You are on page 1of 25

TỰA ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

ĐÀO NGUYÊN PHỔ

Nước Việt ta từ Hàn Thuyên đời Trần bắt đầu dùng quốc âm làm thơ phú,
rồi thể văn quôc âm mới nổi lên. Thể trên sáu dưới tám, dài ngắn hợp độ, âm tiết
dịu dàng, tưởng cũng là phỏng theo những câu có sẵn trong kinh sử mà làm ra.
Bài tựa truyện Tỳ bà của Kiều Giá Sơn nói đã tường rồi vậy. Người đời phỏng
theo cách ấy mà phu diễn ra quốc âm có đã nhiều. Nhưng mùi dã lời quê, mười
phần thì đã đến tám chín, không đáng nói đến. Truyện Phan Trần, truyện Hoa
tiên, người ta đều khen là kiệt xướng, song cũng chưa thoát khỏi còn có câu hay
câu dở, chỗ nhã chỗ tục. Muốn cầu cho được áng văn lời như châu ngọc, điệu
hợp cung thương thì chỉ có một truyện Kim Vân Kiều mà thôi.

Truyện nào là của cụ Nguyễn Du, người Tiên Điền, làm Hữu tham tri bộ Lễ
buổi đầu bản triều, y theo cuốn truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà làm ra. Lời
lẽ xinh xắn mà văn hoa, âm điệu ngân vang mà tròn trịa, tài liệu chọn rất rộng,
sự việc kể rất tường, lượm lặt những diễm khúc tình từ của cổ nhân, lại góp đến
cả phương ngôn ngạn ngữ nước nhà, mặn mà vụn vặt không sót, quê mùa từ
nhã đều thu. Nói tình thì vẽ được hình trạng hợp ly cam khổ, mà tình không rời
cảnh, tả cảnh thì bày hết thú vị tuyết nguyệt phong hoa, mà cảnh tự vướng tình,
mực muốn múa mà bút muốn bay, chữ hay phô mà câu hay nói, khiến người
cười, khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn, khiến người giở đi
giở lại ngàn lần, càng đọc thuộc lại càng không biết chán, thật là một khúc Nam
âm tuyệt xướng, một điệu tình phổ bực đầu vậy.

Lời xưa có nói: “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống chè Chính Thái xem Nôm
Thúy Kiều” mới là hợp thú tao nhã. Ngày nay nào khách văn chương, bạn thoa
quần, cho đến kẻ buôn bán, người thôn hào, không ai là không có một quyển
Kiều cầm tay để thưởng thức. Ngay như cả những người không biết lấy một chữ
mà cũng học thuộc được vài câu, cũng thường khi nằm, khi ngồi đem ra ngâm
ngợi. Ôi! Sao mà lại có văn làm say người đến thế? Còn một điều, tôi lấy làm lạ
hơn nữa là người đời dùng để bói, thì thấy ứng nghiệm như thần, mà xem tựa
linh kinh Quỷ cốc là bởi làm sao? Há chẳng phải tại: Thủy Kiều có “tài sắc không
hai, làm một bậc tình nhân tuyệt đỉnh nghìn đời; mười lăm năm lịch duyệt phong
trần, nên một thiên tình sự tuyệt đỉnh nghìn xưa, diễn ra làm truyện, lâm ly đốn
tỏa, thành một khúc tình từ tuyệt đỉnh nghìn thu, đem so với bản của Thanh Tâm
Tài Nhân lại càng hay hơn nhiều lắm; người đã kỳ, việc lại kỳ, văn lại càng kỳ,
nên chi chẳng những làm say người đọc mà lại có thể thông cảm thần minh nữa
chăng?

Truyện Kiều ấn hành đã lâu, nét chữ có chỗ nhầm, người xem do cái
nhầm này mà ra cái lẫn khác, phần nhiều cứ lấy ý kiến riêng mà cưỡng giãi. Bạn
thân tôi là Kiều Giá Sơn, đồ phó bảng triều Tự Đức, sành làm văn quốc âm, nay
làm quan ở tỉnh Bắc đã soạn truyện Tỳ bà, nay lại đem truyện này đính chính, kê
dẫn điển tích cho người xem hiểu rõ, và nhân văn án của Tham hiệp tiến sĩ
Nguyễn Văn Thắng đã định, Gía Sơn có làm thêm hai bản án thổ quan và ngư
phủ, lại vịnh cả thơ và đề cả tựa. Ai thấy đều khen là bác nhã và khuyên cho in
để cống hiến người sành thơ văn. Nhưng Giá Sơn vì bận công việc báo quán
Đồng văn chưa rỗi để làm việc đó.

Năm Ất Mùi (1895) tôi đương học ở Quốc tử giám, có công tử họ ngoại
nhà vua cầm đến tặng tôi một bản Kiều mới, nhan đề là Đoạn trường tân thanh.
Tôi mở ra đọc thấy châm chước từng chữ, từng câu, thay cũ đổi mới; danh bút
phê bình, cơ thần linh động. Lại được vua phê cho đôi câu đối nêu ở đầu sách;
người đẹp văn hay, được đóa thiên hương làm tăng thêm khí sắc. Vậy nên
người ngâm vịnh quý hơn được ngọc bích, người truyền nhau sao chép, giá giấy
đắt như “giấy quỳ Lạc đô”.

Mùa hè năm nay, tôi ở kinh vinh quy, mang sẵn bản Kiều ấy đưa biếu Giá
Sơn. Giá Sơn trông thấy liền mừng cuống lên, nhân gia công kiểm duyệt tinh
tường, rồi khắc in để cho nhiều người thưởng thức. Tôi tin chắc rằng người đời
muốn lấy cái mà hun đúc tính tình, kích dương phong nhã, cũng do ở bản Kiều
này mà được vậy…

Thượng tuần tháng mười một, mùa đông

năm Mậu Tuất (1898), niên hiệu Thành Thái.

TRẦN LÊ NHÂN dịch

(Theo Truyện Kiều, NXB Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, H, 1972).

TỰ TIÊN PHONG MỘNG LIÊN ĐƯỜNG CHỦ NHÂN


Thiên địa gian, hữu tuyệt thế tài tình nhân, diệc bất năng vô khảm khả bất
bình sự. Tài nhi phất hoạch tương ủy, thử đoạn trường chi sở do sinh dã. Cánh
hữu lân tích tài tình giả, đổ kỳ sự nhi quan kỳ nhân, năng bất vi chi yết ô hồ. Hà
dĩ ngôn chi. Thánh nhân vong tình, hạ ngu bất cập tình, tình chi sở chung chính
tại ngã bối. Cố nhân ký quả tình, định thị vô tài, đãn mục mông sinh hạt, tử ư y
quan, túy bão chi trung, nguyệt tịch hoa thần, thảo mộc cẩm ngư yên tắc dĩ nhĩ.
Nhược dĩ tuyệt thế tài tình chi nhân, ngọc mạo hoa nhan, cẩm tâm tú khẩu, hữu
liễu như ngâm thành thiềm hương liêm chi sắc. Hữu đồng thi phú tựu tranh thư
án chi quang, nhất ban tài tình quán thiên thu nhi độc bộ giả, tòng hữu chân
chính tài nhân, dữ chi tác hợp, hoa tiền thi vận, nguyệt hạ cấm thanh, hài bách
niên mỹ mãn ân tình thành nhất đại phong lưu thoại, bản đương chi giả ký vô
khảm kha bất bình chi sự truyền chi giả hựu an hữu. Đoạn trường tân thanh tai?
Duy dĩ giai kỳ dị ngộ, hảo sự đa khiên, hoàn hưởng bãi thành, nhi trúc thanh
không rộng, đào hoa y cựu nhi nhân diện dĩ phi. Tài nhi phất hoạch tương ngộ
yên, tình nhi phất hoạch tương ủy yên, dĩ tuyệt thế tài tình chi nhân nhi trị thử
khảm kha bất bình chi sư, bất kỳ ư thiên chi ách nhân thái thậm hồ. Thử Đoạn
trường tân thanh chi sở vi tác dã. Kim Trọng Thúy Kiều phong tình lục trung bất
thuyết dã, phong tình chi hữu lục cựu hỷ, Hồng Sơn Tố Như tử ngoạn kỳ lục, kỳ
kỳ sự lân mẫn kỳ tài chi bất ngộ, ư thị hồ dịch chi dĩ quốc âm, nhan chi viết Đoạn
trường tân thanh. Lúc tắc cựu nhi đoạn trường chi thanh tắc tân dã. Thủy chung
kết khởi, đại để dĩ tạo vật đố tài nhất ngữ. Nhi cái Thúy Kiều nhất sinh, hữu thần
thi tình tiêu xái, hồn phiêu tọa lý chi nhân, hữu thần cầm vận du dương não sát
đăng tiền chi khách, hữu thần trâm giới lục đầu, nhi tình thâm mặc khế. Hữu
thần hải tang cục hoàn nhi gia vận biến di. Thanh lâu phạm khuyết, đệ vi lai văng
chi trường, thanh cảnh trần tung, bão lịch nhàn mang chi huống. Bi hoan ly hợp,
thập ngũ niên gian, tự sự thông chân, trực thị văn trung hữu họa. Khán đáo
mộng tình đoạn trường, căn duyên vị liễu, cầm chung bạc mệnh, oán hận nan
tiêu, tuy thần liêu thế viễn, mạc đổ kỳ nhân. Nhi hào đoan huyết sái, chỉ thượng
lệ sinh, độc chi giả lệnh nhân tâm túy, lệnh nhân hồn tiêu, cảm khái lâm ly hữu
bất thắng kỳ trường chi dục đoạn dã. Vị chi Đoạn trường tân thanh dã diệc nghi.
Dư thường ư mai song chữ hạ, duyệt chi nhất thiên, thủy nhạ Tố như tử chi
dụng tâm chi khổ, tự sự chi thần, tả cảnh chi công, đàm tình chi thiết, tự phi nhãn
phù lục hợp, tâm quán thiên thu vị tất hữu thử bút lực dã. Tọai hân nhiên vi chi
tự.

Thúy Kiều chi khấp Đạm Tiên, Tố Như tử chi Truyện Thúy Kiều, tích tuy
thù nhi tâm tắc nhất, hậu chi lân kim nhân, do kim nhân chi lân cổ nhân, tài tình
nhị tự, thành phổ thiên hạ cổ kim tài tử chi thông lụy dã. Dư dĩ đạm mặc nhất
chương bằng điếu Thúy Kiều ư thiên tải chi hạ, tuy ba nhân hạ lý bất túc dĩ
ngưỡng tỷ dao thiên diệc biểu nhất chủng tài tình sầu trái, dị đại đồng tâm, hạnh
đắc vĩ Tố Như tử chi Tân thanh đỗng khốc, cổ nhân chi nhất đoạn trường vân
nhĩ.

Thời

Hoàng triều Minh Mạng vạn vạn niên chi trọng xuân thượng hoán.

Dịch:

BÀI TỰA
Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế tất thế nào cũng có việc khám
kha bất bình. Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là cái
căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy. Thế mà lại có kẻ thương tiếc tài tình,
xem thấy việc, trông thấy người, thì còn nhân thế nào được mà không thở than
rên rĩ!

Nghĩ là bậc thánh mới quên được tình, bậc ngu không hiểu tới tình, tình
chung chú vào đâu, chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm
người đã ít tình tất là không có tài, chỉ nữa lòa nửa sáng, sống chết ở trong vòng
áo mũ, trong cuộc no say, dù có gặp cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi
sáng, trăng tỏ ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ như cá chim vậy.

Còn đến bậc tuyệt thế tài tình, mặt ngọc vẻ hoa, lòng gấm miệng vóc,
ngâm thơ liễu nhứ, nổi tiếng đài hương; vịnh phú ngô đồng khoe tài án bút; nếu
một bậc quán tuyệt thiên thu như thế, lại gặp được bậc chân chính tài nhân, kết
duyên tác hợp, khi thơ ngâm hoa nở, khi đàn gảy trăng lên, nguồn ái ân trọn
nghĩa trăm năm, truyện phong lưu chép thành một lục, người đương vào cái
cảnh ấy đã không gặp phải nỗi khám kha bất bình, thì người truyền lại việc ấy
còn phải đặt ra truyện Đoạn trường tân thanh làm gì?

Chỉ vì dịp may dễ lỡ, việc tốt thường sai, tiếng hoàn lặng ngắt, còn trơ
bóng trúc lung lay; mặt ngọc vắng tênh, chỉ thấy hoa đào hớn hở. Có tài mà
không gặp được tài, có tình mà không há được tính, tài tình đã tuyệt thế, gặp
toàn bước khám kha, há không phải là con Tạo đang tay ách người quả lắm ru?
Ấy chính là truyện Doạn trường tân thanh vì đấy mà làm ra vậy.

Truyện Thúy kiều chép ở trong Lục phong tình, ta không cần bàn làm gì.
Lục phong tình cũng đã cũ rồi, Tố Như tử xem truyện, thấy việc lạ lại thương tiếc
đến những nỗi trắc trở của kẻ có tài, bèn đem dịch ra quốc âm đề là Đoạn
trường tân thanh, thành ra cái lục phong tình thì vẫn là cái lục cũ, mà cái tiếng
đoạn trường thì lại là cái tiếng mới vậy.
Trong một tập thủy chung lấy bốn chữ “tạo vật đố tài” tóm cả một đời Thúy
Kiều: khi lai láng tình thơ, người tựa ẩn khen tài châu ngọc, khi nỉ non tiếng
nguyệt, khách dưới đèn đắm khúc tiêu tao, khi duyên ưa kim cái, non bể thề bồi;
khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác, khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng
chồn chân, khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ mà tê lưỡi. Vui buồn, tan,
hợp, mười mấy năm trời, trong cuốn văn tả ra như hệt không, khác gì một bức
tranh vậy. Xem đến chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ
chưa rồi, khúc đàn bạc mệnh gảy xong, mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu
đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tả ra hình như
máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng
phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn trường
tân thanh cũng phải.

Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố như tử dụng tâm
đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái
con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái
bút lực ấy, bèn vui mà viết bài tựa này.

Thúy Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Thúy Kiều, việc tuy khác
nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay
thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử
khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy.

Ta lấy một thiên mực nhạt, xa viếng nàng Kiều, tuy lời văn quê kệch,
không đủ sánh vơi bức dao thiên, song đủ tỏ ra rằng cái nợ sầu của hai chữ tài
tình, tuy khác đời mà chung một dạ. May được nối ở đằng sau quyển Tân thanh
của Tố Như tử, cùng làm một khúc đoạn trường để than khóc người xưa.

Tháng hai, niên hiệu Minh Mệnh,

viết ở Thán Hoa hiên đất Hạc Giang.

BÙI KỶ dịch
(Theo Nguyễn Du toàn tập, NXB Văn học,

Trung tâm Quốc học, Thành phố Hồ Chí Mi TÂM LÝ THÚY KIỀU
PHẠM QUỲNH

Kiều là một kẻ sầu nhân: xem như thuở nhỏ mới học đàn đã gảy khúc bạc
mệnh, khi đi thăm mộ lại sẵn mối thương tâm “Trông người nằm đấy biết sau thế
nào”, nghe lời thầy tướng đoán mà tin ngay ở sổ đoạn trường, toàn là những
khóe một người không biết sự sung sướng ở đời là gì. Sướng gì bằng lúc ngồi
nói chuyện với kẻ tình nhân, thế mà cũng nghĩ xa nghĩ gần; nói những lời sái,
gây những khúc buồn, khiến cho người ngồi đấy cũng phải ngơ ngẩn trong lòng
mà thê lương trong dạ. Lại như lúc vui vầy với Thúc Sinh, như người ta ra thời
thân đã đến thế, được vui sướng ngày nào hay ngày ấy, còn mưu tính xa xôi làm
gì, cho uổng mất thì giờ quý báu ấy, thế mà cứ một mực khuyên chàng Thúc về
tính việc nhà: kết cục đến xảy ra sự tai nạn bất kỳ. Lại như khi ăn ở với Từ Hải,
sung sướng đến thế là đã cực, như người ta ra thời cứ yên lòng mà tận hưởng
cái sướng ấy. Phận đàn bà biết đâu những việc quân cơ mà bàn hơn tính thiệt,
nỗi địch nỗi hàng, cho đến gây ra cuộc thất bại, phụ lòng người tri kỷ mà lại đem
thân đi chìm nổi một lần lữa. Nhưng đã bẩm tính ra người hay nghĩ hay buồn
thời gặp cảnh ngộ nào cũng là khiến cho phải buồn phải nghĩ, mà không biết
hưởng cái sung sướng nông nổi của người đời. Vì ở đời phải có tính nhẹ nhàng
nông nỗi mới sướng được, người thâm trầm là đau đớn, cổ lai bao giờ cũng thế.
Kiều nương là người đa tư đa cảm, lại là thân phận đàn bà, mà đàn bà có tài
tình, nên cái khổ là bội phần hơn người thường.

Kiều là người hay nghĩ hay buồn, lại là người khôn ngoan biết điều quá.
Nghe những lời nói năng, coi nhữg cách cư xử, thật là phải chăng đến điều. Phải
chăng quá thành ra tỉnh ngộ quá, không biết ham mê cái gì nữa. Trong các tiểu
thuyết Tây, người đàn bà chủ động trong truyện thường là người có ham mê sự
gì, hoặc là ham mê người nào, mà vì trắc trở ở ngoài không được mãn ý, hết
sức chống cưỡng lại thành ra một nỗi khổ sở long đong. Kiều đây tuy có tình với
chàng Kim Trọng, tình ấy tuy đậm, tuy sâu, mà vẫn giữ lấy thích trung, đến khi
phải đem tình với hiếu ra cân nhau, thời nhất quyết vì hiếu bỏ tình, không có
chút phàn nàn lưỡng lự gì cả. Là vì Kiều tin rằng muôn sự tại trời còn cưỡng sao
được, dẫu việc gì xảy ra cũng đành chịu vậy.

Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Mà xem còn Tạo xoay vần đến đâu…

Đã thế thời không có lòng ham muốn gì nữa, vì biết rằng mình ham muốn
mà trời không cho, số không được thời cũng không được; đã không ham muốn
gì thời số phận xoay vần thế nào cũng mặc dầu, dẫu phải cực khổ đau đớn cũng
chịu vậy chứ biết sao. Thành ra người là hy sinh của vận mệnh, vận mệnh khiển
sao chịu vậy. Bởi vậy nên các tình tiết trong truyện không phải là vì người ta đề
kháng với vận mệnh mà thành ra như trong các truyện Tây, mà là tự đâu đâu
xảy đến cả, trước khi xảy đến không dự biết, khi xảy đến rồi cam lòng chịu vậy.
Như thế thì người chủ động trong truyện tức là người thụ động của vận mệnh
mà thôi, có khác là bị cái vận mệnh nó làm khổ hơn người thường vậy. Nhưng
có khi nó làm khổ quá, không biết giải duyên cớ ra làm lao, thời lấy cái lý thuyết
của đạo Phật mà chứng, cho là bởi tiền oan nghiệp chướng gì:

Kiếp xưa đã vụng đường tu,

Kịp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi…

Lấy thân mà trả nợ đời cho xong…

Nói tóm lại Kiều là một người đa tình, nhưng không đắm đuối vi tình, biết
lấy nghĩa mã chế tình, thế là trúng với lý tưởng của đạo Nho. Lại là người tất
khôn ngoan, biết đường kính trọng, biết lời phải chăng, đáng lẽ ở đời phải êm
đềm trót lọt lắm là phải, thế mà chỉ gặp những sự hoạn nạn khổ sở không biết ở
đâu mà ra, bèn tin rằng bởi cái số phận đã định như thế, cái tiền duyên đã khiến
như vậy, không sao mà cưỡng được, đành đem mệnh làm hy sinh cho vận
mệnh, thế là khuynh hướng về Phật. Tính cách là tính cách Nho mà tinh thần là
tinh thần Phật, đó cũng lại là một đặc sắc trong tâm lý cô Kiều.

(Theo Thượng Chi Văn tập, tập III)

BÀI DIỄN THUYẾT BẰNG QUỐC VĂN


PHẠM QUỲNH

Thưa các ngài,

Hôm nay là ngày giỗ cụ Tiên Điền Nguyễn tiên sinh, là bậc đại thi nhân
của nước Nam ta, đã làm ra bộ văn chương tuyệt tác là Truyện Kim Vân Kiều.

Ban Văn học Hội Khai Trí chúng tôi muốn nhân ngày giỗ này đặt một cuộc
kỷ niệm để nhắc lại cho quốc dân nhớ đến công nghiệp một người đã gây dựng
cho quốc âm ta thành văn chương, để lại cho chúng ta một cái “hương hoa” rất
quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi.

Chúng tôi thiết nghỉ một bậc có công với văn hóa nước nhà như thế,
không phải là ông tổ riêng của một nhà một họ nữa, mà là ông tổ chung của cả
nước; ngày giỗ ngài không phải là ngày kỷ niệm riêng của một họ nữa, chính là
ngày kỷ niệm chung của cả nước.

Hiện nay suốt quốc dân ta, trên từ hàng thượng lưu học thức, dưới đến kẻ
lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết Truyện
Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngâm
Truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công nghiệp của cụ Tiên
Điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ cụ và nhớ đến cái ơn của cụ tác thành cho
tiếng nước nhà.

Muốn cảm cái ơn ấy cho đích đáng, hẵng thử giả thiết cụ Tiên Điền không
xuất thế, cụ Tiên Điền có xuất thế mà quyển Truyện Kiều không xuất thế, quyển
Truyện Kiều có xuất thế mà vì cớ gì không lưu truyền, thời tình cảnh tiếng An
Nam đến thế nào, tình cảnh dân tộc ta đến thế nào.

Văn chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển
cũng chẳng hại gì. Văn chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là
truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết nốt thì dân
tộc ấy đến thế nào?

Than ôi! Mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình, chột dạ, sửng sốt rụng
rời, tưởng như hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan tành vậy. Rồi mới tỉnh
ra, sực nhớ đến mấy câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ dịp rung đùi, lên giọng cao
ngâm:

Lơ thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

hay là:

Phong trần mài một lưỡi gươm,

Những phường giá áo túi cơm sá gì:

bỗng thấy trong lòng vui vẻ, trong dạ vững vàng, muốn nhảy muốn múa, muốn
reo muốn hò muốn ngạo nghễ với non sông mà tự phụ với người đời rằng:
Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ,
có điều chi nữa mà ngờ!…

Có nghĩ cho xa xôi, cho thấm thía, mới hiểu rằng Truyện Kiều đối với vận
mệnh nước ta có một cái quý giá vô ngần.

Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta,
một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta; một
nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện
Kiều là cái “văn tự” của giống Việt Nam ta đã “trước bạ” với non sông đất nước
này. Trong mấy nghìn năm ta chôn rau cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này,
mà ta vẫn hình như một giống ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa
từng có một cái văn tự văn khế phân minh, chứng nhận cho ta có cái quyền sở
hữu chính đáng. Mãi đến thế kỷ mới rồi mới có một đấng quốc sĩ, vì nòi giống, vì
đồng bào, vì tổ tiên, vì hậu thế, rỏ máu làm mực, “tá tả” một thiên văn khế tuyệt
bút, khiến cho giống An Nam được công nhiên, nghiễm nhiên, rõ ràng, đích đáng
làm chủ nhân một cõi sơn hà gấm vóc.

Đấng quốc sĩ ấy là ai? Là cụ Tiên Điền ta vậy. Thiên văn khế ấy là gì? Là
quyển Truyện Kiều ta vậy.

Gẫm trong người ấy báu này,

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!

Báu ẩy mà lọt đến tay ta, thật cũng là một cái phúc duyên cho ta, nhưng
báu ấy ở trong tay Cụ lại chính là một cái túc duyên của Cụ. Thiên văn tự tuyệt
bút kia là đem bao nhiêu giọt máu, bao nhiêu giọt lệ kết tinh lại mà thành ra,
những khi đêm khuya thanh vắng vẫn thường tỉ tê thánh thót trong lòng ta, như:

Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà.

vậy.

Cái áng văn chương tuyệt tác cho người đời đó, an tri lại không phải là
một thiên lịch sử thống thiết của tác giả?

Truyện Kiều quan hệ với thân thế cụ Tiên Điền thế nào, lát nữa ông Trần
Trọng Kim sẽ diễn thuyết tường tận để các ngài nghe.

Nay tôi chỉ muốn biểu dương cái giá trị của Truyện Kiều đối với văn hoá
nước ta, đối với văn học thế giới, để trong buổi kỷ niệm này đồng nhân cảm biết
cái công nghiệp của bậc thi bá nước ta lớn lao to tát là dường nào.

Đối với văn hóa nước nhà, cái địa vị Truyện Kiều đã giữ quý như thế; đối
với văn học thế giới, cái địa vị Truyện Kiều thế nào?
Không thể so sánh với văn chương khắp các nước, ta hẵng so sánh với
văn chương hai nước có liên tiếp quan hệ với ta, là văn chương Tàu và văn
chương Pháp. Văn chương Tàu thật là mông mênh bát ngát, như bể như rừng.
Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với Truyện
Kiều, mà xét cho kỹ, có lẽ không có sách nào giống như Truyện Kiều. Gốc truyện
tuy do một bộ tiểu thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay cụ Tiên Điền ta biến hóa
hẳn, siêu việt ra ngoài cả lề lối văn chương Tàu, đột ngột như một ngọn cô
phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Ly tao,
nhưng Ly tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi đát thảm
thương, so với cung oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây
sương, nhưng Tây sương là một bản hát, từ điệu có véo von, thanh âm réo rắt,
nhưng chẳng qua là một mớ ca từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn
chương chân chính. Cứ thực thì Truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của
văn hoá Tàu, dẫu là dung hoà những tài liệu của văn chương Tàu, mà có một cái
đặc sắc văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự “kết cấu”. Nhà văn, nhà
thơ Tàu, ngoài những bài thơ văn nho nhỏ ngăn ngắn, phàm làm sách chỉ biết
cách biên tập, không sành cách kết cấu. Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết
cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức như thế các
bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện
Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tinh vẽ sự
đời như cái gương tầy liếp vậy.

Xét về cách kết cấu thì văn chương nước Pháp lại là sở trường lắm. Cho
nên Truyện Kiều có thể sánh với những áng thi văn kiệt tác của quý quốc như
một bài bi kịch của Rancine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái
thể tài văn chương. Còn về đường tinh thần thời trong văn học Pháp có hai cái
tinh thần khác nhau, là tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Tinh thần cổ điển
là trọng sự lề lối, sự phép tắc, tinh thần lãng mạn là trọng sự khoáng đãng.
Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh thần ấy, vì vừa có cái đạo vị thâm trầm
của Phật học, vừa có cái nghĩa lý sáng sủa của Nho học, vừa có cái phong phú
tiêu dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần bí của nhà
chùa, sự khoáng dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn chương nước Pháp
tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như Truyện Kiều, vì Truyện Kiều có
một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có. Đặc
sắc ấy là sự “phổ thông”. Phàm đại văn chương, không những ở nước Pháp, ở
nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng lưu học thức mới thưởng giám
được, kẻ bình dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng lbit đọc
kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều,
kể Kiều, lẫy Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu
cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy
đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái chí, tỉnh hồn.

Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn chương nào cảm người thực
sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự
cao với thế giới là văn chương chung của cả một dân tộc 18, 20 triệu người già,
trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả.

Như vậy thì Truyện Kiều không những đối với văn hóa nước nhà, mà đối
với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý.

Văn chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ vang
với thiên hạ, tưởng cũng là một cái kỳ công có một trong cõi văn thế giới vậy.

Cái kỳ công ấy lại dũ kỳ nữa là ngẫu nhiên mà dựng ra, đột. nhiên mà khởi
lên, trước không có người khai đường mở lối, sau không có kẻ nối gót theo
chân, đột ngột giữa trời Nam như cái đồng trụ để tiêu biểu tinh hoa của cả một
dân tộc. Phàm văn chương các nước, cho được gây nên một nền thi văn kiệt
tác, phải bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà văn, trong bao nhiêu năm lao công
lưc lực, vun trồng bón xới mới thành được. Nay bậc thi bá nước ta, đem cái tài ít
có trong trời đất, đúc cái khí thiêng bàng bạc trong non sông, một mình làm nên
cái thiên cổ kỳ công đó, dẫu khách thế giới cũng phải bình tình mà cảm phục,
huống người nước Nam được trực tiếp hưởng thụ cái ơn huệ ấy lại chẳng nên
ghi tạc trong lòng mà thành tâm thờ kính hay sao?

Cuốn kỷ niệm hôm nay là chủ ý tỏ lòng quốc dân sùng bái cảnh mộ cụ
Tiên Điền ta; lại có các quý hội viên Tây và các quý quan đến dự cuộc là để
chứng kiến cho tấm lòng thành thực đó. Nhưng còn có một cái ý nghĩa nữa, là
nhân ngày giỗ này, đốt lò hương, so phím đàn, chiêu hồn quốc sĩ.

Thác là thể phách, còn là tinh anh

áng tinh trung thấp thoáng dưới bóng đèn, chập chừng trên ngọn khói, xin chứng
nhận cho lời thề của đồng nhân đây. Thề rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn;
tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin
dầu lòng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ơn
ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc bộ ngày một tấn tới, quốc
vận ngày một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, ngậm
cười chínn suối cũng còn thơm lây!”

(Tạp chí Nam Phong, số 86, tháng 8-1924)

nh, 1996)

TỪ HẢI HAY ƯỚC MƠ BIỂN CẢ

(…) Nhân vật là một ký hiệu – Ký hiệu ngôn ngữ và ký hiệu văn học, là
một vật thể sống, với những mối quan hệ phức hợp, nhân vật mang trạng thái”.
Cùng với không gian và thời gian, nhân vật và một “cái hành đồng” (actant), một
điểm gặp gở các biến cố, thúc đẩy sự vận động của cốt truyện. Nếu tiểu thuyết
là sự kiếm tìm cái tai biến (Valéry) thì cuộc đời Từ Hải, người anh hùng đi tìm
Thúy Kiều, tình yêu và tự do, là một tiểu thuyết, với ý nghĩa truyền thống của nó:
tình yêu dẫn Từ Hải đến nấm mồ bên sông. Trên truyền thống đó, xây dựng
nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du sáng tạo những phương thức nghệ thuật riêng, để
biểu đạt khát vọng của thời đại. Trước khi khảo sát cụ thể văn bản Từ Hải trong
truyện Kiều, chúng tôi xác định hai nguyên tắc chủ đạo: Trước hết Truyện Kiều
là một truyện thơ (cần tránh sai lầm coi Truyện Kiều như một truyện, hoặc
ngược lại, như một áng thơ dài). Truyện Kiều như một truyện kể, sẽ được tiếp
cận chủ yếu theo trục ngang (syntagmatique), trục của biểu diễn sự kế tiếp các
biến cố, biểu đạt sự săn đuổi. Truyện Kiều, như một tác phẩm thơ, chủ yếu sẽ
được khảo sát trên trục dọc (paradigmastique), với những ấn dụ, những âm
vang, những phạm trù, tương đương, tương ứng, đồng nghĩa. Lẽ dĩ nhiên, hai
cách phân tích trên không tách rời nhau một cách máy móc mà xen kẽ nhau,
thấm nhuần lẫn nhau, cái này ảnh hưởng đến cái kia. Thứ hai, chúng tôi lấy
phong cách cao và phong cách thấp để nhận định thiên tài của Nguyên Du; khi
ông sử dụng phong cách cao (khi kể chuyện Từ Hải), khi ông sử dụng phong
cách thấp (kể chuyện Tú Bà, Mã Giám Sinh), khi ông dùng cả hai phong cách
(kể chuyện Thúy Kiều) hoặc pha lẫn hai phong cách gây những rối loạn, tức là
tiếng cười, tức là phong cách hài hước (kể chuyện Hoàn Ba, Hồ Tôn Hiến, Thúc
Sinh…). Nhìn chung toàn bộ Truyện Kiều, Nguyễn Du cùng với nhiều nhà văn
cùng thời đại sáng tạo phong cách chung, đưa ngôn ngữ Việt Nam lúc đương
thời lên một cấp độ tuyệt vời. Bài nghiên cứu này xét phong cách Nguyễn Du
xây dựng nhân vật Từ Hải như một anh hùng và cách kể chuyận Từ Hải cuộc
đời Từ Hải được nhà thơ kể hai lần, lần kể sau là tiếng vang đầy chất thơ của
lần kể đầu.

TỪ HẢI NGƯỜI ANH HÙNG

Từ Hải, người anh hùng, là điều hiển nhiên. Kể từ khi Từ Hải xuất hiện
(Lần thâu gió mát trong thanh…) đến khi Từ Hải biến hẳn khỏi Truyện Kiều, với
lời kể của người Hàng Châu (Rằng: Ngay hôm nọ giao binh, Thất cơ Từ đã thu
linh trận tiền), từ ngữ “anh hùng” được dùng nhiêu lần: Người kể chuyện: ”Tấm
lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”, Thúy Kiều: “Rằng: Từ là đấng anh hùng”; Hồ
Tôn Hiến: “Biết Từ là đấng anh hùng”,v.v… Có điều cần chú ý là, trong mười lần
xuất hiện từ “anh hùng”, thì chính Từ Hải dùng để tự xưng mình và đánh giá
mình năm lần: “Một đời được lấy anh hùng”, “Anh hùng đoán giữa trần ai mới
già”, “Anh hùng mới biết anh hùng”, “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”. Chúng tôi nói
“cần chí ý”, bởi vì ở các thời lọan ly lúc bấy giờ, con người cần tự khẳng định; cá
tính xuất hiện với khát vọng tự do và lòng tự tin, tự hào của nó. Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái… đều có một giọng thơ náo
nức, đầy lòng yêu đời, sức sống với niềm kiêu hãnh như vậy. Nghèo hèn là một
tội lỗi; “chí làm trai” là một mục tiêu của cuộc sống tài năng được để cất, là một
tiêu chuẩn đạo đức con người. “Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ, Lại đây cho chị
dạy làm thơ”, làm thơ, tự hào biết bao, người trí thức của thời đại. Cùng với kiếm
cung, với võ nghệ (“Áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là
tuyết in”), văn thơ, nghệ thuật là những biểu hiện tài năng của con người, ở thời
đại nào cũng vậy.

Không phải chỉ có từ “anh hùng”; với văn chương, còn biết bao ký hiệu
dùng để diễn đạt khái niệm đó, những ẩn dụ, những tương ứng, những tương
đương, gọi là phạm trù đồng nghĩa, tới những điển cố quy chiếu… Nguyễn Du
huy động một vốn từ ngữ phong phú để họa chân dung nhân vật thân yêu của
mình: anh hào (“Đường đường một đấng anh hào”), hùm thiêng (“Hùm thiêng khi
đã sa cơ cũng hèn), quốc sĩ (“Từ rằng: Quốc sĩ xưa này…”), bóng cây (“Cũng
mong dây cát được nhờ bóng cây”), sấm sét (“Trộm nhờ sấm sét ra tay); trời
mây dễ đem gan óc đền nghì trời mây”), v v… nhiều lắm, không kể xiết trượng
phu (“Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”), đại vương (“Đại vương tên
Hải họ Từ”)… Từ Hải được biểu “dương bằng nhiều từ tương đương, với những
nghĩa đa dạng, “lấp lánh”. Với những từ trùng điệp, phạm trù đồng nghĩa ấy, Từ
Hải xuất hiện với người đọc dưới nhiều hình bóng - cái nhìn từ nhiều góc độ.

Không chỉ như vậy, cái tên riêng Từ Hải – lấy trong tác phẩm còn Thanh
Tâm Tài Nhân được Nguyễn Du khai thác triệt để: “Hải” hoặc “Biển” trong truyện
Kiều, là một không gian có ý nghĩa quan trọng nó là tự do. Cuộc sống của Thúy
Kiều hết sức ngột ngạt: ở trong nhà (từ nhà Vương Ông đến lầu xanh của Tú Bà,
từ nhà Hoạn Thư đến “hàng viện” ở Châu Thai), đâu đâu cũng chỉ là nước mắt,
tra tấn, đốt nhà, bắt cóc, đánh đập, và “lệ rơi thấm đá” Trốn đi (Bực mình nàng
phải trốn ra), thì con đường đêm khuya thật hãi hùng, có trắng lạnh và gà gáy và
“Dặm đường bước thấp bước cao hãi hùng”. Có thể nói đến một “xô-nát Ánh
trăng và Gà gáy”, buồn thảm và rùng rợn trên ba con đường Kiều tìm cách thóat
ly. Chỉ có biển mới thoát được cuộc đời oan khốc của nàng. Nó là ước mơ của
Kiều, nhưng chỉ là ướu mơ xa xôi:

Buồn trông cửa biển chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Bốn bề bát ngát xa trông…

Các tên riêng trong tác phẩm văn học, đặc biệt tên nhân vật nhiều khi
chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa tác giả gửi vào đó. Nó là cái biểu đạt rực rỡ
nhất trong các cái biểu đạt (Victo Huygô để bao nhiêu công phu và thay đổi
nhiều lần tên của Giăng Van Giăng, Gavrôsơ, Êmin Dolam, suy nghĩ bao nhiêu
năm về tên dòng họ Rugông và Macca; mỗi cái tên riêng Grăngđê và Gôbxêc
của Banzăc, Môrixô vả Xôvagiơ của Mêpaxăng, v.v… đều mang ý nghĩa).

Với Thúy Kiều, cải tên của Từ Hải luôn luôn nhắc nhở nàng nhớ đến biển,
cái không gian tự do ấy:

Rằng: “Từ là đấng anh hùng,

Dọc ngang trời bể vẫy vùng bể khơi…

Năm năm trời bể ngang tàng,

Đem mình đi bỏ chiến tràng như không”…

Và khi bị phổ quan áp tải trên sông Tiền Đường, nơi giáp biển, “Cửa bồng
vừa mở rèm châu, Trời cao sông rộng một màu bao la”, thì Kiều nghĩ đến Từ
Hải:

Rằng: “Từ Công hậu đãi ta,


Chút vì việc nước hóa ra phụ lòng”

Rồi nàng “vội gieo mình” xuống “dòng tràng giang”, Thúy Kiều – Từ Hải - Biển
rộng - Tự do, những khái niệm ấy không tách rời nhau, nó gắn bó với nhau, cà
cái chết của Kiệu cũng không thể chia lìa.

Đúng tư vậy khảo sát nghệ thuật xây dựng chính nhân vật Từ Hải, chúng
tôi xác minh thêm nhận định trên, Nguyễn Du sử dụng một không gian mở, một
không gian bao la để miêu tả tầm vóc của người anh hùng đó là phong cách
miêu tả người anh hùng của Nguyễn Du. Vừa mở đầu:

Lần thâu gió mát trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

đã thấy bỗng nhiên Từ Hải xuất hiện ở một khoảng không gian bao la:

Giang hồ quen thói vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo…

…Nửa năm hương lửa đang nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngữa lên đàng thẳng giong…

rồi:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

… Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió đưa bàng tiện cắt lìa dặm khơi.

Và:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,


Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm…

Còn gì đẹp hơn hình ảnh người anh hùng đi lập nghiệp xóa mờ dần trong
cảnh không gian vơi vợi, ở chần trời xa tắp. Còn nhiều từ chỉ không gian nữa;
biết bao trời mây, sấm sét, mây rồng, rạch đôi sơn hà, một cõi biên thùy; cả dưới
đất có trên trời, nhất là biển:

Trước cờ ai dám tranh cường,

Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

Từ Hải là người anh hùng biển cả. Và Từ Hải đã chết vì nghe lời nói “mặn
mà” của Kiều (“Nghe lời nàng nói mặn mà; Thế công, Từ mới giở ra thế hàng;
Khóc rằng: Trí dũng có thừa; Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này” và: “Tin tôi nên
quá nghe lời…, Giết chồng mà lại lấy chồng”). Bốn lần, Nguyễn Du khẳng định
Từ Hải chết vì tình yêu. Không phải Từ chết vì những tính tóan nhỏ nhen; tuyệt
đối không phải. Từ không chịu được cảnh chật hẹp:

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cúi công hầu thờ chi.

“Vào luồn ra cúi”: với Từ Hải, cung đình là nơi chật chội. Trước hết, đó là
một không gian không đủ cho để đứng thẳng. Đấy là chúng tôi chưa nói đến tầm
vóc thân hình Từ Hải: “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” và cũng chưa
nói đến những âm vang “sấm sét”, “đùng đình” và con người “Trơ như đá vững
như đồng”. Từ Hải là con người của không gian mở: Khi chết, Từ còn “đứng
giữa trời trơ trơ”. Và không gian hẹp đã giết chết Từ. Từ chết “chôn chân giữa
vòng” và “Giữa vòng tên đá bời bời”, giữa vòng là không gian đóng kín.

Còn những phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật cần xác lập. Hãy
đọc một số câu:

Râu hùm hàm án mày ngài,

… Tấn Dương được thấy mây rồng có phen


… Gió đưa bằng tiện cắt lìa dặm khơi.

…Cánh hồng bay bổng tuyệt vời…

… Hùm thiêng khi đã sà cơ cũng hèn,

Hùm, rồng, chim bằng, chim én, con ngài, những con vật được sử dụng để
xây dựng dáng vóc, hành trạng và chí khí của Từ Hải. Có lẽ đây là một phong
cách đặc trưng của phương Đông. Cách tư duy của Từ Hải, cách suy nghĩ của
Nguyễn Du tạo nên thế giới riêng của phương Đông, với những chim, cá, núi,
rừng:

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lòng mà chơi.

… Ngất trời sát khí đằng đằng,

Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.

Và:

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Đó là mặt phương thức nghệ thuật tự nhiên, gắn với truyện cổ, với “đại
bàng”, “trăn tinh”, “trứng rồng lại nở ra rồng”. phải chăng nó là di tích của những
tôtem, tràn ngập văn chương, hội họa và điêu khắc phương Đông?

MỘT TRUYỆN KỂ VÀ ÂM VANG CỦA TRUYỆN KỂ

Sau đây là mấy suy nghĩ về những âm vang mà Nguyễn Du sử dụng để


xây dựng nhân vật Từ Hải. Thơ, về một phương diện rất cơ bản, là những âm
vang, hay là những điệp trùng của tiếng vọng của hình bóng xa xôi. Từ Hải đã
chết. Đây là câu thơ cuối cùng của Nguyễn Du chấm dứt truyện kể về Từ Hải,
một cái chết đầy huyền thoại, mang chất liên hệ cảm ứng và chất thơ của truyện
dân gian:
Lạ thay oan khí tương triền,

Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra!

Nhưng, với một nhân vật mà nhà thơ thương yêu như Từ Hải, cuộc đời Từ
còn vang vọng nhiều lần về sau – trong tâm hồn Kiều và trong ký ức nhân dân.
Về phương diện kể chuyện, những âm vang đó có lẽ, không cần thiết song, đây
là truyện thơ nhưng vang âm này tạo một chất thơ day đứt, bồi hồi nâng cao trái
tim người đọc – trên cái trục dọc (paradigmatique). Với nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du, cuộc đời Từ Hải sẽ còn âm vang từ thế kỷ này đến thế kỷ khác:
Kể lại cuộc đời Từ Hải sẽ có ba người: ông lại già họ Đô, Thúc sinh và người
Hàng Châu. Song, điều cần lưu ý, đây không phải là “một truyện kể trong một
truyện kể” thông thường, như truyện hai em bé Pôn và Viêcgini cứu một cô nô lệ
da màu bỏ trốn vào rừng trong tiểu thuyết Pôn và Viêcgini, hoặc như “một vở
kịch trong một vở kịch” như trong Hamlet của Sếcxpia, hay trong Mariông Đơ
Lormơ của Huygô, hoặc như chuyện Đạm Tiên trong Truyện Kiều, có tính tiên tri,
khúc nhạc bi thảm dạo đầu cho những tương ứng sau này của cuộc đời nhân
vật trung tâm kiểu tiên tri định mệnh rất dân gian trong Người cười của Huygô.

Ba nhân vật trọng truyện Kiều, kế tiếp nhau kể lại cuộc đời Từ Hải, mỗi
người nhắc lại đoạn đời Từ, làm phong phú thêm hình tượng người anh hùng.
Họ Đô:

Bỗng đâu lại gặp một người,

Hơn đời trí dũng nghiêng trời uy linh.

Trong tay mười vạn tinh binh,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri.

(Một cuộc đời mở đầu rực rỡ: vẫn cái tầm vóc vũ trụ ấy)

Thúc Sinh kể tiếp:

Đại vương lên Hải họ Từ,


Đánh quen trăm trận sức dư muôn người.

Gặp nàng khi ở Châu Thai,

Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên.

Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,

Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng.

Đại quân đồn đóng cõi đông,

Về sau chẳng biết vân mồng làm sao.

Và cuối cùng, người Hàng Châu:

Rằng: “Ngày hôm nọ giao binh,

Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền”.

Một thông báo hết sức tập trung, liên kết chặt chẽ, và mỗi thông báo nhỏ
của một nhân vật làm tăng thêm chiểu sâu và bề dày của nhân vật anh hùng.
Cuộc đời Từ Hải được Nguyễn Du trực tiếp kể trong 366 câu thơ, và đoạn kể lại
này, 14 câu, ngắt làm ba đoạn, ở ba thời điểm, trên trục ngang, trục kế tiếp, tức
là âm vang tắt đi, dội lên mạnh mẽ và cuối cùng tắt hẳn, để lại những vang vọng
trong không gian và trong thời gian bên ngoài văn bản, xuyên qua các thế kỷ.
Tiếng vang dội mạnh nhất, dài nhất, và cũng rực rỡ nhất, chính là lời kể của
Thúc Sinh được mở đầu như sau:

Đại vương tên Hải họ Từ…

Đó là vang âm tha thiết của người kể chuyện. Nguyễn Du: “Họ Từ tên Hải
vốn người Việt Đông”. Họ Từ tên Hải và tên Hải họ Từ, sự đào ngược về
phương diện ngữ pháp nay hẳn có nhiều ý nghĩa ít nhất là ý nghĩa của tiếng
vang, vọng lại từ xa lắm (như trong Pôn và Viêcgini, tiếng vang “Viêcgini… gini…
ni” hoặc tiếng vang trong Những người khốn khổ, Giăng Vangiăng gọi chú bé
miền Xavoa trong rừng buổi hoàng hôn). Và câu thơ trên mở thêm một phạm trù
tương đương, với một cấp độ mới - đại dương; một tên gọi mới người anh hùng,
cũng như thiên tài (“Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên”) ở bên dưới. Mở đầu
truyện (của Thúc Sinh kể) là một âm đ, âm đ giòn giã (“Đại vương tên Hải họ
Từ”), sẽ được nhắc lại một lần rồi dồn dập, gây thanh thế cho truyện kể:

Đánh quen trăm trận sức dư muôn người.

Vấy vùng trong bấy nhiêu niên,

Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng (4/8)

Đại quân đồn đống cõi đông (4/6)

Về sau chẳng biết văn mồng làm sao.

Rõ rằng với âm thanh mới, Nguyễn Du tạo ý nghĩa với cho nhân vật Từ
Hải, một hình ảnh “lấp lánh” ở một cấp độ mới. Trong thơ, âm thanh và ý nghĩa
gắn chặt với nhau, không thể tách rời, nó là cái biểu đạt và cái được biểu đạt đặc
biệt của thơ.

Cần nhận xét kỹ tiếng “đùng đùng”. Trong Truyện Kiều “đùng đùng” được
dùng nhiều lần, cho nhiều nhân vật:

– Sở Khanh: Sở Khanh quát mắng đùng đùng.

– Hoạn Thư: Tiều thư nổi giận đùng đùng.

– Thúc Sinh: Đất bằng nổi sóng đùng đùng.

và Từ Hải sau khi nghe nàng Kiều kể nỗi oan của mình thì:

Bất bình nổi trên động đùng sấm vang.

Đó là chưa kể những trường hợp “đùng đùng” dùng không phải với người
mà với công gian bên ngoài. “Đùng đùng gió giục mây vần” hoặc “Trào đâu nổi
sóng đùng đùng” v.v… Có thể nhận xét ngay rằng chỉ “trận lôi đình của Từ Hải
mới được miêu tả bằng câu thơ dài tám tiếng, và nhất là “sấm vang”, vẫn cái ẩn
dụ có tầm cỡ vũ trụ; và cả câu “Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng” cũng
vậy. Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà ở hai trường hợp trên Nguyễn Du
dành riêng cho Từ Hải những âm thanh “sấm vang” và “kinh thiên”.

Và cũng rất lạ lùng, cái chết của Từ Hải được láy đi láy lại nhiều lần.
Người kể chuyện:

Khí thiêng khi đã về thần,

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng…

Thúy Kiều bốn lần nhắc lại:

Khóc rằng: trí dũng có thừa…

… Ngỡ là phú quý phụ vinh,

Ai ngờ một phút tan thành thịt xương.

… Năm năm trời bể ngang tàng,

Đem mình đi bỏ chiến tràng như không”.

… Rằng: “Từ Công hậu đãi ta,

Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.”

Cuối cùng, người Hàng Châu:

Rằng: “Ngày hôm nọ giao binh,

Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền.”

Có thể, những trùng điệp từ đó làm giảm nhẹ nỗi đau thương của người
đọc; có thể những âm vang đó là nỗi xót xa của Nguyễn Du trong cuộc kiếm tìm
ý nghĩa cuộc sống; có thể, ”uy linh” (hoặc “khí thiêng” của Từ Hải là bất diệt nhất
là tiếng vang vọng cuối cùng trên bầu lời hàng Châu và trong lòng người Hàng
Châu: người kể chuyện ở đây không có tên tuổi, là dân chúng vô danh, là lịch
sử.
Với Truyện Kiều, như vừa nói, có rất nhiều “có thể”, biết bao nhiêu “có
thể”, tức là những giả định. Như thế có nghĩa ở chiều sâu của nó, phải “đào bới”
dần. Chắc chắn, năm kỷ niệm 300 năm hay 400 năm ngày sinh Nguyễn Du, ở
những thế kỷ sau, Truyện Kiều còn được bình luận, và những giá trị mới sẽ
được phát hiện với những sáng tạo mới của các nhà phê bình nghiên cứu mai
sau. Thế kỷ XX của chúng ta mở ra một thời đại đối thoại khoa học; người phê
bình là người sáng tạo sáng tạo những “siêu văn bản”. Cuộc sống là những sáng
tạo không ngừng.

(Trích bài “Truyện Kiều của Nguyễn Du” của Đỗ Đức Hiểu)

You might also like