You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


AN TOÀN BỨC XẠ VÀ AN TOÀN ĐIỆN TRONG Y TẾ

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO SỬ DỤNG MÁY THỞ ĐẢM BẢO
AN TOÀN ĐIỆN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng

TS. Nguyễn Thị Vân

Sinh viên thực hiện : Đinh Quang Kiên

Nguyễn Thị Thảo

Hà Nội, 2021
THÔNG TIN CÁ NHÂN

Học viên Đinh Quang Kiên


MSSV 20202557M
Lớp 20BKYS
Email Quangkien200796@gmail
Số điện thoại liên lạc 034 8140 834
Cơ quan công tác Công ty Vietmedic
Vị trí công tác (Nếu có) Technical Experts
Ảnh đại diện:

Học viên Nguyễn Thị Thảo


MSSV 20202011M
Lớp 20BKYS
Email thaonguyenqvbn@gmail.com
Số điện thoại liên lạc 0945.080.189
Cơ quan công tác Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Bắc Ninh
Vị trí công tác (Nếu có) Phòng Vật tư-TBYT
Ảnh đại diện:
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................3

1. NHU CẦU ĐÀO TẠO..................................................................................................3

2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO..............................................................................................4

2.1. Bệnh nhân và người nhà chăm sóc........................................................................4

2.2. Người dùng cuối lâm sàng......................................................................................5

2.3. Chuyên gia kỹ thuật...............................................................................................6

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO.......................................................................................7

4. NỘI DUNG ĐÀO TẠO.................................................................................................8

4.1. Điều kiện vận hành chung......................................................................................8

4.2. Thiết đặt và cài đặt cơ bản thiết bị........................................................................8

4.3. Một số báo động nguồn điện..................................................................................9

4.4. Một số nguy cơ nguồn điện....................................................................................9

4.5. Kiểm định an toàn điện........................................................................................10

4.5.1. Kiểm định bên ngoài........................................................................................10

4.5.2. Kiểm định an toàn điện....................................................................................10

4.6. Một số lưu ý khi sử dụng......................................................................................17


CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÀO
TẠO AN TOÀN ĐIỆN

Mỗi nhân viên y tế phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn điện trong công
tác khám và điều trị bệnh nhân trong các cơ sơ y tế. Có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ bệnh
nhân, nhân viên và người dùng khỏi các mối nguy hiểm về điện liên quan đến việc sử
dụng các thiết bị y tế, bảo vệ người dùng khỏi các tác động xấu của điện. Bao gồm nhân
viên kỹ thuật tháo lắp và sửa chữa thiết bị. các thiết bị y tế đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt
hơn các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp vì các thiết bị y tế sử dụng trong việc
chẩn đoán, điều trị hoặc theo dõi đều được thiết kế để tiếp xúc trự tiếp với bệnh . Trong
trường hợp người bệnh phải sử dụng ống thông hoặc trong các ca phẫu thuật, các kêt nối
này có thể có dòng điện dò đi qua cơ thể, cơ thể có thể bị thương nặng hoặc tử vong bởi
mức năng lượng điện thấp hơn mức bình thường có thể cảm nhận được. Với các trường
hợp bệnh nhân bất tỉnh hoặc sử dụng thuốc an thần thì không thể phản ứng với các cú sốc
đột ngột hoặc có thể bị bỏng do điện. Trong môi trường lâm sàng có chứa các chất lỏng
dẫn điện như nước muối và máu có thể vô tình truyền dòng điện cho bệnh nhân và nhân
viên y tế. Do vậy các yêu cầu về an toàn điện với các thiết bị y tế là vô cùng quan trọng
nếu không sẽ xảy ra các nguy hiểm đối với con người.

Vì vậy, an toàn điện là vấn đề rất quan trọng trong sử dụng điện y tế đặc biệt là các
thiết bị sử dụng điện trong phòng mổ nơi có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Có rất nhiều phương
pháp và cách thức thực hiện an toàn điện được kể đến như xây dựng các tiêu chuẩn an
toàn điện nơi sử dụng. Tối ưu các thiết kế mạch điện hệ thống trong bệnh viện tránh rủi ro
dòng điện rò. Các thiết bị y tế cũng cần tự đánh giá và đảm bảo an toàn điện.
Tuy nhiên, với các thiết bị y tế luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (khí gây mê, nhiều
thiết bị, có rất nhiều người với mức độ hiểu biết về an toàn điện khác nhau sử dụng thiết
bị) thì phương pháp đào tạo an toàn điện là bài toán đầu tiên được xem xét đến. Đào tạo
an toàn điện không chỉ thực hiện đơn giản hơn mà còn mang đến tác động nhanh và rộng
tới tất cả các đối tượng sử dụng trang thiết bị.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
1. Tổng quan thiết bị:

Máy thở là một loại thiết bị y tế, là một trong những loại công cụ giúp bệnh nhân có
thể hô hấp được trong trường hợp họ không thể tự thở được. Nó thường được dùng khi
người bệnh bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi hay nhược cơ… Tùy theo tình trạng của
từng bệnh nhân mà bác sỹ sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp sử dụng máy thở khác
nhau. Thường thì sẽ có hai hình thức cho sử dụng cho loại thiết bị này là:

- Thở máy xâm nhập: Người bệnh sẽ được thở máy thông qua nội khí quản hoặc
phẫu thuật mở khí quản.
- Thở máy không xâm nhập: Người bệnh được hỗ trợ cung cấp oxy thông qua mặt
nạ mũi hoặc cả mũi và miệng.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy thở:
Nguyên lý hoạt động : tạo ra chênh lệch áp lực nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài
phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình thơng khí. Để tạo ra chênh lệch áp lực áp lực
này, các máy thở có thể sử dụng áp lực dương, áp lực âm hoặc phối hợp cả hai.
Các máy thở áp lực âm tạo ra áp lực âm ngoài lồng ngực.
3. Lợi ích của máy thở

Đối với việc sử dụng máy thở, người bệnh sẽ không cần phải dành quá nhiều sức lực
và năng lượng cho việc hô hấp. Nhờ vậy mà các cơ quan trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi
và có thời gian phục hồi dần sau chấn thương.
Bên cạnh đó, máy khí dung còn giúp cho bệnh nhân tiếp nhận đủ lượng oxy đồng thời
loại bỏ lượng khí CO2 ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp bảo vệ cho đường hô hấp của người
bệnh và ngăn ngừa tình trạng tổn thương nếu hít phải dịch thoát ra từ dạ dày.

Hình 3: Máy thở có nhiều công dụng với người bệnh


Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý rằng việc thở bằng máy sẽ không làm lành được
các triệu chứng của người bệnh. Nó chỉ có tác dụng trong việc giúp ổn định tình trạng
bệnh nhân khi bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị hoặc sử dụng thuốc lên họ.
Ngay khi bệnh nhân có thể tự thở được bình thường, họ sẽ được ngưng sử dụng
máy khí dung. Mục đích là để lá phổi và cơ quan hô hấp của người bệnh tự phục hồi chức
năng và tránh cho việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị hỗ trợ này.
CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP – CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

1. NHU CẦU ĐÀO TẠO


- Trang bị các kỹ năng cần thiêt cho người sử dụng máy để khai thác tối đa chức năng
của thiêt bị. Nó là một phần không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin chẩn đoán và
điều trị tối ưu, giảm thiểu rủi ro về lỗi an toàn đối với bệnh nhân và các đối tượng khác.

- Giảm thiểu tác hại của việc không được đào tạo cũng như xử lý những tình huống cơ
bản gặp phải khi sử dụng máy.

- Vận hành và bảo trì thiết bị cho các chuyên gia kĩ thuật vận hành và bảo trì thiết bị

2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO


Với vai trò là nhà cung cấp trang thiết bị, đối tượng đào tạo đầu tiên hướng tới là các
người dùng lâm sàng (bác sỹ, y tá) sử dụng trực tiếp sản phẩm trên bệnh nhân.
Đặc điểm của các đối tượng đạo tạo này là người thiết lập – người dùng trực tiếp sử
dụng thiết bị và tác động trực tiếp trên bệnh nhân. Tuy nhiên, đối tượng đào tạo này lại
chỉ có các nền tảng cơ bản về điện mặc dù đây là các người sử dụng có nhận thức cao. Vì
vậy đối tượng đào tạo cần phải được trang bị các kiến thức điện liên quan trực tiếp đến
trang thiết bị, các rủi ro tiềm ẩn – các nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh nhân khi họ sử dụng
trang thiết bị này. Từ đó, mới có các quyết định sáng suốt mang đến các kết quả điều trị
tối ưu đến bệnh nhân
2.1. Bệnh nhân và người nhà chăm sóc
• Cần nắm được các bước vận hành máy, các chế độ và các các nút điều chỉnh.
• Nhận biết được các thông số của máy thở và phương thức cơ bản thường sử dụng.
• Nắm được các báo động, nguyên nhân để cùng phụ bác sĩ xử trí.
• Thao tác chăm bệnh nhân thở máy
• Vệ sinh sát trùng cho máy thở.
• Riêng đối với các bệnh nhân tại gia cần nắm được các bộ phận của máy, chức năng
đặt của công dụng và cách lắp từng bộ phận.
2.2. Người dùng cuối lâm sàng
Bao gồm bác sỹ, y tá, điều dưỡng. Sau khi đào tạo, người dùng cuối về lâm sàng cần
nắm được :

• Nắm được các dấu hiệu, nguyên nhân suy hô hấp cấp và lưu đồ hỗ trợ hô hấp

• Nắm chi tiết từng ứng dụng, các thức lắp đặt, test của các bộ phận máy thở và
setup các thông số ban đầu.

• Nắm được ý nghĩ các thông số máy thở và phương thức thở máy thường sử dụng.

• Lên kế hoạch chạy máu cho từng bệnh nhân một cách hiệu quả và an toàn

• Đọc các chỉ số, thiết lập các điều kiện bổ sung thích hợp

• Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cách sử dụng thiết bị

• Và nhận biết được các lỗi và cách khắc phục cho từng trường hợp báo động
2.3. Chuyên gia kỹ thuật

- Kiến thức về các nguyên tắc chung


của vận hành, bảo trì, thử nghiệm
thiết bị
- Đào tạo cụ thể về bảo trì, kiểm tra
và sửa chữa
- Nhân viên hỗ trợ cần phải tự cập
nhật công nghệ mới, ứng dụng vào
thiết bị, khả năng phát hiện những
biểu hiện mới của bệnh tật
- Các chuyên gia kĩ thuật sẽ được
tham dự các khóa học ngắn hạn về
an toàn thiết bị y tế và giải phẫu cơ
bản và sinh lý học.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO


 Người học tiếp xúc thông tin 1 cách trực quan, hình ảnh, sơ đồ rõ rang, logic
 Người học có thể tiếp xúc với thông tin qua thính giác
 Người học có thể học trực tiếp trên mẫu vật mô phỏng
 Các bài giảng với lượng kiến thức lớn phục vụ cho việc giáo dục và cập nhật về
các chủ đề như cách vận hành thiết bị và an toàn điện
 Học tập có cấu trúc và tự quản lý: Cho phép sinh viên hoạt động theo tốc độ riêng
của từng cá nhân
 Các hoạt động thực hành: Các sự kiện mô phỏng và học tập tăng khả năng thích
thú, nâng cao hiệu quả học tập của học viên là một cách để phát triển kỹ năng thực
hành.
Nội bộ
- Có bộ phận chuyên trách có nền tảng kiến thức tổ chức các buổi đào tạo thực
tiễn và trao đổi chuyên sâu
- Cập nhật các lỗi thường gặp - các lưu ý khi sử dụng
Ngoài tổ chức
- Chủ động liên hệ để tham gia vào các ca thực tế
- Trao đổi trước và sau mỗi bệnh nhân để tăng nhận thực người sử dụng
 Video và các ứng dụng web: Chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng có thể sử dụng lâu
dài. Tổng quan lại có thể giảm chi phí đào tạo liên tục. Khả năng cập nhật tài liệu
cao, tăng khả năng tương tác với học viên
 Hội thảo nhỏ tăng khả năng tương tác, đa dạng hóa phương pháp học tập, tiếp cận
tri thức. Cách thức tổ chức:
Nội bộ
- Có bộ phận chuyên trách công tác đào tạo thiết bị.
- Có bộ tài liệu phong phú - bài giảng cung cấp kiến thức cần về đủ cho an toàn
điện
- Cập nhật báo cáo về các nguyên tắc hoạt động của thiết bị và báo cáo về trải
nghiệm người dùng và các vấn đề an toàn
Ngoài tổ chức

- Tổ chức các buổi trao đổi đều đặn (thường vào các buổi giao ban của các bác
sỹ.

- Có thể mời các giảng viên là các chuyên gia sử dụng lâm sàng

4. NỘI DUNG ĐÀO TẠO


4.1. Điều kiện vận hành chung
 Tuân theo các quy định chung của quốc gia về phòng chống cháy nổ, chập điện.
Đặc biệt lưu ý: dây nguồn chính và đặc biệt là dây nối bảo vệ mass còn nguyên
vẹn
 Đảm bảo môi trường chung an toàn với thiết bị điện (không có đọng nước, độ
ẩm tương đối thấp hơn 90%, ...
 Xem xét các môi trường cụ thể có thể ảnh hưởng đến thiết bị (ví dụ với các
bệnh nhân gây mê cần xem xét ảnh hưởng của khi gây mê đến thiết bị điện, ...)
4.2. Thiết đặt và cài đặt cơ bản thiết bị
 Lắp đặt phụ kiện máy thở

 Khởi động máy thở


 Quản lý báo động:

 Các phương tiện cảnh báo

 Cách cài đặt các giới hạn cảnh báo

 Sử dụng tính năng Auto limits


4.3. Một số báo động nguồn điện
AC Power Mất nguồn điện, máy Cắm lại điện
loss hoạt động nhờ pin sạc Thay cầu chì
Chuẩn bị bóp bóng
Low AC Điện nguồn giảm áp Xem chỗ cắm điện, cầu
Power <80% chì, nguồn điện
Low battery Nguồn pin sạc gần Cắm điện hoặc thay
hết (2 phút) nguồn pin sạc
Loss of power Cả AC và pin đều yếu Tìm nguồn điện thay thế

4.4. Một số nguy cơ nguồn điện


 Nguy cơ an toàn điện bên ngoài hệ thống:

- Hở chổ cắm điện, máy không vào điện

- Hệ thống bị rò điện tại thân máy hay các đầu nối

 Các khắc phục: Khi phát hiện trường hợp trên cần ngắt nguồn điện và kiểm tra lại
toàn bộ hệ thống. Đạt yêu cầu an toàn điện cho thiết bị mới tiếp tục vận hành
CHƯƠNG IV: KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐIỆN

1. Kiểm định bên ngoài


Bảng 1. Các nội dung kiểm định bên ngoài
TT Nội dung kiểm định Tiêu chí kiểm định
1 Tình trạng vệ sinh Sạch sẽ không bám bẩn
2 Các bộ phận bên ngoài
2.1 Thiết bị chính, phụ kiện đi kèm Đầy đủ để vận hành
Kiểm tra bề mặt bên ngoài của thiết bị và Bề mặt thiết bị sạch sẽ, các công tắc, núm
2.2 các công tắc chuyển mạch, kiểm tra việc chức năng hoạt động tốt, các ống ghép nối
ghép nối giữa các đầu nối tốt, không bị hở
Các màng lọc phải sạch sẽ không bị chuyển
2.3 Phin lọc khí
màu, hư hại
2.4 Nối đất bảo vệ Máy được nối đất

Phương pháp kiểm định: Xem xét bằng mắt thường, dùng tay tác động vào các bộ phận
của thiết bị để kiểm tra.
2. Kiểm định an toàn điện
- Các tiêu chí kiểm định:

+ Tiêu chí 1: Điện trở của chốt nối đất trên vỏ máy tới chốt nối đất của phích cắm: < 0,5
Ω.
+ Tiêu chí 2: Dòng điện rò tần số thấp của vỏ máy: < 0,5 mA.
+ Tiêu chí 3: Dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng (tức tổng dòng điện rò đi từ bộ phận
ứng dụng xuống đất và bất kì phần kim loại nào trên vỏ máy khi có một điện áp ngoài đặt
lên bộ phận ứng dụng của thiết bị) phải thỏa mãn các giá trị cho phép trong Bảng 2.
Bảng 2. Giá trị dòng điện rò cho phép
Bộ phận ứng dụng
Dòng điện rò (RMS)
Loại B Loại BF Loại CF
Dòng điện rò thiết bị - phương pháp đo thay thế
Thiết bị Class I 1000 μA 1000 μA 1000 μA
Thiết bị Class II 500 μA 500 μA 500 μA
Bộ phận ứng dụng
Dòng điện rò (RMS)
Loại B Loại BF Loại CF
Dòng điện rò thiết bị - phương pháp đo trực
tiếp hoặc chênh lệch
Thiết bị Class I 500 μA 500 μA 500 μA
Thiết bị Class II (dòng chạm vỏ) 100 μA 100 μA 100 μA
Dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng - phương
pháp đo thay thế
Thiết bị Class I và Class II - 5000 μA 50 μA
Dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng – phương
pháp đo trực tiếp
Thiết bị Class I và Class II - 5000 μA 50 μA

- Phương pháp kiểm định: Kết nối thiết bị phân tích an toàn điện với máy thở để tiến
hành phép đo.
+ Tiêu chí 1: Đo điện trở của chốt nối đất trên vỏ máy tới chốt nối đất của phích cắm. Giá
trị điện trở này bao gồm giá trị của điện trở bên trong thiết bị cần đo và điện trở trong dây
dẫn nối với nguồn điện.
Kết nối máy đo và máy thở như sơ đồ ở Hình 2, tiến hành đo và ghi lại các giá trị đo được
vào biên bản.

Hình 2. Sơ đồ đo điện trở của chốt nối đất trên vỏ máy tới chốt nối đất của phích cắm
+ Tiêu chí 2: Đo dòng điện rò tần số thấp của vỏ máy thở
Kết nối máy đo và máy thở như sơ đồ ở Hình 3, tiến hành đo và ghi lại các giá trị đo được
vào biên bản.

Hình 3. Sơ đồ đo dòng điện rò tần số thấp của vỏ máy


+ Tiêu chí 3: Đo dòng rò thiết bị qua bộ phận ứng dụng
 Lưu đồ đo dòng điện rò

Hình 4. Lưu đồ đo dòng điện rò


 Đo dòng rò thiết bị qua bộ phận ứng dụng
Bước 1: Xác định loại bảo vệ và loại bộ phận ứng dụng
- Quan sát ký hiệu trên mác máy hoặc tra cứu tài liệu kỹ thuật của máy thở để xác định:
- Loại bảo vệ của máy thở là: Class I, Class II,.
- Loại bộ phận ứng dụng của máy thở là: loại B, loại BF hay loại CF
- Tích chọn loại bảo vệ và loại bộ phận ứng dụng đã kiểm tra được vào nội dung đặc
trưng kỹ thuật trong biên bản kiểm định.
Bước 2: Đo dòng điện rò thiết bị
Việc lựa chọn phương pháp đo phù hợp có thể tham khảo lưu đồ trong phụ lục A - Dựa
trên đặc điểm phân loại của thiết bị và bộ phận ứng dụng có ba phương pháp đo dòng điện
rò thiết bị (Equipment Leakage Current):
* Đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp trực tiếp:
- Phép kiểm này đo dòng điện rò từ tất cả bộ phận ứng dụng và bề mặt dẫn điện bị hở trên
vỏ, tới điểm nối đất của nguồn chính.
- Kết nối Sơ đồ nguyên lý của phép đo như sau (Hình 5):

Hình 5. Sơ đồ nguyên lý phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp trực tiếp

Trong đó: PE: Điện cực nối đất


DUT : Device Under Test – thiết bị MD: Measure Device – Thiết bị đo
dưới kiểm Test Lead: Que đo
L1: Dây Line của của nguồn Conductive Part: Phần dẫn điện trên vỏ máy
L2: Dây Neutral của nguồn FE: Function Eath – Nối đất của bộ phận chức
Applied Part: Bộ phận ứng dụng năng
- Ghi nhận lại các giá trị đo và lấy giá trị cao nhất trong các lần thay đổi trạng thái để làm
giá trị đánh giá kết quả đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp trực tiếp.
* Đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp chênh lệch:
- Phép đo này đo biên độ của dòng điện chênh lệch chạy trong dây pha (Live) và dây
trung tính (Neutral) của thiết bị, khi đang cấp nguồn cho máy DUT.
- Tất cả các bộ phận ứng dụng nên được nối trong phép đo này (nếu có sử dụng).
- Kết nối Sơ đồ nguyên lý của phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp chênh lệch
như sau (Hình 6):
- Đọc giá trị dòng điện rò trên thiết bị đo và ghi nhận các giá trị đo sau mỗi lần thay đổi
trạng thái vào biên bản.
- Giá trị dòng điện rò lớn nhất được sử dụng để đánh giá kết quả.

Hình 6. Phương pháp đo dòng điện rò qua thiết bị bằng phương pháp chênh lệch

* Đo dòng điện rò của thiết bị bằng phương pháp thay thế


- Khi sử dụng phương pháp này một nguồn áp được áp đặt lên dây Live, dây Neutral của
DUT và phần kim loại dẫn điện trên vỏ, bộ phận ứng dụng. Dòng điện chạy qua môi
trường cách điện của DUT sẽ được đo.
- Công tắc nguồn cần phải được đóng trong khi đo. Do đó, nếu thiết bị có khóa điện tử thì
sẽ không áp dụng được phép đo này.
- Phép đo này không ứng dụng cho thiết bị với nguồn pin.
+ Kết nối Sơ đồ nguyên lý của phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp thay thế
như sau (Hình 7):
+ Đọc giá trị dòng điện rò trên thiết bị đo và ghi nhận các giá trị đo sau mỗi lần thay đổi
trạng thái vào biên bản.
+ Giá trị dòng điện rò lớn nhất được sử dụng để đánh giá kết quả.

Hình 7. Sơ đồ nguyên lý của phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp thay thế

Bước 3: Đo dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng:


- Việc lựa chọn phương pháp đo phù hợp có thể tham khảo lưu đồ trong phụ lục A
- Dựa trên đặc điểm phân loại của thiết bị và bộ phận ứng dụng có hai phương pháp đo
dòng điện rò thiết bị qua bộ phận ứng dụng:
* Đo dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng bằng phương pháp trực tiếp
- Phép đo dòng điện rò thiết bị qua bộ phận ứng dụng này đo dòng rò giữa tất cả bộ phận
ứng dụng của từng chức năng và bề mặt kim loại dẫn điện trên vỏ máy tới điểm nối đất
của nguồn chính khi có một điện áp ngoài đặt vào bộ phận ứng dụng.
- Với thiết bị có nhiều bộ phận ứng dụng, lần lượt kiểm từng nhóm trong chức năng đơn
trong khi tất cả nhóm khác để thả nổi.
- Phép kiểm này chỉ thực hiện với các bộ phận ứng dụng kiểu F.
- Với bộ phận ứng dụng kiểu B, xem sơ đồ kiểm dòng rò thiết bị theo phương pháp trực
tiếp (Hình 8).
+ Kết nối Sơ đồ nguyên lý của phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp chênh
lệch như sau (Hình 6).
+ Đọc giá trị dòng điện rò trên thiết bị đo và ghi nhận các giá trị đo sau mỗi lần thay đổi
trạng thái vào biên bản.
+ Giá trị dòng điện rò lớn nhất được sử dụng để đánh giá kết quả.
Hình 8. Sơ đồ nguyên lý phép đo dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng theo phương
pháp trực tiếp
* Đo dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng bằng phương pháp thay thế
- Phép đo dòng điện rò thiết bị qua bộ phận ứng dụng bằng phương pháp thay thế
- Thiết lập chế độ đo trên máy đo phù hợp khi đó trên máy đo thiết lập bằng cách đặt một
điện áp thử nghiệm vào giữa dây Live, dây Neutral, dây nối đất, các phần kim loại hở dẫn
điện trên bề mặt vỏ máy và bộ phận ứng dụng của từng chức năng.
- Với thiết bị có nhiều bộ phận ứng dụng, lần lượt kiểm từng nhóm trong chức năng đơn
trong khi tất cả nhóm khác để thả nổi.
+ Kết nối Sơ đồ nguyên lý của phép đo dòng điện rò thiết bị bằng phương pháp thay thế
như sau (Hình 9):
+ Đọc giá trị dòng điện rò trên thiết bị đo và ghi nhận các giá trị đo sau mỗi lần thay đổi
trạng thái vào biên bản.
+ Giá trị dòng điện rò lớn nhất được sử dụng để đánh giá kết quả.
Hình 9. Sơ đồ nguyên lý phép đo dòng điện rò qua bộ phận ứng dụng
bằng phương pháp thay thế

4. Một số lưu ý khi sử dụng


 Để tránh nguy cơ bị điện giật, thiết bị này phải được kết nối vào một nguồn điện
được nối đất. Kể cả việc loại bỏ pin thứ ba (nối đất) của dây cắm điện, hay sử dụng
một đầu nối hai chân. Nếu nghi ngờ về tính toàn vẹn của dây dẫn nối đất bảo vệ
bên ngoài.

 Quan sát khoảng cách phân cách nó với các thiết bị khác phát ra tần số cao (ví dụ
như là điện thoại di động hoặc không dây, máy khử rung, dao mổ điện, v.v.). Sự
nhiễu không mong muốn có thể được kiểm tra trên máy thở.

 Trong khi máy thở đang thông khí cho một bệnh nhân, không được thực hiện bấy
kỳ kết nối nào giữa nó và một hệ thống mạng dữ liệu, hoặc với bất kỳ thiết bị bên
ngoài nào mà không đáp ứng được các yêu cầu an toàn điện cần thiết để được coi
là một máy hoặc thiết bị điện tử y tế.

You might also like