You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-----------***-----------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Chủ đề: Case Study Germany Eggs
Germany 28 February 1996 District Court Oldenburg (giao kết hợp đồng)

Giảng viên: PGS.TS Trần Văn Nam


ThS. Nguyễn Ngọc Hồng Dương
Lớp tín chỉ: Pháp luật kinh doanh quốc tế_03
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Thành viên:
Nguyễn Thanh Trúc 11208216
Trần Minh Trà 11203961
Nguyễn Huyền Trang 11208069
Trần Thị Thanh Thảo 11207005
Phan Sovanthun 11207807

HÀ NỘI 2022
MỤC LỤC

I. TÓM TẮT DIỄN BIẾN VỤ TRANH CHẤP.....................................................................1


II. TÓM TẮT LẬP LUẬN CỦA NGUYÊN ĐƠN, BỊ ĐƠN VÀ CƠ QUAN TÀI PHÁN..2
1. Lập luận của nguyên đơn, bị đơn.......................................................................................2
2. Lập luận của tòa án............................................................................................................2
2.1. Giao kết hợp đồng này có phải là chào hàng không?.............................................2
2.2. Bồi thường thiệt hại................................................................................................3
2.3. Người bán được hưởng lãi......................................................................................4
III. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA CISG ÁP DỤNG TRONG VỤ TRANH CHẤP.......4
1. Xác định phạm vi áp dụng CISG.......................................................................................4
Khoản 1 Điều 1 CISG....................................................................................................4
2. CISG áp dụng trong phán quyết giao kết hợp đồng có phải lời chào hàng hay không?....5
Điều 14 CISG.................................................................................................................5
3. CISG áp dụng trong phán quyết về bồi thường thiệt hại...................................................5
Điều 8 CISG...................................................................................................................5
Khoản 1 Điều 45 CISG..................................................................................................6
Điều 74 CISG.................................................................................................................6
4. CISG và Luật Thương mại Đức áp dụng trong phán quyết người bán nhận thanh toán và
hưởng lãi............................................................................................................................6
Điều 53 CISG.................................................................................................................6
Điều 78 CISG.................................................................................................................7
IV. PHÂN TÍCH ĐIỀU LUẬT ĐỨC ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VỤ TRANH CHẤP...7
Điều 352, 353 Bộ luật Thương mại Đức (HGB)............................................................7
V. ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN CỦA NHÓM..........................................................................7
1. Đối với cách xử lý của cơ quan tài phán...........................................................................7
2. Đối với cách xử lý của bên nguyên đơn, bị đơn................................................................8
3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................................8
4. Liên hệ pháp luật Việt Nam...............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................10
I. TÓM TẮT DIỄN BIẾN VỤ TRANH CHẤP

CISG-ONLINE 189

Jurisdiction Germany

Tribunal Landgericht Oldenburg (District Court Oldenburg)

Date of decision 28 February 1996

Case no./docket no. 12 O 2943/94

Case name Germany eggs case

Tóm tắt vụ kiện:


• Nguyên đơn (bên bán): Người Đức
• Bị đơn (bên mua): Người Hà Lan
Một người Hà Lan đã đặt hàng và mua 3 xe tải trứng từ một người Đức. Các bên đồng ý
người mua sẽ gửi xe tải đến Đức để lấy trứng. Tuy nhiên, người bán đã giao trứng ít hơn so với
tải trọng của xe tải cho phép:
- Lần 1: 26 pallet đã được giao nhưng những pallet này không được đóng với 10.800 quả mỗi
pallet mà chỉ với 8.640 quả mỗi pallet.
- Lần 2: Người bán chỉ giao 20 pallet.
- Lần 3: Người bán chỉ giao 14 pallet.
Người mua, cáo buộc rằng họ đã nhận được số lượng trứng ít hơn với số lượng đã thỏa
thuận, đã yêu cầu bồi thường thiệt hại với những thiệt hại phát sinh do họ phải giao kết hợp
đồng thay thế để bù đắp số trứng bị thiếu. Trong khi người bán tuyên bố làm đúng hợp đồng và
yêu cầu người mua thanh toán tiền trứng chưa trả cộng với tiền lãi.
 Tranh chấp nổ ra về việc liệu Bị đơn (Người mua) có được quyền xóa bỏ nghĩa vụ thanh
toán giá mua đối với những thiệt hại mà Bị đơn (Người mua) yêu cầu hay không.
Phán quyết của tòa:
Tòa án đã xem liệu số lượng trứng được giao có thực sự là số lượng mà các bên đã thỏa
thuận hay không. Toà đi đến kết luận rằng người bán phải hiểu người mua đã đặt một số tiền
tương ứng với tải trọng của xe tải. Do đó, theo quan điểm của tòa án, người mua được quyền
bồi thường thiệt hại do việc mua trứng thay thế.
Tòa án cũng tuyên bố rằng người bán được hưởng lãi suất do người mua đã không hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đúng hạn, lãi suất được quy định theo tỷ lệ của Bộ luật
Thương mại Đức.

1
II. TÓM TẮT LẬP LUẬN CỦA NGUYÊN ĐƠN, BỊ ĐƠN VÀ CƠ QUAN TÀI PHÁN
1. Lập luận của nguyên đơn, bị đơn
VẤN ĐỀ NGUYÊN ĐƠN BỊ ĐƠN

Vào đầu tháng 3, nguyên đơn đã - Bị đơn yêu cầu Tòa án bác bỏ yêu cầu
bán cho bị đơn 3 xe hàng trứng của nguyên đơn.
loại 2, hàng hóa được tiếp quản
bởi công ty Z, điều này đã được - Bị đơn cho rằng hợp đồng yêu cầu giao 3
xác nhận bởi nguyên đơn trong xe hàng đầy đủ 26 pallet.
Nghĩa vụ
một ghi chú bằng văn bản ngày
thanh toán
4/3/1993. - Việc vận chuyển xe hàng trứng đầu tiên
giá mua
bao gồm 26 pallet với 8.640 quả mỗi
Yêu cầu thanh toán giá: pallet (không như mong đợi của Bị đơn
DM 11.066,40 cộng với lãi suất là 10.800 quả/pallet). Lần giao thứ hai và
5% kể từ ngày 22/8/1994 (Điều
ba lần lượt là 20 và 14 pallet.
53 CISG).
- Bị đơn cũng cáo buộc rằng nguyên đơn
đã hứa sẽ cung cấp bổ sung số trứng bị
Nguyên đơn cho rằng việc giao thiếu.
hàng này phù hợp với hợp đồng
bán hàng vì hợp đồng này chỉ yêu - Bị đơn tuyên bố DM 11.066,40 là thiệt
Bồi thường
cầu việc vận chuyển số hàng trứng hại phải chịu từ các giao dịch thay thế
thiệt hại
loại 2 còn lại theo một thời gian mà Bị đơn phải thực hiện để tránh sự
nhất định chứ không ghi cụ thể số thiếu hụt nguồn cung do hậu quả của
lượng trứng. Nguyên đơn không hoàn thành đơn
hàng.

2. Lập luận của tòa án


2.1. Giao kết hợp đồng này có phải là chào hàng không?
Tòa án xét rằng những tài liệu mà bên bán trình bày không tuân theo chính xác những tiêu
chí được quy định trong Điều 14 đến Điều 19 CISG.
Theo hợp đồng, bên mua đồng ý việc bên bán sẽ giao 3 xe hàng đầy, mỗi xe gồm 26 pallet,
tuy nhiên không ghi rõ con số cụ thể. Người mua tự xác định và mong đợi rằng mỗi pallet chứa
10.800 quả trứng.
Người mua – được làm chứng bởi Nhân chứng Ma và Giám đốc điều hành đã mong đợi
việc giao hàng như vậy nhưng nhân chứng S đã làm chứng rằng đối với các đơn đặt hàng thì
việc giao 10.800 quả trứng là đã được thỏa thuận rõ ràng còn trong một số trường hợp thì không
phải lúc nào cũng thế.
 Tòa án kết luận rằng tuy hợp đồng không xác định cụ thể số lượng trứng nhưng tòa công
nhận giữa các bên có tồn tại mối quan hệ hợp đồng, vì vậy lời đề nghị của bên bán với

2
cách xác định số lượng hàng hóa trên được xem là đủ chính xác để trở thành lời chào
hàng theo Điều 14 CISG.
2.2. Bồi thường thiệt hại
Trong hợp đồng không có bất kỳ điều khoản tiêu chuẩn nào áp dụng nên quyền tuyên bố bù
trừ đã không bị loại bỏ theo bất kỳ điều khoản nào. Trên thực tế thì Người bán đã không đệ
trình cũng như đưa vào hợp đồng bất kỳ điều khoản nào một cách ràng buộc.
Tòa cho rằng việc giao hàng của người bán không tuân thủ hợp đồng, theo hợp đồng thì
người bán đã cung cấp 3 xe đầy đủ với mỗi xe gồm 26 pallet không nhắc đến phần còn lại trong
kho cũng như không đề cập tới số lượng trứng cụ thể.
 Người bán phải bồi thường các thiệt hại mà người mua yêu cầu lần lượt dựa theo Điều
45 (1) (b) và Điều 74 CISG.
Không thể chứng minh được rằng sự đòi hỏi giao mỗi pallet 10.800 quả trứng là hợp lý vì
để được coi là đúng thì các sự kiện phải được chứng minh. Mặc dù bên mua cho rằng các nhà
sản xuất khác cũng luôn xác định rõ ràng rằng các pallet chứa 10.800 quả như một thực tế hiển
nhiên và cũng đã được nhân chứng Ma và Giám đốc điều hành làm nhân chứng. Tuy nhiên điều
này không chứng minh được rằng việc cung cấp các pallet có chứa 10.800 là đã được thỏa
thuận theo hợp đồng từ trước và mong muốn chủ quan của một bên thì không ảnh hưởng đến
nội dung của hợp đồng.
 Tòa án kết luận rằng hợp đồng đã không có yêu cầu gì về một pallet phải có chính xác
10.800 quả trứng phải được giao.
Do không thể xác định được Người bán đã hứa hẹn rằng sẽ giao bổ sung số trứng còn thiếu
là 280.800 quả trứng có phải là một sự ràng buộc hay không.
- Nhân chứng C đã đệ trình rằng với một số lượng như vậy thì không thể được giao một cách
rõ ràng trong chuyến hàng cuối cùng.
- Theo nhân chứng Ma thì có tin đồn rằng có một đơn giao hàng bổ sung được dự định.
- Nhân chứng S thì ngược lại, không thấy những cuộc đàm phán để giao hàng bổ sung, anh ta
chỉ biết về các giao dịch thay thế.

Do những lời khai lệch lạc, tòa không thể chứng minh được ban đầu tổng cộng 840.400 quả
trứng đã được người bán giao cho người hay chưa, cũng như việc người bán đã thực hiện giao
bù số trứng còn thiếu để khắc phục hậu quả cho người mua do việc thiếu nguồn cung. Đồng
thời tòa cũng ra phán quyết rằng người bán phải hiểu người mua đã đặt một số tiền tương ứng
với tải trọng của xe, cũng có nghĩa là người mua đã hiểu việc người bán chấp nhận giao hàng
khi mà số trứng đạt 10.800 quả mỗi pallet.

3
 Từ đó cũng có thể chứng minh được việc giao hàng của người bán không tuân thủ hợp
đồng nên người bán phải chịu trách nhiệm. Do hậu quả của việc giao hàng thiếu hụt
khiến người mua phải tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung phải thông qua các giao
dịch thay thế. Lời khai của người quản lý đã khiến mọi việc sáng tỏ và chứng minh
những tổn thất phải chịu và thừa nhận rằng việc tìm nguồn hàng thay thế là không dễ
dàng và sẵn có.
Xe hàng đầu tiên chứa lượng thích hợp với 26 pallet. Nhưng các xe hàng sau đó đã thiếu
51.840 quả trong lần thứ hai và 103.680 quả trong lần thứ 3.
Dựa trên những sự kiện này, Tòa án tính toán như sau:
- 51.840 quả trứng tương đương 3370 kg * DM 0,77 = DM 2.594,90
- 103.680 quả trứng tương đương 6740 kg * DM 0,45 = DM 3.033,00

Tổng cộng: DM 5.627.90 là số tiền đền bù thiệt hại do người bán đã gây ra với người mua.
2.3. Người bán được hưởng lãi
Theo khiếu nại của người bán, quyền thanh toán giá mua theo hợp đồng của Người bán
được thiết lập ở Điều 53 CISG.
Vì liên quan đến lãi suất, khiếu nại của Người bán dựa trên Điều 78 CISG. Lãi suất được
xác định bởi luật pháp quốc gia, Người bán (có trụ sở tại Đức) dựa theo Điều 352 và 353 của
Bộ luật Thương mại Đức đề cập đến lãi suất 5%.
 Tòa án tuyên bố những căn cứ trên là hợp lý nên Người mua phải có nghĩa vụ thanh
toán đầy đủ theo hợp đồng.

III. PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA CISG ÁP DỤNG TRONG VỤ TRANH CHẤP
1. Xác định phạm vi áp dụng CISG
Khoản 1 Điều 1 CISG
“1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên
Công ước này.”

Đức đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) vào ngày 1/10/1990, Hà Lan đã phê chuẩn CISG vào ngày 21/12/1988.

4
 Tòa án cho rằng, tại thời điểm hợp đồng xác lập các bên tham gia hợp đồng là: Nguyên
đơn (bên bán) có trụ sở tại Đức, bị đơn (bên mua) có trụ sở tại Hà Lan, vì vậy hợp đồng thuộc
sự điều chỉnh của Công ước Viên (CISG) (dựa theo Điểm a Khoản 1 Điều 1 luật CISG).

5
2. CISG áp dụng trong phán quyết giao kết hợp đồng có phải lời chào hàng hay không?
Điều 14 CISG
“1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào
hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc
mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi
nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc
quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào
hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.”
Trong vụ án nguyên đơn có lập luận rằng trong hợp đồng không ghi rõ số lượng trứng cần
giao là 10.800 quả mỗi pallet. Toà án cũng kết luận rằng hợp đồng cũng không xác định cụ thể
1 pallet phải chứa 10.800 quả, mà trong văn bản viết cũng như lời nhân chứng xác nhận chỉ đề
cập tới 3 xe hàng trứng loại 2. Theo hợp đồng bên mua đồng ý việc bên bán sẽ giao 3 xe hàng
đầy, mỗi xe gồm 26 pallet.
 Dựa theo Khoản 1 Điều 14, với lời đề nghị của bên bán về cách xác định số lượng hàng
hoá, nêu rõ mặt hàng trứng loại 2 thì toà coi điều này là đủ cơ sở để hình thành lời chào hàng và
công nhận giữa các bên có tồn tại mối quan hệ hợp đồng.
3. CISG áp dụng trong phán quyết về bồi thường thiệt hại
Điều 8 CISG
“1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích
theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.
2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải
thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia
trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.
3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào,
cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các
bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai
bên.”
Trong vụ án, bị đơn có lập luận rằng nguyên đơn vi phạm hợp đồng, giao thiếu 51.840 quả
trong lần giao thứ hai và 103.680 quả trong lần giao thứ 3. Tòa án đã xem liệu số lượng trứng
được giao có thực sự là số lượng mà các bên đã thỏa thuận hay không và nguyên đơn có thật sự
giao thiếu hay không. Trước tiên, quan điểm rằng các tuyên bố và hành vi của một trong các
bên trong quá trình hình thành hợp đồng phải giải thích theo cách hiểu của những gì bên kia
hiểu một cách hợp lý hoặc lẽ ra phải hiểu. Xem xét các tình tiết, tòa cho rằng, đơn đặt hàng của

6
người mua là đơn đặt hàng chung của 3 chiếc xe tải chở trứng, nhưng không một doanh nhân
nào lại gửi xe tải đi một quãng đường dài để họ nhận lại là hàng thiếu số lượng trầm trọng.
 Toà đi đến kết luận rằng người bán phải hiểu người mua đã đặt một số tiền tương ứng với
số lượng trứng phù hợp tải trọng của xe tải. (Theo khoản 2 Điều 8 CISG).
Ngoài ra, nội dung của thỏa thuận được hỗ trợ bởi thực tế là hầu hết các nhà cung cấp trứng
thường xác định rõ ràng các pallet chứa 10.800 quả trứng - hoặc đôi khi thậm chí 12.960 quả.
Vậy nên có thể thấy rằng người bán có thể hiểu được ý muốn của bên mua. (Theo Khoản 3
Điều 8 CISG).
Khoản 1 Điều 45 CISG
“1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng
mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.”
Toà án ra phán quyết người bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng (không
giao đủ số lượng trứng), do đó người mua được quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Điểm b
Khoản 1 Điều 45 CISG.
Điều 74 CISG
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm
tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng.
Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm
đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể
xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.”
Do bên bán vi phạm hợp đồng nên bên mua đã phải giao kết hợp đồng thay thế khác để
khắc phục hậu quả thiếu hụt nguồn cung do bên bán gây ra. Tuy nhiên số tiền bồi thường mà
bên mua đòi DM 11066.40 là vượt quá tổn thất phải chịu, Toà cũng có chứng cứ xác thực về
việc bên mua phải giao kết hợp đồng thay thế và tổn thất bên mua phải chịu, Toà dựa vào đó để
tính ra số tiền mà bên mua được bồi thường là DM 5627.9. (Theo Điều 74 CISG).
4. CISG và Luật Thương mại Đức áp dụng trong phán quyết người bán nhận thanh toán
và hưởng lãi
Điều 53 CISG
“Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và
của Công ước này.”
Thực tế là các bên đã tham gia vào quan hệ kinh doanh với nhau. Bên bán đã bán và giao
trứng cho bên mua. Điều này được thể hiện bởi bằng chứng rõ ràng: biên lai, ghi chú vận

7
chuyển và hóa đơn. Bên mua cũng đã nhận hàng nên phải có nghĩa vụ thanh toán. Nên Tòa
phán quyết rằng yêu cầu thanh toán của bên bán là hợp lý. (Theo Điều 53 CISG).
Điều 78 CISG
“Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền
đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt
hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu theo Điều 74.”
Do bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đúng hạn theo hợp đồng nên
bên bán có quyền đòi tiền lãi trên số tiền trả chậm theo Điều 78 CISG.

IV. PHÂN TÍCH ĐIỀU LUẬT ĐỨC ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VỤ TRANH CHẤP
Điều 352, 353 Bộ luật Thương mại Đức (HGB)
Điều 352:
1. Số tiền lãi theo luật định, ngoại trừ lãi do truy thu, là năm phần trăm mỗi năm đối với các
giao dịch thương mại lẫn nhau. Điều tương tự cũng được áp dụng nếu khoản lãi được hứa
cho một khoản nợ từ một giao dịch thương mại như vậy mà không xác định lãi suất.
2. (2) Nếu nghĩa vụ trả lãi mà không nêu rõ số tiền được nêu trong mã này, thì tiền lãi được
hiểu là có nghĩa là năm phần trăm trong năm.
Điều 353:
“Các thương nhân với nhau có quyền yêu cầu tiền lãi đối với các yêu cầu của họ từ các giao
dịch thương mại lẫn nhau kể từ ngày đến hạn.”
Do CISG không quy định rõ lãi cụ thể mà trong hợp đồng cũng không nêu rõ nên Toà phán
yêu cầu của bên bán đòi thanh toán 5% tiền lãi dựa trên số tiền bên mua trả chậm là hợp lý dựa
theo Điều 352, 353 Bộ luật thương mại Đức.

V. ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN CỦA NHÓM


1. Đối với cách xử lý của cơ quan tài phán
Theo quan điểm của nhóm, Tòa án đã đưa ra những phán quyết xác đáng và hợp lý đối với cả
2 bên bán và mua dựa trên nền tảng CISG và Bộ luật thương mại Đức. Cụ thể như sau:
 Tòa án đã xác định giữa bên bán và bên mua có mối quan hệ giao kết hợp đồng và việc thỏa
thuận về số lượng và mặt hàng trứng là đủ để hình thành lời chào hàng. Tòa cũng xác định
hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của CISG trước khi đưa ra các phân tích và phán quyết.
 Tòa án đã phân tích liệu số lượng pallet cũng như số lượng trứng trong mỗi pallet có được
thỏa thuận trong hợp đồng hoặc ít nhất là đã được hiểu một cách thống nhất giữa cả 2 bên
trước khi giao dịch mua bán xảy ra để đánh giá lý lẽ được cung cấp bởi nguyên đơn và bị
đơn.

8
 Tòa có bằng chứng rằng bên mua đã phải thực hiện các giao dịch thay thế để bù đắp cho số
lượng trứng bị thiếu nhưng cũng nhận thấy rằng đòi hỏi được bồi thường số tiền bằng tổng
giá trị số trứng được giao bởi người bán là vô lý. Vì vậy, Tòa án đã đồng ý với yêu cầu được
bồi thường của người mua tuy nhiên đã tính toán lại số tiền được bồi thường sao cho hợp lý.
 Tòa đã xác định rằng dù số lượng trứng được giao chưa đủ và đáp ứng yêu cầu lúc đầu của
người mua thì việc người mua chậm trễ trong nghĩa vụ thanh toán vẫn là căn cứ để người bán
được phép đòi tiền lãi. Điều này hoàn toàn hợp lý trong giao dịch mua bán, người bán có
nghĩa vụ giao hàng và sau khi nhận hàng, người mua có nghĩa vụ trả tiền.
 Tòa đã dựa vào Bộ luật thương mại Đức và đồng ý với mức lãi 5% được đề xuất bởi người
bán. Việc tòa áp dụng luật của Đức cũng hoàn toàn xác đáng bởi vì nguyên đơn của vụ kiện
là người Đức, đệ đơn lên Tòa án tại Đức nên có thể sử dụng luật của nước này, nhất là khi mà
vấn đề tiền lãi lại thuộc phạm trù mà CISG và hợp đồng chưa quy định rõ.
2. Đối với cách xử lý của bên nguyên đơn, bị đơn
Nhóm nhận thấy rằng cả 2 bên nguyên đơn và bị đơn đều có lý do chính đáng cho những yêu
cầu và đòi hỏi của mình nhưng cũng có những điểm chưa hợp lý, thiếu thuyết phục.
 Nguyên đơn:
+ Việc người bán đệ đơn kiện người mua để đòi tiền hàng và tiền lãi do người mua không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn là hợp lý. Bởi thực tế, người bán đã giao cho
người mua một số lượng trứng nhất định và vẫn chưa nhận được tiền. Thêm nữa, do bên
mua chậm trễ trong việc thanh toán nên tất yếu họ phải trả thêm số tiền lãi trên tổng số
tiền hàng.
+ Người bán đã không đảm bảo uy tín của mình khi giao hàng thiếu số lượng. Dù đã có lý
lẽ rằng trong hợp đồng không quy định rõ nhưng như tòa án đã phán quyết, người bán
phải hiểu rằng người mua đã đặt lượng tiền hàng tương ứng với số trứng sẽ được nhận.
 Bị đơn:
+ Do nhận thiếu hàng, người mua hoàn toàn có quyền đòi bồi thường từ bên bán cho những
giao dịch thay thế mà người mua đã phải thực hiện để tránh rủi ro thiếu hụt nguồn cung.
+ Tuy nhiên, đòi hỏi được đền bù số tiền bằng giá trị của tổng số trứng mà người bán đã
giao là chưa hợp lý. Có thể hiểu rằng người mua cảm thấy không hài lòng về số lượng
trứng đã được giao và bất mãn với việc phải thực hiện các giao dịch khác để bù đắp cho
số trứng còn thiếu nhưng người mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho số trứng
mình đã nhận.
3. Bài học kinh nghiệm
 Khi giao kết hợp đồng mua bán, điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý chính là sự rành mạch và
rõ ràng. Cần nêu chi tiết những nhu cầu và mong muốn của cả 2 bên, tránh trường hợp cho
rằng một bên có thể ngầm hiểu yêu cầu của bên còn lại (như việc người mua nghĩ rằng người

9
bán đã tự hiểu và đồng ý về số lượng trứng trong mỗi pallet đem giao). Nếu không có sự
đồng thuận giữa người mua, người bán thì có thể đi tới quyết định không tiếp tục giao
thương.
 Hơn nữa, khi bàn bạc hợp đồng, 2 bên cần dự trù được càng nhiều rủi ro càng tốt và đưa ra
những phương án xử lý có thể áp dụng dựa trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và án lệ quốc tế,
cụ thể trong vụ kiện này là vấn đề đền bù thiệt hại khi một bên không tuân thủ hợp đồng, vấn
đề tiền lãi khi một bên chậm trễ trong việc thanh toán...để nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ dựa
vào đó để giải quyết với nhau một cách nhanh chóng và thỏa đáng.
 Tiếp theo là nguyên tắc bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm trong trường hợp này cần lưu
ý. Đó là nguyên tắc khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý.
Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn
cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào số lượng trứng còn thiếu ở các toa
trứng được giao và nhân với chính xác giá tiền vào thời điểm giao trứng. Số tiền mà bên mua
đòi bồi thường là không khách quan và vô căn cứ.

4. Liên hệ pháp luật Việt Nam


Dựa theo CISG và Luật thương mại Việt Nam 2005, trường hợp này có thể được giải quyết
căn cứ vào các điều khoản sau:
 Căn cứ theo khoản 2, điều 41, Luật thương mại Việt Nam 2005 về việc khắc phục trong
trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng: Khi bên bán thực hiện
việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất
hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi
phí đó.

 Người mua có quyền đòi bồi thường.


 Căn cứ theo khoản 3, điều 50, Luật thương mại Việt Nam 2005 về nghĩa vụ thanh toán: Bên
mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời
điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi
của bên bán gây ra. Căn cứ theo khoản 1, điều 55 về thời hạn thanh toán: Bên mua phải thanh
toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng
hoá.

 Người mua vẫn có nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn kể cả trường hợp số lượng hàng hóa
thiếu hay có lỗi, sai sót.
 Căn cứ theo điều 87, Luật thương mại Việt Nam 2005 về thời hạn thanh toán: Trường hợp
không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì
thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành. Căn cứ theo điều
357 Bộ Luật Dân sự 2015 về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Trường hợp

10
bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả.

 Người bán có quyền nhận tiền lãi do người mua chậm trễ trong việc thanh toán tiền hàng.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Germany 28 February 1996 District Court Oldenburg (giao kết hợp đồng):
http://www.unilex.info/cisg/case/256
2. Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế (2019). Bộ môn Pháp luật kinh doanh. Khoa Luật,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Công ước viên 1980: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-
Lien-Hop-quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153.aspx?v=d
4. Landgericht Oldenburg, 12. Zivilkammer - 2. Kammer für Handelssachen -, 28.02.1996,
12 O 2943/94: https://web.archive.org/web/20040623055051/http://www.cisg-
online.ch:80/cis g/urteile/189.htm
5. CISG online case: https://cisg-online.org/search-for-cases?caseId=6164&fbclid=IwAR11g
YtRuJoLu5IpBzHpgwI7ovn7FhL9ko8QoJAD9T_zQODc0bM2UveuR7I
6. Luật Thương mại Việt Nam 2005: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-
Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.aspx
7. Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-
dan-su-2015-296215.aspx

BẢNG ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên Điểm

Nguyễn Thanh Trúc 10

Trần Minh Trà 10

Nguyễn Huyền Trang 10

Trần Thị Thanh Thảo 10

Phan Sovanthun 10

12

You might also like