You are on page 1of 5

Chương 3: Khó khăn trong Y học

3.1: Đánh giá về ứng dụng in 3D trong y học trên thế giới

Ứng dụng in 3D trong y học đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chăm sóc sức
khỏe và phục vụ nhu cầu đa dạng của bệnh nhân. Việc tạo ra mô hình chính xác và tùy chỉnh cho phẫu
thuật, giáo dục, và sản xuất dụng cụ y tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho nhiều đối tượng ở các tần lớp
khác nhau. Sự tiến bộ trong vật liệu sinh học và quy trình in 3D đang hỗ trợ trong việc tái tạo mô và giảm
rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Một vài những ưu điểm khi sử dụng phương pháp này trong y học có
thể kể đến như:

- In 3D mô hình cơ thể và cơ quan: In 3D mô hình chính xác của cơ thể con người và các cơ quan nội tạng
giúp bác sĩ dễ dàng hiểu hơn về cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận. Điều này hỗ trợ trong việc lập
kế hoạch phẫu thuật và giáo dục bệnh nhân.

- In 3D kích thước và trợ giúp tạo hình: Sử dụng in 3D để tạo ra các bộ phận tùy chỉnh có tính chất đặc
biệt như gân, khớp, hoặc nha khoa, đặc biệt là trong việc tạo ra các phụ kiện y tế có thể được tùy chỉnh
dựa trên kích thước và hình dạng của từng bệnh nhân.

- In 3D đối với nghiên cứu và đào tạo: Các trường y học sử dụng in 3D để tạo mô hình giả định cho việc
nghiên cứu và đào tạo học viên y khoa. Điều này giúp họ có cơ hội thực hành trước khi thực hiện thực tế
trên bệnh nhân.

- In 3D vật liệu sinh học: Sự phát triển trong ngành in 3D vật liệu sinh học cho phép tạo ra cấu trúc tự
nhiên, tương tự như cấu trúc trong cơ thể con người. Điều này có thể hỗ trợ trong việc tạo ra các cấu
trúc phục hồi và tái tạo mô.

Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ này còn đối mặt với thách thức về chi phí và đào tạo nhân sự
hay cả về nguồn nguyên liệu và tệp khách hàng có khả năng sử dụng. Tóm lại, ứng dụng in 3D trong y học
đang có tiềm năng lớn để thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực này nhưng cũng vẫn còn những rủi ro dẫn
tới nhược điểm cần xử lý.

3.2: Đánh giá in 3D trong y học tại Việt Nam

Ứng dụng in 3D trong lĩnh vực y học ở Việt Nam đang trải qua một quá trình tiến triển tích cực, đặc
biệt là trong việc chất lượng giáo dục y tế ngày càng được nâng cao và sự hỗ trợ tích cực từ nhiều bên
trong các quá trình phẫu thuật. Sự tích hợp của công nghệ này đã mang lại những lợi ích quan trọng, từ
việc giúp sinh viên và bác sĩ nắm bắt chính xác kiến thức đến việc tối ưu hóa kế hoạch phẫu thuật và
giảm rủi ro cho bệnh nhân. Ngoài ra, sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng thể hiện cam kết của
cộng đồng y học Việt Nam đối với sự đổi mới và tiến bộ trong lĩnh vực này. Ta có thể nói tới một số ưu
điểm hay thành tựu trong lĩnh vực này mà y học nước ta đã đạt được như:

- Mô hình hóa và giáo dục: Trong lĩnh vực giáo dục y tế tại Việt Nam, ứng dụng in 3D đã bắt đầu được
tích hợp vào quá trình đào tạo bác sĩ và sinh viên y khoa. Việc tạo mô hình chính xác của cơ thể và cơ
quan giúp học viên hiểu rõ hơn về bệnh lý và quá trình phẫu thuật.

- Dụng cụ y tế và tùy chỉnh: Có những nỗ lực để sử dụng in 3D để sản xuất dụng cụ y tế và sản phẩm tùy
chỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nha khoa. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ từ cả ngành công nghiệp và cơ
quan quản lý để thúc đẩy sự tích hợp này vào hệ thống y tế.
- Nghiên cứu và phát triển: Các tổ chức nghiên cứu y học và các trường đại học ở Việt Nam đã chú trọng
vào phát triển ứng dụng in 3D trong nghiên cứu và đào tạo. Các dự án như mô hình hóa cơ thể và nghiên
cứu về vật liệu in 3D đang nhận được sự quan tâm.

Tuy nhiên, để tối đa hóa tiềm năng của in 3D trong y học, cần giải quyết một số thách thức như đào
tạo nguồn nhân lực, tích hợp vào hệ thống y tế, và vấn đề chi phí. Sự hỗ trợ và cam kết từ các bên liên
quan, kèm theo sự đổi mới liên tục, sẽ là chìa khóa để phát triển bền vững của công nghệ in 3D trong y
học tại Việt Nam.

3.3: Ưu điểm (Cơ hội) ở Việt Nam

Với sự phát triển nhah chóng của những thành tựu nghiên cứu khoa học mới ở trong nước hay thế
giới, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn trong việc áp dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực y học.
Những ưu điểm và cơ hội này không chỉ thúc đẩy sự đổi mới trong ngành y, mà còn tạo nên những triển
vọng tích cực cho chất lượng chăm sóc sức khỏe và đào tạo y tế trong nước. Những ưu điểm của Việt
Nam mang lại sự hữu ích cho phát triển phương pháp này có thể nhìn nhận rõ ràng như:

- Tính đa dạng dân số và Gen: Sự đa dạng gen trong dân số Việt Nam tạo ra nhu cầu đặc biệt cho sự tùy
chỉnh và cá nhân hóa trong chăm sóc y tế. In 3D có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình và sản phẩm
y tế tùy chỉnh phù hợp với đặc điểm gen độc đáo của từng bệnh nhân, giúp cho việc nghiên cứu khoa
học và đưa vào ứng dụng thực tế, được tiếp xúc nhiều với các trường hợp y học khác nhau để phát triển
tư duy và tiềm năng của y học Việt Nam.

- Chi phí thấp và tính khả thi: Việt Nam đang tận dụng một lợi thế quan trọng là chi phí lao động và sản
xuất thấp so với nhiều quốc gia khác, tạo ra một cơ hội lớn để triển khai công nghệ in 3D một cách hiệu
quả và có tính khả thi. Sự giảm chi phí này không chỉ áp dụng cho quá trình sản xuất các sản phẩm y tế in
3D mà còn làm cho việc tạo ra các mô hình và sản phẩm tùy chỉnh trở nên dễ dàng và tiếp cận hơn. Điều
này không chỉ mang lại lợi ích về chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận của bệnh nhân đối với những
giải pháp y tế tiên tiến và cá nhân hóa.

- Tiềm năng nghiên cứu và hợp tác quốc tế: Việt Nam đang có đặc điểm là một địa điểm có tiềm năng
đáng kể trong việc thúc đẩy nghiên cứu y học và tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong ngữ cảnh
sử dụng công nghệ in 3D. Sự đa dạng và phong phú trong lĩnh vực nghiên cứu y học mở ra không gian
cho sự đổi mới và sáng tạo. Sự hợp tác quốc tế không chỉ là cơ hội để chia sẻ kỹ thuật và kiến thức mà
còn là cánh cửa mở đến sự tiếp xúc với những tiến bộ hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực in 3D y học.

Tuy nhiên, để tận dụng đầy đủ các ưu điểm này, cần có sự đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ từ cả chính
phủ và doanh nghiệp, đồng thời cần giải quyết những thách thức như đào tạo nguồn nhân lực và tích
hợp vào hệ thống y tế. Đánh giá toàn diện về ứng dụng in 3D trong y học tại Việt Nam là chìa khóa để
hiểu rõ về tiềm năng và thách thức, từ đó phát triển chiến lược và quyết định đúng đắn cho sự phát triển
bền vững của ngành y tế nước ta. Tóm lại, Việt Nam vẫn sở hữu những ưu điểm phù hợp cho phát triển
phương pháp này trong y học nhưng để phát triển toàn diện vẫn cần sự tác hợp từ nhiều phía có liên
quan một cách chặt chẽ và có khoa học.

3.4: Nhược điểm (Thách thức) tại Việt Nam

Phương pháp in 3D ngày càng phổ biến và được cải tiến theo chiều hướng tích cực để đem lại nhiều lợi
ích hơn cho y học nhân loại nói chung và y học Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, phương pháp y học này vẫn
còn hiện hữu nhiều khuyết điểm điểm đối với các đối tượng liên quan tới việc sản xuất và sử dụng sản
phẩm in 3D trong y học tại Việt Nam. Ta có thể nhìn vào những thách thức của một số đối tượng chủ
chốt trong việc sản xuất và sử dụng phương pháp này dưới đây:

3.4.1: Đối với nhà sản xuất in 3D y tế

- Các nhà sản xuất phải liên tục được các cơ quan quản lí y tế có thẩm quyền kiểm tra về chất lượng sản
phẩm cũng như quy trình tạo ra sản phẩm để đảm bảo chất lượng đầu ra. Việc bảo đảm chất lượng sản
phẩm trong lĩnh vực y tế đặt ra những thách thức đối với các nhà sản xuất, đòi hỏi sự tuân thủ và thực
hiện một hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện, kết hợp cả quy định của cơ quan quản lý y tế và việc
phát triển và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng cao cấp.

- Về nguồn nguyên liệu được sử dụng trong y tế, in 3D đòi hỏi những nguyên liệu khá hiếm, cần có
những yếu tố riêng biệt để dễ dàng hơn trong việc tương thích với con người, từ đó hạn chế sự đào thải.
Ngoài ra, các nguyên liệu này cần đạt chuẩn được sử dụng trong y tế và có chất lượng cao để đảm bảo
hiệu suất và an toàn khi sử dụng. Việc sử dụng các máy móc hiện đại, đạt chuẩn cũng là một điều quan
trọng đối với các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất cần đặt ra sự kiểm tra, giám sát khắt khe đối với quá
trình làm ra sản phẩm.

- Do sự đặc biệt về nguyên liệu và máy móc cùng với đó là chuyên môn yêu cầu cao của người sản xuất,
chi phí để sản xuất ra các sản phẩm in 3D trong y học là khá lớn, điều này gây khó khăn cho các nhà sản
xuất trong việc tìm nguồn vốn đầu tư, nhân lực có đào tạo chuyên sâu hay các nguồn nguyên liệu phù
hợp với ngân sách mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, sản phẩm y học từ in 3D không chỉ đòi
hỏi chuyên môn y học mà còn phải kết hợp cả chuyên môn thiết kế, tính toán số liệu.

3.4.2: Đối với nhân viên y tế

- Việc sử dụng sản phẩm in 3D đối với người bệnh yêu cầu cần có những y bác sĩ có chuyên môn cao,
được đào tạo chuyên sâu để hiểu rõ về công nghệ in 3D. Điều này đòi hỏi các bác sĩ cần dành rất nhiều
thời gian và nỗ lực để hiểu rõ về công nghệ mới này. Sự đào tạo chuyên sâu này cũng cần nhiều nhân lực
chuyên môn cao để đào tạo, điều này sẽ dẫn đến việc mất rất nhiều chi phí đối với người học lẫn người
giảng dạy, gây khó khăn với những người có năng lực nhưng điều kiện lại không cho phép.

- Các nhân viên y tế đã có chuyên môn về lĩnh vực này cần liên tục theo sát bệnh nhân để đưa ra phương
pháp, yêu cầu chính xác nhất đối với nhà sản xuất sao cho phù hợp với người bệnh. Tiếp theo đó là giám
sát và hỗ trợ về chuyên môn liên tục với nhà sản xuất. Điều này vô cùng quan trọng để người bệnh nhận
được sản phẩm y tế phù hợp nhất nhưng đồng thời cũng dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian và khi xảy
ra sơ sót sẽ mất rất nhiều công sức để khắc phục từ đầu.

- Việc tích hợp công nghệ in 3D vào quy trình làm việc hàng ngày có thể đòi hỏi thêm thời gian. Nhân
viên y tế cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để tối ưu hóa ưu điểm của công nghệ này và tận
dụng mọi lợi ích mà in 3D mang lại, tăng sự linh hoạt và sử dụng thời gian hợp lí dành cho người bệnh.

3.4.3: Đối với người sử dụng

- Hiện nay, phương pháp sử dụng sản phẩm in 3D trong y học mới chỉ phổ biến nhiều ở các nước phát
triển còn các nước khác thì có thể nguồn tài nguyên còn hạn chế, điều này dẫn đến việc nhiều người
bệnh khó tiếp xúc với phương pháp này để tìm hiểu và sử dụng nếu không có đủ điều kiện và kiến thức
về y tế. Cần sự tư vấn kĩ càng từ người có chuyên môn về việc sử dụng và cách bảo quản, các lợi ích và
rủi ro khi sử dụng.

- Sự chưa phổ biến ở nhiều đất nước cùng với đó là sự đặc biệt trong sản xuất và sử dụng khiến cho chi
phí của phương pháp này tăng cao. Ngoài ra điều này còn dẫn đến việc nhiều bệnh nhân có thể tận
hưởng với những ưu điểm của phương pháp này nhưng cũng có những người bệnh khó có khả năng tiếp
xúc tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm bởi chi phí cao và sự hạn chế về nguyên liệu, tài nguyên cần thiết và
phù hợp với thể trạng.

- Mặc dù phương pháp in 3D có độ tuỳ chỉnh cao nhưng không phải mọi sản phẩm đều phù hợp và
tương thích hoàn toàn với cơ thể người bệnh nên cần sự thử nghiệm, tìm kiếm nhiều, dẫn tới việc người
bệnh có thể không có quá nhiều thời gian và sức khoẻ để thử nghiệm phù hợp quá nhiều lần. Việc nhiều
người bệnh có thể trạng đặc biệt có thể dẫn tới việc đào thải dễ dàng các sản phẩm, gây khó khăn cho
bác sĩ trong việc khám chữa bệnh, cho người bệnh trong việc đảm bảo sức khoẻ và cho môi trường trong
việc xử lí sản phẩm đã bị đào thải vì những sản phẩm này không thể tái sử dụng.

Tóm lại, phương pháp này khi sử dụng trong y học tại Việt Nam mang lại không ít lợi ích tích cực
cho y bác sĩ hay người bệnh, nhưng mặt khác, những điều khó khăn vẫn còn hiện hữu và cũng là những
vấn đề không hề nhỏ. Việc giải quyết những vấn đề cần rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như thời gian, chi
phí hay nhân lực. Để thành công và cải tiến phương pháp này theo hướng tích cực đòi hỏi sự đổi mới
liên tục và cần sự hợp tác giữa nhiều bên liên quan.

3.5: Đề xuất giải pháp

Để nền y học Việt Nam có thể nhanh chóng vượt qua những khó khăn trong việc áp dụng công
nghệ in 3D trong lĩnh vực y học tại Việt Nam để sản phẩm được sử dụng có tính toàn diện, dưới đây là
một số giải pháp đề xuất:

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho các
chuyên gia y tế và kỹ sư về việc sử dụng và quản lý công nghệ in 3D. Các chuyên gia có chuyên môn cao
thực hiện các nghiên cứu khoa học để thiết kế các chương trình đào tạo định kỳ, hội thảo và khóa học
chuyên sâu tại các trung tâm chuyên nghiệp. Hợp tác với các trường đại học và tổ chức đào tạo có uy tín
để đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo đúng đắn.

- Hợp tác chính phủ và doanh nghiệp: Tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa chính phủ, bệnh
viện, và doanh nghiệp công nghệ. Chính phủ có thể áp dụng các chính sách khuyến khích và ưu đãi thuế
để kích thích sự đầu tư từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện những cách thức tiên tiến
trong sản xuất để giảm chi phí nhưng vẫn đem lại chất lượng tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tổ chức
các diễn đàn và sự kiện hợp tác để tạo cầu nối giữa các bên liên quan và tạo điều kiện cho việc chia sẻ
thông tin và nguồn lực.

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ y học: Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh
vực ứng dụng in 3D trong y học. Hỗ trợ các dự án nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng thực tế và thúc đẩy
sự đổi mới. Thiết lập các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu với cơ sở vật chất hiện đại để hỗ trợ các dự
án nghiên cứu tiên tiến.

- Xây dựng hệ thống chuẩn và quy định: Phát triển và áp dụng các chuẩn về quy định trong việc sử dụng
công nghệ in 3D trong y học. Điều này bao gồm việc xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng, đảm bảo
an toàn và hiệu quả của sản phẩm in 3D. Hợp tác với cộng đồng y học và các chuyên gia để xây dựng
những tiêu chuẩn này. Việc này cần sự thực hiện chuẩn mực và chính xác từ nhà sản xuất, y bác sĩ và cả
bệnh nhân sử dụng.

- Tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế: Kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực y học và công nghệ in 3D. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, khuyến khích và tạo điều kiện để chuyên
gia, nghiên cứu viên và doanh nghiệp có thể hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, tham gia vào các nghiên cứu
khoa học để trải nghiệm những thành tựu khoa học mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho quá
trình hợp tác và trao đổi thông tin.

Với một số các giải pháp này, nếu được triển khai đồng bộ, sẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng toàn diện
và hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực y học tại Việt Nam. Việc vượt qua những thách
thức và khó khăn hiện nay sẽ mở ra không gian cho sự đổi mới và phát triển toàn diện, mang lại nhiều cơ
hội hứa hẹn cho ngành y tế nước ta. Thực hiện những giải pháp nhanh chóng sẽ giúp cho nền y học Việt
Nam phát triển nhanh chóng, từ đó sớm được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học mới nhất và hiện
đại nhất.

You might also like