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi,
tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế,
tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là
biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
 Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.
Câu 2: Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung
mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?
Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.
 Phần II : LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Lòng tự tin
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
( Trích Tây Tiến –Quang Dũng)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình


Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
( Trích Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)

90
91
ĐÁP ÁN
ĐỀ 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Nghị luận (0.5 điểm)
Câu 2: Bàn về lòng tự tin (0.75 điểm)
Câu 3: Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ
phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ
có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích (0.75 điểm)
Câu 4: HS chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục
(1.0 điểm)
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1: 2.0 điểm
1. Về kĩ năng
– HS biết triển khai vấn đề trong một đoạn văn ngắn, dung lượng khoảng 200 chữ
– Đảm bảo các bước nghị luận: giải thích vấn đề, bàn luận vấn đề, rút ra bài học nhận thức và
hành động.
2. Về kiến thức
1 Giải thích vấn đề
– Tự tin: tin vào bản thân
2 Bàn luận vấn đề
– Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái
thành công trong cuộc sống
– Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không
lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành
người hoàn thiện
– Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại
– Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân
3 Bài học nhận thức, hành động
– Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có
– Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống
Câu 2: 5.0 điểm
Về kĩ năng
– Đảm bảo bố cục văn bản, có kĩ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
– Trình bày sạch, ít sai sót về chính tả, dùng từ, câu
– Hành văn trôi chảy, mạch lạc, viết đúng hướng, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo
Về kiến thức
1 Giới thiệu về 2 tác giả, tác phẩm, 2 đoạn thơ.
92
2.Cảm nhận về 2 đoạn thơ:
2.1 Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến.
-Nội dung:
+Vẻ đẹp của sự hi sinh: bi thương nhưng không bi lụy
+Vẻ đẹp của lí tưởng: ra đi không tiếc tuổi thanh xuân, dâng hiến đời mình cho tổ quốc.
-Nghệ thuật:
+Bút pháp lãng mạn và sử thi .
+Giọng điệu vừa xót xa vừa hào hùng trang trọng, bi tráng.
+Sử dụng từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm.
2.2 Đoạn thơ trong phần trích Đất Nước
-Nội dung:
+Đất Nước trong cuộc sống mỗi người.
+Nhắn nhủ về trách nhiệm với quê hương, tổ quốc
-Nghệ thuật:
+Thể thơ tự do co duỗi linh hoạt.
+Đoạn thơ mang tính chính luận được diễn đạt bằng hình thức đối thoại.
+Hình thức viết hoa từ Đất Nước tăng sự tôn kính thiêng liêng.
2.3 So sánh
*Tương đồng:
-Tư tưởng cả hai đoạn thơ đều là tư tưởng sống cao đẹp: hiến dâng tuổi trẻ cho non sông đất
nước.
*Khác biệt:
-Tây Tiến ra đời trong kháng chiến chống Pháp; Phần trích Đất Nước hoàn thành trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ (chi phối cảm xúc và giá trị nội dung)
-Đoạn thơ TT được viết bằng thể thơ thất ngôn mang âm hưởng hào hùng, bi tráng; đoạn thơ
trong phần trích Đất Nước viết bằng thể tự do, giọng điệu tâm tình tha thiết.
2.4 Đánh giá:

93
94
ĐỀ 3
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”- Ramsey Clark.
Trung thực- ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công
nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những
giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần
thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian
rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự
thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam,
một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng
quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa
dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều
rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính
trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
                            (Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”, www wattpad.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?(0.5 điểm)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những
mối quan hệ được bền vững”?(0.75 điểm)
Câu 3: Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen
tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần
nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực?
(0.75điểm)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ
hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?(1.0 điểm)
 Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)

95
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự
trung thực trong thành công của mỗi người.
Câu 2: ( 5.0 điểm)
Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “ Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là
tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một
hạnh phúc đời thường”
Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

ĐÁP ÁN
ĐỀ 3

Phần I: Đọc hiểu


Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững”
– Sự trung thực: là thật thà, ngay thẳng, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự
dối trá…
– Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan
hệ được bền vững, lâu dài
Câu 3. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo
đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực
Vì:
– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi
những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình
trên con đường tìm đến thành công.
– Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã
hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử
cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân
mình..
* Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công(đạt được ước mơ, sống thoải mái,
thanh thản, hạnh phúc)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả: “không trung thực là một điều rất tệ
hại và để lại một hậu quả khôn lường” hay không? Vì sao?
– Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng và có lí giải hợp lí
(Có thể đưa ra ý kiến đồng tình và lí giải :
+ Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình; sẽ không đạt được kết
quả mình mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống….
+ Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả
96
về sau….
+ Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ …. )
Phần II: Làm Văn
Câu 1 : (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người.
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giải thích vấn đề:
– Sự trung thực
– Vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người
2. Bàn luận:
– Quan niệm về “thành công”: Đạt được kết quả, mục đích như dự định trong công việc; Đạt
được mong ước trong cuộc sống; Hài lòng, hạnh phúc với những gì mình có được và có ước mơ
tốt đẹp trong tương lai
– Sự trung thực là điều kiện đủ để có được thành công, là yếu tố quan trọng đưa con người đến
thành công. Bởi vì
+ Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan
hệ được bền vững, lâu dài. Điều này vô cùng quan trọng, giúp công việc thuận lợi, các mối quan
hệ xã hội trở nên hài hòa.
+ Sống trung thực sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp con người luôn vui vẻ, thoải
mái. Điều này lại đem đến sự tỉnh táo, sáng suốt khi đưa ra những lựa chọn, những quyết định
quan trọng trong cuộc sống, trong công việc, góp phần tạo nên thành công.
(Có thể có dẫn chứng cụ thể)
3. Bài học nhận thức, hành động:
– Cần trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Câu 2: (5,0 điểm) Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “ Thơ Xuân Quỳnh in đậm
vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong
khát vọng về một hạnh phúc đời thường”
Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
*Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu về nội dung:
Có thể trình bày theo định hướng sau:
1, Giới thiệu chung:
– Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
– Trích dẫn nhận định
2, Cảm nhận bài thơ Sóng để làm rõ nhận định
2.1 Giải thích ý kiến:

97
-Ý kiến khái quát về thơ và con người thơ của Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thowtheer hiện
vr đẹp tâm hoonfcuar nhà thơ: tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con
người.
-Thơ XQ tiêu biểu cho tâm tư và tình cảm giới mình.
2.2 Chứng minh:
*Nội dung:
-Một tâm hồn rung động mãnh liệt, khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội
nguồn của tình yêu.
-Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu say đắm trong sáng và thủy chung.
-Một tâm hồn hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách của thời gian.
-Một tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hòa nhập vào cái chung để dâng hiến trọn
vẹn.
*Nghệ thuật:
-Sử dụng thể thơ năm chữ, âm đệu bằng trắc phù hợp với nhịp sóng, nhịp lòng.
-Hình tượng Sóng thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng của người phụ
nữ đang yêu.
2.3 Đánh Giá:
-Ý kiến chính xác về phong cách thơ XQ
-Ý kiến giúp bạn đọc sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.

98
ĐỀ 4
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá
khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi
giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền
cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới
“keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates —
từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại
như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống,
không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.
Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ,
còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì
cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách
nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

99
Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của
cải cho con cái?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách
nhiệm” nghĩa là gì?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có người…
để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao?
Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của
Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự
kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc
đẩy xã hội.
 Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ
Việt Bắc (Tố Hữu).
ĐÁP ÁN
ĐỀ 4
Phần I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí;
Câu 2: Những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải
cho con cái vì họ quan niệm rằng:
-Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm được tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ
làm hại thêm (lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạn xã hội…).
– Lao động là trách nhiệm của mỗi con người, không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để góp
phần thúc đẩy xã hội.
Câu 3: Cần nêu rõ:
-Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình: chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, sự
trưởng thành về trí tuệ và nhân cách… của chính mình.
-Năng lực để tự chịu trách nhiệm bao gồm: tri thức (hiểu biết về thế giới, kiến thức chuyên
môn,…), khả năng lao động, sáng tạo và đạo đức (lòng trung thực, nghị lực sống, quan niệm
sống đúng đắn,…).
Câu 4: Học sinh tự lựa chọn câu trả lời, có phân tích, lí giải cụ thể, đúng hướng.
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu…
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý
nghĩa;
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: con người thì phải tự kiếm sống: con người khi bước vào đời phải biết sống tự lập.
Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội:
100
Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Ý cả câu nói: Khuyên con người phải ý thức
trách nhiệm của bản thân, lấy lao động làm động lực để làm nên cuộc sống cá nhân và làm thay
đổi xã hội.
+ Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa câu nói: Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong
việc tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Có tự
kiếm sống, tự làm ra đồng tiền bằng mồi hôi, nước mắt, con người mới quý trọng đồng tiền và
khi còn đi học thì cố gắng hết mình. Học vì đó là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải
miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Có tự kiếm sống, con người mới nếm trải những khó khăn thử
thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm để bước tiếp. Như thế, con người sẽ có được nhiễu kĩ năng
sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lí nhiều tình huống trước cuộc sống muôn màu, đa dạng và phức
tạp. Một khi đã tự kiếm sống, con người sẽ xây đắp hạnh phúc cho mình, đồng thời góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
+ Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ
thuộc vào người khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…
– Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân phù hợp, chân thành.
Câu 2 : Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Tố
Hữu).
I. Mở bài:
-Giới thiệu về vị trí của Tố Hữu trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam.
-Nêu vấn đề: Một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân
tộc đậm đà. Bài thơ Việt Bắc là một minh chứng tiêu biểu cho tính dân tộc của thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1/Giải thích khái niệm: tính dân tộc trong văn học là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẩm
mĩ, chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm
độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá
trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác. Tính dân tộc thể hiện ở cả
hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2/Phân tích tính dân tộc trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc:
a/ Về nội dung: Đoạn trích đã phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt
Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hoà nhập và tiếp
nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đoạn trích nói đến nghĩa tình thuỷ
chung của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đó cũng là một trong những truyền thống
cao đẹp của dân tộc ta. Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, của
cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, của lịch sử cách mạng Việt Nam một
thời không thể nào quên.( Lấy những dẫn chứng trong bài để phân tích minh họa)
b/Về nghệ thuật:
-Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng
có gốc rễ trong truyền thống tinh thần dân tộc. Đoạn trích sử dụng cách nói mình – ta và lối đối
đáp của ca dao – dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mến, qua đó thể hiện những
vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
-Nhà thơ sử dụng những từ ngữ và lối nói quen thuộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng
lại biểu hiện được những tư tưởng mới của thời đại. Sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ và
giọng điệu cũng tạo nên hiệu quả biểu đạt cao.
-Nhạc điệu thể hiện chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu có biệt tài trong việc
101
sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu,… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc
điệu phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn mà ở bề sâu của nó là
điệu cảm xúc và tâm hồn dân tộc. Giai điệu thơ ngọt ngào, sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó,
thuỷ chung; sồi động, hào hùng khi thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc;
tha thiết, thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu.( Dẫn chứng trong bài thơ minh họa
cho từng luận cứ)
3/Nhận xét, đánh giá:
– Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của đoạn trích cũng như bài thơ Việt Bắc trong thơ ca dân tộc:
bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của
con người Việt Nam trong chiến tranh.
– Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu
và tâm hồn dân tộc tạo nên một nét phong cách đặc sắc và ấn tượng của thơ ông.
III. Kết bài:
-Tóm lại vấn đề đã bàn luận;
-Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của cá nhân về đoạn trích.

102
ĐỀ 5
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
 
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
                       …..
 Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
                       Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
                        …..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù
chẳng được trả công.
                        …..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.
( Theo Bùi Nguyễn Trường Kiên)

103
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
    “Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.  Lần thứ
hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
                   Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
                    “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn
bản ở phần Đọc hiểu:
                                         “Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”
Câu 2 (5,0 điểm):
            Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng
nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập 2) để
làm rõ nhận xét trên
ĐÁP ÁN
Phần I:ĐỌC – HIỂU
Câu 1 : 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.
( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)
Câu 2 : Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai
hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ
mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học cách giúp
đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
Câu 3 : Tác giả cho rằng:
104
” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải biết
khẳng định mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, hãnh
tiến, không vì vật chất, danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần thiết là
“tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm, đánh giá về
chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.
Câu 4 : Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía
của bản thân về thông điệp ấy:
– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị
tốt đẹp.
– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình.
– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và luôn giữ
gìn đức độ, nhân cách.
– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại.
Phần II: LÀM VĂN
Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2
câu thơ trong văn bản ở phần Đọc – hiểu:
“Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.”
*Về kĩ năng: Thí sinh biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh.
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu
sau:
– Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con người.
Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
– Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu muôn vẻ. Đó là sự cảm thông, quan tâm,
giúp đỡ những người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm
chất đạo đức… Sống yêu thương cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.
– Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương được
nhận bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất nhiều.Cuộc sống
không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ,
vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay.
Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm ung yêu thương, mang tình yêu đến với mọi
người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại!
Câu 2 :Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều
phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng
nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy làm rõ nhận xét trên.

105
*Về kĩ năng: – Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập
luận.
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu
sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một điều đặc biệt
là hầu hết các sáng tác nổi tiếng của ông đều gắn với mảnh đất Tây Nguyên. “Rừng xà nu” là
truyện ngắn tiêu biểu được viết trong những năm chống Mỹ ác liệt.
– Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi. Chất sử thi thể hiện ở nhiều phương
diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật
Tnú.
1.Giải thích ý kiến:
– Tác phẩm văn học mang tính sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại có ý nghĩa
sống còn của đất nước, của dân tộc. Nhân vật trung tâm là người có số phận gắn bó với cộng
đồng, kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu, hy
sinh. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh những trách
nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng.
– Tác phẩm có tính sử thi thường có một giọng điệu say mê, trang trọng, có ngôn ngữ đẹp một
cách tráng lệ, hào hùng.
2.Chứng minh:
– Về đề tài: Rừng xà nu đã tái hiện không khí của một thời cách mạng miền Nam, qua câu
chuyện về cuộc nổi dậy của làng Xô Man. Xung đột chính của câu chuyện là xung đột giữa dân
làng và bọn Mỹ – Diệm. Xung đột ấy được tích tụ, dồn nén và cuối cùng bùng nổ bằng cuộc nổi
dậy cùng giáo mác tiêu diệt một tiểu đội lính giặc, giải phóng buôn làng. Hình ảnh làng Xô-
Man, con đường đi của người dânXô-Man có tính chất tiêu biểu cho phong trào cách mạng
miền Nam vào những năm cuối thập niên 50 và cả khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam mở rộng chiến
tranh vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
– Về hình thức kể chuyện: Rừng xà nu có lối kể độc đáo. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú và
cuộc nổi dậy của làng Xô Man được vị già làng là cụ Mết kể cho dân làng nghe trong một đêm
Tnú về thăm làng. Sau bữa cơm tối, dân làng tập trung lại nhà cụ Mết bên bếp lửa xà nu bập
bùng, bên ngoài “lấm tấm một trận mưa đêm, rì rào như gió nhẹ”. Trong cái không khí thật
trang nghiêm, cụ Mết kể bằng cái giọng trầm trầm. Người kể như muốn truyền lại cho con cháu
những trang lịch sử hào hùng cuả cộng đồng. Cách kể này gần với cách kể khan – sử thi anh
hùng ca – của các bộ tộc ở Tây Nguyên.
– Về hình tượng nhân vật Tnú: Tnú được xây dựng như một đại biểu ưu tú của người dân Xô-
Man
+ Tnú luôn được đặt trong quan hệ với cộng đồng, với cách mạng nhiều hơn là quan hệ đời tư.
Cộng đồng Xô-Man luôn dõi theo buớc đi của Tnú, hành động anh dũng của Tnú khiến cho cả
làng đều cảm động, nguỡng mộ, tự hào.
+ Nhân vật Tnú hiện lên qua hành động nhiều hơn là qua đời sống nội tâm và hầu như không có
những băn khoăn, trăn trở về số phận, về cái tôi của mình.
+ Con đường trưởng thành của Tnú rất tiêu biểu cho con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên
trong thời đại đấu tranh giải phóng. Từ nhỏ anh đã tham gia công tác cách mạng. Anh đã từng
106
bị bắt, bị tra tấn và bị tù đày. Vợ con anh bị giặc sát hại, hai bàn tay anh bị giặc đốt cháy bằng
nhựa xà nu. Nhưng sự tàn bạo của kẻ thù không khuất phục ý chí chiến đấu của Tnú. Vượt ngục
trở về, Tnú làm theo lời dặn của anh Quyết, tổ chức trai tráng trong làng chuẩn bị giáo mác để
khởi nghĩa; làng Xô-Man được giải phóng, Tnú vẫn tiếp tục tham gia lực lượng quân giải phóng
để tiêu diệt hết những thằng Dục khác mà đem lại cuộc sống tự do cho núi rừng. Có thể nói Tnú
là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí
tưởng.
3.Đánh giá chung:
Cùng với chất sử thi là cảm hứng lãng mạn hòa quyện với nhau trong tác phẩm. Đó là sản phẩm
tất yếu của một nền văn học gắn bó số phận cuả nó với vận mệnh của dân tộc trong cuộc chiến
đấu bảo vệ đất nước. Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học như thế. Và
tác phẩm “Rừng xà nu” là kết tinh xuất sắc của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
ĐỀ SỐ 06 THI THỬ QUỐC GIA THPT

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Pablo là một nhạc công chơi violon điêu luyện, ở quê nhà, ai cũng biết tới anh vì Pablo
được mời tới chơi ở hầu hết các sự kiện trong vùng. Pablo cũng muốn được vào học một trường
đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp của mình, vì thế nên khi biết Học viện
âm nhạc Paris nổi tiếng tuyển sinh, Pablo đã ghi danh thi và ngày đêm luyện tập mong sẽ thi
đỗ.

Trong buổi thi tuyển, mặc dù Pablo đã cố gắng hết sức thể hiện tài năng của mình với
những cảm xúc rất thật nhưng anh vẫn không được trong danh sách trúng tuyển. Thất vọng và
buồn bã, Pablo đi lang thang giữa Paris hoa lệ và đến một quảng trường rộng, Pablo đứng kéo
cây vĩ cầm thể hiện những bản nhạc kinh điển với tâm trạng buồn. Anh quên mất xung quanh,
chìm đắm vào những bản nhạc, hết bản này nối tiếp bản khác. Khi dừng lại thì quanh anh là
một đám đông đứng nghe và họ vỗ tay rào rào đề nghị anh chơi tiếp, hộp đàn của anh đầy các
đồng xu do những người nghe đặt vào.

Pablo nâng đàn lên chuẩn bị chơi tiếp theo yêu cầu của khán giả thì một người khách
chen vào và ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với vẻ rất ngạo mạn. Pablo liền cúi
xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ, rồi bảo: “Thưa ông, tiền
của ông bị rơi này”. Người đàn ông cầm mấy đồng xu và lại ném xuống, nói: “Tiền của anh
đấy, nhận lấy đi”.

Pablo cúi đầu và nói: “Xin cảm ơn tấm lòng của ông, vừa rồi tiền của ông rơi, tôi đã
nhặt giúp ông lên, bây giờ tiền của tôi rơi, xin phiền ông cũng nhặt giúp nó lên cho tôi”. Khán

107
giả đứng xung quanh xì xào nhận xét, người đàn ông thoáng mỉm cười, cúi xuống nhặt những
đồng xu để vào hộp đàn rồi bỏ đi.

Người đàn ông ấy là một trong những vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã bất
ngờ đi qua quảng trường, nghe Pablo chơi đàn và quyết định thử anh. Ông nói: “Một người
nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”. Và ông đã quyết định thêm Pablo vào
danh sách học viên mới. Đúng như ông suy nghĩ, Pablo sau này đã trở thành một nghệ sỹ đàn vĩ
cầm nổi tiếng về tài danh và nhân đức.

(Theo An ninh Thủ đô)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu
ấy và đưa lại cho người khán giả nọ?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm
Pablo vào danh sách học viên mới?

Câu 4. Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp gì đối với anh/chị?

II:LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói“Một
người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”được rút ra trong văn bản ở phần
Đọc hiểu.

      Câu 2(5,0 điểm): Phân tích tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã thể hiện trong đoạn
trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

C Nội dung Đ

I 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm 0.25

2 Nội dung chính: Thể hiện cảm động  tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho 0,25
con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với
mẹ

3 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa (bí 0,5
và bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ)

Tác dụng: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là kết
quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh
sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu
và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
108
4 Chủ đề: Cảm xúc của tác giả trước nỗi niềm lo âu, hoảng hốt khi nghĩ ngày mẹ 0,5
không còn mà mình chưa trưởng thành như lòng mẹ mong mỏi.

5 Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 0,25

6 Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Lần thứ tư 0,25
tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
7 Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn: Súng lớn và súng nhỏ 0,5
quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng
khởi.
Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ,
tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt
khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dậy
tinh thần đồng khởi của nhân dân miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó,
ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.
8 Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. 0,5

Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội( gợi cho Việt nhớ về anh Tánh, anh
Công,....) ; Việt muốn tiến về tiếng súng, tiến về tiếng súng còn là tiến về phía sự
sống.

Tiếng súng nghe vui lạ, nó thôi thúc Việt tiếp tục chiến đấu- chiến đấu là niềm vui
đối với Việt.

II 1 Viết một bài văn trình bày ý kiến về nhận định: Nghề nghiệp không làm nên sự 3,0
cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề
nghiệp
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn
đề.
0,25

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho 0,5
con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp

109
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập 0,25
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành
động.

* Giải thích: Nghề nghiệp: là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của
mỗi người trong xã hội.

-Cao quý: có giá trị lớn về tinh thần, rất đáng trân trọng.

 Ý kiến khẳng định mọi nghề nghiệp trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao
quý của nghề nghiệp là do con người quyết định chứ không phải do nghề nghiệp.

* Bàn luận:

- Khẳng định ý kiến đúng: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người.

+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người, sự cao quý ấy
0,5
phải do tự thân con người làm nên trong trong quá trình nghề nghiệp của mình.

+ Trong xã hội không có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho
cộng đồng đều dược xã hội trọng vọng, tôn vinh.

- Chính con người làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp 0,5
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất dạo đức của người lao
động trong công việc.

+ Sự cao quý là do con người đem hết tài năng, sức lực ra để phục vụ mọi người.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của bản thân
0,5
- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm với nghề để có thể tận tâm cống hiến
cho xã hội được nhiều nhất

d, Sáng tạo: Có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị 0,25
luận.

e, Đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 0,25

2 Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau trong bài tùy bút 4.0
Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn
đề. 0,25
110
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà qua 0,5
đoạn văn thấm đẫm cảm xúc lãng mạn với nhiều liên tưởng độc đáo, phong phú,
ngôn từ gợi cảm, gợi hình, giàu chất nhạc, chất thơ, chất họa.
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập 0,25
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
0,25
- Người lái đò sông Đà là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập
Sông Đà. Hình ảnh con sông Đà với 2 đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình
được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút.

- Khi miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà, tác giả sử dụng những câu văn
mang nhịp điệu dồn dập, kính thích. Nhưng khi ca ngợi dòng sông Đà trữ tình gợi
cảm ông lại dùng những câu văn dài, êm ả, nghe như tiếng hát ngân nga. Văn của
Nguyễn Tuân luôn chứa hai thái cực như thế, tiêu biểu là đoạn văn từ “Thuyền
tôi trôi…..dòng trên” (trích dẫn.)

* Vẻ đẹp của đoạn văn được thể hiện ở các ý:

- Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà ở quãng trung lưu.

+ Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền tôi trôi…: câu văn mở
đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; kèm điệp ý:
“Thuyền tôi trôi… lặng tờ, Thuyền tôi trôi… không bóng người, Thuyền tôi trôi… 0,75
lững lờ” nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.

+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi
đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương.

+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của dòng
sông.

+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ
ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.

+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

- Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến cho độc giả hình
ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:

+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.

+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con
hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt.
111
Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều mang hơi thở vận
động của cuộc sống nhiều chiều.
0,5
- Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp
sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương đất nước:

+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà, lòng tác giả dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch
sử, về tình cảm đối với cố nhân: nhắc tới đời Lí đời Trần.

+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện
đại.

+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất nước:
Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình nở chạy
buồm vải,… 0,5
* Đánh giá về giá trị

- Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy
những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân.

- Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm giàu
có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta

0,5

d, Sáng tạo: Có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề nghị 0.25
luận
e, Diễn đạt: Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu… 0.25

ĐỀ SỐ 07 THI THỬ QUỐC GIA THPT


112
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi
của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và
đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện,
cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ
mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó.
Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô
bé đã viết:

“Con yêu cha.”

(Theo Qùa Tặng Cuộc Sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu cô bé có tâm trạng gì qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay
con sẽ mọc lại?”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm?

Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông
điệp gì?

Phần II : Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự giận dữ của
con người được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp “ vàng mười đã qua thử lửa”của hình tượng ông đò trong tuỳ bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.

ĐÁP ÁN

113
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Ý NỘI DUNG Đ

1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về
tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh chiều sương, sông nước 0,25
Châu Mộc thơ mộng. đ

2 Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện
những vẻ đẹp con người và văn hoá miền núi Tây Bắc:

- Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc- văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô 0,5đ
gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, nhạc cụ lạ réo rắt : khèn, vũ điệu
dân tộc: man điệu và trong dáng điệu e ấp vừa e thẹn, vừa tình tứ gợi cảm.

3 - Câu thơ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật nhân hóa : Gợi vẻ đẹp hoang 0.5đ
sơ, hiu hắt của chiều sương Châu Mộc và không khí đượm buồn bởi những
mất mát, hi sinh của binh đoàn Tây Tiến trên những dặm đường hành quân.

4 -Sự tương giao: Là 2 kỉ niệm khó quên về vẻ đẹp của hoa; hội đuốc hoa là vẻ
0.25
đẹp của con người trong đêm liên hoan , hoa đong đưa là vẻ đẹp của thiên
đ
nhiên trong chiều sương Châu Mộc.

5 Phong cách ngôn ngữ báo chí/ phong cách ngôn ngữ khoa học; hoặc phong 0.25
cách ngôn ngữ báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ khoa học . đ

6 Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ
0.25
làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng
đ
đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”

7 Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh 0.25

8 HS có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được:

Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những
danh thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về
0.75
trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và huy những vẻ đẹp; đồng thời, phải
đ
có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên
nhiên của đất nước.

Phần II: Làm văn (8 điểm)


114
C Ý NỘI DUNG

1 Suy nghĩ về hiện tượng học sinh không thích học môn Lịch sử... 3,0

1 Nêu hiện tượng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết
về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là
một thực tế đau lòng. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không
suy nghĩ:

+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn
này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).

+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn;
1,5
ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng
năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại
học) thấp một cách bất thường.

+ Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên
truyền hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi.

+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được
lấy tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị.

2 Nguyên nhân:

+ Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng, không hấp
dẫn; một số thầy, cô dạy không có phương pháp và thiếu nhiệt tình, không
truyền được niềm đam mê lịch sử cho học sinh.

+ Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc 1,0
chưa lưu ý đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của
Trung Quốc.

+ Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí hấp dẫn
quanh mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn
nghề sau này, quá ít đọc các sách, các tài liệu về lịch sử.

3 Ứng xử, hành động của bản thân trước hiện trạng nêu trên: 0,5

- Phải nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của kiến thức lịch sử.

- Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng thú
ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông.

115
- Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào dân tộc.

2 Có ý kiến cho rằng:“ Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài kí “Ai đã đặt 5,0
tên cho dòng sông?” là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu
biết phong phú về địa lí, văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã,
hướng nội, tinh tế và tài hoa”

Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong bài kí cùng tên của
Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.

1 / Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm để làm sáng tỏ một nhận định.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài kí “ Ai
đã đặt tên cho dòng sông?”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng
cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

2 / Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trích trong bài kí
cùng tên của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.

2.1 Giới thiệu tác giả và vấn đề cần nghị luận:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết
với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. 0,5

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách
cùng tên. Bài kí là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết
phong phú về địa lí, văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng
nội, tinh tế và tài hoa.

2.2 Bài kí thể hiện vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá, 1,5
lịch sử của nhà văn. Với vốn kiến thức uyên bác, nhà văn đã tái
hiện hình ảnh sông Hương mang vẻ đẹp trên nhiều phương diện.
Qua đó, thể hiện cái nhìn đa chiều và bút pháp tài hoa của nhà
văn.

* Vốn hiểu biết phong phú về địa lí nhà văn đã khám phá vẻ đẹp thiên
nhiên của sông Hương trên hành trình về với Huế:

- Ở thượng nguồn: sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ với nhiều

116
tiết tấu: dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn…” lúc “dịu dàng
say đắm…hoa đỗ quyên rừng”.

+ Giữa lòng Trường Sơn:“hình ảnh của cô gái Di-gan phóng khoáng, man
dại”

+ Ra khỏi rừng già: “mang đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa
của vùng văn hoá xứ sở”

- Khi qua đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế:

+ Vẻ đẹp của cô gái ngủ mơ màng rồi chuyển dòng liên tục, uốn mình theo
những đường cong thật mềm.

+ Chảy dưới những rừng thông u tịch với những lăng mộ, nó mềm như tấm
lụa, sắc nước biến ảo theo thời gian và mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, cổ
thi.

- Khi vào thành phố Huế:

+ Sông Hương đẹp trong vóc dáng mền mại “ uốn một cánh cung rất nhẹ sang
đến Cồn Hến…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”

+ Vẻ đẹp độc đáo, huyền áo lúc về đêm “ lập loè ánh lửa thuyền chài mà
không một thành phố hiện đại nào có được”. 0,5

+ Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, in bóng cầu Tràng
Tiền xa trông như “những vành trăng non”

- Khi chia tay Huế: mang vẻ đẹp của sự chung tình, chung thuỷ, vấn vương:
“ôm lấy đảo Cồn Hến lưu luyến ra đi”…Qua Vĩ Dạ , con sông đẹp mơ màng
trong sương khói, ở góc thị trấn Bao Vinh, sông Hương đẹp trong “nỗi vương
vấn, có cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”…

* Vốn hiểu biết phong phú về văn hoá xứ sở, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp
của sông Hương từ góc nhìn văn hóa: sông Hương còn hàm chứa trong bản
thân nó nền văn hóa phi vật chất. 0,5

- Sông Hương - dòng sông âm nhạc: là nơi sản sinh ra những điệu hò dân
gian và toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế, là cảm hứng để Nguyễn Du viết
nên khúc đàn của Kiều.

- Sông Hương – dòng sông của thi ca: Sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng
trong thơ Tản Đà, vẻ đẹp hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát, nỗi quan hoài
vạn cổ trong thơ Huyện Thanh Quan, sức mạnh phục sinh trong thơ Tố

117
Hữu,...

* Vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp của
sông Hương từ góc nhìn lịch sử:

Sông Hương – dòng sông anh hùng với nhiều chiến công gắn liền với quá
trình giữ nước qua các thời kì lịch sử: cổ đại, trung đại, hiện đại (thời kì
chống Pháp và chống Mỹ)

2.3 Bài kí thể hiện một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh
tế và tài hoa

- Quan sát tinh tường, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú (miêu tả sông
Hương từ góc nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế
như về với tình nhân của mình )

- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính hình tượng cao, ngôn từ
gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu: “những xóm làng trung du bát
ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền
chài của một linh hồn mô tê xưa cũ…”

- Cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành
phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non”…
1.0
- Bút pháp kể, tả kết hợp nhuần nhuyễn tài tình ( Sông Hương
nhìn trong mối quan hệ với Huế), sông Hương được cảm nhận
bằng con mắt của hội hoạ của cái nhìn đắm say, của trái tim đa
tình

- Một cái tôi uyên bác, tài hoa; người viết đã vận dụng những tri
thức phong phú, những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt (lịch sử,
địa lý, thơ ca, âm nhạc, hội họa…) để làm giàu cho giá trị nhận
thức của tác phẩm; tác giả đã có một hồn thơ thật sự trong văn
xuôi để làm đẹp cho ngôn từ, để viết nên những câu văn rất hay
(“chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “sông
Hương uốn một cánh cung rất nhẹ… một tiếng “vâng” không nói
ra của tình yêu”…)

2.4 Đánh giá chung: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phảm tiêu biểu 0,5
cho thể loại bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm đã thể hiện một
cái tôi tài hoa, uyên bác, say mê tìm kiếm cái đẹp, gắn bó với thiên nhiên với
một tình yêu tha thiết dành cho quê hương, xứ sở.

ĐỀ SỐ 8 THI THỬ QUỐC GIA THPT

118
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng
chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa. Đây được xem là 'chuyện lạ' giữa showbiz tràn
ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như
sau: "Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn
trong các mối quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”.

Có lẽ chính vì quan điểm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở
Việt Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng động. Những phát ngôn và hành động của anh
hầu hết đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.

Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua,
MC Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung
tay cùng mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung.

Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát
ra thông báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ
đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.

(Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-
khiep-cua-mc-phan-anh-334679.html 19/10/2016)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn ?
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong
đời sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó?
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì?

Phần II: Làm văn ( 7 điểm)

1. Câu I (2,0 điểm):

Suy nghĩ của Anh/chị về cái nhìn đối với người tử tế được gợi ra ở phần Đọc hiểu bằng
đoạn văn khoảng 200 từ.

2.Câu II (5,0 điểm):


119
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người
sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác
phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to
mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét
với đàn trâu da cháy bùng bùng…

…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt
nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh
hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi
vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)

ĐỀ 8 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Tác phẩm Vội vàng, Tác giả: Xuân Diệu

- Điểm 0,5: Nêu đúng 2 ý

Câu 2. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (Thần Vui- thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc đời- một ngày
mới được sống và cảm nhận cuộc sống đó là ngày vui), so sánh (tháng giêng ngon như một cặp
môi gần- tháng giêng tràn trề sức sống, hấp dẫn, cuốn hút mãnh liệt như cặp môi gần nhau)

Câu 3. Tác dụng của dấu “;”(dấu chấm phẩy): Liệt kê/ liên kết.

Câu 4. Nội dung:

Vẻ đẹp cuộc sống trần gian hiện lên sống động, tươi đẹp với nhiều màu sắc, ánh sáng, âm
thanh,... Đây chính là thiên đường ở mặt đất: Bộc lộ tình yêu thiên nhiên cuồng nhiệt, say sưa,
đắm đuối,...

Câu 5. Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.

Câu 6. Câu phân loại theo mục đích nói: Câu trần thuật/ tường thuật (0,25 điểm)

Câu 7. Thái độ người Nhật Bản và người Trung Quốc:

- Người Nhật Bản đã chia sẻ lại hình ảnh phản cảm và bày tỏ nỗi thất vọng lớn với nội dung
băng rôn ở nhà hàng trên trước nỗi đau của đất nước mình (0,25 điểm).
120
- Người Trung Quốc: Một số người cảm thấy xấu hổ (0,25 điểm).

Câu 8. HS có thể có những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau, nhưng cần nêu bật được 2 ý:

- Thái độ sống hẹp hòi, ích kỉ, phản nhân văn của một bộ phận người Trung Quốc trên nỗi đau
của người dân Nhật Bản- nó cũng là thái độ kì thị chủng tộc, dân tộc chủ nghĩa cần lên án.

- Trong cuộc sống cần có tinh thần giúp đỡ, sẻ chia và lòng nhân ái, bao dung khi con người gặp
hoạn nạn.

Phần 2. Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

* Giải thích khái niệm (từ ngữ):

+ Con đường cùng (ngõ cụt bế tắc, tuyệt vọng), ranh giới (giới hạn thử thách), điều cốt yếu
(điều chủ yếu, quan trọng), sức mạnh (thể chất, tinh thần- trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin,…).

++ Ý nghĩa cả câu: Khuyên con người phát huy sức mạnh, trí tuệ, ý chí, nghị lực và niềm tin
vượt qua những thử thách, giới hạn trong cuộc đời để đạt mục đích.

* Bàn luận:

+ Ở đời này không có con đường cùng: Mọi sự khốn cùng, bế tắc không hoàn toàn do hoàn
cảnh khách quan mà chủ yếu do yếu tố chủ quan của con người. Người yếu đuối chỉ cần một
vướng mắc nhỏ đã lo sợ, buông xuôi, đầu hàng. Người mạnh mẽ thì sẽ tìm cách giải quyết khó
khăn, vướng mắc, xác định ranh giới để bước qua, tự thay đổi bản thân, buộc hoàn cảnh phải
thay đổi để phục vụ cho chính mình...

++ Điều cốt yếu là có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới khó khăn: Cuộc sống nhiều rủi
ro, đường đời nhiều cạm bẫy,… Con người có thể gặp những cản trở, thất bại, thậm chí bị dồn
đến con đường tuyệt lộ (đường cùng), nhưng khi có đủ sức mạnh, con người sẽ có điểm tựa, có
cơ sở để vượt qua ranh giới. Sức mạnh là điều kiện cần và đủ để bước qua ranh giới.

+++ Cũng có con người có đủ sức mạnh nhưng vẫn không vượt qua được ranh giới: Là do ước
mơ, lí tưởng hay mục đích quá tầm,…hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động.

++++ Câu nói thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò của sức mạnh ý chí, nghị lực và niềm tin.

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin để tạo sức mạnh vượt qua ranh giới.

+ Nhận thức rõ vai trò của ý chí, nghị lực, niềm tin đối với thành công của mỗi người.

+ Mọi người cần học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân để có ý chí, nghị lực và bản lĩnh vượt
qua mọi khó khăn, thử thách.
121
Câu 2. (4,0 điểm)

* Giải thích ý kiến:

Ý kiến khẳng định đóng góp của tác giả đã thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị, gắn với
đời sống tâm hồn nhân dân, gắn với văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục dân gian. Cảm
nhận độc đáo đó in đậm dấu ấn riêng không lặp lại trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Khoa Điềm.

* Phân tích, bình luận ý kiến:

-Đoạn thơ thể hiện hình ảnh Đất Nước gần gũi, giản dị để đi vào lòng người.

+ Tác giả đã cảm nhận Đất Nước trong chiều sâu văn hóa- lịch sử và trong cuộc sống đời
thường của mỗi con người rất gần gũi và quen thuộc.

++ Sự ra đời của Đất Nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, của phong tục ăn trầu,

của tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại

xâm kiên cường và bền bỉ, của văn hóa nhà ở và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo…

-Đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác:

+ Sử dụng nhuần nhị sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian (dùng những hình ảnh quen
thuộc của cổ tích, truyền thuyết, những thành ngữ gần gũi trong cuộc hằng ngày; những tình
cảm gia đình thân thương; những hình ảnh quen thuộc búi tóc, muối gừng, cái kèo cái cột, hạt
gạo,…).

++ Kết hợp chất chính luận và trữ tình: Tình yêu Đất Nước biểu đạt giàu tính suy tư và sâu
lắng; giọng điệu tâm tình tha thiết, cảm xúc dồn nén kết hợp vốn sống, vốn văn hóa,...

* Đánh giá ý kiến:

++Đây là một ý kiến chính xác đã khái quát được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và
thấy được những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài Đất Nước rất gần gũi- Đất
Nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của cuộc sống đời thường.

+++ Khẳng định mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường
duy nhất để khẳng định tên tuổi của mình, sức sống của tác phẩm.
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017-Số 09

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


122
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua.
Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?

Câu 3. Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Khi nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu
sắc được mở ra. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về bài học đó.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu trong bài thơ Sóng.

ĐỀ 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI


Câu Ý Nội dung
1
1 Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong
123
hoàn cảnh: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên cho về thăm
làng một đêm. Đêm đó, tại nàh cụ Mết, cụ đã kể lại câu chuyện
cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man cho cả làng
nghe.
2 Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu
được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích: khắc
sâu bị kịch, nỗi đau của T nú và cũng như của làng Xô Man, nhấn
mạnh việc muốn đấu tranh, bảo vệ những người yêu thương thì phải
có vũ khí.
3 chân lí lịch sử:Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!

một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút ra
từ máu xương của những người thân yêu nhất. Đây cũng là quy luật
tất yếu, một bài học đúng với cách mạng Việt Nam không chỉ ở thời
chống Mĩ
4. Câu 4: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà
còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.
I. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã
hội.

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.

II. Yêu cầu về nội dung:


1 Giới thiệu và giải thích vấn đề:

- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người
không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến
tranh, xung đột,…

- Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là
thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con
người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của
người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc
sống. .

=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức
và tự nhận thức cảu con người.
Phân tích, bình luận ý kiến:

2 - Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.

- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người,

124
thất được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.

- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ
chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.

- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng
nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le,
ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
3 Bài học nhận thức và hành động:

- tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua
nghịch cảnh.

- sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng
nghịch cảnh với cả cộng đồng.
5 1. Về kỹ năng:

- Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình
luận để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ

- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ
trong sáng có cảm xúc.
2. Về kiến thức:

- Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

a. Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích.

b. Cảm nhận về đoạn thơ:

* Nội dung:

- Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật,
sâu sắc về hình tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực
và lãng mạn.

- Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại
hình (toát lên vẻ oai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn,
mơ mộng, khát khao yêu)qua cái nhìn lãng mạn của QD

- Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên
đường và họ đã phải đối diện với những khó khăn, hi sinh mất mát
nhưng vẫn luôn kiên cường, bền gan vững chí

- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên tầm
125
khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại

- Nghệ thuật:

Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh mới lạ, sử dụng từ
Hán Việt,…

c. Đánh giá:

- Đoạn thơ làm toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi
tráng của người lính Tây Tiến

- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái nhìn
trọn vẹn về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.

- Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng và khẳng định sự
đóng góp của nhà thơ trong phong trào thơ ca cách mạng.

d. Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay:

- Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh.

- Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống
không xác định được mục tiêu, phương hướng, không có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội,…

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017-Số 10

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều
nàỵ, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa
hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.

ChildLine — một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một
thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới
xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%.

126
Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỉ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức
hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm
giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ
nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

Nếu như sự xấu hổ ở thế giới thực chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm, trường học hay cộng đồng xung quanh,
thì ở thế giới ảo, hàng triệu người có thể đâm vào tim bạn bằng những lời lẽ của họ.

Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hoá
của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.Những trang lá cải paparazzi, những chương trình truyền hình thực tế, chính trị,
các hãng tin và đôi khi là hacker, tất cả đều đang gieo hạt xấu hổ.

Thế nhưng, trong nền văn hoá sỉ nhục này, làm người khác tổn thương được trả giá. Cái giá này không đo được
những gì mà các nạn nhân như Tyler và quá nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, người dân tộc thiếu số, các thành viên trong
cộng đồng người đồng tính phải gánh chịu.

Nhưng nó lại đo được lợi nhuận của những người săn tìm. Họ kiếm tiền bằng những click chuột. Càng nhiều hổ
thẹn thì càng nhiều click chuột. Càng nhiều click thì càng nhiều tiền quảng cáo. Chúng ta đang ở trong một vòng tròn
nguy hiểm. Chúng ta click vào những loại tin lá cải càng nhiều thì chúng ta gây nguy hiểm cho cuộc sống của đồng loại
mình càng lớn.

Thay đổi hành vi bắt đầu bằng việc củng cố niềm tin. Chúng ta đã thấy điều đó đúng với phân biệt chủng tộc, ám
ảnh với người đồng tính và rất nhiều thành kiến khác, bây giờ và trong quá khứ. Khi chúng ta thay đổi niềm tin về hôn
nhân cùng giới, nhiều người được sống bình đẳng hơn. Khi chúng ta bắt đầu coi trọng sự bền vững, nhiều người đã bắt
đầu tái chế rác thải.

Vì thế, khi văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hoá. Chế giễu công
khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một sự can thiệp với Internet và với nền văn hoá của
chúng ta.

(Trích Cái giá của nỗi nhục nhã-Monica Lewinxki, Dẫn theo http://vietnamnet.vn, ngày 06/4/2015)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn sau: Trong hai thập kỉ qua, chúng ta đã
gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hoá của chúng ta, cả ở thế giới thật và ảo.

Câu 3. Hành động click vào những loại tin lá cải để lại hậu quả gì?

Câu 4.Vì sao sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới thực?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):


Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về “cuộc cách mạng văn hoá” cần
có khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng” được gợi ra ở phần Đọc hiểu

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mỵ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích dưới đây :
127
"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang
thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh
như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy
xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi,
nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là
người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết
đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có
thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải
trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết
có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần
lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị
nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng
lên, chạy.

         Mị đứng lặng trong bóng tối…”

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

ĐỀ 10 ĐÁP ÁN

A. PHẦN ĐỌC - HIỂU  (3.0 điểm)          

Câu 1 (3đ)

(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.

(2) Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ:

Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông  với nỗi nhớ
da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.

(3) Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu
nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết,
mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.

 (4) Đặt tên nhan đề đoạn thơ.

            Thuyền và biển, nỗi nhớ, … 

(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa: đã diễn tả
nỗi nhớ thiết tha, cồn cào, khắc khoải của con người trong tình yêu.

 (6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp: biện pháp lặp cú
pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió -

128
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.

B. PHẦN VIẾT

I. Nghị luận xã hội

- Nêu được vấn đề nghị luận (0.5 điểm)

- Vấn đề biến đổi khí hậu trên qui mô toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. (0.5 điểm)

- Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam: bão lũ, hạn hán, nước biển dần cao,
đất nhiễm mặn,… -> mất đất đai, mất an ninh lương thực,… (1.0 điểm)

- Bài học nhận thức và hành động: nhận thức được hậu quả nặng nề, nghiêm trọng của biến đổi
khí hậu. Đề ra các biện pháp để đối phó với biến đổi khí hậu: tuyên truyền để nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường, chống nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, xây
dựng đê biển,… (1.0 điểm)

II. Nghị luận văn học

Mở bài (0.5đ)

 - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng
chiến.

- Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường..... đèo De, núi Hồng”

Thân bài (3đ)

- Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: (1.5đ)

+ Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường … của ta”

+ Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đất rung”

+ Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan”

+ Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công… lửa bay”

+ Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn
đêm… ngày mai lên”

+ Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu triệu
trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng”

129
- Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật 0,75đ): giọng thơ rắn rỏi, gân guốc;
nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so sánh,
hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả) (0,75đ): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào, say
sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão….

Kết bài (0.5đ)

- Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

- HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân

2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm)

- Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)

- Tình huống kì quặc, éo le, oái oăm; vừa bất ngờ lại vừa hợp lí (1.0 điểm)

- Tình huống truyện làm nối bật sự thật thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng: đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và số phận của
nhân vật trong tác phẩm. Khắc họa rõ khung cảnh ảm đạm, xơ xác, thê lương của xóm ngụ cư -
> giá trị hiện thực. (1.5 điểm)

- Tình huống truyện ấy cũng làm nổi bật giá trị nhân văn của truyện ngắn: lời kết tội đanh thép
tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình, cưu mang,
đùm bọc và không bao giờ cạn kiệt niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai của con người dù cận
kền cái chết -> giá trị nhân văn. (1.5 điểm)

- Đánh giá chung về tình huống truyện(0.5 điểm)

130

You might also like