You are on page 1of 3

CHƯƠNG III.

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG Y HỌC

3.1. Nhược điểm (Thách thức) tại Việt Nam


Phương pháp in 3D ngày càng phổ biến và được cải tiến theo chiều hướng
tích cực để đem lại nhiều lợi ích hơn cho y học nhân loại thế giới nói chung
và y học Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, phương pháp y học này vẫn còn hiện
hữu nhiều khuyết điểm điểm đối với các đối tượng liên quan tới việc sản xuất
và sử dụng sản phẩm in 3D trong y học tại Việt Nam. Ta có thể nhìn vào
những thách thức của một số đối tượng chủ chốt trong việc sản xuất và sử
dụng phương pháp này dưới đây:
3.1.1: Đối với nhà sản xuất in 3D y tế
- Do quá trình sản xuất và nguyên liệu, máy móc, thiết bị cần được sát sao về
nguồn gốc cũng như phương thức sử dụng, các nhà sản xuất phải liên tục
được các cơ quan quản lí y tế có thẩm quyền kiểm tra về chất lượng sản phẩm
cũng như quy trình tạo ra sản phẩm để đảm bảo chất lượng đầu ra. Việc bảo
đảm chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực y tế đặt ra những thách thức đối với
các nhà sản xuất, đòi hỏi sự tuân thủ và thực hiện một hệ thống kiểm soát
chất lượng toàn diện, kết hợp cả quy định của cơ quan quản lý y tế và việc
phát triển và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng cao cấp. Sự kiểm tra
này cần đến những chuyên gia có chuyên môn cao để xác minh đúng những
sản phẩm đạt chuẩn, yêu cầu nguồn nhân lực có đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực này.
- Về nguồn nguyên liệu được sử dụng trong y tế, in 3D đòi hỏi cần có những
nguyên liệu khá hiếm, đặc biệt quan trọng là những nguyên liệu được sử
dụng cần có những yếu tố riêng biệt để dễ dàng hơn trong việc tương thích
với con người, từ đó hạn chế sự đào thải sau khi bệnh nhân sử dụng. Ngoài
ra, các nguyên liệu này cần sự chứng nhận đạt chuẩn được sử dụng trong y tế,
được kiểm tra kĩ càng để đảm bảo về chất lượng, hiệu suất và độ an toàn khi
sử dụng. Việc sử dụng các máy móc hiện đại, đạt chuẩn, phù hợp với từng
loại sản phẩm cũng là một điều quan trọng đối với các nhà sản xuất. Các nhà
sản xuất cần đặt ra quy trình kiểm tra, giám sát khắt khe đối với quá trình làm
ra sản phẩm.
- Do sự đặc biệt về nguyên liệu và máy móc cùng với đó là sự yêu cầu cao về
chuyên môn của bác sĩ, người thiết kế bản mẫu và người sản xuất, chi phí để
sản xuất ra các sản phẩm in 3D trong y học bị độn lên khá lớn, điều này gây
khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc tìm nguồn vốn đầu tư lâu dài, nhân
lực có đào tạo chuyên sâu hay các nguồn nguyên liệu phù hợp với ngân sách
mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, sản phẩm y học từ in 3D không
chỉ đòi hỏi chuyên môn y học mà còn phải kết hợp cả chuyên môn thiết kế,
tính toán số liệu.
3.1.2: Đối với nhân viên y tế
- Việc sử dụng sản phẩm in 3D đối với người bệnh yêu cầu cần có những y
bác sĩ có chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu để hiểu rõ về công nghệ
in 3D. Điều này đòi hỏi các bác sĩ cần dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để
hiểu rõ về công nghệ mới này. Sự đào tạo chuyên sâu này cũng cần nhiều
nhân lực chuyên môn cao để đào tạo, điều này sẽ dẫn đến việc mất rất nhiều
chi phí đối với người học lẫn người giảng dạy, gây khó khăn với những người
có năng lực nhưng điều kiện lại không cho phép.
- Các nhân viên y tế đã có chuyên môn về lĩnh vực này cần liên tục theo sát
bệnh nhân để đưa ra phương pháp, yêu cầu chính xác nhất đối với nhà sản
xuất sao cho phù hợp với người bệnh. Tiếp theo đó là giám sát và hỗ trợ về
chuyên môn liên tục với nhà sản xuất. Điều này vô cùng quan trọng để người
bệnh nhận được sản phẩm y tế phù hợp nhất nhưng đồng thời cũng dẫn đến
việc mất rất nhiều thời gian và khi xảy ra sơ sót sẽ mất rất nhiều công sức để
khắc phục từ đầu.
- Việc tích hợp công nghệ in 3D vào quy trình làm việc hàng ngày có thể đòi
hỏi thêm thời gian. Nhân viên y tế cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả
để tối ưu hóa ưu điểm của công nghệ này và tận dụng mọi lợi ích mà in 3D
mang lại, tăng sự linh hoạt và sử dụng thời gian hợp lí dành cho người bệnh.
3.1.3: Đối với người sử dụng
- Hiện nay, phương pháp sử dụng sản phẩm in 3D trong y học mới chỉ phổ
biến nhiều ở các nước phát triển còn các nước khác thì có thể nguồn tài
nguyên còn hạn chế, điều này dẫn đến việc nhiều người bệnh khó tiếp xúc
với phương pháp này để tìm hiểu và sử dụng nếu không có đủ điều kiện và
kiến thức về y tế. Cần sự tư vấn kĩ càng từ người có chuyên môn về việc sử
dụng và cách bảo quản, các lợi ích và rủi ro khi sử dụng.
- Sự chưa phổ biến ở nhiều đất nước cùng với đó là sự đặc biệt trong sản xuất
và sử dụng khiến cho chi phí của phương pháp này tăng cao. Ngoài ra điều
này còn dẫn đến việc nhiều bệnh nhân có thể tận hưởng với những ưu điểm
của phương pháp này nhưng cũng có những người bệnh khó có khả năng tiếp
xúc tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm bởi chi phí cao và sự hạn chế về nguyên
liệu, tài nguyên cần thiết và phù hợp với thể trạng.
- Mặc dù phương pháp in 3D có độ tuỳ chỉnh cao nhưng không phải mọi sản
phẩm đều phù hợp và tương thích hoàn toàn với cơ thể người bệnh nên cần
sự thử nghiệm, tìm kiếm nhiều, dẫn tới việc người bệnh có thể không có quá
nhiều thời gian và sức khoẻ để thử nghiệm phù hợp quá nhiều lần. Việc nhiều
người bệnh có thể trạng đặc biệt có thể dẫn tới việc đào thải dễ dàng các sản
phẩm, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc khám chữa bệnh, cho người bệnh
trong việc đảm bảo sức khoẻ và cho môi trường trong việc xử lí sản phẩm đã
bị đào thải vì những sản phẩm này không thể tái sử dụng.
Tóm lại, phương pháp này khi sử dụng trong y học tại Việt Nam
mang lại không ít lợi ích tích cực cho y bác sĩ hay người bệnh, nhưng mặt
khác, những điều khó khăn vẫn còn hiện hữu và cũng là những vấn đề không
hề nhỏ. Việc giải quyết những vấn đề cần rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như
thời gian, chi phí hay nhân lực. Để thành công và cải tiến phương pháp này
theo hướng tích cực đòi hỏi sự đổi mới liên tục và cần sự hợp tác giữa nhiều
bên liên quan.

You might also like