You are on page 1of 9

Phạm Quốc Việt JOHN RAWLS

CÁC NGUYÊN TẮC CÔNG LÝ CỦA JOHN


RAWLS VÀ BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ
PHƯƠNG TÂY ĐƯƠNG ĐẠI
1 Comment / Giải quyết xung đột & Xây dựng hòa bình, Triết học, Xã hội / By Việt Phạm

Đơn vị Tổ chức: CLB Wonder of Wisdom (WoW) và CLB Học Thuật Lan Toả (SOAC)
Đơn vị Bảo trợ: Salon Văn Hoá Cà phê Thứ 7
Chủ trì : TS.LÊ TUẤN HUY
Diễn giả: PHẠM QUỐC VIỆT
Thời gian: 14h00 – 17h00 Chủ nhật ngày 07/10/2018
Địa điểm: Salon Văn hoá Cà phê thứ Bảy, 38 Võ Văn Tần, Q3, Tp.HCM
Bài viết được biên soạn bởi Phạm Quốc Việt
1. Các khái niệm cơ bản:
Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong lý thuyết của Rawls: vị thế khởi nguyên, bức màn vô
minh, điều tốt, thiết chế chính xủa xã hội và hai nguyên tắc công lý, tránh những hiểu lầm
thường bị mắc phải khi diễn dịch các khái niệm này.
Vấn đề công lý: tại sao phải có công lý
Công lý là hệ thống các quy tắc điều phối toàn bộ xã hội được đặt ra nhằm giải quyết hai vấn đề
chính
Vấn đề hợp tác: tiêu chuẩn để phân chia lợi ích có được từ hợp tác xã hội hay giới hạn mà mỗi
người có thể đưa ra đòi hỏi đối với người khác.
Mỗi người tuy đều có lợi ích nhưng không có sẵn nhu cầu hoặc yêu cầu (tức đòi hỏi ở người
khác phải đáp ứng lợi ích cho họ. Các nguyên tắc công lý được đặt ra nhằm đưa ra một giới hạn
mà nhờ đó một người có thể điều chỉnh các nhu cầu của mình từ đó đưa ra một đòi hỏi chính
đáng đối với người khác. Khả năng đưa ra đòi hỏi chính đáng và được chấp nhận là cơ sở cho
quá trình hợp tác xã hội, không có một tiêu chuẩn như vậy, xã hội sẽ rơi vào trạng thái phi chính
phủ hoặc được các triết gia gọi là trạng thái tự nhiên.
Vấn đề tự nguyện: xã hội phải được thiết kế sao cho các cá nhân dù tham gia vào nó một cách
không tự nguyện nhưng họ vẫn cảm thấy giống như là tự nguyện. Tức xã hội được thiết kế dựa
trên các nguyên tắc mà mỗi cá nhân sẽ chấp nhận trong trạng thái tự nguyện và duy lý. Tính tự
nguyện này được gọi là tính tự nguyện giả thuyết Tính tự nguyện giả thuyết là điều kiện quan
trọng cho sự ổn định của mỗi xã hội, không có điều kiện này, xã hội sẽ luôn ở trên bờ vực bất ổn
và bạo lực.

Đối tượng áp dụng của công lý


Đối tượng áp dụng của công lý là cấu trúc cơ bản của xã hội (basic structure of society) hay nói
cách khác là cấu trúc chính trị của xã hội.

Vậy cấu trúc chính trị là gì? Để hiểu được cấu trúc chính trị ta phải hiểu được khái niệm về điều
tốt (good).
Điều tốt là khái niệm chỉ tất cả những gì mà con người cần đến hoặc có lợi đối với con người.
Những điều tốt quan trọng nhất đó là các quyền tự do, quyền bình đẳng, lòng tự trọng và lợi ích
kinh tế,…
Cấu trúc chính trị là cấu trúc phân phối các điều tốt này trong xã hội.
Cái mà các điều tốt này được nhận diện, khẳng định và phân chia cho các cá nhân trong xã hội.
Tính chất của các điều tốt này có thể khác nhau và cách phân phối khác nhau. Có những điều tốt
có khả năng cạn kiệt như lợi ích kinh tế, có những điều tốt không cạn kiệt được như quyền (về
bản chất là sự công nhận). Có điều tốt do xã hội tạo ra nhưng cũng có điều tốt do tự nhiên mà có
(tài năng thiên bẩm).
Vậy cấu trúc chính trị là cơ chế phân phối điều tốt.
Kết hợp với các diễn giải bên trên, đối tượng áp dụng của công lý là cơ chế phân phối điều tốt.
Tổng hợp: Vậy các nguyên tắc công lý là các nguyên tắc dựa vào đó chúng ta thiết kế cấu trúc
chính trị của một xã hội sao cho cấu trúc đó giải quyết được các vấn đề công lý. Theo kiến nghị
của Rawls các nguyên tắc công lý thoả mãn được các vấn đề công lý phải được cá nhân chọn từ
vị thế khởi nguyên (original position) đằng sau bức màn vô minh (the veil of Ignorance).
Cách hiểu thông thường đó là vị thế khởi nguyên là vị thế mà tại đó các cá nhân của xã hội cùng
nhau lựa chọn hình thái xã hội mà họ sẽ sống trong đó. Tại vị thế khởi nguyên đó, cá nhân sẽ
đứng vào mọi vị thế chính yếu của xã hội mà họ sẽ sống trong đó và không có thông tin cụ thể
nào về vị thế cụ thể mà họ sẽ ở trong. Và vì họ không biết họ sẽ ở vị thế nào, họ sẽ lựa chọn các
nguyên tắc công lý mà Rawls đề xuất. Cách hiểu này mang lại nhiều phê phán.

Đầu tiên đó là vị thế khởi nguyên là một mô tả phi thực tế, không có tại thời điểm nào mà con
người tụ hội lại cùng nhau để lựa chọn xã hội mà họ sống. Con người luôn luôn sinh ra vào một
xã hội nhất định nào đó và từ đó mà sống tiếp từ đó.
Thứ hai, bức màn vô minh là một khái niệm phi thực tế vì mỗi cá nhân luôn bi ảnh hưởng bởi
những điều kiện cụ thể của họ như dân tộc, giới tính, tôn giáo và điều kiện sống, việc đòi hỏi
rằng cá nhân phải tách khỏi vị thế cụ thể của bản thân và đặt mình vào mọi vị thế trong mọi xã
hội là một điều ngớ ngẩn.
Thứ ba, dù một trạng thái tự nhiên hay vị thế khởi nguyên như thế có tồn tại và dù con người có
khả năng đặt họ vào đằng sau bức màn vô minh như thế, không có gì đảm bảo họ sẽ chọn các
nguyên tắc công lý do Rawls đề xuất.

Tuy nhiên cách hiểu này là sai lầm hoặc không rõ và những phê phán này dựa trên cách hiểu sai
về các khái niệm và Rawls đề xuất.
Đầu tiên, vị thế khởi nguyên không phải là một trạng thái thế giới mà là một trạng thái tinh thần
mà chủ thể chính trị nên có (the original position Is not a state of affair but the state of mind the
political agent should have)
Vị thế khởi nguyên không hề là mô tả về thế giới, một trạng thái lịch sử hay thực tế nào đó. Vì
thế, mọi phê phán dựa trên giả định rằng vị thế khởi nguyên là một mô tả nào đó đều là những
phê phán sai lầm.
Thay vào đó, vị thế khởi nguyên là trạng thái tinh thần, tức một trạng thái của tâm trí mà một cá
nhân có được. Nó không nằm ngoài thế giới mà nằm trong tâm trí của một người, chịu tác động
bởi các yếu tố tinh thần của người đó.
Nó là một trạng thái tâm trí nhưng không phải mọi trạng thái tâm trí mà là trạng thái của tâm trí
mà một chủ thể chính trị nên có.

Vậy chủ thể chính trị là gì?


Để hiểu được khái niệm về chủ thể chính trị, chúng ta nên quay lại khái niệm về thế nào là một
cấu trúc chính trị. Một cấu trúc chính trị là một cấu trúc phân phối điều tốt. Và chủ thể chính trị là
chủ thể mà quyết định của họ có thể làm thay đổi cấu trúc đó. Các chủ thể chính trị khác nhau tại
các hoạt động khác nhau có độ ảnh hưởng khác nhau đối với cấu trúc chính trị.

Về cơ bản tất cả mọi cá nhân đều có thể được xem là chủ thể chính trị. Tuy nhiên, trong một số
hoạt động và vai trò đặc biệt mà tính chủ thể này được thể hiện một cách rõ rệt. Đó là những
chức vụ, vị trí mà quyết định của những người tại vị sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc
chính trị như:
Thẩm phán
Người đi bầu
Nhà làm luật
Đại biểu quốc hội
Đảng viên các đảng chính trị
Những minh hoạ này cô thấy vị thế khởi nguyên không hề là một vị thế “trước xã hội” mà là “vị
thế trong xã hội”, tức những cá nhân trong xã hội nhận thức được vai trò của họ đối với cấu trúc
chính trị và hành động dựa trên vai trò đó.
Tất nhiên, một lưu ý cần phải được làm rõ đó là đây không phải là trạng thái luôn luôn có của chủ
thể chính trị mà là trạng thái nên có. Không phải những người nào khi làm những công việc của
thẩm phán, đại biểu hay cử tri đều thật sự ý thức được vai trò của họ và hàng động theo đó.
Vậy vị thế khởi nguyên là một trạng thái tâm trí mà tại đó một người nhận thức được hệ quả
hành động của họ đối với cấu trúc chính trị của xã hội và sẵn sàng hành động theo các nguyên
tắc nhất định để mang lại cấu trúc chính trị mà họ đang mong muốn.
Giờ khi đã làm rõ được khái niệm về vị thế khởi nguyên, chúng ta sẽ chuyển sự chú ý qua khái
niệm về bức màn vô minh.

Bức màn vô minh thường được hiểu như một hoạt động tại đó cá nhân “tách mình” ra khỏi
những thông tin cụ thể của bản thân để từ đó lựa chọn được các nguyên tắc công lý.
Tuy nhiên sự “tách mình” này được hiểu như thế nào? Thường thì sự tách mình này được mô tả
là sự đặt mình vào vị thế của người khác. Như khi chúng ta chứng kiến người khác gặp đau đớn,
chúng ta cũng đồng cảm với đau đớn của họ hoặc khi chúng ta xem một vở kịch, một bộ phim và
cảm nhận được những gì mà nhân vật cảm nhận được. Và nếu đây thực sự là nội hàm của bức
màn vô minh và Rawls muốn nói đến thì nó gặp phải khó khăn nghiêm trọng.

Đó chính là chúng ta thật sự không thể đồng cảm được hoàn toàn đối với người khác bởi mỗi
người bị trói buộc bên trong bối cảnh cụ thể của mình, từ nơi sinh ra đến dân tộc, giới tính… Nếu
tôi sinh ra trong một giới tính này, việc đồng cảm với người thuộc giới tính khác, dù có thể thực
hiện được đi chăng nữa nhưng cũng không bao giờ là tuyệt đối. Và nếu việc đặt mình vào vị thế
của người khác một cách tuyệt đối là không thể, thì khái niệm bức màn vô minh đang mô tả một
hoạt động, về

Tuy nhiên cách hiểu này, dù vẫn có phần liên quan, nhưng không hề đúng. Bức màn vô mình
không hề là một quá trình cảm nhận mà là một hoạt động có tính phạm trù. Hay nói chính xác
hơn là một phương pháp luận để từ đó chủ thể chính trị trong vị thế khởi nguyên có thể tìm ra
được các nguyên tắc công lý để điều phối xã hội.
Khi con người tham gia vào những hoạt động có tính phạm trù, họ không tương tác với những
trải nghiệm thực tế mà tương tác với các phạm trù được khái quát từ thực tại.
Một ví dụ cho hoạt động phạm trù là hoạt động mà người làm toán thực hiện. Khi làm toán,
chúng ta không tương tác với các đối tượng được mang lại trực tiếp bởi kinh nghiệm mà là các
đối tượng có tính phạm trù: con số, hình học, các nguyên tắc. Tuy những đối tượng này là những
đối tượng có thật nhưng chúng không được mang lại trực tiếp thông qua các giác quan và được
trích lọc ra từ những trải nghiệm thực tế. Bức màn vô minh là ẩn dụ cho một hoạt động có tính
phạm trù như thế.

Tuy nhiên, nếu thừa nhận rằng nó là một hoạt động mang tính phạm trù thì nó thật sự là hoạt
động gì?
Để hiểu được điều này, ta phải quay về khái niệm về vị thế khởi nguyên. Như đã diễn giải ở trên,
vị thế khởi nguyên là một trạng thái tâm lý mà chủ thể chính trị nên có khi ra các quyết định chính
trị. Tuy nhiên, một điều còn thiếu đó là chúng ta không biết được chủ thể chính trị sẽ sử dụng tiêu
chuẩn nào để lựa chọn giữa các quyết định chính trị khác nhau. Tại đây mà bức màn vô minh
phát huy vai trò của nó. Bức màn vô minh chính là tập hợp các điều kiện mà chủ thể chính trị sử
dụng để ra các quyết định chính trị, hay cụ thể trong trường hợp này là lựa chọn các nguyên tắc
công lý – lựa chọn chính trị cơ bản và quan trọng nhất.

Nếu xem các nguyên tắc công lý là một hàm số mà chúng ta phải tìm ra để điều phối xã hội thì
bức màn vô mình chỉ thị rằng hàm số đó không đưa chứa các biến số nhất định. Và các biến số
đó là các biến số có liên quan đến thông tin cụ thể của chủ thể chính trị. Chủ thể chính trị, trong
vị thế khởi nguyên và lựa chọn theo bức màn vô minh sẽ không thật sự đồng cảm với người
khác mà chỉ là không thừa nhận bất cứ biến số nào trong hàm số của công lý được suy ra từ bối
cảnh cụ thể của họ.

Vì thế, bức màn vô minh mô tả một hoạt động bình thường mà bất kì ai thoả mãn được những
tiêu chuẩn cơ bản về trí tuệ cũng có thể thực hiện được.
Vậy câu hỏi ở đây là đối với những đối tượng, dù là thành viên của cộng đồng chính trị như
người khuyết tật về tinh thần hoặc động vật, những đối tượng không có khả năng đi vào vị thế
khởi nguyên và bức màn vô minh thì sao? Đây là một vấn đề mà Rawls chưa hề giải quyết
nhưng từ những diễn giải trên có thể giải quyết như sau”
Đầu tiên, cấu trúc chính trị không nhất thiết phải được xây dựng bởi tất cả mọi thành viên của
cộng đồng. Và trên thực tế thì thường xuyên là vậy, ngay cả trong một chế độ có tính tham gia
cao nhất, cấu trúc chính trị chỉ được thiết lập bởi một số công dân năng động chính trị. Và rằng
các nguyên tắc công lý không phải là hệ quả từ một sự thoả thuận mà là hệ quả từ quá trình
tư duy của mỗi chủ thể chính trị. Theo đó, cấu trúc chính trị có thể được xây dựng lên bởi một số
ít người nhưng cũng có thể đảm bảo được lợi ích của tất cả mọi người hay nói cách khác là
tất cả mọi thành viên trong xã hội. Người khuyết tật và động vật cũng có thể được bảo vệ trong
khuôn khổ cấu trúc chính trị mà họ không tạo nên nhưng được xây dựng trên các nguyên tắc
công
lý.
Vậy bức màn vô minh là một tập hợp các tiêu chuẩn mà chủ thể chính trị sử dụng khi họ ở trong
vị thế khởi nguyên để tìm ra các nguyên tắc công lý điều chỉnh cấu trúc chính trị của xã hội.
Vậy tại sao chủ thể chính trị khi ở trong vị thế khởi nguyên lại lựa chọn bức màn vô minh làm tiêu
chuẩn mà không phải là một tập hợp điều kiện khác?
Rawls giải quyết vấn đề này bằng khái niệm về trạng thái cân bằng hai chiều (reflective
equilibrium). Có nghĩa, nếu các nguyên tắc công lý đạt được bằng bức màn vô minh thoả mãn
được trực giác của chúng ta hoặc mở rộng nó theo hướng hợp lý thì điều đó có nghĩa bức màn
vô minh là phù hợp để lựa chọn các nguyên tắc công lý. Còn nếu không, chúng ta sẽ chỉnh sửa
nó theo một cách nào đó rồi đi tìm các nguyên tắc công lý, và nếu các nguyên tắc công lý đó
không phù hợp, chúng ta sẽ chỉnh sửa tiếp cho đến khi trạng thái cân bằng đạt được.

Một giải pháp thứ hai được Rawls đưa ra đó là lối diễn giải theo trường phái Kant (Kantian
interpretation). Theo đó, mỗi chủ thể chính trị không chỉ thực hiện lựa chọn các nguyên tắc công
lý cho mình mà còn cho tất cả mọi thành viên khác trong xã hội. Vì thế, họ phải lựa cọn dựa trên
các nguyên tắc thể hiện rằng họ là những chủ thể bình đẳng, tự do và duy lý, xem chủ thể khác
có mục đích tự thân và không lợi dụng những lợi thế sẵn có của bản thân hoặc bất lợi của người
khác.
Tuy nhiên, để thật sự hiểu được hai khái niệm quan trọng này, chúng ta phải biết được các
nguyên tắc công lý cụ thể là gì.

Các nguyên tắc công lý


Như trên tôi đã giới thiệu, các nguyên tắc công lý được tạo ra để điều phối cấu trúc chính trị của
xã hội tức cách mà một xã hội phân phối các điều tốt của nó.
Vậy, để tìm ra các nguyên tắc công lý, ta phải đào sâu hơn về khái niệm điều tốt.

Có ba loại điều tốt:


Loại 1: Điều tốt có thể làm cho bình đẳng được và nên được làm cho bình đẳng
Loại 2: Điều tốt có thể làm cho bình đẳng được nhưng không nên làm cho bình đẳng
Loại 3: Điều tốt không thể làm cho bình đẳng.
Loại điều tốt Có thể làm cho bình đằng được Nên làm cho bình đằng

1 √ √

2 √ ×

3 ×  

Và vì các nguyên tắc công lý được chọn dưới bức màn vô minh nên chủ thể chính trị tất yếu sẽ
mong muốn rằng những điều tốt loại 1 sẽ được làm cho bình đẳng. Đối với điều tốt loại 2 thì họ
mong muốn rằng họ phải có cơ hội bình đẳng như chủ thể khác thể đạt được sự bất bình đẳng
đó và sự bất bình đẳng đó phải phục vụ cho lợi ích của họ nếu họ lỡ rơi vào đáy, tức vị thế thiệt
thòi nhất của cơ chế bất bình đẳng đó. Còn đối với điều tốt loại 3, vì họ không thể đạt được nên
họ chắc chắn cũng mong muốn rằng sự bất bình đẳng đến từ đó sẽ phục vụ lợi ích của họ một
cách cao nhất so với các khả thể cấu trúc chính trị khác.

Việc công nhận bình đẳng đối với những điều tốt có thể bình đẳng được và nên được bình đẳng
được Rawls gọi là nguyên tắc về hệ thống quyền tự do bình đẳng (equal liberty principle)
Việc cho rằng những điều tốt có thể làm cho bình đẳng được nhưng không nên được làm cho
bình đẳng thì mọi người phải có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận chúng được Rawls gọi là
nguyên tắc bình đẳng cơ hội cho mọi người (fair equal of opportunity) – Rawls dùng thêm yếu tố
“fair” để nhất mạnh rằng đây là một sự bình đẳng thực chất chứ không phải chỉ là bình đẳng trên
danh nghĩa.

Việc cho rằng những cơ chế bất bình đẳng phải phục vụ cho lợi ích lớn nhất của vị thế thiệt thòi
nhất trong cơ chế bất bình đẳng đó được gọi là nguyên tắc dị biệt (different principle)
Tổng hợp lại, ta có biểu đồ sau:
Nên làm
Loại Có thể làm cho bình cho bình
điều tốt đằng được đằng Nguyên tắc Cách phân loại của Rawls

Hệ thống quyền
1 √ √ tự do bình đằng Nguyên tắc thứ nhất

Bình đằng cơ hội


2 √ × + Dị biệt

3 ×   Dị biệt Nguyên tắc thứ hai

Hai nguyên tắc công lý này được Rawls đặt vào trong trật tự được gọi là trật tự đứt quãng
(lexical order) có nghĩa nguyên tắc thứ hai chỉ được xét đến nếu nguyên tắc thứ nhất đã thoả
mãn. Tình trạng bất bình đẳng chỉ được chấp nhận khi tình trạng bình đẳng đã được hiện thực
hoá hoàn toàn.

Vậy điều gì biện minh cho các nguyên tắc công lý này? Như tôi đã trình bày, các nguyên tắc
công lý là thoả đáng nếu nó tương thích hay mở rộng trực giác của chúng ta về vấn đề công lý.
Vậy các nguyên tắc có giải quyết ổn thoả được vấn đề công lý hay không?
Đầu tiên, chúng ta thấy rằng nó đảm bảo được cơ chế hợp tác xã hội, mỗi người được nhận
phần chia như nhau từ cơ chế hợp tác xã hội và chỉ nhận phần lớn hơn khi họ là người xứng
đáng nhất (có tham vọng cao nhất) và vì họ đã phụ vụ lợi ích của mọi người. Cách dàn xếp mà
các nguyên tắc công lý đem lại hiện thực hoá được ước vọng của những nhà tự do cổ điển đó là
mỗi người khi theo đuổi mục tiêu tư lợi của riêng mình sẽ phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã
hội. Tuy nhiên, hệ quả đó không hề được phái sinh từ bất kì bàn tay vô hình nào mà chính là từ
các nguyên tắc công lý được các chủ thể chính trị kiến tạo nên một cách chủ động.

Các nguyên tắc công lý đảm bảo được điều kiện về tính bình đẳng giả thuyết trong đó các
nguyên tắc công lý dù được chọn bởi một chủ thể này nhưng cũng sẽ được chọn bởi một chủ
thể khác nếu chủ thể khác đó tiến hành lựa chọn. Mỗi người dù không lựa chọn sinh ra trong xã
hội thoả các nguyên tắc công lý nhưng xã hội đó lại được thiết kế như thể họ chính là người
được lựa chọn.

Một số ưu điểm khác của các nguyên tắc công lý:


Tạo ra ổn định chính trị, dọn đường cho sự tích luỹ tư bản (vật chất, kiến thức, văn hoá) trên
phạm vi toàn xã hội.
Tạo ra tình đoàn kết giữa các thành viên trong xã hội khi không ai thấy mình bị bỏ lại phía sau và
những bất bình đẳng là chính đáng.
Tạo ra khuôn khổ cho sự kiểm soát một cách hợp lý thị trường tự do, từ đó thúc đẩy những
phương diện tích cực của thị trường.
Trước khi đến với các phê phán đối với các nguyên tắc công lý của Rawls, chúng ta cần làm rõ
trước cấu trúc nội tại của các nguyên tắc. Tại đây, tôi sẽ không sử dụng phân loại của Rawls (2
nguyên tắc) mà phân tích cụ thể ba nguyên tắc thành phần đó là nguyên tắc về hệ thống quyền
tự do bình đẳng, nguyên tắc bình đẳng cơ hội cho mọi người và nguyên tắc dị biệt.
Nguyên tắc về hệ thống quyền tự do bình đẳng – principle of equal liberty
Đây là nguyên tắc thường không được chú ý đến tuy nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
hiểu và áp dụng các nguyên tắc công lý của Rawls.
Rawls phát biểu nguyên tắc này như sau: mỗi người được hưởng hệ thống quyền tự do bình
đẳng tối đa tương thích với quyền tự do cho tất cả mọi người.
Theo cách phát biểu của Rawls và theo như phân tích từ vị thế khởi nguyên và bức màn vô
minh, nguyên tắc thứ nhất gồm hai thành phần đó là chủ nghĩa quân bình (egalitarianism) và chủ
nghĩa hữu dụng (utilitarianism).

Phần chủ nghĩa quân bình đảm bảo rằng các điều tốt có thể được làm cho bình đẳng thì nên
được bình đẳng phân phối. Tuy nhiên, bình đẳng không có giá trị tự thân. Tình trạng bình đẳng
chỉ chính đáng khi nó là tình trạng bình đẳng tốt nhất trong các tình trạng bình đẳng nhất, tức tình
trạng bình đẳng tối đa, và đây chính là thành phần hữu dụng chủ nghĩa mà tôi muốn nói tới.
Tuy nhiên, tính hữu dụng cũng không có giá trị tự thân, một xã hội có độ hữu dụng tốt nhất chỉ
biện minh được khi những hữu dụng đó được phân phối một cách bình đẳng.
Ví dụ: giữa một xã hội mà mỗi thành viên được hưởng 2 đơn vị điều tốt và một xã hội mà mỗi
thành viên sở hữu 3 đơn vị điều tốt, xã hội với 3 đơn vị điều tốt phải được lựa chọn.
Sự tồn tại của tính hữu dụng bên cạnh tính quân bình cũng quyết định rằng điều tốt nào là nên
được làm cho bình đẳng và không nên được làm cho bình đẳng. Một điều tốt không nên được
làm cho bình đẳng nếu sự không bình đẳng đó làm gia tăng điều tốt được thụ hưởng bởi xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì ta phải dùng đến nguyên tắc thứ hai để quyết định rằng sự
bất bình đẳng đó được phân phối như thế nào.

Nguyên tắc bình đẳng cơ hội cho mọi người – principle of fair equal of opportunity
Đối với nguyên tắc này có hai điều cầu lưu ý:
Bình đẳng cơ hội được nói đến là bình đẳng thực chất, tức sự tiếp cận đối với các vị thế có lợi
thế hơn phải thật sự được rộng mở đối với mọi người, tức hai người có tham vọng như nhau
phải có cơ hội như nhau trong việc đạt được vị thế đặt quyền. Chẳng những không giới hạn tuỳ
tiện nào được đặt ra trên con đường đạt được vị thế đó của họ mà họ còn phải được xã hội cung
cấp những cơ sở tối thiểu để đạt được những vị thế đó. Điều này đòi hỏi rằng một hệ thống nào
đó phải tồn tại để cung cấp cho mỗi người, một cách không điều kiện, cơ sở tối thiểu để đạt
được bất kì vị thế và chức vụ nào trong xã hội. Trong bối cảnh chỉnh trị thực tiễn, cơ sở đó là hệ
thống giáo dục đại chúng miễn phí, hệ thống bảo hiểm, quyền tiếp cận hệ thống pháp lý,…
Tất nhiên, quyền bình đẳng cơ hội này cũng là một điều tốt được điều chỉnh bởi nguyên tắc đầu
tiên và nguyên tắc dị biệt. Mỗi người được hưởng bình đẳng cơ hội lớn nhất tương thích với bình
đẳng cơ hội cho tất cả mọi người.

Và sự bất bình đẳng về cơ hội chỉ được biện minh khi điều đó tối đa hoá điều tốt được thụ
hưởng bởi người thiệt thòi nhất.
Nguyên tắc bình đẳng cơ hội có liên kết với điều tốt mà Rawls cho rằng là quan trọng nhất đối
với các thành viên trong xã hội đó là lòng tự trọng self-respect – cảm thức của mỗi người về việc
họ là thành viên đầy đủ và xứng đáng của xã hội, được các thành viên khác tôn trọng và công
nhận. Đây chính là lý do mà tại sao nguyên tắc bình đẳng cơ hội lại đứng trước nguyên tắc dị
biệt vì dù một người có thật sự được lợi từ một cơ chế bất bình đẳng thì họ cũng không thể chấp
nhận được rằng họ không có cơ hội trong việc đạt được vị thế bất bình đẳng đó.
Điều này lý giải vì sao một chế độ phong kiến nhân từ, nơi có một minh quân cai trị vì lợi ích của
tất cả mọi người, lại phi công lý vì vị thế đặc quyền, là quân vương, bị đóng lại đối với những
người không sinh ra đúng nơi đúng thời điểm.

Nguyên tắc dị biệt – the difference principle


Nguyên tắc dị biệt điều phối các bất bình đẳng tự nhiên vốn không thể tái phân phối được và
đảm bảo rằng các bất bình đẳng đó phục vụ lợi ích cho tất cả mọi người.
Lợi ích lớn nhất cho người thiệt thòi nhất được hiểu như sau: sự xa rời trạng thái bình đẳng trong
sự phân phối điều tốt phải mang lại lợi ích cho người thiệt thòi hơn. Và trong tổng thể xã hội nói
chung thì đó là người thiệt thòi nhất. Người thiệt thòi nhất có được lợi ích lớn nhất đồng nghĩa
với các vị thế thiệt thòi trước đó cũng có được lợi ích lớn nhất. (Biểu đồ)
Có hai điểm mà nguyên tắc dị biệt thường bị phê phán
Đầu tiên đó là quan điểm cho rằng, nếu công nhận rằng người thiệt thòi nhất có được lợi ích lớn
nhất nếu tình trạng bất công xảy ra (lợi ích bồi hoàn), thì đối với những đối tượng có khiếm
khuyết trầm trọng về tinh thần, lợi ích được bồi hoàn đó sẽ là vô tận. Tuy nhiên phê phán này
dựa trên cơ sở sự tách rời nguyên tắc dị biệt đối với nguyên tắc thứ nhất đó là những người có
khiếm khuyết như thế chỉ nhận được một cơ chế ngang hàng đối với các thành viên khác trong
xã hội là lợi ích bồi hoàn chỉ lớn đến mức đảm bảo cho người đó được thụ hưởng các quyền
ngang hàng như thế.

Một phản đối thứ hai đó là sự áp dụng nguyên tắc dị biệt sẽ gây ra tình trạng “nô lê ngược” tức
những người có tài năng sẽ phải làm nô lệ cho những người ít tài năng hơn. Tuy nhiên, phê
phán này tách nguyên tắc dị biệt ra khỏi nguyên tắc thứ nhất và ra khỏi các nguyên tắc như một
chỉnh thể. Đầu tiên đó là những người tài năng cũng sẽ được hưởng một cơ chế tối thiểu như
người không có tài. Thứ hai, sự tồn tại ổn định của một cơ cấu chính trị ổn định thông tin cho
người có tài ngay từ đầu rằng nếu họ có mong muốn chiếm hữu vị thế đi liền với tài năng đó, họ
phải chi trả một cái giá nhất định và như thế là hoàn toàn đảm bảo rằng sự chiếm dữ của họ là
hoàn toàn tự nguyện.

Các phê phán đối với các nguyên tắc của Rawls
Tên trường phái  Cơ sở Hồi đáp

Chủ nghĩa cộng đồng phê phán


các nguyên tắc của Rawls rằng
việc lựa chọn các nguyên tắc này Như tôi đã giải thích bên trên
đòi hỏi mỗi người phải tách khỏi việc áp dụng các điều kiện của
hoàn cảnh sống cụ thể của chính bức màn vô minh không đòi hỏi
mình – Hay nói cách khác là cá nhân phải tách ra khỏi
tuân theo các điều kiện của bức bối cảnh thực tế của mình mà là
màn vô minh – trong khi điều đó một hoạt động mang tính
là không thể vì bản ngã của con phạm trù, trong đó, các biến số
Chủ nghĩa cộng đồng người là hoà nhập với cộng có liên quan đến thông tin
(Communitarianism) đồng: the embedded self cụ thể sẽ không được tính đến.

Nguyên tắc self-ownership về cơ


bản không thể được dùng để kiến
tạo nên cấu trúc chính trị của xã
hội, ít nhất là dưới tư cách
nguyên tắc đầu tiên vì nó không
tính đến sự ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên và xã hội đối với
mỗi người.
Bên cạnh đó, việc cho rằng trong
quá trình theo đuổi lợi ích của
mình, các thành viên trong xã hội
sẽ tự động thiết lập được một cơ
chế điều phối quyền và nghĩ vụ
là điều bất khả trên phương diện
nhận thức luận. Vì dù mỗi người
đã có sẵn lợi ích nhưng
họ đều cần một hoặc nhiều tiêu
chuẩn được thiết lập sẵn bên
ngoài để biến lợi ích đó thành
nhu cầu đối với người khác. Nếu
không có một hệ tiêu chuẩn bên
Libertarianismphủ nhận nhu cầu ngoài như thế, con người sẽ biến
công lý của xã hội và kiến nghị lợi ích thành nhu cầu vô hạn đối
một nguyên tắc thay thế đó là với người khác và đầy xã hội rơi
nguyên tắc self-ownership. Phủ vào trạng thái tự nhiên vô chính
nhận ngay từ đầu các điều kiện phủ – nơi tất cả mọi người chống
làm phát sinh nhu cầu đối với lại tất cả mọi người – the war of
Libertarianism công lý. all against all.
Quan điểm này dựa trên một
nguỵ biện được gọi là naturalistic
fallacy. Cho rằng những gì đang
là cũng là những gì nên là. Và
quan điểm mà trường phái này
phê phán cũng không hề hợp lý
vì xã hội được duy trì bởi một nỗ
lực liên tục và có ý thức, sự can
thiệp của con người, dù có để
thay đổi hay không cũng đã là
Chủ nghĩa tự nhiên phủ nhận sự thường trực. Thế nên, câu hỏi
cần thiết của khái niệm vị thế không bao giờ là có can thiệp
khởi nguyên. Lập luận của chiều hay không mà là can thiệp như
hướng phê phán này tập trung thế nào. Trường phái phê
xung quanh quan điểm rằng con phán này cũng có vai trò của nó
người không nên chủ động thay trong việc nhắc nhở những
đổi cấu trúc của xã hội vì xã hội nhà cải cách xã hội cần tính đến
quá phức tạp hoặc đã tiến hoá mọi yêu tố trong dự án chính trị
đến mức độ hoàn chỉnh rồi và của mình để không tạo ra các rối
không cần phải thay đổi gì thêm loạn nghiêm trọng dù là với
Naturalism cả. những mục đích tốt đẹp.
 
2. Các trường phái chính trị phái sinh và phản đối
Từ khi ra đời, lý thuyết của Rawls đã được phê phán mở rộng cũng như phản đối và hình thành
nhiều trường phái chính trị khác nhau. Với mỗi không gian mà các nguyên tắc của Rawls được
áp dụng vào, một trường phái chính trị với một tên riêng được sinh ra và có những trường phái
đối lập tương ứng.

Khi được áp dụng vào không gian kinh tế, sự công nhận các nguyên tắc của Rawls đòi hỏi hình
thành một nhà nước kèm theo hệ thống phúc lợi, cung cấp cho mỗi công dân một lưới an toàn
trước những rủi ro của tự nhiên và xã hội. Xu hướng này được gọi là xu hướng “các nhà nước
Châu Âu”, hay “nhà nước phúc lợi” hoặc chính xác hơn là xu hướng xã hội chủ nghĩa (socialism).
Khi được áp dụng vào không gian giới tính, gia đình, xu hướng công nhận và áp dụng các
nguyên tắc của Rawls được gọi là chủ nghĩa nữ quyền, đòi hỏi sự xoá bỏ các định kiến về giới
và thực hiện bồi hoàn lịch sử đối với những giới tính bị áp bức trước đó.
Khi áp dụng vào không gian các nhóm văn hoá trong một xã hội, sự công nhận các nguyên tắc
của Rawls đòi hỏi các nhà nước phải có những chính xác đặc biệt đối với các nhóm văn hoá
thiểu số và thiệt thòi, thực hiện những chính sách bồi hoàn cần thiết để các nhóm đó hoà nhập
vào sinh hoạt chung của xã hội và được thụ hưởng quyền bình đẳng như các thành viên khác.
Xu hướng này được gọi là chủ nghĩa đa văn hoá.

Khi áp dụng vào mối quan hệ giữa các quốc gia, sự áp dụng các nguyên tắc công lý đòi hỏi sự
áp dụng của một hệ thống thiết chế duy nhất nhằm đảm bảo cho mọi người dân của các quốc gia
khác nhau được thụ hưởng quyền như nhau. Thực hiện bồi hoàn, thông qua hình thức viện trợ
đối với các quốc gia chịu hậu quả từ quá trình thực dân hoá, gỡ bỏ các rào cảng văn hoá, chủ
trương xây dựng một nền văn hoá toàn cầu thống nhất trong đa dạng. Xu hướng này được gọi là
chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa toàn cầu và con người đó nhận một nền văn hoá như thế được
gọi là công dân toàn cầu.

Cần lưu ý rằng xu hướng toàn cầu hoá có thể mang màu sắc của chủ nghĩa toàn cầu hoặc
không. Xu hướng toàn cầu hoá có thể mang màu sắc tân tự do (neo-liberalism) đòi hỏi sự tháo
dỡ các ràng buộc về thuế quan và chính sách vốn cuối cùng có thể gây hại cho những người
thiệt thòi. Quá trình toàn cầu hoá mang màu sắc của chủ nghĩa toàn cầu là quá trình trong đó
một thiết chế thống nhất được áp dụng cho mọi công dân của các quốc gia khác nhau, đảm bảo
sự thụ hưởng quyền bình đẳng của các công dân đó mặc cho họ sinh ra ở đâu.
Dưới đây là bảng thể hiện các phong trào mở rộng từ các nguyên tắc công lý của Rawls và các
phong trào phản động
Không gian Các phong trào cấp tiến
(Sphere) (Liberal Movements) Các phong trào phản động (Reactionary Movement)

Neo-liberalism: Được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận


của libertarianism – chủ trương thủ tiêu nhà  nước phúc
Kinh tế Socialism lợi, thị trường hoá mọi mặt của đời sống xã hội.

Sexism
Chủ trương sự phân biệt giữa các giới tính. Quan niệm
rằng
Giới tính, gia nam và nữ có vai trò tự nhiên riêng và không thể được
đình  Feminism vượt qua. Chối bỏ việc công nhận các giới tính thiểu số.

Nationalism
Chống lại xu hướng toàn cầu hoá, duy trì đặc quyền của
các quốc gia thuộc thế giới thứ nhất. Cần phân biệt chủ
nghĩa dân tộc ở các nước phương Tây so với các nước
thuộc thế giới thứ ba. Trong
khi chủ nghĩa dân tộc của các nước thuộc thế giới thứ ba
gắn liền với tiến trình giải thuộc địa thì chủ nghĩa dân
tộc ở các nước phương Tây gắn liền với quá trình thuộc
Quốc tế Globalism địa hoá và đàn áp các dân tộc khác.

Racism
Duy trì quan điểm cho rằng các dân tộc khác nhau thì có
vị thế khác nhau và dân tộc thượng đẳng hơn có quyền
thống trị các dân tộc khác.
Bối cảnh chính trị phương Tây đương đại có thể được
hiểu một cách tóm lượt là cuộc đấu tranh giữa một lực
lượng muốn hướng đến sự mở rộng của các nguyên tắc
Các nhóm văn công lý còn một lực lượng hướng đến sự kềm hãm và
hoá Multiculturalism thu hẹp các nguyên tắc công lý.

You might also like