You are on page 1of 90

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT - CÔNG NGHIỆP


++++++++++++

ĐỒ ÁN 1
HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIÊN VÀ DÂN DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI 1:
THIẾT KỆ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO CHUNG CƯ 18 TẦNG

Ngành đào tạo :Kĩ thuật điện-điện tử


Sinh viên : Nguyễn Thanh Tùng
Lớp : DHDI13A1HN
MSV : 19104100002

Giảng viên hướng dẫn :


Nguyễn Thùy Dung

Hà Nội – 2022
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TÒA NHÀ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ
1.1. Các yêu cầu chung về thiết kế
1.2. Các tiêu chuẩn cần khi thiết kế hệ thống cung cấp điện
1.3. Giới thiệu tổng quan về công trình thiết kế
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN16
2.1. Tính toán phụ tải điện16
2.1.1. Phương pháp tính toán phụ tải điện6
2.1.2. Áp dụng tính toán phụ tải điển hình4
2.2. Phương án cung cấp điện cho công trình8
2.2.1. Nguồn điện8
2.2.2. Phương án cụ thể8
2.2.3. Chọn nguồn điện34
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM CHIẾU SÁNG30
3.1. Phần DIALUX LIGHT WIZARD30
3.2. Phần DIALUX30
3.3. Ví dụ minh họa về công trình thiết kế35
CHƯƠNG 4: CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG TỦ ĐIỆN TÒA NHÀ
4.1. Lựa chon và kiểm tra Aptomat40
4.2. Lựa chọn cáp và tiết diện dây dẫn
4.3. Lựa chọn thanh cái cho tủ điện tòa nhà
PHẦN II: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP VÀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT, CHỐNG
SÉT
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TRẠM BIẾN ÁP VÀ CẤU HÌNH TBA
1.1. Phương pháp lựa chọn máy biến áp (MBA)48
1.2. Lựa chọn loại máy biến áp
1.3. Lựa chọn kết cấu trạm biến áp51
1.4. Trình tự thiết kế51
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ TRONG TRẠN BIẾN ÁP52
2.1. Phần trung áp
2.2. Phần hạ áp
2
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TRẠM BIẾN ÁP
CHƯƠNG 4: CHỐNG SÉT VÀ TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT, CHỐNG SÉT CHO
TÒA NHÀ
1.1. Tính toán chống sét
1.2. Thiết kế hệ thống nối đất cho tòa nhà66
1.3. Tính toán nối đất cho tòa nhà
PHẦN III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ VÀ BÓC TÁCH KHỐI
LƯỢNG
CHƯƠNG 1:HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ
1.1.Tính toán thiết kệ hệ thống mạng Lan-Tel70
1.1.1.Cấu trúc hạ tầng mạng Internet cáp quang
1.1.2.Trình tự thiết kế hệ thống mạng Lan-Tel
1.2.Tính toán thiết kế hệ thống Camera
1.2.1.Tổng quan về hệ thống Camera-CCTV
1.2.2.Tính toán thiết kế hệ thống Camera
CHƯƠNG 2: BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG
2.1. Khái quát chung về bóc tách khối lượng80
2.2. Trình tự đo bóc tách khối lượng 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế
giới . Các tòa nhà cao tầng mọc lên phục vụ các nhu cầu của con người. Đi cùng
với sự hiện đại và đa năng đó là một hệ thống cung cấp điện rất phức tạp yêu cầu
tính hiệu quả cũng như độ tin cậy và an toàn rất cao. Do đó mà hiện nay chúng ta
đang rất cần những đội ngũ những người am hiểu về điện để làm các công trình
thiết kế cũng như vận hành, cải tạo sửa chữa điện nói chung, trong đó có khâu
thiết kế cung cấp điện khá quan trọng.
Hệ thống điện có đặc điểm như sau:

 Phụ tải phong phú, đa dạng.

 Phụ tải tập trung trong không gian hẹp, mật độ phụ tải tương đối cao.

 Có các hệ thống cấp nguồn dự phòng (máy phát).

 Không gian lắp đặt hạn chế và phải thoả mãn yêu cầu mỹ thuật trong kiến
trúc xây dựng.

 Yêu cầu cao về chế độ làm việc và an toàn, kinh tế cho người sử dụng.

Nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học được ở trường vào việc thiết
kế cụ thể. Nay em được giao cho nhiệm vụ của bộ môn đồ án cung cấp điện là
“thiết kế hệ thống cung cấp điện cho Tòa nhà chung cư 18 tầng”.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong khoa, đặc biệt là Cô
Nguyễn Thùy Dung – Người trực tiếp hướng dẫn em môn đồ án. Do kiến thức
còn hạn chế và công trình lớn với nhiều loại phụ tải, nên việc thiết kế của em còn
có thiếu sót. Mong thầy (cô ) góp ý cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4
PHẦN I:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TÒA NHÀ

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THIẾT KẾ


1.1. CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ THIẾT KẾ
1.1.1. Độ tin cậy cung cấp điện
Đó là mức đảm bảo liên tục cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất của hộ
dùng điện.

- Hộ loại 1: Là những hộ rất quan trọng không được để mất điện ,nếu
xảy ra mất

điện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng (như : sân bay ,đại sứ quán ,…. )

- Hộ loại 2: Là những hộ mà khi xảy ra mất điện sẽ gây thua thiệt về


kinh tế

cũng quan trọng nhưng không quan trọng nhiều lắm như hộ loại 1
(như: khách sạn ,trung tâm thương mại ,….)

- Hộ loại 3 : Là những hộ không quan trọng cho phép mất điện tạm
thời khi cần

thiết (như : khu sinh hoạt đo thị ,nông thôn )


1.1.2. Chất lượng điện
Chất lượng điện được thể hiện ở 2 tiêu chí đó là tần số (Hz) và điện áp (U) .Một
phương án có chất lượng điện tối đa đó là phương án đảm bảo về tần số và điện
áp nằm trong giới hạn cho phép .

Để đảm bảo cho các thiết bị dùng điện làm việc bình thường thì cần yêu cầu đặt
ra là :

∆𝑈𝑏𝑡 ≤ 5%𝑈đ𝑚

5
∆𝑈𝑠𝑐 ≤ 10%𝑈đ𝑚

1.1.3. Kinh tế

Tính kinh tế của một phương án thể hiện ở 2 chỉ tiêu đó là : Vốn đầu tư và phí
vận hành .Phương án cấp điện tối ưu là phương án tổng hòa 2 đại lượng trên đó
là phương án có chi phí tính toán hang năm nhỏ nhất

𝑍 = (𝑎𝑣ℎ + 𝑎𝑡ℎ )𝐾 + 𝑐. ∆𝐴 → 𝑚𝑖𝑛

Trong đó :

𝑎𝑣ℎ ∶ Hệ số vận hành , với (đường dây trên không ), các cấp điện áp đều lấy 0,04
với cáp và trạm biến áp là 1 .

𝑎𝑡ℎ: Hệ số thu hồi vốn đầu tư tiêu chuẩn

a𝑡𝑐 = 1 𝑇𝑡𝑐 với lưới cung cấp điện 𝑇𝑡𝑐= 5 năm → a𝑡𝑐=0,2

K : Vốn đầu tư

∆𝐴: Tổn thất điện năng trong 1 năm .

c : Giá điện tổn thất điện năng (đ/kWh)

1.1.4. An toàn điện

An toàn điện là vấn đề quan trọng , thậm chí phải đặt lên hàng đầu khi thiết kế
lắp đặt ,vận hành công trình điện

1.2. CÁC TIÊU CHUẨN CẦN KHI THIẾT KẾ


- TCVN 9206-2012: Tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị điện

- TCVN 9207-2012: Tiêu chuẩn đặt đường dẫn điện trong nhà ở và
công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 46-2007: Tiêu chuẩn chống sét cho công trình xây dựng –
Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

6
- 11 TCN 18-2006: Quy phạm Trang bị Điện - Phần I: Quy định chung

- 11 TCN 19 - 2006: Quy phạm Trang bị Điện - Phần II: Hệ thống


đường dẫn điện

1.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THIẾT KẾ

Dự án thiết kệ điện chung cư 18 tầng


- Tòa nhà bao gồm 13 tầng căn hộ, 1 tầng tum, 1 tầng kĩ thuật, 2 tầng
hầm
- Tầng tum diện tích :101,6m2
- Tầng che nắng diện tích : 422.8m2
- Tầng 7-17 diện tích : 422.8m2
- Tầng 6:
 Diện tích sàn : 422.8m2,
 Diện tích sử dụng : 327.2m2,
 Diện tích phụ : 95.6m2
- Tầng 2-5
 Diên tích sàn : 520m2,
 Diện tích sử dụng : 412m2,
 Diện tích phụ: 108m2
- Tầng kĩ thuật
 Diện tích sàn : 520m2,
 Diện tích sử dụng: 419m2,
 Diện tích phụ: 101m2
- Tầng 1 diện tích sàn: 520m2
- Tầng hâm 1
 Diện tích sàn: 765.6m2,
 diện tích sử dụng: 540.6m2,
 diện tích phụ trợ: 225m2
 Số oto: 4 chiếc
 Số xe máy : 69 chiếc
- Tầng hầm 2
 Diện tích sàn 765.6m2,
 Diện tích sử dụng: 690.6m2,
 Diện tích phụ trợ : 75m2
 Số ôt : 8 chiếc
 Số xe máy: 87 chiếc

 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH


7
Bảng 1 : Chi tiết công trình thiết kế

Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện


Tích(m2)
1 Thang bộ 7 2.5 3.4 18
2 Hàng lang thang 8.5 3 3.3 26
máy
Hầm 1
3 Hầm gửi xe 2.8 540
4 Kĩ thuật trái 2.2 1.2 3.3 3
5 KĨ thuật phải 2.2 1.2 3.3 3
1 Thang bộ 7 2.5 3.4 18
2 Hàng lang thang 8.5 3 3.3 26
máy
Hầm 2
3 Hầm gửi xe 2.8 690
4 Kĩ thuật trái 2.2 1.2 3.3 3
5 KĨ thuật phải 2.2 1.2 3.3 3
1 Khu 1 9.5 6.5 2.8 62
2 Khu 2 6.5 5.3 2.8 34

Tầng kĩ 3 Khu 3 7.4 3.7 2.8 27


thuật 4 Khu 4 7.4 3.7 2.8 27
5 Khu 5 16 6.5 2.8 104
6 Khu 6 16 6 2.8 96

8
Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện
Tích(m2)
1 SH công đồng 8.7 6.5 2.6 56.6
2 Kho rác 3.7 2.6 2.6 9.6
3 Kho hang 2.6 2.6 2.6 6.8
4 Sảnh nhập hang 2.3 3.5 2.6 8.1
5 Siêu thị mini 11.6 6.7 2.6 77.7
6 ATM 5.3 3.9 2.6 20.7
7 Sảnh chính 5.6 5.3 2.6 29.7
Tầng 1
8 KT 2.2 1.3 2.6 2.9
9 NVS 2.2 1.3 2.6 2.9
10 Sảnh thang máy 10.8 2.6 2.6 28.1
11 6.5 4.7 2.6
Gửi trẻ 55.71
6.8 3.7 2.6
12 Sảnh cầu thang 5.8 2.6 2.6 15.1
13 Quản lý 3.7 3.2 2.6 11.8

9
Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện
Tích(m2)
Tầng 2- 1 Khách C1 4 3 2.6 12
5
2 Bếp + ăn C1 3.2 2.8 2.6 9
3 Ngủ 1 C1 3.5 3 2.6 10.5
4 Ngủ 2 C1 3.5 3.2 2.6 11.2
5 WC 1 C1 2.4 1.4 2.6 3.4
6 Logia C1 2.8 1 2.6 2.8
4.5 4
7 Khách + Bếp ăn C2 1.8 1.3 2.6 22.14
1.5 1.2
3.8 2.9
8 Ngủ 1 C2 2.6 13.32
2.3 1
2.8 2.8
9 Ngủ 2 C2 2.6 9.82
2.2 0.9
10 WC C2 2.6 1.4 2.6 3.4
11 Logia C2 2 1.3 2.6 2.6
4.5 4
12 Khách + Bếp ăn C3 1.8 1.3 2.6 22.14
1.5 1.2
3.8 2.9
13 Ngủ 1 C3 2.6 13.32
2.3 1
2.8 2.8
14 Ngủ 2 C3 2.6 9.82
2.2 0.9
15 WC C3 2.6 1.3 2.6 3.4
16 Logia C3 2 1.3 2.6 2.6
17 Khách C4 4 3 2.6 12

10
18 Bếp + ăn C4 3.2 2.8 2.6 9
19 Ngủ 1 C4 3.5 3.2 2.6 11.2
20 Ngủ 2 C4 3.5 3 2.6 10.5
21 WC C4 2.4 1.4 2.6 3.4
22 Logia C4 2.8 1 2.6 2.8

Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện


Tích(m2)
1 Khách + ăn C5 6.8 3.9 2.6 26.5
2 Bếp C5 2.5 2 2.6 5
3 Ngủ 1 C5 3.5 3.2 2.6 11.2
4 Ngủ 2 C5 3.5 2.6 2.6 9.2
5 WC C5 2.4 1.4 2.6 3.4
6 Logia C5 2.1 1.2 2.6 2.5
7 Khách + ăn C6 5.3 3.6 2.6 19.1
Tầng 2-
8 Bếp C6 2.8 2.8 7.8
5
3.5 3.3
9 Ngủ 1 C6 2.6 13.05
1.5 1
10 Ngủ 2 C6 3.5 2.7 2.6 9.5
11 Ngủ 3 C6 3.5 2.8 2.6 9.8
12 WC 1 Ngủ 1 C6 2.4 1.4 2.6 3.4
13 WC 2 C6 2,4 1.4 2.6 3.4
14 Logia C6 5.4 1.1 2.6 5.9

11
Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện
Tích(m2)
Tầng 6 1 Khách ăn C5 6.8 3.9 2.6 26.5
2 Bếp C5 2.5 2 2.6 5
3 Ngủ 1 C5 3.5 3.2 2.6 11.2
4 Ngủ 2 C5 3.5 2.8 2.6 9.8
5 WC 1 C5 2.4 1.4 2.6 3.4
6 Khách+ ăn C6 5.3 3.6 2.6 19.1
7 Bếp C6 2.8 2.8 2.6 7.8
8 Ngủ 1 C6 3.5 3.2 2.6 11.2
9 Ngủ 2 C6 3.5 2.8 2.6 9.8
10 Ngủ 3C6 3.6 2.8 2.6 10.1
11 WC 1 ngủ 1 C6 2.4 1.4 2.6 3.4
12 WC 2 C6 2.4 1.4 2.6 3.4
13 Khách + ăn C7 5.8 3.7 2.6 21.5
14 Bếp C7 1.27 1.555 2.6 7.3
2.47 2.15
15 Ngủ 1 C7 3.5 3.2 2.6 11.2
16 Ngủ 2 C7 4.1 4 2.6 12.3
17 WC 1 Ngủ 1 C7 2.4 1.4 2.6 3.4
18 WC 2 Ngủ 2 C7 1.27 1.165 2.6 3.7
2.47 0.855
19 Khách + Ăn C8 5.8 3.7 2.6 21.5
20 Bếp C8 1.27 1.555 2.6 7.3
2.47 2.15
21 Ngủ 1 C8 3.5 3.2 2.6 11.2
22 Ngủ 2 C8 4.1 3 2.6 12.3

12
23 WC 1 Ngủ 1 C8 2.4 1.4 2.6 3.4
24 WC 1 Ngủ 2 C8 1.27 1.165 2.6 3.6
2.47 0.855

Tầng STT Phòng Dài(m) Rộng(m) Cao(m) Diện


Tích(m2)
Tầng 7- 1 Khách ăn C5 6.8 3.9 2.6 26.5
17
2 Bếp C5 2.5 2 2.6 5
3 Ngủ 1 C5 3.5 3.2 2.6 11.2
4 Ngủ 2 C5 3.5 2.8 2.6 9.8
5 WC 1 C5 2.4 1.4 2.6 3.4
6 Khách+ ăn C6 5.3 3.6 2.6 19.1
7 Bếp C6 2.8 2.8 2.6 7.8
8 Ngủ 1 C6 3.5 3.2 2.6 11.2
9 Ngủ 2 C6 3.5 2.8 2.6 9.8
10 Ngủ 3C6 3.6 2.8 2.6 10.1
11 WC 1 ngủ 1 C6 2.4 1.4 2.6 3.4
12 WC 2 C6 2.4 1.4 2.6 3.4
13 Khách + ăn C7 5.8 3.7 2.6 21.5
14 Bếp C7 1.27 1.555 2.6 7.3
2.47 2.15
15 Ngủ 1 C7 3.5 3.2 2.6 11.2
16 Ngủ 2 C7 4.1 4 2.6 12.3
17 WC 1 Ngủ 1 C7 2.4 1.4 2.6 3.4
18 WC 2 Ngủ 2 C7 1.27 1.165 2.6 3.7
2.47 0.855
19 Khách + Ăn C8 5.8 3.7 2.6 21.5

13
20 Bếp C8 1.27 1.555 2.6 7.3
2.47 2.15
21 Ngủ 1 C8 3.5 3.2 2.6 11.2
22 Ngủ 2 C8 4.1 3 2.6 12.3
23 WC 1 Ngủ 1 C8 2.4 1.4 2.6 3.4
24 WC 1 Ngủ 2 C8 1.27 1.165 2.6 3.6
2.47 0.855

14
CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN CUNG
CẤP ĐIỆN
2.1. Tính Toán Phụ Tải Điện
2.1.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN
a. Phương pháp tính toán chiếu sáng.
Hiện nay để thiết kế chiếu sang có rất nhiều phương pháp khác như như là :

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số sử dụng đồng thời ( ) và công suất đặt

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu ( ) và công suất đặt
Phương pháp tính toán suất phụ tải theo (W/đơn vị tính toán)
 Bước 1 : Xác định suất phụ tải chiếu sáng chọn theo tiêu chuẩn QCXD
09-2005.
 Bước 2 : Xác định công suất tính toán theo công thức : (W/m2)
Trong đó :

: Phụ tải tính toán (W/m2)

: Suất phụ tải chiếu sáng (W/m2)


S: Diện tích (m2)
 Bước 3 : Chọn bóng đèn với

 Bước 4 : Tính số bóng đèn :


 Bước 5: Bố trí đèn trong khu vực (theo cụm hoặc theo dãy)
 Phương pháp này dùng để tính toán bố trí nhanh cho công trình
- Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản suất
- Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản
phẩm
- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại (Kmax) và công suất trung bình Ptb
- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số hình dáng và công suất trung bình
- Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và độ lệch của đồ thị phụ
tải khỏi giá trị trung bình
 Xác định phụ tải chiếu sáng theo độ rọi trung bình Eav
15
Phương pháp độ rọi trung bình Eav tính toán theo công thức:
Eav . S
n=
Fd .Uf . Mf
Trong đó:
Fd - quang thông tính toán của mỗi bóng đèn (lm);
Eav - độ rọi yêu cầu (Lx);
S - diện tích cần chiếu sáng (m2 );
MF - Hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng
UF - hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn (tra theo catalog đèn, thường có trị
số từ 0,35 - 0,7) hoặc được tính theo công thức:
UF= ULB. UR
Với: ULB: hiệu suất của bộ đèn có giá trị từ 0,5 đến 0,75
UR là hệ số lợi dụng quang thông, phụ thuộc vào loại chóa đèn, tỷ
số treo đèn, hệ số phản xạ trần tường sàn và chỉ số phòng, tra theo phụ lục E
“Giáo trình kỹ thuật chiếu sáng” - Vũ Hùng Cường ( chủ biên)- ĐH QGTPHCM,
2011
n - số bóng đèn;
 Trình tự tính toán theo phương pháp này như sau:
Bước 1: Chọn độ rọi theo yêu cầu Eav (Lx) Tra bảng các chỉ tiêu độ rọi, hạn chế
chói lóa và chất lượng màu sác cho các phòng (khu vực) làm việc và các hoạt
động trong tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008: Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 1:
Trong nhà
Ví dụ: Phòng làm việc E = 200 ÷ 300 lux
Phòng khách E = 200 ÷ 300 lux
Phòng ngủ E = 100 lux
Hành lang, ban công E = 100 lux
Hầm để xe E = 75 lux
Bước 2: Xác định diện tích khu vực thiết kế S (m2 ) 
Bước 3: Xác định hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng MF MF - Hệ số duy trì
của hệ thống chiếu sáng thường có trị số từ 0,7 đến 0,8 .Theo TCXD 16, hệ số
duy trì được xác định như nghịch đảo của hế số dự trữ k với k =1,3 khi dùng đèn
sợi đốt ( núng sáng), k=1,5 khi dùng đèn phóng điện.

16
Bước 4: Lựa chọn loại bóng phù hợp với khu vực cần chiếu sáng, có quang
thông của bộ đèn là Fđ
Xác định cấp của bộ đèn bằng cách tra bảng 3.6 - Trang 150 giáo trình “Kỹ
thuật chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng” – Lê Văn Doanh
(chủ biên) – NXB KH và KT 2008 hoặc theo bảng sau:

Xác định khoảng cách giữa các đèn bằng cách tra bảng 3.5 trang 146 giáo
trình “Kỹ thuật chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng” – Lê
Văn Doanh (chủ biên) – NXB KH và KT 2008 hoặc theo bảng sau:

- Lựa chọn loại bóng phù hợp với khu vực cần chiếu sáng, có quang thông của
bộ đèn là Fđ
Bước 5: Tìm hệ số sử dụng quang thông Uf của bộ đèn

17
Uf - hệ số sử dụng quang thông của bộ đèn (tra theo catalog đèn, thường có trị số
từ 0,35 - 0,7) hoặc được tính theo công thức:
Uf= Ulb. Ur
Với: + ) Ulb: hiệu suất của bộ đèn có giá trị từ 0,5 đến 0,75
+) Urlà hệ số lợi dụng quang thông, phụ thuộc vào loại chóa đèn,
tỷ số treo đèn, hệ số phản xạ trần tường sàn và chỉ số phòng, tra theo phụ lục E
“Giáo trình kỹ thuật chiếu sáng” - Vũ Hùng Cường ( chủ biên)- ĐH QGTPHCM,
2011
 Xác định độ cao treo đèn

Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác:


H = h – h1 – h2
Trong đó:
h - chiều cao của nhà làm việc (tính từ nền đến trần của nhà làm việc).
h1 - Khoảng cách từ trần đến đèn.
h2 - Chiều cao từ nền đến mặt công tác.
 Xác định chỉ số phòng
a.b
φ=
H (a+b)

Trong đó : a, b là chiều dài, chiều rộng của phân xưởng


 Căn cứ vào màu tường xác định hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản
xạ trần (ρtr), hệ số phản xạ sàn (ρs).

18
Hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản xạ trần (ρtr)

-Hệ số phản xạ sàn (ρs): thường lấy ρs = 0,1÷ 0,3


Bước 6: Xác định số lượng bóng đèn cần dung
Eav . S
n=
Fd .Uf . Mf
Bước 7: Bố trí đèn trên mặt bằng xác định số lượng đèn thực tế ntt
Bước 8: Xác định công suất phụ tải chiếu sáng tính toán
n
Ptt=Kyc ∑ Pdi
i=1

Trong đó:
Kyc - Hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng trong công trình, áp dụng theo
TCVN 9206-2012
Pdi - Công suất điện định mức của bộ đèn thứ i.

b. Phương pháp tính toán ổ cắm.


 Phương pháp công suất định mức thiết bị
Thường được áp dụng đối với các công trình như chung cư cao tầng, nhà ở hỗn
hợp khi đã biết rõ công năng sử dụng của từng phòng và có bản vẽ bố trí nội thất
cụ thế. Ta có thể tham khảo bảng danh mục liệt kê công suất một số tải như sau:

19
20
Bảng 1: Danh mục liệt kê công suất một số tải
Chú ý: Với những trường hợp đặc biệt như phòng chỉ có từ một đến hai ổ cắm,…
thì hệ số đồng thời của ổ cắm có thể thay đổi theo phụ tải.
Trong trường hợp diện tích thiết kế lớn, số lượng ổ cắm tính toán lớn hơn số
lượng ổ cắm bố trí, ta chia lộ ổ cắm theo số ổ cắm bố trí thực tế, một lộ ổ cắm từ
2 ÷ 33 2,5 kw, tương đương với dòng 16 (A) và sử dụng dây tiết diện tối thiểu
2,5 mm2 theo quy định trong TCVN 9206 -2012. Số ổ cắm còn lại ta đưa làm lộ
dự phòng.
21
c. Phương pháp tính nóng lạnh
-Nguyên tắc bố trí: Cứ vị trí nào có vòi hoa sen thì yêu cầu bố trí bình nóng lạnh
Công suất bình nóng lạnh 20 lít là : 2,5 Kw
Lưu ý: Mỗi bình nóng lạnh là một lộ riêng, sử dụng dây tiết diện 2,5 mm2 , thiết
bị bảo vệ đi kèm là loại aptomat chống rò RCB- 2P- 20A
d. Phương pháp tính toán điều hòa.
Công thức tính công suất điều hòa .

Trong đó :
- ∶ Công suất tính toán điều hòa của phòng (W)
- : Công suất đặt của điều hòa cứ (sàn )
- S : Diện tích phòng (m2)
Chú ý :
 Cứ 10000 BTU / h tương ứng hoặc có thể tính gần đúng :
=666,67 (BTU/m2)
 Quy đổi công suất điện tương đương theo TCVN 9206-2012 ta có :
1BTU = 0,09W; Hp = 0,736 kW
 Các loại điều hòa trên thị trường:
 9000 BTU /h=0,81 (kW)
 12000 BTU /h=1,08 (kW)
 18000 BTU /h=1,62 (kW)
 24000 BTU /h=2,16 (kW)
Ta chọn điều hòa phù hợp theo nhu cầu sử dụng có công suất và số lượng
tương ứng Theo tài liệu “ Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô
thị và nhà cao tầng – Nguyễn Công Hiền “ có bảng suất phụ tải ( sàn )
 Tổng công suất tính toán của phòng :

Trong đó:
 : Công suất tính toán (kW) của phòng

22
 : Hệ số đồng thời của phụ tủ phân phối theo số mạch (Trong phòng),
được xác định theo (Bảng 8- TCXD 9206)

STT Số mạch Hệ số Kdt

1 2 và 3 (tủ được kiểm nghiệm toàn bộ) 0,9

2 4 và 5 0,8

3 6 đến 9 0,7

4 10 và lớn hơn 0,6

CHÚ THÍCH: Nếu các mạch chủ yếu là cho chiếu sáng có thể coi Kdt gần bằng
1

Bảng 2.7 Bảng tra hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch
(Trích từ Bảng 8- Hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch của TCXD -
9206)
 Tổng công suất tính toán của tầng(Cả Tòa Nhà tương tự):

(Tầng)

(Cả Tòa Nhà)


Trong đó:
 1,2: Hệ số phát triển của tòa nhà
 : Công suất tính toán (kW) của Tầng
 : Công suất tính toán (kW) của Cả Tòa
 : Số lượng phòng trong Tầng ( Tầng trong Cả Tòa Nhà)
 : Công suất tính toán (kW) của phòng thứ i
 : Công suất tính toán (kW) của Tầng thứ i
 : Công suất tính toán (kW) phụ tải động lực (Thang máy, máy bơm
nước sinh hoạt, máy bơm nước thải, máy bơm chữa cháy)

23
 : Hệ số đồng thời của phụ tải khối Tầng,Tòa Nhà xác định theo Bảng
2.8

STT Số hộ tiêu thụ Hệ số đồng thời Kdt

1 2 đến 4 1

2 5 đến 9 0,78

3 10 đến 14 0,63

4 15 đến 19 0,53

5 20 đến 24 0,49

6 25 đến 29 0,46

7 30 đến 34 0,44

8 35 đến 39 0,42

9 40 đến 49 0,41

10 50 hoặc lớn hơn 0,4

Bảng 2.8 Bảng tra hệ số đồng thời trong nhà tập thể, chung cư
2.1.2. Áp dụng tính toán phụ tải điển hình.
a. Tính toán phụ tải điển hình
 NGỦ 2 C7_T7
 Chiếu sáng
Chọn độ rọi : E = 100Lx ( TCVN 7114-1:2008: Chiếu sáng nơi làm việc – Phần
1: Trong nhà )

24
Xác định diện diên tích khu vực thiết kế
- Chiều dài: 4,1 (m2)
- Chiều rộng: 3 (m2)
 S = 4,1.3 = 12,3(m2)
Xác định hệ số duy trì của hệ thống chiếu sáng : M f =0,7
Xác định khoảng cách giữa hai đèn :
Lmax = 0,5.2,6= 1,3 (m)
Lựa chọn loại bóng phù hợp cần chiếu sáng có quang thông của bộ đèn Fđ = 600
Xác định hệ số sử dụng quang thông Uf = 0,7
Xác định độ cao của đèn H = 2,6 (m)
Xác định chỉ số phòng
a.b 4,1.3
φ= = =0,67
H (a+b) 2,6(4,1+3)

Xác định số lượng bóng đèn cần dung


Eav . s 100.12,3
n= = =4,18
Fd .Uf . Mf 600.0,7 .0,7

 Số bóng thực tế cần bố trí trên mặt bằng là 4 (bóng )


Bố trí đèn trên mặt bằng xác định số lượng đèn thực tế ntt:
25
Xác định công suất phụ tải chiếu sáng tính toán :
n 4
Ptt=Kyc . ∑ Pdi=1 ∑ 9=36 (W) = 0,036 (kW)
i=1 i=1

 Ổ cắm
Xác định công suất thiết bị bố trí trong phòng (tham khảo)

STT Phòng Ngủ 2 Công suất Đơn vị

1 TV 100 W

2 DVD 70 W

3 đèn bàn 11 W

4 cạo râu 5 W

5 laptop 100 W

6 Bàn ủi 2000 W

7 Máy sấy 1200 W

8 Dự Phòng 300 W

26
Ta chọn được:
- TV + DVD là một ổ cắm đôi
- Laptop + Đèn Bàn + cạo dâu là một ổ cắm đôi
- Máy sấy + bàn ủi là một ổ cắm đôi
- Dự phòng là một ổ cắm đôi
 Số ổ cắm cần sử dụng trong phòng là 4 ổ cắm
Hệ số sử dụng Ksd = 0,5
Công suất ổ cắm : Poc = (100+70+11+5+100+2000+1200+300).0,5 = 1943 (W)
= 1,943 (kW)
 Điều hòa
12,3.10000
Tính toán BTU = 15
= 8200 (W)

Ta có không gian cần làm lạnh là: S=12,3 m2


Lựa chọn các loại điều hòa 24000 BTU, 18000 BTU, 12000BTU và 9000 BTU
-Số lượng bố trí là 1 điều hòa 9000 BTU
Ta được: Pdh = 1.9000.0,09 = 0,81 (kW)
 Tổng công suất tính toán của căn hộ C7 – Ngủ 2 là :
Pp = Kdt.( Pcs + Poc + Pdh )= 0,8 (0,036 + 1,943 + 0,81 )= 2,2312(kW)
Trong đó:

 : Công suất của phòng cần tính

 : Do ta chia lộ cho các phụ tải để quản lý và bảo dưỡng hợp lý


gồm: +chiếu sáng: 1 lộ
+ổ cắm: 1 lộ
+điều hòa: 1 lộ

 Công suất tính toán chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa các phòng, tầng được
tính toán như trên và thể hiện trong bảng Excel
27
b. Phụ tải động lực:
o Chọn thang máy.
Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy được tính theo công thức
𝑃tm=𝐾𝑦𝑐. ∑ 𝑃𝑛𝑖 𝑛 𝑖=1 .√𝑃𝑣𝑖 + 𝑃𝑔𝑖
𝑃tm : Công suất tính toán của nhóm phụ tải thang máy
𝑃𝑛𝑖 : Công suất điện định mức của động cơ kéo thang máy thứ i
𝑃𝑔𝑖 : Công suất tiêu thụ của các khí cụ điều khiển và các đèn điện trong thang
máy thứ i, nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị
𝑃𝑔𝑖=0,1. 𝑃𝑛𝑖
𝑃𝑣𝑖 : Hệ số gián đoạn của động cơ điện theo lí lịch thang máy thứ i nếu không
có số liệu cụ thể có thể lấy giá trị của 𝑃𝑣𝑖=1
𝐾𝑦𝑐 : Hệ số yêu cầu của nhóm phị tải thang máy, với nhà ở 𝐾𝑦𝑐=1
Do dự án chung cư nhu cầu tải khách ở mỗi tháng máy khác nhau nên ta
chọn được một tháng máy tải một lần từ 13 người – 14 người và 9 -10người
nên ta lắp đặt song song thang máy có tải trọng 1000kg và 750kg
Thang máy chở khách Mitsubishi 1000kg
 Tốc độ lên xuống (m/ph): 90 m/p
 Công suất (kW): 11 kw
 Khả năng tải (kg): 1000 kg
Thang máy chở khách Mitsubishi 750kg
 Tốc độ lên xuống (m/ph): 90 m/p
 Công suất (kW): 7,5 kW
 Khả năng tải (kg): 750 kg
 Công suất tác dụng tính toán của nhóm phụ tải thang máy
Ptttm1 =1.1.11.√ 1+0,1.11=12,1 (kW)
Ptttm2 =1.1.7,5.√ 1+0,1.7,5=8,25(kW)
o Tính chọn máy bơm.
Trong tòa nhà có: bơm sinh hoạt, bơm cứu hỏa , bơm nước thải

28
Áp dụng công suất tính toán của nhóm phụ tải bơm nước theo TCVN 9206
n

𝑃𝑏=𝐾𝑦𝑐.∑ Pbi
i=1

Trong đó :
𝐾𝑦𝑐 : Hệ số sử dụng lớn nhất của nhóm phụ tải bơm .
n : Số động cơ
𝑃𝑏𝑖 : Công suất diện định mức (kW) của động cơ bơm nước thứ i
 Bơm nước sinh hoạt: sử dụng 2 bơm Tentax mã CM50-250A (Công suất:
22kW, , lưu lượng 27-78 m3/h, cột áp 89.5-71,7m)
Số lượng: n = 2
Kyc = 1 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)
2
 Công suất tính toán : Psh = 1.∑ 22 = 44 (kW)
1

 Bơm nước thải: sử dụng 2 bơm


Ta lựa chọn bơm nước thải Tsurumi –Nhật KTZ 45,5 công suất đặt của mỗi
bơm: Pđ = 5,5kW
Số lượng: n = 2
Kyc = 1 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)
 Công suất tính toán tác dụng: Pttnt = n.Kyc.Pđ = 2  1  5,5 = 11 (kW)
 Bơm chữa cháy: sử dụng 1 bơm DIESEL PCCC động cơ HYUNDAI đầu
bơm WILO (Công suất: 110kW)
Số lượng: n = 1
Kyc = 1 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)
1

 Công suất tính toán tác dụng: Pttch = 1.∑ 90=110 (kW)
1

 Tổng công suất bơm là :


Pbom =Pbsh + Pbnt + Pbch=44+11+110=165(kW )
o Tính công suất quạt thông gió cho tầng hầm
Theo TCVN 5-2008

29
Chọn bội số tuần hoàn (Số lần trao đổi không khí trong 1 giờ ) đối với tầng hầm
bội số từ 6-7 lần, ta lấy bằng 7 lần

Ta có tổng thể tích của tầng hầm 1 là


V=560 . 3= 1680(m3 )
Tổng lượng khí lưu chuyển : V.7 = 1680.7 = 11760 m3/h
Ta lựa chọn quạt thông gió hướng trục VNS-A1-7G
Có thông số kỹ thuật : P = 1,1(kW) ,điện áp 380V ,lưu lượng =10000-15000
m3 /h , áp suất=120-150𝑃𝑎
Số lượng n = 8
Kyc= 0,75(Tra bảng 5 TCVN9206_2012)
8
 Công suất tính toán tác dụng: Pttqg = 0,75.∑ 1,1=6,6 (kW)
1

Ta có tổng thể tích của tầng hầm 2 là


V=690 . 3= 2070(m3 )
Tổng lượng khí lưu chuyển : V.7 = 2070.7 = 14490 m3/h
Ta lựa chọn quạt thông gió hướng trục VNS-A1-7G
Có thông số kỹ thuật : P = 1,5(kW) ,điện áp 380V ,lưu lượng =15000-20000
m3 /h , áp suất=200-150𝑃𝑎
Số lượng n = 10
Kyc= 0,70 (Tra bảng 5 TCVN9206_2012)
10
 Công suất tính toán tác dụng: Pttqg = 0,70.∑ 1,5 =8,4 (kW)
1

 Phụ tải động lực: Pdl = Kdt.(Ptttm1,2 + Pttb + Pttqg1,2)= 0,9.


(18,5+165+15)= 178,65 (KW)
c, Tổng công suất tính toàn của tòa nhà


PToa =1,2.0,4 . ( 1,5+1,8+ 8,6+30,5+750,9+135+1485,5 ) + 0,9 ( 165+15+ 20,4 )=1245,18( KW )
\

30
2.2. PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH

2.2.1. Nguồn điện


+ Nguồn điện cung cấp cho công trình là lưới điện 3 pha 110/22 KV của thành
phố đi trên không. Được lấy vào theo đường cáp ngầm đưa vào trạm biến áp
22/0,4 (kV) của toà nhà.

+ Điểm đấu nối phụ thuộc vào kết cấu lưới điện trung thế bên trong toà nhà.
Nguồn điện dự phòng cấp cho cả toà nhà. Thông qua bộ chuyển đổi nguồn ATS.
Sau 5s phải có nguồn dự phòng cấp cho phụ tải của công trình.

2.2.2. Phương án cụ thể

+ Xây dựng 1 trạm biến áp (trạm xây) cho công trình. Theo kết cấu của công
trình thì trạm biến áp này sẽ đặt ở khu đất được bố trí sẵn.

+ Máy phát điện dự phòng cũng được đặt ở khu đặt trạm biến áp sẽ cung cấp
điện cho các phụ tải ưu tiển gồm có:

- Hệ thống chiếu sáng, ổ cắm

- Hệ thống bơm nước sinh hoạt và chữa cháy

- Hệ thống thang máy

+ Cáp điện từ trạm biến áp vào tủ điện tổng toà nhà

+ Nguồn từ tủ điện tổng cấp điện cho các tủ điện tầng dùng Busway đi dọc theo
thang cáp trong hộp kỹ thuật. Từ tủ điện tầng cấp điện cho các bảng điện phòng
đi theo máng cáp kết hợp với ống gen. Bảng điện phòng cấp điện cho chiếu sáng,
ổ cắm đi theo ống gen.

+ Dây dẫn đến các thiết bị dùng loại lõi đồng, hai lớp bọc, đi trong ống PVC, đi
ngầm trong trần giả, tường, trần, sàn nhà.

31
+ Hệ thống điện cho chiếu sáng, ổ cắm, đèn, bơm nước, … độc lập với hệ thống
điện cho điều hòa. Ta chỉ tính toán và để đầu chờ nguồn cho điều hòa. Trong mỗi
đơn vị dùng điện bố trí một bảng phân phối điện, trong đó lắp các Aptomat để
bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị dùng điện nhằm đảm bảo an toàn và
tăng sự linh hoạt trong công việc điều khiển hệ thống điện. Từ các tủ điện phân
phối đi các phụ tải phải tính toán và bố trí sao cho công suất của các phụ tải ở
các pha cân bằng nhau.

+ Tiết diện tối thiểu của dây dẫn như sau:

Dây dẫn mạch chiếu sáng: 1,5mm2.

Dây dẫn cho mạch ổ cắm: 2,5mm2.

Dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng: 35 mm2

Dây từ trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng: 150mm2

+ Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng
điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào, lối
đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.

+ Ngoài ra còn bố trí các ổ cắm điện nhằm phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và các
mục đích khác.

 Quy tắc lắp đặt thiết bị điện trong công trình:

+ Tủ điện tổng, tủ điện sự cố đặt ở dưới sàn nhà có giá đỡ.

+ Hộp công tơ của các tầng lắp ở độ cao1,5m trong phòng kỹ thuật.

+ Hộp phân phối điện các phòng, công tắc lắp ở độ cao: 1500mm so với sàn
nhà.

+ Các ổ cắm điện lắp trong công trình ở độ cao 0,4m so với sàn nhà, riêng các ổ
cắm điện dành cho bếp điện và máy giặt lắp ở độ cao 1,5 m so với sàn nhà.
32
+ Toàn bộ dây dẫn được luồn trong ống nhựa chôn ngầm trần, tường, sàn và đi
trong hộp kĩ thuật.

+ Cấp điện từ tủ điện tầng đến các phòng đi trong máng PVC (60 x 40) mm lắp
nổi sát trần.

2.2.3. Chọn Nguồn Điện

- Trong quá trình cung cấp điện việc chọn nguồn điện có quan hệ mật thiết đến
nhiều mặt như: phụ tải cấp điện áp, sơ đồ cung cấp điện, bảo vệ tự động, chế độ
vận hành… vì vậy xác định nguồn điện phải được xem xét một cách toàn diện.
- Tùy theo quy mô của cung cấp điện mà nguồn điện có thể là các máy điện
(nhiệt điện, thủy điện…) các trạm biến áp khu vực trung gian hoặc các trạm biến
áp phân phối và biến áp phân xưởng.
- Nguồn điện cung cấp cho công trình là lưới điện 3 pha 110/22 KV của thành
phố đi trên không. Được lấy vào theo đường cáp ngầm đưa vào trạm biến áp
22/0,4 (kV) của toà nhà. Điểm đấu nối phụ thuộc vào kết cấu lưới điện trung thế
bên trong toà nhà.
- Nguồn điện dự phòng cấp cho cả toà nhà. Thông qua bộ chuyển đổi nguồn
ATS.
- Sau 5s phải có nguồn dự phòng cấp cho phụ tải của công trình.
Để đảm bảo nguồn điện cung cấp điện phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đảm bảo công suất cho các phụ tải.
- Phải gần phụ tải điện.
- Phải có nguồn dự phòng.
- Ít người qua lại.
- Thoáng mát.

33
Chương III: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MIỀN CHIẾU SÁNG

Dialux là phần mềm thiết kế chiếu sáng độc lập, được tạo lập bởi công ty DIAL
GmbH – Đức. Phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALUX gồm 2 phần :

3.1. Phần DIALUX LIGHT WIZARD:


Đây là phần riêng biệt của DIALUX từng bước trợ giúp người thiết kế dễ dàng
và nhanh chóng thiết lập một dự án chiếu sáng nội thất. Kết quả chiếu sáng
nhanh chóng được trình bày và kết quả có thể được chuyển thành tập tin PDF
hoặc chuyển qua dự án chiếu sáng DIALUX để DIALUX có thể thiết lập thêm
các chi tiết cụ thể,chính xác với đầy đủ các chức năng.
3.2. Phần DIALUX:
Đây là phần chính và là toàn bộ phần thiết kế chiếu sáng
Từ phần DIALUX bạn có thể chọn để vào nhiều phần khác nhau:
 Phần trợ giúp thiết kế nhanh (winzard) cho chiếu sáng nội thất,chiếu sáng
ngoại thất và chiếu sáng giao thông
 Phần thiết kế một dự án chiếu sáng nội thất
 Phần thiết kế một dự án chiếu sáng ngoại thất
 Phần thiết kế mới một dự án chiếu sáng giao thông
 Phần mở các dự án đã có hoặc các dự án mở gần đây
DIALUX tính toán chiếu sáng chủ yếu theo các tiêu chuẩn châu âu như EN
12464, CEN 8995.DIALUX cho phép chèn và xuất tập tin DWG hoặc DXF.
DIALUX có thể chèn nhiều vật dụng , vật thể các mẫu bề mặt cho thiết kế sinh
động và giống thực tế hơn.Với chức năng mô phỏng xuất thành ảnh, phim.
DIALUX có hình thức trình bày khá ấn tượng.
DIALUX là phần mềm độc lập, tính toán được với thiết bị của nhiều nhà sản
xuất thiết bị chiếu sáng khác nhau với các điều kiện đã được đo đạc sự phân bố
ánh sáng và có tập tin dữ liệu phân bố ánh sáng để đưa vào DIALUX.
GIỚI THIỆU GIAO DIỆN DIALUX V4.13
34
Cửa sổ khởi động của DIALux 4.13
Sau khi kích chuột khởi động, cửa sổ Welcome của DIALux sẽ xuất hiện

Hình 3.1 Cửa sổ Dialux

Tại cửa sổ Welcome bạn phải chọn 1 trong 6 chức năng:


 New Interior Project: Lập một dự án chiếu sáng nội thất mới.
 New Exterior Project: Lập một dự án chiếu sáng ngoại thất mới.
 New Street Project: Lập một dự án chiếu sáng giao thông mới.
 DIALux Wizards: Phần trợ giúp thiết lập nhanh dự án.
 Open Last Project: Mở dự án mới làm việc lần sau cùng.
 Open Project: Mở một dự án đã lưu trữ.
Nếu bạn chọn phần trợ giúp nhanh thì cửa sổ Wizard selection sẽ xuất hiện
(Hình 1.2) để bạn chọn tiếp cho một thiết kế chiếu sáng nội thất (DIALux Light);
Thiết kế nhanh một dự án (Quick Planing); Thiết kế chuyên nghiệp nhanh một
dự án (Professional Quick Planing); hoặc Thiết kế nhanh một dự án chiếu sáng
giao thông (Quick Street Planing) thì cửa sổ sẽ hiện ra.

35
Hình 3.2 Cửa sổ thiết kế nhanh DIALux Wizards
Sau khi chọn DIALux Wizards: Phần trợ giúp thiết lập nhanh dự án, màn hình
cửa sổ DIALux xuất hiện ta ấn Next sẽ có cửa sổ như dưới .

Hình 3.3 Cửa sổ thông tin


Ở đây hiện ra các thông số của bản vẽ như :
 Project Name : Tên dự án
 Room Name : Tên phòng thiết kế
 Project Descripsion : Tên người thiết kế
 Contact : Địa chỉ
36
 Telephone : Số điện thoại liên lạc
 FAX  Email : Địa chỉ hòm thư
Sau khi điền đầy đủ thông tin ta ấn next để tiếp tục. Màn hình hiện lên giao diện
như dưới khi đó chúng ta nhập vào các số liệu

Hình 3.4 Cửa sổ điền thông số kỹ thuật đèn cần dung


Trong đó :
+ Length : Chiều dài
+ Width : Chiều rộng
+ Height : Chiều cao
- Trong phần Reflection Factor chúng ta chọn các hệ số phản xạ :
+ Ceiling : Trần – 70%
+ Walls : Tường – 50%
+ Ground : Mặt đất – 30%
- Trong Room Parameters ( Tính năng phòng ) ta chọn :
+ Reference Values : Clean room, 3- year maintenance cycle : Bảo quản chu kì 3
năm 1 lần
+ Work plane ( chiều cao làm việc ) : 0.8 Tiếp đó ấn Next màn hình sẽ hiện ra :
Hình 3.5 Cửa sổ phân bố đèn
- Trong hộp thoại là các thông số mà phần mềm gợi ý :
+ Plainned Em : Đề xuất chiếu sáng cho văn phòng 300-500 (lx)

37
- Tiếp đó ta ấn vào Caculator để bắt đầu tính toán .Sau tính toán ta được hình
phân bố ánh sáng mặt bằng

Hình 3.6 Cửa sổ phân bố độ rọi


Sau khi tiếp tục ấn next chúng ta có thể xem kết quả bằng PDF- file hoặc tiếp
chọn Edit room Geometr : Bố trí lại kích cỡ phòng . Ta thu được mô phỏng 1
phòng như hình dưới

38
Hình 3.7 Cửa sổ mô phỏng hoàn thiện

3.3. VÍ DỤ MINH HỌA DIALUX ĐỂ MÔ PHỎNG TÍNH TOÁN CHIẾU


SÁNG
Phòng Ngủ 2 – C7 : S= 12,3 (m2)
Mở cửa sổ DIALUX điền đầy đủ thông tin :
- Chiều dài a = 4,1 (m)
- Chiều rộng b = 3 (m)
- Chiều cao H = 2,6 (m)
- Vào catalogues chọn đèn RANG DONG DL 01010 D AT 03L 110/9W
(1.000)

39
Hình 3.8 Cửa sổ điền thông số kỹ thuật đèn cần dùng cho Phòng Ngủ 2 C7
Ấn next để tiếp tục
- Ở ô planned ta nhập E = 100 (lx)
- Nhập số hàng và số cột bố trí đèn

Hình 3.9 Cửa sổ phân bố đèn Phòng Ngủ 2 – C7

40
Ấn vào calculate để tính toán

Hình 3.10: Kết quả tính toán


Ấn next để mô phỏng 3D

Hình 3.11: Cửa sổ mô phỏng hoàn thiện Phòng Ngủ C2_T7

41
CHƯƠNG 4: CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG TỦ ĐIỆN TÒA NHÀ.

4.1. Lựa chon và kiểm tra Aptomat


Aptomat là thiết bị đóng cắt hạ áp, chức năng của nó là bảo vệ ngắn mạch và
quá tải. Do nó có ưu điểm hơn hẳn cầu trì là khả năng làm việc chắc chắn, tin
cậy, an toàn,đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hóa cao nên aptomat
ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp, dịch vụ,
cũng như lưỡi điện sinh hoạt mặc dù giá thành cao hơn nhưng vẫn được dùng
rộng rãi trong mạng điện hạ áp.
Người ta cũng chế tạo các loại aptomat 1 pha, 2 pha, 3 pha với số cực khác nhau
như 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực. Ngoài ra có patomat chống rò tự động cắt mạch
nếu dòng dò có trị số 30mA,100mA hoặc 300mA tùy loại.
Dải lựa chọn aptomat: 10 – 16 – 20 – 25 – 30 – 40 – 50 – 60 (63) – 75 – 80 – 100
– 125 – 150 – 175 – 200 – 250 – 300 – 350 – 400 – 500 – 630 – 800 – 1000 –
1250 – 1600 – 2000 – 2500 – 3200(A )
Được chọn theo điều kiện:

Điện áp định mức: (kV)

 : Điện áp định mức aptomat

 : Điện áp định mức điện lưới

Dòng điện định mức: (A)

 : Dòng điện định mức aptomat

 : Dòng điện tính toán

Dòng điện cắt định mức: (kA)

 : Dòng cắt định mức

 : Dòng ngắn mạch


4.2 Lựa chọn cáp và tiết diện dây dẫn

42
Có 3 phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp:

a. Chọn tiết diện theo mật độ dòng kinh tế của dòng điện

 (A/mm2) là số ampe lớn nhất trên 1mm2 tiết diện kinh tế. Tiết diện
chọn theo phương pháp này sẽ có lợi về kinh tế.

 Phương pháp chọn tiết diện dây theo áp dụng với lưới điện có điện áp
U≥110(kV), lưới trung áp đô thị và xí nghiệp nói chung khoảng cách tải
điện ngắn, thời gian sử dụng công suất lớn
Bước 1 : Căn cứ vào loại dây định dùng ( dây dẫn hoặc cáp) và vật liệu làm dây

(nhôm hoặc đồng) và trị số tra bảng chọn (A/mm2)

(h)
Kiểu dây dẫn
1000 - 3000 3000 – 5000 5000 – 8760
Dây dẫn trần và thanh góp:
Đồng 2,5 2,1 1,8
Nhôm A, AC 1,3 1,1 1,0
Dây cáp với cách điện giấy, dây dẫn cách điện bằng cao su và vật liệu
tổng hợp có lõi:

Đồng 3,0 2,5 2,0

Nhôm A, AC 1,6 1,4 1,2

Dây cáp lõi


đồng được
cách điện
3,5 3,1 2,7
bằng cao su
và vật liệu
tổng hợp

Bảng 4.1 Bảng tra

43
Nếu đường dây cấp điện cho nhiều phụ tải có khác nhau thì xác định trị số

trung bình của theo biểu thức:

Trong đó , là phụ tải điện (phụ tải tính toán của hộ tiêu thụ).
Bước 2: Xác định dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn dây.

Với n – số lộ đường dây (lộ đơn n =1, lộ kép n =2).


Bước 3: Xác định tiết diện kinh tế từng đoạn.

Căn cứ vào trị số tính được, tra sổ tay tìm tiết diện theo tiêu chuẩn gần nhất
bé hơn.
Bước 4: Kiểm tra tiết diện đã chọn theo các điều kiện kỹ thuật. Nếu có điều
kiện nào không thỏa mãn, phải nâng tiết diện lên 1 cấp và thử lại.

b. Chọn tiết diện dây theo tổn thất điện áp cho phép ΔUcp.
 Phương pháp lựa chọn tiết diện này lấy chỉ tiêu chất lượng điện làm điều
kiện tiên quyết. Vì vậy, nó được áp dụng để lựa chọn tiết diện dây cho
lưới điện nông thôn, đường dây tải điện khá dài, chỉ tiêu điện áp dễ bị vi
phạm.
Bước 1: Cho một trị số x0 lân cân 0,4 (Ω/km), trường hợp tổng quát đường dây
n tải, tính được:

Bước 2: Xác định thành phần

44
Bước 3: Xác định tiết diện tính toán theo

Chọn tiết diện tiêu chuẩn gần nhất lớn hơn.


Bước 4: Kiểm tra lại tiết diện đã chọn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Q (kVAr), P (kW), l (km), (V), (kV).

c. Chọn dây dẫn cho dòng phát nóng lâu dài cho phép .
 Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp, áp dụng
cho lưới hạ áp đô thị, công nghiệp và sinh hoạt.

Công thức xác định thiết diện rất đơn giản:

Trong đó:

: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ kể đến sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo
và mội trường đặt dây, tra sổ tay.(thường được lấy bằng 1 ở 25℃)

: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng cáp dặt chung một rãnh, tra sổ
tay.(dự án này ta lấy 0,8)

: dòng phát nóng cho phép, nhà chế tạo cho ứng với từng loại dây, từng tiết
diện dây, tra sổ tay.

45
Hình 4.1 Bảng tra catalog Icp dây dẫn

: dòng điện làm việc lớn nhất (dài hạn) qua cáp hạ áp là dòng định mức của
máy biến áp:

Tiết diện dây khi chọn theo phải thử lại mọi điều kiện kỹ thuật, ngoài ra còn
phải kiểm tra điều kiện kết hợp với các thiết bị bảo vệ.
Nếu bảo vệ bằng cầu chì:

với mạch động lực (cấp điện cho các máy)

với mạch sinh hoạt.


Nếu bảo vệ bằng aptomat:

46
Với là dòng khởi động nhiệt (Ikđ.nh) của aptomat trong đó 1,25 là hệ số
cắt quá tải của aptomat
Chú ý: Nếu thỏa mãn thì là dây đã chọn đạt tiêu chuẩn còn nếu không thì phải
chọn lại dây

4.3 Lựa chọn thanh cái cho tủ điện tòa nhà (Chọn thanh Busway)
a. Giới thiệu thanh Busway .
- Về bản chất, Busway là cáp điện, đuợc sử dụng thay thế cáp điện, nhưng đuợc
chế tạo theo dạng thanh có vỏ bọc cứng và các dây dẫn đuợc chuyển thành dạng
lõi đồng hoặc nhôm, đuợc phủ vật liệu cách điện (lớp cách điện Epoxy).
- Busway có ưu điểm vượt trội so với cáp: - Năng lực dẫn điện rất lớn lên đến
6300A - Khả năng chịu quá tải của dòng làm việc của busway cao hơn cáp nhờ
vào cấu trúc thanh và vật liệu cách điện (thông thường XPLE của cáp thì nhiệt
độ chịu đựng chỉ là 120oC, còn Busway loại cách điện Epoxy chịu được nhiệt độ
lên đến 150oC) - Ít tổn hao, khả năng trích lấy điện từ 1 trục thanh cái ra tại
nhiều vị trí khác nhau trên thanh cái. - Tính thẩm mỹ cao, và tiết kiệm diện tích
lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối điện chính. - Cuối cùng từ một mức dòng
hoạt động nhất định (1000A cho lõi nhôm, và 1250 hoặc 1600A cho lõi đồng),
toàn bộ chi phí sử dụng cho Busway, sẽ rẻ hơn khi sử dụng cáp điện thông
thường. + Nhược điểm: Thi công đòi hỏi độ chính xác cao.
b. Cấu tạo thanh Busway:
- Vỏ hệ thống thanh dẫn sẽ được làm từ thép và nhôm chuẩn nhằm làm giảm từ
trễ và tổn hao do dòng điện xoáy và được sơn phủ bảo vệ bằng epoxy màu xám
ANSI 49.
- Thanh dẫn được làm bằng đồng hoặc nhôm có độ dẫn điện cao được kéo nguội,
mạ bạc hoặc làm từ nhôm có độ dẫn điện cao, các điểm tiếp xúc là lớp lưỡng kim
nhôm đồng sử dụng công nghệ hòa trộn phân tử - Không có bu lông xuyên qua
các thanh dẫn.
- Cách điện: Mỗi thanh dẫn sẽ được cách điện bằng màng polyester cấp độ B
(1300C DuPont Mylar) hoặc cấp F (1550C DuPont Melinex). Không sử dụng
cách điện bằng epoxy. - Độ tăng nhiệt độ tại bất kỳ điểm nào của vỏ thanh dẫn sẽ
không vượt quá 550C trên nhiệt độ môi trường khi vận hành ở dòng điện định
mức.

47
- Hệ thống giá treo: Các khoảng cách của giá treo sẽ được đánh dấu trên bản vẽ
bố trí và không vượt quá khuyến cáo của nhà sản xuất. - Các thanh dẫn feeder và
plug-in được sử dụng trong nhà có thể chấp nhận khoảng cách giữa các giá treo
tối đa 3m khi lắp đặt nằm ngang và 4.88m khi lắp đặt thẳng đứng . Các thanh
dẫn feeder sử dụng ngoài trời có thể chấp nhận khoảng cách giữa các giá treo tối
đa 1.5m khi lắp đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng .
c. Tính chọn thanh Busway:
Đặc điểm của đồng là độ dẫn điện lớn hơn 99%, của nhôm là 63-67% nên khi
dùng nhôm, phải dùng thanh có tiết diện lớn hơn (nhưng vẫn nhẹ hơn, và rẻ hơn,
khi cùng dòng hoạt động). Trước đây do thói quen từ cáp điện, hầu hết khách
hàng tại Việt Nam đều dùng đồng, từ cuối 2007 đến nay, do cập nhật thông tin
thị trường thế giới. Với dây cáp đồng có độ dẻo :nên dễ uốn, còn với thanh dẫn
thì không cần uốn, nên dùng lõi nhôm trong các tòa nhà thương mại là phù hợp
nhất, vì kích thước lớn hơn không đáng kể, nhưng giá thành nhìn chung rẻ hơn
30% - 50% (tuỳ theo các phụ kiện đi kèm nhiều hay ít, vì giá nhân công của phụ
kiện nhìn chung là như nhau Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, gần như 100% cao
ốc thương mại đều dùng thanh busway nhôm, vừa rẻ hơn 30%, vừa nhẹ hơn, mà
tổn hao so với đồng. Vì vậy ta lựa chọn thanh busway NHÔM .
Thanh cái được dùng trong các tủ động lực, tủ phân phối hạ áp, trong các tủ
máy cắt, các trạm phân phối trong nhà, ngoài trời.
Thanh cái trong lưới cung cấp điện được chọn theo dòng phát nóng và kiểm
tra theo điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt dòng ngắn mạch.
Do phụ tải xa nguồn nên không tính đến dòng ngắn mạch IN nên lựa chọn
thanh cái căn cứ vào dòng tính toán hay đây chính là dòng tính toán lớn nhất mà
thanh cái phải chịu.
Ta căn cứ vào biểu thức sau:

Trong đó:

 với thanh góp đặt đứng (hoặc với thanh góp đặt ngang)

 : hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường ( Hệ số điều chỉnh nhiệt độ


môi trường lấy )

48
 : Dòng điện cho phép của thanh cái do nhà sản xuất quy định ( tức
dòng điện cho phép chạy qua thanh dẫn)

Hình 4.2 Bảng tra Icp của thanh cái

 : Dòng điện tính toán của tủ điện


Chú ý: Nếu thỏa mãn thì là thanh cái đã chọn đạt tiêu chuẩn còn nếu không thì
phải chọn lại thanh cái thỏa mãn mới thôi

49
 ÁP DỤNG TÍNH TOÁN LỰA CHỌN APTOMAT CHO: PHÒNG
NGỦ 2 C7 – T7 ( CÁC PHÒNG CÒN LẠI TƯƠNG TỰ )
 Chiếu sáng
- Aptomat
+ Phụ tải tính toán của Ngủ 2 C7: Ptt= 36 (W)
+ Căn hộ dùng điện áp Ud = 220v, cosφ=0,85
Ptt 36
I tt = = =0,19 A
Ud . cosα 220.0,85
Lựa chọn aptomat IdmA = 10 (A),UdmA = 230 (V) Điều kiện :
Điện áp định mức kV : Udm.A ≥ Udm.LĐ (230>220)
Dòng điện định mức A : Idm.A ≥I tt (10>0,192)

 MCB - 1P - 10A
- Dây dẫn
Tra bảng chọn CV 2x1.5 có Icp =18(A)
Từ nhiệt độ môi trường tra sổ tay có K1 = 1
Do 1 rãnh có 6 cáp đi chung, tra sổ tay K2= 0,8
Ta có điều kiện với aptomat bảo vệ:

K1*K2*Icp = 1.0,75.18 = 13,5 >

 Chọn dây CV 2x1.5


 Ổ cắm
- Aptomat
+ Phụ tải tính toán của 2 C7 Ngủ: Ptt= 1943 (W)
+ Căn hộ dùng điện áp Ud = 220v, cosφ=0,85
Ptt 1943
I tt = = =10,4 A
Ud . cosα 220.0,85

Lựa chọn aptomat IdmA = 16 (A),UdmA = 230 (V)


Điều kiện :
Điện áp định mức kV : Udm.A ≥ Udm.LĐ (230>220)
Dòng điện định mức A : Idm.A ≥I tt (16>5,53)

 MCB - 1P - 16A
- Dây dẫn
Tra bảng chọn CV 2X2.5 + 1Px2.5 có Icp = 27(A)
Từ nhiệt độ môi trường tra sổ tay có K1 = 1
50
Do 1 rãnh có 6 cáp đi chung, tra sổ tay K2= 0,75
Ta có điều kiện với aptomat bảo vệ :
1,25. I dmA 1,25.16
K1*K2*Icp = 1.0,75.27 = 20,25 > = =13,3
1,5 1,5

 Chọn dây CV 2X2.5 + E1x2.5


 Điều hòa
- Aptomat
+ Phụ tải tính toán của Ngủ 2 C7: Ptt= 810 (W)
+ Căn hộ dùng điện áp Ud = 220v, cosφ=0,85
Ptt 810
I tt = = =4,3 A
Ud . cosα 220.0,85
Lựa chọn aptomat IdmA = 10 (A),UdmA = 230 (V)
Điều kiện :
Điện áp định mức kV : Udm.A ≥ Udm.LĐ (230>220)
Dòng điện định mức A : Idm.A ≥I tt (10>4,33)

 MCB - 1P – 10A
- Dây dẫn
Tra bảng chọn CV 2X2.5 + 1xP2.5 có Icp = 27(A)
Từ nhiệt độ môi trường tra sổ tay có K1 = 1
Do 1 rãnh có 6 cáp đi chung, tra sổ tay K2= 0,75
Ta có điều kiện với aptomat bảo vệ :

K1*K2*Icp = 1.0,75.27 = 20,25 >

 Chọn dây CV 2X2.5 + 1Px2.5


 Kết quả tính toán aptomat bảo vệ, dây dẫn, cáp và thanh cái của công
trình được trình bày chi tiết trong bảng tính toán Excel
 ÁP DỤNG LỰA CHỌN THANH CÁI CHO TẦNG 6 CỦA TÒA

Lựa chọn thanh cái cho tủ điện tầng 6 tòa nhà có Itt= 241,4 (A)
Do phụ tải xa nguồn nên không tính đến dòng ngắn mạch I N nên lựa chọn thanh
cái căn cứ vào dòng tính toán hay đây chính là dòng tính toán lớn nhất mà thanh
cái phải chịu.
Ta căn cứ vào biểu thức sau:
K1.K2. Icp ≥ Itt

51
Chọn thanh cái nằm ngang nên ta lấy K1 = 0,95
Hệ số điều chỉnh nhiệt độ môi trường K2 = 1
Icp : là dòng điện cho phép của thanh cái do nhà sản xuất quy định
Itt là dòng điện tính toán của tủ điện
Tra sổ tay chọn thanh cái đồng hình chữ nhật MCV 30X6 mm có Icp = 300 (A)

Bảng tra thanh cái


Kiểm tra điều kiện lựa chọn thanh cái ta có: 0,95.1.300= 285 > 241,4(A) (thỏa
mãn)

52
PHẦN II:
THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP VÀ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỐNG SÉT

CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU TRẠM BIẾN ÁP VÀ CẤU HÌNH TRẠM BIẾN


ÁP.

1.1. Phương pháp lựa chọn máy biến áp (MBA).

Mục đích của trạm biến áp (TBA)


Trạm biến áp là một trong những phần tử qua trọng nhất của hệ thống cung cấp
điện, TBA dùng để trao đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác.
Các TBA, trạm phân phối, đường dây tải điện cùng với các nhà máy điện tạo
thành một hệ thống truyền tải điện năng thống nhất.
∎ Công suất máy biến áp được chọn theo công thức sau :

Với trạm 1 máy: (KVA)

Với trạm n máy: (KVA)


Điều kiện kiểm tra sự cố một số máy biến áp trong trạm biến áp .

Trong đó :

 : Phụ tải mà trạm cần chuyển tới khi có sự cố (KVA)

 : Công suất tính toán (công suất lớn nhất của phụ tải)

 : Hệ số quá tải ứng với máy làm việc không quá 5 ngày 5
đêm ,mỗi ngày quá tải không quá 6 giờ .

 : Công suất định mức của máy biến áp nhà chế tạo cho
Phương án lựa chọn TBA.
 Lựa chọn trạm gồm 2 máy biến áp 3pha có Sdmba = 1500 (KVA) -
22/0,4KV cấp điện cho phụ tải tòa nhà.
Trọng Kích thước (mm)
53
Sđm Uđm Δ P0 Δ Pn i0 UN lượng Dài Rộng Cao
(KVA) (KV) (W) (W (%) (%) (kg) (mm) (mm) (mm)

1500 22/0,4 1223 12850 1.5 6 3960 2040 1290 1040

Bảng 1.1 Thông số của máy biến áp


Tính tổn thất trong máy biến áp.
+ Tổn thất công suất MBA:

( ( )) ( ( ) )=26,40+ j199,20(KVA
2 2
2101,80 1,5.1500 6.1500 2101,80
∆ s B= 1,223+12,850. +j + .
1500 100 100 1500
)
+ Tổn thất điện năng máy biến áp:

Trong đó:
 t: Thời gian vận hành thực tế của trạm biến áp. Bình thường máy biến áp
được đóng điện suốt 1 năm nên lấy t = 8760 (h).
 Với tải là điện sử dụng trong khu đô thị nên: thời gian sử dụng công suất
lớn nhất
Tmax = 4500 (h), với Cosφ = 0,66 ta có:
τ = (0,124+10-4.Tmax)2.8760 = 2886,21 (h)

∆ A B 1=∆ P o . t+ ∆ Pn . ( Stt 2
SdmB 1 )=1,223.8760+12,850. (
2101,80 2
1500 )
.2886,21=83388,56( KWh)

Giá tiền tổn thất điện năng 1 năm: ZC 1=∆ A B .1435=119662583,6 (đồng)
 Tính toán tương tự cho MBA (B2 ) ta có:
+ ∆ A B 2=83388,56 ( KWh )
+ ZC 2 =119662583,6(đồng)
 Tổng tổn thất điện năng của 2 MBA trong trạm là:
54
∆ A T =∆ A B 1 + ∆ A B 2=¿ 83388,56+ 83388,56=166777,12(Kw)

ZT =Z C 1+ Z C 2=119662583,6 +119662583,6=239325167,2 (đồng )

Tính tổn thất điện năng trên đường dây


Đường dây từ TBA trung gian về TBA phân phối của công trình dài 4km sử
dụng cáp Cu/XPLE/DSTA/PVC (3x35) 𝑚𝑚2 có:

(Ω/km)

(Ω/km)
Với mục đích xác định tổn thất điện năng, đường dây chỉ cần thay thế bằng điện
trở:

(Ω)

= 4500 (h), ta có: (h)


- Tổn thất công suất lớn nhất trên đường dây

( ) ( )
2 2
SdmB 1500
∆ P= . R= .2,096 . 10−3=9,75( KW )
Udm 22

- Tổn thất điện năng 1 năm trên đường dây:


∆ A DB =∆ P . τ=9,75 . 2886,21=28122,65( KWh)

- Giá tổn thất điện năng 1 năm trên đường dây:


Z DB=28122,65 . 1435=40356013,9(đồng)

 Tổng tổn thất điện năng của trạm biến áp :


∆ A 1=∆ AT + ∆ A DB=28122,65+166777,12=194899,77 (KWh)

Z1 =Z DB+ Z T =40356013,9+239325167,2=279681180,9( đồ ng)

1.2. Lựa chọn loại máy biến áp.


Có 2 loại máy biến áp đó là máy biến áp ngâm dầu và máy biến áp khô.
Ta sẽ chọn loại máy biến áp ngâm dầu vì :
- Công trình đã thiết kế khu vực đặt trạm biến áp bên ngoài.
- Sử dụng máy biến áp dầu có khả năng tự làm mát máy biến áp.

55
- Tiết kiệm năng lương ,tiếng ồn thấp.
- Độ tin cậy cao , các hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Khả năng chịu nhiệt , chịu ẩm ,độ ổn định ,khả năng tương thích hóa chất ,..
- Công suất lớn đáp ứng nhu cầu của mỗi người dùng.

Hình 1.1: Máy biến áp ngâm dầu

1.3. Lựa chọn kết cấu trạm biến áp.


Trạm biến áp loại này thường có kết cấu như sau: Trạm treo, trạm cột (hay
còn gọi là trạm bệt), trạm kín (lắp dặt trong nhà), trạm trọn bộ. Căn cứ vào địa
hình, vào môi trường, mỹ quan và kinh phí đầu tư mà chọn loại trạm cho thích
hợp.
 Qua việc phân tích ưu nhược điểm cũng như địa hình công trình thiết kế
của các trạm ta sử dụng trạm kín (trạm xây cho công trình).
Trạm kín thường được dùng ở những nơi cần độ an toàn cao.
56
Trong trạm có thể đặt một hay hai máy biến áp hoặc nhiều hơn. Dưới bệ
máy biến áp cần có hố dầu sự cố. Cửa thông gió cho phòng máy và phòng cao,
hạ áp phải có lưới chắn đề phòng chim, rắn, chuột.
Ưu điểm: An toàn cho người sử dụng, giá thành hợp lý.
Nhược điểm: Tốn diện tích.
1.4. Trình tự thiết kế.
Trung áp Hạ áp
Lựa chọn và kiểm tra cáp Lựa chọn và kiểm tra cáp
Tính toán ngắn mạch trung áp Tính toán ngắn mạch hạ áp
Lựa chọn và kiểm tra chống sét Lựa chọn máy cắt hạ áp
van
Lựa chọn và kiểm tra máy cắt Lựa chọn thanh cái hạ áp
phụ tải
Bảng 1.4 Trình tự thiết kế

57
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ TRONG TRẠM BIẾN ÁP.

2.1. Phần trung áp.


a. Lựa chọn và kiểm tra cáp trung áp
Lựa chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện: Phương pháp chọn tiết

diện dây áp dụng với lưới điện trung áp trở lên (22kV). Bởi vì trên lưới này
không có thiết bị sử dụng điện trực tiếp nên vấn đề điện áp không cấp bách, nếu

chọn dây theo sẽ có lợi về kinh tế, nghĩa là chi phí tính toán hàng năm thấp
nhất. Lưới trung áp đô thị và xí nghiệp, nói chung khoảng cách tải điện ngắn,
thời gian sử dụng công suất lớn, cũng được chọn theo.
 Các bước lựa chọn tiết diện dây cáp
Bước 1 : Căn cứ vào loại dây định dung (dây dẫn hoặc cáp ) và vật liệu làm

dây (nhôm hoặc đồng ) và trị số tra bảng chọn trị số (A/mm2) theo
và loại dây.

Mật độ dòng điện kinh tế ( )

Vật dẫn điện


Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h)

Đến 3000 Từ 3000 đến 5000 Trên 5000

Thanh và dây trần:


+ Đồng 2,5 2,1 1,8
+ Nhôm 1,3 1,1 1,0

Cáp cách điện giấy,


dây bọc cao su, hoặc
PVC:
3,0 2,5 2,0
+ Ruột đồng
1,6 1,4 1,2
+ Ruột nhôm

Cáp cách điện cao su

58
hoặcnhựa tổng hợp:
+ Ruột đồng 3,5 3,1 2,7
+ Ruột nhôm 1,9 1,7 1,6

Bảng 2.1 Bảng trị số Jkt


Với phụ tải điện sinh hoạt của đô thị thì = 3000 ÷ 5000 (ℎ) .Tra bảng trên
đồng thời xem trong tài liệu cung cấp điện của Ngô Hồng Quang thì ta chọn cáp
đồng có
= 3,1(h)
Bước 2: Xác định dòng điện lớn nhất chạy trên các đoạn dây:
S 1500.2
I= = =78,72( A)
n . √ 3 .22 1. √ 3 .22
Trong đó:
S: Công suất biểu kiến định mức của phụ tải (KVA)
n: Số lộ đường dây (lộ đơn n=1, lộ kép n=2)
: Điện áp lưới (KV)
Bước 3: Xác định tiết diện kinh tế từng đoạn cáp
I 78,72
F= = =25,39(mm 2)
J kt 3,1
Trong đó: F: Tiết diện dây dẫn [mm2]
I: Dòng điện làm việc của đường dây [A]
: Mật độ dòng kinh tế [A/m2] giá trị mật độ dòng kinh tế
Từ F tra bảng thông số tiết diện cáp tiêu chuẩn gần nhất bé hơn
Vì để đảm bảo an toàn về phát sinh vầng quang thì tiết diện dây nhỏ nhất của cấp
110kV là 35mm2, vậy ta chọn: Cáp đồng 3 lõi điện áp 24kV cách điện XLPE, đai
thép, vỏ PVC (do hãng CADIVI chế tạo)

Ruột dẫn Chiều


Đường
dày Chiều Khối
Tiết Đường Điện trở cách kính
dày vỏ lượng
diện kính DC tối điện tổng
Kết cấu định cáp gần
định ruột gần đa ở gần
định danh đúng
danh đúng 20 C
0 đúng
danh

Mm2 N0/mm2 Mm Ω/km Mm Mm mm Kg/km


59
35 CC 7,1 0,524 1,2 1,8 24,5 1329

Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật cáp trung áp 35 mm2 do CADIVI chế tạo
-CC: Ruột dẫn tròn xoắn ép chặt

Bước 4: Kiểm tra tiết diện đã chọn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật:
∆𝑈bt ≤ ∆𝑈btcp
∆𝑈sc ≤ ∆𝑈sccp
𝐼sc ≤ 𝐼cp
Trong đó:
- ∆𝑈bt; ∆𝑈sc: là tổn thất điện áp lúc đường dây làm việc bình thường và khi
đường dây gặp sự cố nặng nề nhất (đứt 1 đường dây trong lộ kép, đứt đoạn dây
trong mạch kín).
- ∆𝑈btcp; ∆𝑈sccp: trị số ∆U cho phép lúc bình thường và lúc có sự cố.
+ Với U ≥ 110(kv): ∆𝑈btcp = 10%𝑈đm; ∆𝑈sccp = 20%𝑈đm
+ Với U ≤ 35 (kv): ∆𝑈btcp = 5%𝑈đm; ∆𝑈sccp = 10%𝑈đm
- 𝐼sc; 𝐼cp: dòng điện sự cố lớn nhất qua dây dẫn và dòng điện phát nóng lâu dài
cho phép.
Ngoài ra cần phải kiểm tra ổn định nhiệt dòng ngắn mạch của tiết diện:

Trong đó:
𝛼 – hệ số nhiệt, với cáp đồng 𝛼 = 6, với cáp nhôm 𝛼 = 11
𝑡qd – thới gian quy đổi, với lưới trung và hạ áp lấy bằng thời gian cắt ngắn mạch
(𝑡qd =𝑡c) thường tc = 0,5÷ 1(𝑠)
Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật:
- Tổng trở 3 km đường dây trên không AC-6:

- Tổng trở 20m đường cáp ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 24KV –(3x35)


mm2

- Tổng trở cả đường dây AC và cáp là:

(𝛺)

60
- Tổn thất điện áp trên cả 2 đoạn đường dây là
cosφ =0,8 ÷ 0,85 nên chọn cosφ = 0,85
P . jR 3000.0,85.1,58248+3000.0,524 .0,3926
∆U= = ≈ 211,47(V )
U 22
Do điện áp U =22kV < 35kV nên ta sẽ áp dụng
𝛥𝑈 =211,47 ≪ ∆𝑈𝑐𝑝 = 5%.22 ( ) = 1100(𝑉)
Tiết diện cáp trung áp ta dùng sẽ là CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC 24KV- (3x 35)
𝑚𝑚2 do hãng CADAVI chế tạo.
b. Tính toán ngắn mạch trung áp
XH ZC
H N

Hình 2.1 Sơ đồ tính toán ngắn mạch hạ áp


Ngắn mạch tại lưới trung áp được coi là ngắn mạch xa nguồn, tại đó dòng ngắn
mạch thành phần không chu kỳ đã tắt, chỉ còn dòng ngắn mạch chu kỳ. Dòng
ngắn mạch chu kỳ còn gọi là dòng ngắn mạch siêu quá độ hoặc dòng ngắn mạch
vô cùng:
𝐼ck = 𝐼∞ = I’’= 𝐼N
Vì không biết kết cấu lưới điện quốc gia cho nên không thể tính được tổng trở
của hệ thống cung cấp điện. Để tính ngắn mạch trung áp cho phép coi nguồn
công suất cấp cho điểm ngắn mạch là công suất cắt định mức của máy cắt đầu
đường dây đặt tại trạm biến áp trung gian.
- Điện áp trung bình của lưới điện:
(KV)
𝑆cđm: Công suất cắt định mức của máy cắt đầu nguồn đặt tại trạm BATG cấp điện
cho điểm ngắn mạch giả thiết máy cắt ở trạm trung gian sử dụng 𝑆cđm = 250
(MVA) (máy cắt của Liên Xô).
- Điện kháng hệ thống:

(Ω)
- Tổng trở tính toán:

(𝛺)
- Dòng ngắn mạch tại điểm N
61
(𝐾𝐴)

Điều kiện ổn định nhiệt của tiết diện cáp:


Với cáp ở công trình được sử dụng là cáp đồng nên α =6 ; t qd=t c =0,5
2
F=35 mm >6.4,53=27,18 mm
Vậy chọn cáp là phù hợp với độ ổn định nhiệt.

c. Lựa chọn và kiểm tra chống sét van


Chống sét van là thiết bị chống sét từ ngoài đường dây trên không truyền vào
trạm biến áp và trạm phân phối. Chống sét van gồm có 2 phần tử chính là khe hở
phóng điện và điện trở làm việc. Với điện áp định mức của lưới điện, điện trở
chống sét van có trị số vô cùng lớn không cho dòng điện đi qua, khi có điện áp
sét điện trở giảm xuống tới không, chống sét van tháo dòng sét xuống đât. Trong
tính toán thiết kế chọn chống sét van dựa vào 𝑈đmcsv≥𝑈đmLĐ. Trạm biến áp được
cấp điện từ đường dây ĐDK 22kV nên ở phía cao áp ta đặt chống sét van do
simens chế tạo loại 3EG4. Kết quả thống kê cho trong bảng dưới:

Dòng điện Vật liệu


Uđmcsv
Loại Vật liệu vỏ kháng định chế tạo
(KV)
mức Ka

3EG4 Sứ 24 ≥ 22 5 Cacbuasilic

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật chống sét van.


d. Lựa chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải
Máy cắt phụ tải bao gồm cầu dao phụ tải (CDPT) và cầu chì (CC): CDPT có thể
đóng cắt mạch điện khi đang mang tải ở lưới trung áp nhưng không cắt được
dòng điện ngắn mạch, CC sẽ đảm nhiệm.

Các điều kiện chọn và kiểm


Điều kiện
tra

Dao cắt Điện áp định mức (kV) UđmCDPT ≥ UđmLĐ

62
IđmCDPT ≥ Icb
Dòng điện định mức (A)
Iôđđ ≥ Ick
Dòng ổn định động (kA)
Dòng ổn định nhiệt (kA) Iodn ≥ IN
√ t qđ
t nhđm

Dòng điện định mức của cầu


Iđmcc ≥ Icb
chì (A)
Cầu chì Dòng cắt định mức của cầu
Icđm ≥ I’’
chì (KA)
Công suất ịnh mức đ của cầu
Scđm ≥ S’’
chì (MVA)

Bảng 2.4 Điều kiện kiểm tra máy cắt phụ tải
Trong đó:
UđmLĐ: Điện áp định mức của lưới điện (kv)
Icb: dòng cưỡng bức, dòng làm việc lớn nhất đi qua máy cắt.
IN; I’’: dòng ngắn mạch vô công và siêu quá độ trong tính toán ngắn mạch lưới
cung cấp điện, coi ngắn mạch là xa nguồn, các trị số này bằng nhau và bằng
dòng ngắn mạch chu kỳ.
Ixk: Dòng điện ngắn mạch xung kích, là trị số tức thời lớn nhất của dòng ngắn
mạch

S’’: Công suất ngắn mạch:


tôdn: Thời gian ổn định nhiệt định mức, nhà chế tạo
tqd: Thời gian quy đổi, xác định bằng cách tính toán và tra đồ thị. Trong tính toán
thực tế lưới trung áp, người ta cho phép lấy 𝑡𝑞𝑑 bằng thời gian tồn tại ngắn
mạch, nghĩa là bằng thời gian ngắn mạch.
 Khi đó dòng điện lâu dài lớn nhất qua cầu chì, cầu dao phụ tải là dòng quá
tải của công trình:
S mba 1500.2
Vậy I cb=I qt =I đmMBA = = =78,72( A)
√3 . U dm √3 .22

63
Chọn dao cắt phụ tải do Siemen chế tạo .thông số kỹ thuật dao cắt phụ tải
chọn tra ở “Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô Hồng Quang” Bảng
thông số kỹ thuật cầu dao phụ tải SF6 do ABB chế tạo .

Loại dao Uđm Iđm INmax IN3s


cắt phụ tải [kv] [A] [kA] [kA]

NPS24B1-
24 400 40 10
K4J2

Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật máy cắt phụ tải.

Uđm Iđm INmax


Loại cầu chì IN3s
[kv] [A] [kA]

3GD1 432-4B 24 32 31,5 27

Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật cầu chì ống do Siemens chế tạo.
2.2. Phần hạ áp.

Các điều kiện chọn và Điều kiện


kiểm tra

Điện áp định mức UđmCDPT = 24 ≥ UđmLĐ = 22


(kV) IđmCDPT =400≥ Icb =78,72
Dao Dòng điện định mức
cắt (A) Iđđm = 40 ≥ Ixk =1,8.√ 2.IN =1,8.√ 2.6,03
Dòng ổn định động =15,34
(kA)
Dòng ổn định nhiệt
Iodn = 10 ≥ IN
√ t qđ
t nhđm √
=6,03.
0,5
3
=2,46

(kA)

Dòng điện định mức Iđmcc = 160 ≥ Icb = 78,72


của cầu chì (A)
Dòng cắt định mức Icđm = 40 ≥ I’’=6,03
Cầu của cầu chì (KA)
64
chì Công suất ịnh mức đ Scđm = √ 3 .22.31,5≥ S’’=√ 3 .22.6,03
của cầu chì (MVA)

Bảng 2.7 Điều kiện chọn cầu dao và cầu chì hạ áp


a.Lựa chọn cáp
Lựa chọn cáp hạ áp thì lựa chọn theo dòng phát nóng Icp sẽ được xác định cụ
thể như sau:
Trong đó:
K1: là hiệu số chỉnh nhiệt độ kể đến sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo và
môi trường đặt dây dẫn và thường được lấy =1 ở 25℃
K2: là hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng đặt dây chung trong một rãnh
Icp: là dòng phát nóng cho phép, nhà chế tạo cho ứng với từng loại dây, từng tiết
diện
Itt: dòng làm việc lớn nhất qua dây.
Sau khi tìm được dòng cho phép rồi thì ta cần thử lại bằng cách:

Chú ý: Đối với những tải có dòng lớn nên dùng cáp lớn hơn 1 cáp (gộp cáp). Lựa
chọn tiết diện cáp hạ thế cụ thể sau:
Từ máy biến áp B1 (B2) có S = 1500 KVA tới tủ phân phối 1
S mba 1500
I tt =I dmB 1= = =2165,4( A)
√3 . Udm √3 .0,4
Lựa chọn gộp 7 cáp CU/XLPE/PVC 0,6/1kV – (3x185+1x95)mm 2 do LENS
chế tạo có dòng cho phép của cáp 3 lõi cộng với lõi trung tính là Icp =444(A)
(Theo Sổ tay tra cứu và lựa chọn thiết bị từ 0.4 – 500 kV của Ngô Hồng
Quang bảng 4.23)
Kiểm tra lại với K1 = 1 ở 25℃
Dòng cắt định mức của cầu chì (KA)
Công suất định mức của cầu chì (MVA)
K2 = 0,7 (tra ở bảng PL28 – Giáo Trình Cung Cấp Điện của T.s Ngô Hồng
Quang)
K 1 K 2 I cp ≥ I tt ↔1.0,7 .444 .7=2175,6 ≥ 2165,4(thỏa mãn)

65
1,25 1,25
K 1 K 2 I cp ≥ I đmA ↔1.0,7 .444 .7=2175,6 ≥ 2500. =2083,33(thỏa mãn)
1,5 1,5
Chọn cáp hạ áp là gộp 7 cáp CU/XLPE/PVC 0,6/1KV – (3x180+1x95) mm2 là
thỏa mãn.

b.Tính toán ngắn mạch phía hạ áp


Ngắn mạch hạ áp là ngắn mạch xa nguồn. Để tính toán ngắn mạch hạ áp cho
phép coi trạm TBAPP là nguồn. Khi đó tổng trở hệ thống chính là tổng trở của
trạm biến áp.

(mΩ)
Trong đó:
∆𝑃N; 𝑈N: Tổn hao ngắn mạch (KW) và điện áp ngắn mạch (%) của biến áp, nhà
chế tạo cho.
𝑈đmB; 𝑆đmB: Điện áp định mức (KV) và công suất định mức (KVA) của biến áp
n: Số máy biến áp đặt trong trạm.
-Từ máy biến áp B1(B2)có S = 1500 (KVA)-22/0,4 (KV) của Thibidi tra sổ tay
có:
∆PN = 12850 (𝑊); 𝑈N = 6% ta tính được:
2 2
12,85. 0,4 6 6.0,4 4
Z B= . 10 + j . 10 =0,914+ j6,4 (mΩ)
1500
2
1500

𝑍B = √ X 2BA + R2BA
𝑍B =√ 0,9142 +6,4 2 = 6,464(mΩ)
Dòng điện ngắn mạch tại điểm N từ máy biến áp B1 là
U 1500
I NB = = =133,98 (KA)
√3 . Z B √3 .6,464
c.Tính toán lựa chọn máy cắt hạ áp (aptomat tổng)
Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện, có chức năng cắt dòng ngắn mạch
để bảo vệ các phần tử của hệ thống điên. Máy cắt điện nói chung và máy cắt hạ
thế nói riêng nó có nhiệm vụ bảo vệ thanh cái của các tủ phân phối hạ thế.
Dòng điện cưỡng bức chính là dòng điện qua máy biến áp có S =1500KVA
Smba 1500
I cb=I tt =I đmB 1= = =2165,06( A)
√ 3 .U dm √ 3.0,4

66
Chọn loại máy cắt 3AF 104 - 4 do hãng SCHNEIDER chế tạo có dòng làm việc
định mức 1600(A) Sổ tay tra cứu và lựa chọn từ 0,4-500 (kv) của Ngô Hồng
Quang.

Mã sản phẩm Uđm (KV) Iđm (A) IN (KA)

CM1600N 3,6 2500 50

Bảng 2.8 Thông số kỹ thuật và điều kiện kiểm tra máy cắt hạ áp.

67
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TRẠM BIẾN ÁP

Hệ thống nối đất (còn gọi là hệ thống tiếp điện) trong trạm biến áp thực hiện cả
ba chức năng: làm việc, chống sét, an toàn.
Quy phạm quy định về trị số điện trở nối đất Rđ của hệ thống nối đất như sau
(với đồng bằng):
+ Với trạm BAPP: Rđ ≤ 4 (Ω)
+ Với trạm BATG điện áp: Uđm ≤ 35(kV): Rđ ≤ 1(Ω)
+ Với trạm BATG điện áp: Uđm ≥ 110 (kV): Rđ ≤ 0,5 (Ω)
Cách thực hiện nối đất:
Từ mặt hoàn thiện đến cọc là 0,7m
Kết nối các cọc với nhau bằng dây thép hoặc dây đồng: Dây thép D16 hoặc thép
dẹt (30x3) mm2, dây đồng (1x10) mm2
Từ mặt hoàn thiện đến dây nối các cọc là 0,8m
Khoảng các giữa các cọc là a ≥ 2,5m
Khoảng cách với móng nhà là 3m
Tối thiểu phải có 2 nguồn dẫn điện sét từ mái xuống
Ta có các loại cọc sau: L(60x60x6), L(70x70x7)
Quy phạm quy định trị số điện trở nối đất Rđ của một cột như sau:
+ Vùng đồng bằng: điện trở suất ρ ≤ 104 Ω/cm → Rđ ≤ 10Ω
+ Vùng trung du: ρ = 104 ÷ 5.104 Ω/cm → Rđ ≤ 15Ω
+Vùng núi: ρ = 5.104 ÷ 10. 104 Ω/cm → Rđ ≤ 20Ω
Áp dụng
Trong bài ta sẽ sử dụng trạm biến áp kiểu xây có kích thước trạm là (5x16,5) m
Điện trở suất: ρ =0,4. 104 (Ω/cm) vì công trình được xây dựng ở đồng bằng hệ số
mùa an toàn = 1,5 và việc làm giảm giá trị điện trở nối đất xuống dưới 10 Ω tạo
thuận lợi cho việc giảm chênh lệch điện thế xung quanh các cực nối đất khi tiêu
tán dòng chống sét. Nó có thể làm giảm nguy cơ lan truyền sét vào kim loại
trong hoặc trên công trình.
Sử dụng cọc thép góc L (60x60x6) và thanh nối thép dẹt 40x4mm

68
Ta có điện trở nối đất của 1 cọc là:
R1c= 0,00298.𝑘𝑚.ρ (Ω) = 0,00298.1,5.0,4. 104 = 17,88(Ω)
Số cọc sơ bộ là:

trong đó: ηc – hệ số sử dụng cọc (tra sổ tay)


Ryc – điện trở nối đất yêu cầu, Ryc = 4(Ω)
Tra sổ tay ta có ηc = 0,8
Vậy ta có số cọc sơ bộ cần dùng là:

cọc ≈ 6 𝑐ọ𝑐
Mạch vòng sẽ đi bên ngoài tường rào với khoảng cách 3m so với móng nhà:
mạch vòng cọc có chu vi là l =2(8 + 9) = 34m. Thép dẹt chộn ở độ sâu 0,8m.
Tính điện trở nối đất ở độ sâu này phải nhân thêm hệ số 3.
Điện trở của thanh thép nối là:

Trong đó: l – chiều dài (chu vi) của mạch vòng


b – bề rộng thanh nối: b = 4cm
t – chiều sâu chôn thanh nối t = 0,8m = 80cm
Vậy điện trở của thanh thép nối là:

Điện trở thực tế của thanh nối sét đến hệ số sử dụng thanh cái = 0,45

Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ số cọc là:

Vậy số cọc cần đóng là:

69
cọc
Căn cứ vào mặt bằng trạm ta đặt 4 cọc. Điện trở nối đất thực tế nhỏ hơn 4 Ω
Việc nối từ các thiết bị trong trạm vào hệ thống nối đất được thực hiện như sau:
+ Từ hệ thống nối đất để sẵn 2 đầu nối (còn gọi là con bài)
+ Trung tính máy biến áp nối vào 1 con bài bằng dây cáp đồng tiết diện
95mm2.
+ Toàn bộ các phần bằng sắt của trạm (của sắt, xà sắt, vỏ biến áp, tủ phân
phối)
nối vào 1 con bài bằng thép Ф10
 Vậy ta sẽ chia ra làm 2 khu vực nối đất riêng để bảo vệ cho tòa nhà:
Khu vực 1: nối đất an toàn điện: S = (7 x 3,5) với 4 cọc
Khu vực 2: nối đất chống sét: S = (7 x 3,5) với 4 cọc

70
CHƯƠNG 4: CHỐNG SÉT VÀ TÍNH TOÁN NÓI ĐẤT CHỐNG SÉT
CHO TÒA NHÀ

Chống sét (hay còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện từ mạnh phổ
biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình
thành các điện tích khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang
điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung
quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn.
Có 3 loại sét đánh đó là :
 Sét đánh trực tiếp
 sét đánh gián tiếp
 sét đánh cảm ứng .
- Các giải pháp chống sét :
Có 3 giải pháp chống sét đó là
 Mô hình học : Phương pháp cổ điển hay là ứng dụng cột thu sét Franklin
hạn chế sét đánh trực tiếp rất hiệu quả nhưng chỉ áp dụng với những công trình
cao từ 15- 20m.
 Mô hình điện hình học (quả cầu lăn ) : Đối với các công trình xây dựng có
chiều cao lớn hơn 20-45m .Người ta hình dung ra các quả cầu có đường kính 20-
45-60m ( tương ứng với các mức bảo vệ cao, thấp, khác nhau) được lăn theo
phía ngoài những bức tường và trên đỉnh mái của toà nhà để xác định vùng bảo
vệ, đồng thời xác định những vị trí, chiều cao và số lượng những kim thu sét và
mạng dây thu sét nằm ngang cần thiết để bảo vệ toà nhà khỏi sét đánh.Đặc biệt
mô hình này có thể chống được cả sét đánh ngang .
 Mô hình phát tia tiên đạo sớm :Áp dụng với các công trình có chiều cao
lên tới 300m . Vùng bảo vệ có dạng hình chuông, bán kính rất rộng với một cực
thu sét ít hơn rất nhiều. Mức bảo vệ có thể lên đến 98% tỷ lệ xác suất dòng sét
đánh.

71
1.1. Tính toán chống sét cho tòa nhà.
 Thiết kế chống sét cho tòa nhà
Ta có: Kích thước của tòa nhà là 29,5x55,5 (m)
Nếu như hệ thống chống sét cổ điển sử dụng hiệu ứng mũi nhọn. Nghĩa là bạn
cần phân bố nhiều đầu thu sét, trải đều trên nóc nhà, nếu muôn tăng khả năng
bảo vệ thì hệ thống thu lôi hiện đại lại trở nên đơn giản hơn chỉ với một đầu kim
tiên đạo được lắp đặt.
Việc áp dụng tiêu chuẩn về bán kính bảo vệ kim thu sét tiên đạo NFC17-102 của
Pháp đã giúp sản phẩm này phát huy được hết hiệu quả sử dụng. Đôi với kim thu
sét cổ điển, kim thu sét tia tiên đạo ESE sở hữu những ưu điểm nổi trội hơn hẳn
so với kim thu sét cổ điển.

TÁC DỤNG CỦA KIM THU SÉT TIA TIÊN ĐẠO:


– Mở rộng bán kính bảo vệ của cột thu lôi chỉ với một đầu kim duy nhất. Trong
khi hệ thống chống sét cổ điển lại cần đến sự góp mặt của nhiều kim thu nhọn
bằng kim loại với phạm vi an toàn nhỏ.
– Chủ động trong việc tạo khoảng cách và vị trí đón dòng năng lượng sét. Từ đó
mạng lại sựchính xác và an toàn tuyệt đối cho công trình.
– Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn NFC17-102 của Pháp. Theo đó một trong
những yêu cầu là chịu được dòng sét với cường độ lớn nhất là 100kA. Trên thực
tế ở Việt Nam, mới ghi nhận cường độ tia sét lớn nhất là 90kA nhưng cũng rất
hiếm gặp.
– Bán kính an toàn của kim thu sét tiên đạo phụ thuộc vao chiều cao công trình
và vị trí lắp đặt. Kim thu sẽ có khả năng bảo vệ giảm dần với 4 cấp độ bán kính,
từ gần đến xa.Tại mỗi độ cao khác nhau thì bán kính bảo vệ cũng khác nhau,
trong khi cùng thời gian phát tia tiên đạo.
– Khả năng chịu cường độ dòng điện phụ thuộc vào vật liệu chọn làm kim thu
dẫn.

TÍNH THẨM MỸ KHI SỬ DỤNG KIM THU SÉT PHÁT XẠ SỚM:


Mỗi công trình chỉ cần sử dụng một kim thu sét tia tiên đạo với hai dây dẫn thoát
sét. Điều này đảm bảo tính thẩm mỹ và sự đơn giản trong quá trình lắp đặt hệ
72
thống. Mang lại hiệu quả về chi phí đầu tư. Ngược lại hệ thống chống sét cổ điển
lại khá phức tạp với nhiều mũi kim và nhiều dây dẫn thoát sét. Trung bình mỗi
chu vi công trình 30m là cần một dây thoát sét . Dây dẫn thông thường được lắp
đặt bên ngoài với cấu trúc công trình. Thường có nguy cơ bị cảm ứng điện từ do
thiếu vật liệu cách nhiệt hoặc không có vật liệu cách điện, hoặc các liên kết
không đồng nhất. Điều này làm hạn chế độ chính xác của cột thu lôi.
Kim thu sét tiên đạo chủ yếu được làm từ vật liệu thép không gỉ. Đảm bảo độ
sáng và độ bền cho thiết bị. Thời gian sử dụng có thể lên tới hơn 30 năm.
Vậy ta sẽ sử dụng 1 kim thu sét TIÊN ĐẠO có chiều dài kim là 53cm đặt cách
điểm cao nhất của tòa nhà 5m để bảo vệ công trình.
 Kết quả thiết kế chống sét của công trình được trình bày chi tiết trong
Autocad

1.2. Thiết kế hệ thống nối đất cho tòa nhà


Hệ thống nối đất an toàn thiết bị điện: Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ
truyền tải và phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ dùng điện. Vì vậy đặc điểm
quan trọng của hệ thống cung cấp điện là phân bố trên diện tích rộng và thường
xuyên có người làm việc với các thiết bị điện. Cách điện của các thiết bị điện
hỏngngười vận hành không tuân theo các quy tắc an toàn … Đó là những nguyên
nhân dẫn đến các tai nạn điện giật. Nối đất là biện pháp an toàn trong hệ thống
cung cấp điện. Nếu cách điện bị hỏng vỏ thiết bị sẽ mang điện áp sẽ có dòng rò
chạy từ vỏ thiết bị xuống đất lúc này nếu người chạm vào vỏ thiết bị thi điện trở
R người được mắc song song với điện trở nối đất Rnđ. Lúc này dòng điện chạy
qua người sẽ bằng:

(𝐼đ – dòng điện chạy qua điện trở nối đất)


Đảm bảo an toàn cho người vận hành các thiết bị điện trong hệ thống nên yêu
cầu của hệ thống nối đất an toàn điện rất cao: ≤4Ω
Hệ thống nối đất chống sét: Sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào thiết bị điện
không những làm hỏng thiết bị điện mà còn gây nguy hiểm cho người vận hành.

73
Đảm bảo an toàn cho con người và tài sản trong tòa nhà trước tác động của hiện
tượng sét thì hệ thống nối đất phải có ≤ 10 Ω
Thiết kế hệ thống nối đất chống sét và nối đất an toàn điện phải tuân theo tiêu
chuẩn nối đất an toàn điện TCVN 46-84 hiện hành của Việt Nam. Tất cả các vỏ
kim loại của tủ điện, hộp aptomat phải được nối vào hệ thống nối đất an toàn
điện. Hệ thống nối đất an toàn điện độc lập với hệ thống nối đất chống sét.
Thiết kế hệ thống nối đất an toàn điện cho tòa nhà và nối đất chống sét
Điện trở suất của đất là 0,4.104 Ω/cm
Hệ số mùa an toàn: = 1,5
Giả thiết bố trí mặt bằng nối đất theo vòng. Điện cực nối đất là cọc thép có
đường kính d = 16mm, dài 2,5m và thanh nối là thép dẹt 40x4, dài 2,5m, độ sâu
chôn cọc là 0,8m.
Điện trở suất lớn nhất:
( Ω/cm )
Ta có điện trở nối đất của 1 cọc là:

Vậy ta có số cọc sơ bộ cần dùng là:

cọc ≈ 6 𝑐ọ𝑐
Xác định điện trở thanh nối: Bố trí nối đất mạch vòng có chu vi l= 2.
(7+3,5)=21m. Thép dẹt chôn sâu 0,8m. Tính ở độ sâu này phải nhân với hệ số
Điện trở thanh thép nối:

 (Ω)
Tra bảng tìm được: 𝑛𝑡= 0,4 tính được điện trở nối đất thực tế của thanh nối:

Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ số cọc là:

74
Vậy số cọc cần đóng là:

cọc
Dựa trên mặt bằng chọn đóng 5 cọc.
Điện trở nối đất thực tế nhỏ hơn 4(Ω)
Như vậy: 𝑅𝑛đ < 𝑅𝑦𝑐
Như vậy thiết bị nối đất theo thiết kế đảm bảo yêu cầu
Vậy ta sẽ chia ra làm 2 khu vực nối đất riêng để bảo vệ cho tòa nhà :
Khu vực 1 : nối đất an toàn điện : S = (7 x 3,5) với 5 cọc
Khu vực 2 : nối đất chống sét : S = (7 x 3,5 ) với 5 cọc
Sử dụng các có đường kính d = 16mm, dài 2,5m và thanh nối là thép dẹt 40x4,
dài 2,5m, độ sâu chôn cọc là 0,8m dùng để chọn để tính toán như trên.
1.3. Tính toán nối đất cho tòa nhà
- Do công trình xây dựng trên nền đất đồng bằng nên điện trở suất của đất
𝜌đấ𝑡 = 1.104 (Ω.cm); hệ số mùa an toàn: km = 1,5
- Giả thiết bố trí mặt bằng nối đất theo dãy. Điện cực nối đất là cọc thép góc
L60x60x6, dài l = 2.5m, chôn sâu tc = 0.8m
Ta có điện trở nối đất của 1 cọc là:
)
𝜌 – Điện trở suất của đất (𝛺.𝑚)
k - Hệ số mùa
- Xác định sơ bộ số cọc:

- : là điện trở nối đất của một cọc


- : là điện trở nối đất yêu cầu theo quy định, 𝑅đ =10 (Ω)
- : là hệ số sử dụng cọc, tra sổ tay có = 0,7-0,9 ta chọn =0,8
-Xác định thanh nối nằm ngang:

75
: Điện trở suất của đất ở độ sâu chôn thanh nằm ngang, Ω/cm (lấy độ sâu =
0,8m). = k. 𝜌 với k là hệ số hiệu chỉnh tăng cao điện trở suất của đất, chọn
k=2
l: Chiều dài (chu vi) mạch vòng tạo nên bởi các thanh nối, l=5x5=25m=2500 cm
b: Bề rộng thanh nối (thường lấy b = 4cm).
t: Chiều sâu chôn thanh nối (thường t = 0,8 m=80cm).
= 0,83 hệ số sử dụng của cọc
Thay vào công thức ta có =16,2 (Ω)
Điện trở khuếch tán 6 cọc chôn thẳng

Điện trở nối đất của hệ thống là:

Ta có < 10 (Ω)
Vậy hệ thống nối đất thỏa mãn điều kiện an toàn.
 Kết quả thiết kế nối đất, chống sét cho Tòa nhà được trình bày chi
tiết trong Autocad

76
PHẦN III:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ VÀ BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ


1.1. Tính toán hệ thống mạng Lan-Tel.
1.1.1. Cấu trúc hạ tầng mạng Internet cáp quang.
Trong tòa nhà thường kết hợp 2 loại mạng cáp quang chủ động AON và
mạng thụ động GPON: Mạng thụ động áp dụng cho khối căn hộ, mạng chủ động
áp dụng cho khối đế. Phần hạ tầng giữa các khu trong khu vực ta thường dùng
mạng cáp quang chủ động AON
a. Mô hình kết nối mạng quang thụ động PON: điểm- đa điểm
Ưu điểm:
- Giảm chi phí trên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trun
gtaam OLT qua một thiết bị chia tín hiệu ( splitter) để đến nhiều người dùng
cùng một lúc. Splitter là thiết bị không cần nguồn cấp.
- Tiết kiệm tối đa không gian chứa cáp
Nhược điểm:
- Khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu ( do kiến trúc điểm- nhiều
điểm nên việc nâng cấp có thể sẽ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong
trường hợp dùng hết băng thông)
- Khó xác định lỗi , việc sửa chữa bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng tới nhiều người
dùng cùng một lúc
- Tính bảo mật không cao
b. Mô hình kết nối mạng cáp quang chủ động AON: điểm - điểm
Ưu điểm:
- Tầm kéo dây xa ( lên đến 70 km)
- Tính bảo mật cao, hạn chế khả năng nghe lén đến mức tối ưu.
- Dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần, dễ xác định lỗi
Nhược điểm
- Chi phí triển khai công nghệ AON cho mỗi thuê bao là khá cao do sử dụng
sợi quang riêng

77
- Chi phí lắp đặt cao do thiết bị Access Node có kích thước lớn đồng thời chi
phí vận hành lớn do việc vận hành các thiết bị trên đường truyền đều cần nguồn
cung cấp
- Mỗi thuê bao là một sợi quang riêng nên cần nhiều không gian chứa cáp
hơn.
1.1.2. Trình tự thiết kế hệ thống Lan-Tel.
Bước 1: Bố trí các thiết bị mạng
- Vị trí ổ cắm mạng : tel, lan (do bản kiến trúc quy định)
- Vị trí Wifi đặt ở đâu sẽ phù hợp? (bán kính cục wifi tối đa 25m nếu không
có vật cản)
- Lưu ý xác định vị trí đặt cục wifi là từ vị trí đặt vẽ bán kính phủ 10 m xem
độ bao quát có phù hợp không và tiến hành thay đổi cho hợp lý
Bước 2: chọn cáp mạng
Các loại cáp thường dùng:
- Cable cat UTP 6 và Cable cat UTP 6E:
- Cable cat 3 UTP 2P
- Cable cat UTP 5
Cấu tạo cable

Hình 1.1 Cấu tạo cable mạng CAT 6 UTP


Bước 3: Chọn tủ Rack ODF (tủ tầng)
- Đầu vào tủ RACK là sử dụng cáp quang
- Đầu ra tủ RACK là sử dụng cáp CAT

78
Hình 1.2 Sơ đồ tủ rack ODF
Trong tủ RACK bao gồm:
ODF: hộp phối quang: làm nhiệm vụ hàn cáp quang

79
Hình 1.3 Hình ảnh hộp phối quang
Số lượng cổng phụ thuộc vào số thiết bị (ổ cắm mạng hoặc wifi) đặt trên mặt
bằng
Dây nhảy quang: làm nhiệm vụ kết nối giữa hộp phối quang ODF với bộ
chuyển đổi quang điện ACESS SWICH

Hình 1.4 Dây nhảy quang


Bộ chuyển đổi quang điện ACESS SWITCH: làm nhiệm vụ chuyển đổi từ
tín hiệu quang sang tín hiệu điện

Hình 1.5 Bộ chuyển đổi quang điện

80
Thanh đấu nối Patch Panel (Lưu ý số cổng ra phụ thuộc vào từng khu vực
và số lượng thiết bị ổ cắm mạng)

Hình 1.6 Thanh đấu nối Patch panel


Bước 4: Tính cấu hình switch:
- Tính số cổng kết nối dựa trên số thiết bị sử dụng hiện tại, lưu ý tính thêm
dự phòng (20%)
- Dung lượng switch : tính theo dung lượng thiết bị sử dụng.
1.2. Tính toán thiết kế hệ thống Camera.
1.2.1. Tổng quang về hệ thống Camera-CCTV.
CCTV là cụm từ viết tắt của Closed Circuit Televison có nghĩa là "truyền hình
mạch kín” nó chính là việc sử dụng camera ghi hình truyền tín hiệu đến một nơi
mình mong muốn, dựa trên việc cài đặt giới hạn của màn hình.
Hệ thống CCTV được hiểu là một hệ thống truyền tải video nhằm mục đích theo
dõi, giám sát theo nhu cầu và có thể giới hạn người xem, trong một nhóm cụ thể
nào đó. Mặt khác, hiểu theo một cách đơn giản thì hệ thống CCTV có nghĩa
là hệ thống camera quan sát hay camera giám sát.
a.Chức năng chính của hệ thống camera –  hệ thống CCTV
- Chức năng quan sát
Hầu hết các loại camera trên thị trường hiện nay đều có chức năng là quan sát và
được gắn vào đầu ghi. Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển đã cho ra
đời những dòng camera thông minh, hoạt động độc lập như Camera IP không
dây không cần sử dụng đầu ghi cũng như các phụ kiện khác mà vẫn đảm bảo
chức năng ghi hình hiệu quả.

81
Hình 1.7 Chức năng quan sát của hệ thống camera
Với việc sử dụng hệ thống camera quan sát, bạn chỉ cần kết nối mạng internet
với các thiết bị như máy tính, laptop, smartphone… là có thể theo dõi được mọi
lúc, mọi nơi, giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.
-Chức năng ghi hình và lưu trữ hình ảnh
Tất cả mọi hoạt động diễn ra tại vị trí mà bạn lắp đặt camera sẽ ghi lại và lưu trữ
trong ổ cứng của đầu ghi hình đối với camera IP có dây hoặc trong thẻ nhớ SD
đối với camera IP không dây. Hệ thống CCTV giúp bạn có thể xem lại các hình
ảnh khi cần thiết nhằm phát hiện các hành vi trộm cắp, gian lận hay có thể là
băng chứng để cung cấp cho cơ quan điều tra.
Do camera hoạt động liên tục 24/24h nên hình ảnh được lưu lại trong một
khoảng thời gian nhất định, tùy vào dung lượng của thiết bị lưu trữ. Để đáp ứng
nhu cầu xem lại cũng như đảm bảo hiệu quả bạn nên chọn loại ổ cứng
camera hoặc thẻ nhớ SD chuyên dụng dành riêng cho camera.
-Chức năng tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu thường cho phép người dùng tìm kiếm hình ảnh theo
khung giờ, theo tháng, theo năm. Chính vì thế, nên khi muốn xem lại hình ảnh đã
trôi qua từ nhiều ngày bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác là có thể tìm lại
thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

82
-Chức năng xem camera qua mạng
Cho dù bạn ở nơi đâu, chỉ cần các thiết bị được kết nối với internet là bạn có thể
theo dõi mọi hoạt động đang diễn ra tại đó, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang
lại hiệu quả cao trong việc quản lý.

Hình 1.8 Chức năng xem camera qua mạng


Một hệ thống CCTV được lắp đặt tại những vị trí thích hợp sẽ giúp bạn quan sát,
theo dõi tất cả mọi hoạt động hàng ngày ngay cả khi bạn không có mặt trực tiếp
tại đó một cách dễ dàng hơn. Đối với nhiều gia đình, doanh nghiệp, công ty…
đây là một hệ thống thiết bị an ninh không thế thiếu trong việc hỗ trợ quản lý
-Hệ thống camera quan sát - hệ thống CCTV được ứng dụng trong mọi lĩnh vực
Khi xã hội ngày càng phát triển, vấn đề đảm bảo an ninh được con người đặc
biệt quan tâm hơn. Bởi vậy, giải pháp lắp đặt hệ thống camera quan sát – hệ
thống CCTV luôn là sự lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp, trường học,
bệnh viện… và trong cả gia đình.
-Một hệ thống CCTV thông thường bao gồm các hệ thống liên kết các camera,
có thể xem và điều khiển từ một hoặc nhiều trung tập. Hệ thống đó bao gồm:
Một hoặc nhiều camera ( mắt camera), đầu ghi hình ( DVR, NVR), ổ ứng chứa
dữ liệu (HDD), màn hình, dây điện, dây mạng, dây tín hiệu và các thiết bị phụ
trợ khác … được kết nối với nhau.

83
Hình 1.9 Hệ thống camera quan sát CCTV

Camera Đầu ghi DVR Màn hình

Dây tín hiệu/ Dây mạng Nguồn camera Giắc kết nối camera

84
1.2.2. Tính toán hệ thống Camera.
Bước 1: Xác định vị trí đặt camera
Bước 2: Xác định bán kính quét camera bằng cách chia đôi khoảng cách giữa 2
vị trí đặt camera
Bước 3: Xác định góc mở tại điểm xa nhất ( bán kính cam ygh era) . Kẻ đường
chéo từ 2 mép tường đến mắt cam để đo góc mở ( dùng lệnh DAN xác định góc
quét)
Bước 4: tra catalogue chọn mã Camera phù hợp
Bước 5: chọn cap Cat
Bước 6: cấu tạo tủ CCTV

Hình 1.10 Cấu tạo tủ CCTV


ODF 4 PORT: Hộp phối quang
SWITCH 24 PORT POE: bộ chuyển đổi tín hiệu quang từ ODF sang tín
hiệu điện
PATCH PANEL 24 PORT: thanh đấu nối
Lưu ý số cổng ( PORT) phụ thuộc vào số lượng camera bố trí trên mặt bằng

85
Bước 7: Tính công suất bộ lưu điện UPS( để đảm bảo tính liên tục cho camera)
và tính dung lượng ổ cứng
UPS là bộ lưu điện làm nhiệm vụ cấp nguồn cho thiết bị khi mất điện lưới
Dung lượng UPS lưu trữ trong thời gian T (h) được tính theo công thức
P(UPS) = P (kw) * T (h)/ cosφ
Trong đó: P (kw) tổng công suất tiêu thụ từ UPS cấp đến các thiết bị kết nối đến
bao gồm: công suất các camera, công suất các switch, công suất màn hình quan
sát, công suất ổ cứng
PUPS = Pcamera+ P switch+ P màn hình quan sát+ P ổ cứng
= nc. Pc+ns.Ps+ Pmh.nmh+Pổ cứng
trong đó: Pc: công suất 1 camera tra catalogue ( 7w - 20w)
Ps: công suất 1 switch ( ~50w)
Pmh: công suất một màn hình ( ~80w)
Pổ cứng: công suất ổ cứng (~10w)
Tính dung lượng ổ cứng
- Tính thời gian theo đơn vị giây: 1 ngày = 24*3600
- Quy đổi các đơn vị dung lượng:
• 1 bye = 8 bit
• 1Mbs = 124 bye
• 1Gb = 1024 MBs
Bước 8: Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống camera.

 Kết quả thiết kế hệ thống mạng Lan-Tel và Camera-CCTV của công


trình được trình bày chi tiết trong Autocad.

86
CHƯƠNG 2: BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG.

2.1.Khái quát chung về bóc tách khối lượng.


Bóc tách khối lượng có thể hiểu được như sau :“Bóc tách khối lượng xây dựng
công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng các công tác xây
dựng cụ thể được thể hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ
sở kích thước , số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở,thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ và thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công
xây dựng, các chỉ dẫn liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt
Nam.

Mục đích : để xác định giá thành xây dựng ứng với các giai đoạn chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng thì
khồi lượng của công tác xây dựng cũng được xác định tương ứng dựa trên bản vẽ
thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thiết kế thi công.

Vai trò, ý nghĩa :


+ Là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán,
làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu tư và là căn cứ
quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.
+ Là căn cứ cho công việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập
bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
+ Là cơ sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công
xây dựng công trình
2.2. Trình tự đo bóc khối lượng.

Bước 1:
Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ
dẫn kèm theo. Đo bóc khối lượng phần điện đóng vai trò rất quan trọng trong
công việc của kỹ sư thiết kế hệ thống điện. Người thực hiện phải có khả năng
đọc hiểu bản vẽ thiết kế , nắm rõ các thông số kỹ thuật thể hiện trên bản vẽ bao
gồm: Bản vẽ mặt bằng bố trí các thiết bị điện (chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa, hệ
thống nối đất chống sét), bản vẽ nguyên lý cấp điện tủ bảng điện, sơ đồ nguyên
87
lý cấp điện chính ra còn có các bản vẽ khác như: bản 78 vẽ thiết kế chế tạo tủ
điện, bản vẽ mặt bằng mặt cắt bố trí điện trạm biến áp…đồng thời có kiến thức
về kỹ thuật thi công.

Bước 2:
Lập bảng tính toán đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình. Sau khi
đọc hiểu và nghiên cứu kỹ bản thiết kế , người thực hiện sẽ tiến hành lập bảng
tính để theo dõi các hạng mục cần bóc.
Việc lập bảng này sẽ giúp quản lý và kiểm soát được những khối lượng đã bóc
và phát sinh của nó. Các hạng mục điện cần thực hiện đo bóc bao gồm:
 Hệ thống trung thế và trạm biến áp
 Hệ thống cấp nguồn chính: thang cáp, tủ điện và cáp chính
 Hệ thống chiếu sáng, ổ cắm o Hệ thống chiếu sáng: đèn, công tắc, dây
dẫn, ống và các vật tư phụ.. o Hệ thống ổ cắm: đế ấm ổ cắm, mặt ổ cắm, dây,
ống ngầm và các vật tư phụ
 Hệ thống tiếp địa và chống sét
 Hệ thống điện nhẹ: Lan, TEL, camera
 Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà

Bước 3:
Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo bảng tính toán, đo bóc
khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Nguyên tắc, yêu cầu đo bóc :
- Khối lượng xây dựng công trình phải được đo đếm, tính toán theo trình tự phù
hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng
đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng
và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định chi phí xây
dựng.
- Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng xây
dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình hoặc theo hạng mục công
trình. Khối lượng xây dựng đo bóc của mỗi bộ phận công trình hoặc hạng mục
công trình được phân thành công tác xây dựng và lắp đặt.

88
- Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần nêu
rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công
trình xây dựng.
- Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao
(chiều sâu); khi không có thứ tự phải diễn dải cụ thể.
- Các ký hiệu dùng trong bảng tính, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục
công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối
lượng lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của
thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
- Đơn vị tính: Tùy theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối
lượng xây dựng sẽ được xác định theo đơn vị phù hợp có tính tới sự phù hợp với
đơn vị của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng
công trình.

Bước 4:
Tổng hợp khối lượng xây dựng đã bóc vào bảng khối lượng công trình. Một số
phụ lục bảng tính toán đo bóc khối lượng phần điện.

Kết quả bóc tách khối lượng vật tư thiết bị của công trình được trình bày
chi tiết trong bảng tính toán Excel.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỹ thuật chiếu sáng (NXB KH-KT), Partick Vandeplanque


2. Kỹ thuật chiếu sáng ( NXB KH-KT, HN 2008), Lê Văn Doanh (chủ biên) –
Đặng Văn Đào – Lê Hải Hưng – Ngô Xuân Thành – Nguyễn Anh Tuấn
3. Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500KV (NXB KH-KT), Ngô
Hồng Quang
4. Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng
(NXB KHKT 2002 ), Nguyền Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch.
5. Thiết kế cấp điện (NXB KH-KT, 1998), Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm
6. Thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC66
7. Quy phạm trang bị điện.
8. Giáo trình cung cấp điện (NXB GDVN, 2010), Ngô Hồng Quang.
9. Tiêu chuẩn Việt Nam 9206 -2012 ; 9207-2012 ;46-2007 &TCVN 7447 ( gồm
14 tiêu chuẩn TCVN)
[1]. Hoàng Minh Sơn, Mạng Truyền thông công nghiệp, NXB Khoa học và kỹ
thuật, năm 2009.
[2]. Phạm Thượng Hàn, Bùi Đăng Thành, Đào Đức Thịnh, Hệ thống thông tin
công nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
[3]. www.greencontrols.vn/Product Database
[4]. Internet.
http://snt.com.vn/blog/cau-truc-lien-ket-thiet-bi-dien-thong-minh-theo-chuan-
knxeib/
http://nhathongminhknx.net/chuan-nha-thong-minh-eibknx.html
http://snt.com.vn/blog/knx-tieu-chuan-toan-cau-cho-cac-toa-nha-thong-minh/
https://www.knxvietnam.vn/su-kien-va-tin-tuc/

90

You might also like