You are on page 1of 2

Liên ngành trong nghiên cứu khu vực học

Bài viết này bàn về nghiên cứu liên ngành trong khu vực học qua 4 nội dung chính sau.

1. Các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn và nghiên cứu khu vực
Các trường đại học ở Mỹ và Tây Âu thiết lập các khoa chuyên ngành khoa học xã hội và nhân
văn tương ứng với một lĩnh vực nào đó của thế giới, được coi là những chỉnh thể có thể và nên
được nghiên cứu được độc lập: kinh tế học nghiên cứu về thị trường, xã hội học nghiên cứu các
vấn đề về xã hội, ... vào những năm 90 của thế kỷ XIX. Người ta bắt đầu nhận thấy điều này đã
làm giảm đi tính toàn diện và thống nhất của chúng, do các lĩnh vực này đều có quan hệ, tương
tác lẫn nhau, định hình lẫn nhau từ những năm 1920. Một đòi hỏi phải hợp tác liên ngành đặt
ra.
Sự khác biệt khó có thể giải thích trong khuôn khổ một khoa học chuyên ngành bất kỳ nào. Các
học giả khu vực học biện luận rằng những hình thức mới của tri thức đòi hỏi phải có những bộ
khung kiến tạo tri thức mới bằng cách tiếp cận liên ngành và những phương pháp nghiên cứu
đa dạng để hiểu được các nền văn hóa và xã hội khác nhau. Trong khi việc cơ cấu các khoa
khoa học xã hội và nhân văn theo một mô hình khác chưa có dấu hiệu mới thì để hiểu và giải
thích tính đa dạng của các nền văn hóa và các xã hội, ngành khu vực học vẫn cần các khái niệm,
mô hình và phương pháp của các chuyên ngành.
2. Liên ngành là gì ?
Trong tiếng Anh, liên nganh là một thuật ngữ được tạo bởi hai từ inter và disciplinarity hay
disciplinary. Inter có nghĩa là ở giữa hay liên kết, disciplinarity là sự liên kết các môn học,
ngành học.
Vấn đề liên ngành đã được bàn đến và được hiểu như là “một cách tiếp cận trong nghiên cứu
khoa học xã hội trong đó có sự hợp tác của từ hai ngành khoa học trở lên” ngay từ những năm
1920. Năm 1931 Margaret Mead mở rộng khái niệm gọi đó là sự hợp tác (co-operation) và sự
thụ tinh chéo (cross-fertilization).
Theo cách hiểu hiện đại, liên ngành có thể nhắc đến hai cách: là một loại hình hợp tác học thuật
trong đó các nhà chuyên môn được lấy từ hai hay nhiều chuyên ngành khác nhau, làm việc cùng
nhau để cùng đạt đến mục tiêu chung; là việc sử dụng đồng thời ít nhất hai phương pháp chuyên
ngành trở lên.
Cần phải phân biệt liên ngành và đa ngành: tiếp cận đa ngành nhấn mạnh việc sử dụng các
phương pháp và quy trình của nhiều ngành một cách riêng biệt và độc lập.
3. Liên ngành trong nghiên cứu khu vực
Tiếp cận liên ngành có lợi thế hơn so với tiếp cận chuyên ngành trong nghiên cứu khu vực học
khi tích hợp được những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành về một khu vực để nhận
thức tổng hợp về khu vực; khai thác những khía cạnh của tri thức mà các chuyên ngành có thể
bỏ qua. Điều này đòi hỏi hợp tác nghiên cứu giữa những nhà nghiên cứu có trình độ cao.
Có thể chia làm hai loại đối tượng nghiên cứu. Loại 1: nghiên cứu để nhận thức và phát hiện ra
bản chất hay tính đặc trưng của một khu vực (nghiên cứu cảnh quan – liên ngành kiểu 1); loại
2: nghiên cứu một vấn đề nào đó của mộ khu vực (liên ngành kiểu 2).

20
Phương pháp nghiên cứu đặc trưng cho hai loại trên đều là nghiên cứu trên thực địa hay nghiên
cứu điền dã - field work, field research, đòi hỏi phải thuần thục tiếng bản địa và sống chung với
cư dân. Ngoài ra, nghiên cứu khu vực học cấp tiến cũng đòi hỏi cả từ góc nhìn của nhà nghiên
cứu và từ góc nhìn của người trong cuộc trong mọi sự kiện tại khu vực.
4. Liên ngành về lý thuyết – Tìm kiếm một chỗ dựa vững chắc hơn cho khu vực học
Nhiều quan điểm cho rằng khu vực học chỉ mang tính ghi chép, mô tả, thiếu phân tích, không
có lý thuyết dẫn đường, không có đóng góp kiểm chứng và phát triển những lý thuyết khoa học.
Để đáp lại thì rất cần phải tìm kiếm những cơ sở tồn tại vững chắc hơn cho bộ môn khoa học
này. Một khía cạnh quan trọng cần nói đến là sự liên kết những mô hình lý thuyết.
Các nhà khu vực học qua việc điểm lại những mô hình lý thuyết, giải thích tính đa dạng của thế
giới. Cách họ vận dụng những lý thuyết, những cách tiếp cận và kỹ năng nghiên cứu của ngành
mình trong nghiên cứu khu vực học là lẽ tất nhiên do các chuyên gia khu vực học hầu hết đều
xuất phát từ các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn cơ bản. Nổi bật như thuyết vị chủng,
thuyết Darwin xã hội, thuyết Chức năng, thuyết Tương đối văn hóa …

21

You might also like