You are on page 1of 41

KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ETAP


TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
LƯỚI ĐIỆN 110kV TP. CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


ThS. Trần Anh Nguyện Nguyễn Thanh Phục
MSSV: B1408356
Ngành: Kỹ thuật điện - điện tử

Tháng 11/2018
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung

Điện năng là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nó
được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, dịch vụ, sinh hoạt,… Chính vì thế khi vận hành, điều khiển bất cứ hệ
thống điện nào cũng cần phải quan tâm đến khả năng phát sinh sự cố, hư hỏng ảnh hưởng
đến quá trình làm việc của hệ thống đặc biệt là sự cố ngắn mạch trong lưới điện. Để xác
định được dòng ngắn mạch của lưới điện ta thông qua phần mềm Etap mô phỏng các
phần tử của lưới điện để tính toán dễ dàng. Để đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn,
ổn định thì không thể thiếu các thiết bị bảo vệ và tự động hóa. Hệ thống bảo vệ có nhiệm
vụ hạn chế tối đa thiệt hại do sự cố gây nên và duy trì khả năng làm việc liên tục của hệ
thống, phát hiện chính xác, nhanh chóng cách ly phần tử ra khỏi hệ thống, cảnh báo và
khắc phục những sự cố phát sinh

1.2. Định nghĩa về hệ thống điện

Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây truyền tải
điện và các thiết bị khác (như thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ,…) được nối liền
với nhau thành hệ thống nhất làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
Hệ thống cung cấp điện chỉ bao gồm khâu phân phối, truyền tải và cung cấp điện
năng cho các hộ tiêu thụ điện.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống điện
- Truyền tải và phân phối
Tập hợp các bộ phận của hệ thống điện bao gồm các đường dây tải điện và các
trạm biến áp được gọi là lưới điện.
- Lưới hệ thống (điện áp 110 – 500kV)
Bao gồm các đường dây tải điện và trạm biến áp khu vực, nối liền với các nhà máy
điện tạo thành hệ thống điện.
- Lưới truyền tải (điện áp 35, 110, 200kV)
Tải điện từ các trạm khu vực đến các trạm trung gian.
- Lưới phân phối
Làm nhiệm vụ phân phối điện từ trạm trung gian (trạm khu vực hay thanh cái nhà
máy điện) đến phụ tải.
- Phân phối trung áp (6, 10, 15, 22 và 35kV)
- Phân phối hạ áp (0,4/ 0,22kV)
Hộ tiêu thụ điện
Theo điện áp của thiết bị có thể phân ra:
- Udm < 1000 V
- Udm > 1000 V
Theo tần số có thể phân ra:
- Tần số công nghiệp (50 Hz)
- Tần số khác tần số công nghiệp
Theo nguồn cung cấp có thể phân ra:
- Xoay chiều ba pha và một pha
- Một chiều
Theo chế độ làm việc có thể phân ra:
- Dài hạn
- Ngắn hạn
- Ngắn hạn lặp lại

1.3 Giới thiệu lưới điện 110kV tỉnh Cà Mau


1.3.1 Nguồn điện
Toàn tỉnh Cà Mau được cấp điện từ trạm 220kV Cà Mau 2 được đặt tại xã Khánh
An huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Trạm 220kV Cà Mau có quy mô công suất
(250+125)MVA-220/110/22kV, mang tải hiện tại của trạm như sau:
Bảng 1.1 Tình trạng vận hành các trạm 220kV tỉnh Cà Mau

Công suất Điện áp Pmax Pmin Mang tải


TT Tên Trạm biến áp
(MVA) (kV) (MW) (MW) (%)
MBA
1 Cà Mau 2 220 195 75 78%
T1x250
MBA
220 90 50 72%
T1x125
1.3.2 Trạm biến áp 110kV tỉnh Cà Mau

Hình 1.2: Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 110kV của Thành phố Cà Mau

Hiện nay tỉnh Cà Mau có 10 trạm/16 máy biến áp 110kV với tổng dung lượng đặt là
717 MVA, cụ thể:
Bảng 1. 2 Thông số vận hành và nhu cầu phụ tải các trạm biến áp 110 kV

Điện áp Công suất Pmax Mang


TT Tên Trạm Ghi chú
(KV) (MVA) (MW) Tải (%)
1 Cà Mau 110/22 MBAT1x63 23,0 36,5
110/22 MBAT2x63 20,3 32,3
Điện áp Công suất Pmax Mang
TT Tên Trạm Ghi chú
(KV) (MVA) (MW) Tải (%)
2 An Xuyên 110/22 MBAT1x40 21,7 54,3
110/22 MBAT2x40 Dự phòng
3 Đầm Dơi 110/22 MBAT1x25 Dự phòng
110/22 MBAT2x40 20,7 51,8
4 Trần Văn Thời 110/22 MBAT1x40 Dự phòng
110/22 MBAT2x40 11,8 29,5
5 Ngọc Hiển 110/22 MBAT1x40 17,8 44,4
110/22 MBAT2x40 Dự phòng
6 Khánh An 110/22 MBAT1x63 23,2 36,9
110/22 MBAT2x63 Dự phòng
7 Cái Nước 110/22 MBAT2x40 17,9 44,8
8 Tân Hưng Tây 110/22 MBAT1x40 14,9 37,3
9 Sông Đốc 110/22 MBAT1x40 12,3 30,6
10 Rạch Gốc 110/22 MBAT1x40 10,5 26,3

1.3.3 Lưới điện 110kV tỉnh Cà Mau


Lưới điện 110kV tỉnh Cà Mau được liên kết với hệ thống điện tỉnh Bạc Liêu qua 02
đường dây:
- Đường dây 110 kV 171 Cà Mau - 171 Giá Rai, dây dẫn AC-2x185, chiều dài
12,801 km liên kết lưới điện 110 kV tỉnh Bạc Liêu;
- Đường dây 110 kV 172 An Xuyên – 171 Hồng Dân, dây dẫn AC-2x185, chiều dài
13,963 km liên kết lưới điện 110 kV tỉnh Bạc Liêu;
Ngoài ra, còn có các đường dây 110 kV liên kết các trạm 110 kV trên địa bàn tỉnh:
- Đường dây 110 kV Khánh An – Cà Mau, dây dẫn AC-240, chiều dài 18,791 km;
- Đường dây 110 kV Đầm Dơi – Cái Nước – Ngọc Hiển, dây dẫn AC-240, chiều dài
56,564km;
- Đường dây 110 kV Trần Văn Thời – Sông Đốc – Tân Hưng Tây, dây dẫn AC-240,
chiều dài 34,156km;
- Đường dây 110 kV Ngọc Hiển – Rạch Gốc, dây dẫn AC-330, chiều dài 13,909km.
Chi tiết thông số vận hành các tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn tỉnh Cà Mau
trong năm 2021 trong Bảng 1. 3.

Bảng 1. 3 Thông số, tình hình vận hành các đường dây 110 kV

Dây Chiều Tải Mang


Số
TT Tên tuyến dây dẫn, dài, max, tải
mạch
mm2 km (A) (%)

1 171 Cà Mau 2 – 172 Khánh An 2 AC-240 3,428 305,3 50,05

2 171 Khánh An - 172 Cà Mau 4 AC-240 18,791 296,5 48,6

3 172 Cà Mau 2 - 171 An Xuyên 4 AC-240 13,417 363,8 59,7

4 173 Cà Mau 2 - 172 Đầm Dơi 4 AC-240 25,916 467,8 76,7

5 171 Đầm Dơi - 172 Cái Nước 2 AC-185 32,425 124,7 24,5

6 171 Cái Nước - 172 Ngọc Hiển 1 AC-185 24,139 55,8 10,9

174 Cà Mau 2 - 172 Trần Văn


7 4 AC-240 25,333 242,8 39,8
Thời

171 Trần Văn Thời - 172 Sông


8 2 AC-240 16,527 176,2 28,9
Đốc
171 Sông Đốc - 131 Tân Hưng
9 2 AC-240 17,629 82,2 13,5
Tây

171 Hồng Dân - 172 An Xuyên AC- 13,963


10 2 253,1 24,8
2x185

171 Cà Mau - 171 Giá Rai AC- 12,801 Dự Dự


11 1
2x185 phòng phòng
12 173 Ngọc Hiển – 172 Rạch Gốc 1 AC-330 13,909 44,4 8,9
CHƯƠNG 2

LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1. Khái niệm về ngắn mạch

2.1.1. Khái niệm

Phân tích ngắn mạch là một phần quan trọng trong giải tích hệ thống điện. Bài
toán ngắn mạch bao gồm việc xác định điện áp tại các nút và dòng điện chạy trên các
nhánh trong quá trình xảy ra ngắn mạch. Ngắn mạch trong hệ thống điện được chia thành
ngắn mạch 3 pha đối xứng (balanced faults) và ngắn mạch không đối xứng (unbalanced
faults). Ngắn mạch không đối xứng gồm ngắn mạch một dây chạm đất, ngắn mạch hai
dây không chạm đất, ngắn mạch hai dây chạm đất. Các thông tin có được từ bài toán
ngắn mạch sẽ phục vụ cho công việc chỉnh định rơle và chọn lựa thiết bị bảo vệ.
Biên độ của dòng điện ngắn mạch phụ thuộc vào tổng trở của khép kín qua điểm
xảy ra ngắn mạch và điện áp của mạng điện. Tổng trở trong bài toán ngắn mạch bao gồm
cả tổng trở quá độ của các máy phát trong lưới (bao gồm thành phần siêu quá độ, quá độ
và ở trạng thái tĩnh). Chính vì vậy một trong những vấn đề khó của bài toán ngắn mạch là
thành lập ma trận tổng trở hay tổng dẫn.
Trong cung cấp điện ngắn mạch một pha chạm đất là ngắn mạch có xác suất xảy ra
lớn nhất (khoảng 65%) và ngắn mạch ba pha có xác suất thấp nhất (khoảng 5%). Tuy
nhiên, chúng ta cần phân tích hai dạng này bởi các ảnh hưởng của nó là đáng kể đến tình
trạng làm việc của hệ thống điện. Mặc khác việc tính toán ngắn mạch một pha tương đối
phức tạp hơn so với ngắn mạch ba pha, nên trong thực tế thiết kế người ta hay dùng kết
quả của bài toán ngắn mạch ba pha đối xứng.

2.1.2. Nguyên nhân ngắn mạch

Nguyên nhân chung và chủ yếu của ngắn mạch là do cách điện bị hỏng. Lý do
cách điện bị hỏng có thể lứ: bị già cõi khi làm việc lâu ngày, chịu tác động của nhiệt độ,
môi trường, khí hậu,…
2.1.3. Hậu quả của ngắn mạch

Phát nóng cục bộ rất nhanh, nhiệt độ cao, gây cháy nổ.
Gây sụt áp lưới điện, ảnh hưởng năng suất làm việc của máy móc thiết bị.
Gây ra mất ổn định hệ thống điện do các máy phát bị mất cân bằng công suất,
quay theo những vận tốc khác nhau.

2.1.4. Mục đích tính toán ngắn mạch

Lựa chọn các trang thiết bị điện phù hợp, chịu được dòng điện trong thời gian tồn
tại ngắn mạch
Tính toán hiệu chỉnh bảo vệ role
Lựa chọn sơ đồ thích hợp làm giảm dòng ngắn mạch Lựa chọn thiết bị hạn chế
dòng ngắn mạch
Những bài toán liên quan đến tính toán dòng ngắn mạch: Lựa chọn sơ đồ mạch
cung cấp điện, nhà máy điện Lựa chọn thiết bị điện và dây dẫn
- Thiết kế chỉnh định bảo vệ rơle
- Tính toán quá điện áp trong hệ thống điện
- Tính toán nối đất
- Nghiên cứu ổn định hệ thống điện
- Nghiên cứu phụ tải, phân tích sự cố, xác định phân bố dòng
- So sánh, đánh giá, chọn sơ đồ nối điện

2.2. Phân loại ngắn mạch

Ngắn mạch gián tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian, gồm điện trở do
hồ quang điện và điện trở của các phần tử khác trên đường đi của dòng điện từ pha này
đến pha khác hoặc từ pha đến đất.
Điện trở hồ quang điện thay đổi theo thời gian, thường rất phức tạp và khó xác
định chính xác. Theo thực nghiệm:

(2.1)
trong đó: I - dòng ngắn mạch [A], l - chiều dài hồ quang điện [m]
Ngắn mạch trực tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian rất bé, có thể bỏ
qua (còn được gọi là ngắn mạch kim loại).
Ngắn mạch đối xứng: là dạng ngắn mạch vẫn duy trì được hệ thống dòng, áp 3 pha
ở tình trạng đối xứng.
Ngắn mạch không đối xứng: là dạng ngắn mạch làm cho hệ thống dòng, áp 3 pha
mất đối xứng.

2.3. Tính toán ngắn mạch đối xứng

Đối với một hệ thống điện ba pha, trường hợp ngắn mạch bap ha trực tiếp thì điện
áp của cả ba pha tại điểm ngắn mạch đều bằng không, dòng điện trong bap ha đối xứng
và lệch nhau một góc 1200 (không kể điểm ngắn mạch chạm đất hay không chạm đất). Do
đó, chỉ cần tính dòng ngắn mạch cho một dây dẫn như cho các đặc tính tải đối xứng.

2.3.1. Tính toán ngắn mạch dùng định lý Thevennin

Đây là lý thuyết được sử dụng trong hầu hết các bài toán ngắn mạch. Theo lý
thuyết Thevenin, dòng sự cố được tính như sau:

(2.2)
Với: ZTh – tổng trờ nhìn từ chỗ xảy ra ngắn mạch về hệ thống khi các nguồn bị nối
tắt.
Z Th có thể tìm được nhờ vào việc biến đổi tương đương sơ đồ tổng trở hay từ
ma trận tống trở thanh cái.
VTh, VN(0) – điện áp tại chỗ ngắn mạch trước sự cố gọi là điện áp tương
đương Thevenin.
Điện áp này có thể tìm được nhờ vào việc giải dòng công suất trong mạch trước sự
cố. Dòng tải trước sự cố rất bé so với dòng ngắn mạch, nên khi tính toán ngắn mạch dòng
tải thường được bỏ qua, nghĩa là coi như mạch trước sự cố không có dòng chạy trên các
đường dây, và cũng có nghĩa là điện áp tại mỗi vị trí trong mạch đều như nhau và đều
bằng điện áp đầu cực máy phát hay điện áp đầu cực hệ thống cung cấp: VTh = Vdm

2.3.2. Phương pháp tính trong đơn vị có tên


Trong phương pháp này, các đại lượng như dòng, áp, công suất, tổng hợp đều
được biểu diễn theo đúng đơn vị của chúng. Ví dụ, tổng trở được tính theo đơn vị ohm
(). Tuy nhiên, nếu hệ thống điện bao gồm nhiều hơn một cấp điện áp thì các giá trị tính
theo đơn vị ohm sẽ thay đổi bằng bình phương tỷ lệ của các cấp điện áp. Hay nói cách
khác, giá trị ohm sẽ thay đổi từ phía bên này sang phía bên kia của máy biến áp. Ví dụ,
nếu hệ thống điện có 3 cấp điện áp, khi đó mỗi thành phần trong hệ thống điện (cáp, máy
biến áp, động cơ,..) sẽ có 3 giá trị. Khi tính toán theo phương pháp này, đòi hỏi các giá trị
tổng trở phải được quy về một cấp điện áp.
Ví dụ 2.1: Cho hệ thống điện như hình. Máy phát ban đầu không tải vận hành
không tải tại điện áp định mức. Bỏ qua tất cả điện trở. Một sự cố ngắn mạch ba pha xảy
ra tại đầu nhận của đường dây (điểm N). Xác định dòng ngắn mạch.

Hình 2.1: Sơ đồ một dây của ví dụ 2.1


Tính toán khi quy về phía I sơ cấp máy biến áp (13kV):
Kháng trở quá độ 2 máy phát:

Kháng trở máy biến áp:

Tổng trở đường dây:


Kháng trở tương đương hai máy phát:

Kháng trở tương đương nhìn từ điểm ngắn mạch về nguồn:

Dòng sự cố:

Quy về phía II thứ cấp máy biến áp (220kV):


Kháng trở quá độ hai máy phát:

Kháng trở máy biến áp:

Tổng trở đường dây:

Kháng trở tương đương hai máy phát:

Kháng trở tương đương nhìn từ điểm ngắn mạch về nguồn:

Dòng sự cố phía II:


Quy về phía I sơ cấp:

2.3.3. Phương pháp phần trăm

Tính toán một hệ thống điện bằng phương pháp phần trăm không khác so với
phương pháp đơn vị tương đối mà ta sẽ trình bày dưới đây bởi hệ số 100 (giá trị phần
trăm = 100 x giá trị đơn vị tương đối). Phương pháp này không được sử dụng tính toán
nhiều trong hệ thống điện do nó dẫn đến những sai số đơn giản.
Ví dụ: 50% dòng điện x 100% điện trở = 50% điện áp chứ không phải bằng
5000% điện áp như theo phép tính 50 x 100.

2.3.4. Phương pháp đơn vị tương đối

Như đã biết, khi sử dụng phương pháp đơn vị có tên để tính toán hệ thống điện
có nhiều cấp điện áp, ta phải biến đổi các đơn vị tổng trở về một cấp điện áp. Các giá trị
dòng điện tính toán được khi đó cũng thuộc cấp điện áp đó và cần được quy đổi trở lại
về cấp điện áp trong mạch của đường dây chứa nó, nếu ta cần biết giá trị đúng. Do đó,
trong hệ thống điện người ta thường sử dụng hệ thống đơn vị tương đối cho các đại
lượng vật lý khác nhau như là công suất, dòng điện, điện áp và tổng trở được biểu diễn
dưới dạng số thập phân hay bội số thập phân của các đại lượng cơ bản. Trong hệ thống
điện như vậy, các cấp điện áp khác nhau sẽ không xuất hiện, và mạng điện nối bởi máy
phát, máy biến áp, dây dẫn sẽ trở thành một hệ thống các tổng trở không có đơn vị.
Giá trị trong đơn vị tương đối của các đại lượng được định nghĩa như sau:
Giá trị trong đơn vị tương đối = Giá trị thực của đại lượng/Giá trị cơ bản của đại
lượng
Chẳng hạn:

(2.3)
Ở đây, các tử số (giá trị thực) là các đại lượng có hướng hay các giá trị phức,
còn mẫu số (giá trị cơ bản) luôn là số thực.
Thông thường, công suất cơ bản ba pha S cb (MVAcb) và điện áp dây cơ bản V cb
(kVcb) sẽ được chọn, và người ta cố gắng chọn sao cho chúng gắn với các giá trị danh
định. Dòng điện cơ bản và tổng trở cơ bản thì phụ thuộc vào S cb và Vcb và phải tuân
theo các định luật dòng điện:

(2.4)
Tổng trở cơ bản trở thành:

(2.5)
Các bước thực hiện tính toán ngắn mạch trong hệ đơn vị tương đối:
Bước 1: Vẽ sơ đồ một dây có thông số của từng phần tử sơ đồ, đánh số từng
điểm nút của sơ đồ.
Bước 2: Chọn một giá trị công suất cơ bản cho toàn hệ thống, thường chọn bằng
công suất danh định của máy phát điện hay máy biến áp.
Bước 3: Chọn tùy ý một điện áp cơ bản, để thuận tiện ta chọn bằng giá trị điện
áp định mức của thiết bị vừa được dùng để chọn công suất cơ bản trên. Tính các điện
áp cơ bản khác theo giá trị vừa chọn và theo các tỷ số điện áp dây không tải của mỗi
máy biến áp tương ứng.
Bước 4: Tính các tổng trở cơ bản tại các vị trí khác nhau và tính toán tất cả tổng
trở trong hệ đơn vị tương đối vừa chọn.
Bước 5: Vẽ sơ đồ tổng trở (một dây) cho toàn thể hệ thống. Xây dựng sơ đồ
tường đương Thevenin bằng cách kết hợp các tỏng trở nối tiếp, song song và biến đổi
thành một sơ đồ tổng trở tương đương Thevenin đơn giản (Zth).
Bước 6: Tính toán dòng sự cố

(2.6)
Bước 7: Chuyển đổi dòng sự cố trở về trong đơn vị có tên:

(2.7)
Thông số (tổng trở) của riêng các máy phát và các máy biến áp được cung cấp bởi
nhà sản xuất thường ở dạng  hay giá trị tương đối với đại lượng cơ bản là định mức của
máy. Tổng trở của đường dây truyền tải thì thường được biểu diễn bằng . Khi phân tích
hệ thống điện, tất cả các tổng trở này phải được biểu diễn trong đơn vị tương đối từ hệ cơ
bản định mức của thiết bị sang hệ cơ bản được chọn bởi vì Z đvtđ thì phụ thuộc vào Zcb
nhưng Zthực () thì không, nên ta có thể viết:

(2.8)
Suy ra

(2.9)

Ví dụ 2.2: Xét một hệ thống với sơ đồ một dây được biểu diễn trên hình. Thông số
máy biến áp, đường dây và tổng trở tải ba pha được cho trên hình. Điện áp nguồn phát là
13,2kV (điện áp dây). Tìm dòng nguồn phát, dòng đường dây, dòng tải và điện áp tải, và
công suất truyền cho tải.

Hình 2.2: Sơ đồ một dây ví dụ 2.2


Chúng ta bắt đầu từ sơ đồ một dây hình 2.2. Trong hình có ba cấp điện áp được
xác định bằng ba phạm vi (I), (II), (III). Ta sẽ chọn cơ bản thích hợp với ba phạm vi này.

Chọn cho toàn hệ thống:

Chọn một điện áp dây cơ bản. Chọn . Tính được các điện áp cơ
bản còn lại bởi tỷ số biến áp: ; .
Các chỉ số (I), (II) và (III) chỉ phạm vi áp dụng giá trị chọn.
Tính tổng trở cơ bản cho 3 phạm vi, và tính các giá trị tổng trở trong đơn vị tương
đối:

Tính các dòng điện cơ bản:


Đổi sang hệ cơ bản mới chọn:

Đối với , hệ cơ bản không đổi, nên trong hệ cơ bản được chọn, nó vẫn giữ

nguyên giá trị:

Biểu diễn áp nguồn trong đơn vị tương đối: đặt

2.4. Sự cố bất đối xứng

2.4.1. Khái niệm chung

Ngoài ngắn mạch 3 pha đối xứng, trong hệ thống điện còn có thể xảy ra ngắn
mạch không đối xứng bao gồm các dạng ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha, ngắn mạch
2 pha chạm đất. Khi đó hệ thống véctơ dòng, áp 3 pha không còn đối xứng nữa.
Tính toán ngắn mạch không đối xứng một cách trực tiếp bằng các hệ phương trình
vi phân dựa trên những định luật Kirchoff và Ohm rất phức tạp, do đó người ta thường
dùng phương pháp thành phần đối xứng. Nội dung của phương pháp này là chuyển một
ngắn mạch không đối xứng thành ngắn mạch 3 pha đối xứng giả tưởng rồi dùng các
phương pháp đã biết để giải nó.
2.4.2. Phương pháp thành phần đối xứng

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc Fortesene-Stokvis. Một hệ thống 3 véctơ

không đối xứng bất kỳ (hình 2.6) có thể phân tích thành 3 hệ thống véctơ đối
xứng:
- Hệ thống véctơ thứ tự thuận : Fa1, Fb1,Fc1
- Hệ thống véctơ thứ tự nghịch: Fa2, Fb2,Fc2
- Hệ thống véctơ thứ tự không : Fa0, Fb0,Fc0
Theo điều kiện phân tích ta có:
Fa = Fa1+Fa2+Fa0
Fb = Fb1+Fb2+Fb0
Fc = Fc1+Fc2+Fc0

Hình 2.3: Các thành phần đối xứng

Dùng toán tử pha , ta có:

(2.10)
Và ngược lại

(2.11)
Khi Fa+Fb+Fc=3F0=0 thì hệ thống 3 véctơ là cân bằng.
- Hệ số không cân bằng: b0 = F0/F1
- Hệ số không đối xứng: b2 = F2/F1
Hệ thống véctơ thứ tự thuận và thứ thự nghịch là đối xứng và cân bằng, hệ thống
véctơ thứ tự không là đối xứng và không cân bằng.

2.4.3. Các phương trình cơ bản của thành phần đối xứng

Quan hệ giữa các đại lượng dòng, áp, tổng trở của các thành phần đối xứng cũng
tuân theo định luật Ohm:

(2.12)

trong đó: X1, X2, X0 - điện kháng thứ tự thuận, nghịch và không của mạch.
Khi ngắn mạch không đối xứng ta xem tình trạng mạch như là xếp chồng của các
mạch tương ứng với các thành phần đối xứng tuân theo những phương trình cơ bản sau:

(2.13)

trong đó: UN1, UN2, UN0, IN1, IN2, IN0 - các thành phần thứ tự của dòng và áp tại điểm
ngắn mạch.
Nhiệm vụ tính toán ngắn mạch không đối xứng là tính được các thành phần đối
xứng từ các phương trình cơ bản và điều kiện ngắn mạch, từ đó tìm ra các đại lượng toàn
phần.

2.4.4. Sơ đồ các thành phần thứ tự

Sơ đồ thứ tự thuận và thứ tự nghịch


Sơ đồ thứ tự thuận là sơ đồ dùng để tính toán ở chế độ đối xứng. Tùy thuộc vào
phương pháp và thời điểm tính toán, các máy phát và các phần tử khác được thay thế
bằng sức điện động và điện kháng tương ứng.
Sơ đồ thứ tự nghịch và sơ đồ thứ tự thuận có cấu trúc tương tự nhau vì đường đi
của dòng thứ tự nghịch và dòng thứ tự thuận là như nhau. Điểm khác biệt của sơ đồ thứ
tự nghịch so với sơ đồ thứ tự thuận là:
- Các nguồn sức điện động bằng không.
- Các điện kháng thứ tự nghịch không thay đổi, không phụ thuộc vào dạng ngắn
mạch và thời điểm tính toán.
Ta gọi:
Điểm đầu của sơ đồ thứ tự thuận và thứ tự nghịch là điểm nối tất cả các trung tính
máy phát và phụ tải, đó là điểm có thế điện bằng không.
Điểm cuối của sơ đồ thứ tự thuận và thứ tự nghịch là điểm sự cố.
Điện áp giữa điểm cuối và điểm đầu của sơ đồ thứ tự thuận và thứ tự nghịch tương
ứng là điện áp ngắn mạch thứ tự thuận và thứ tự nghịch.
Sơ đồ thứ tự không:
Đường đi của dòng thứ tự không rất khác với dòng thứ tự thuận và thứ tự nghịch.
Sơ đồ thứ tự không phụ thuộc rất nhiều vào cách nối dây của máy biến áp và chế độ nối
đất điểm trung tính của hệ thống điện.
Muốn thành lập sơ đồ thứ tự không cần bắt đầu từ điểm ngắn mạch, coi rằng cả 3
pha tại điểm đó nhập chung và có điện áp là U N0. Sơ đồ thứ tự không chỉ bao gồm các
phần tử mà dòng thứ tự không có thể đi qua. Tổng trở nối đất các điểm trung tính cần
nhân 3, vì sơ đồ thứ tự không được lập cho 1 pha trong khi qua tổng trở nối đất có dòng
thứ tự không của cả 3 pha.
Mạng thứ tự của tải

Hìn
h 2.4: Các mạng thứ tự tải tổng trở đấu Y với trung tính nối đất qua Zg

Hình 2.5: Mạng thứ tự không của tải đấu Y không nối đất trung tính
Hình 2.6: Các mạng thứ tự tải tổng trở đấu Y với trung tính nối đất qua 
Hình 2.7: Các mạng thứ tự máy phát
a) Đường dẫn dòng thứ tự thuận b) Mạch thứ tự thuận
c) Đường dẫn dòng thứ tự nghịch d) Mạch thứ tự nghịch
e) Đường dẫn dòng thứ tự không f) Mạch thứ tự không
Hình 2.8: Các tổ đấu cuộn dây máy biến áp hai cuộn dây thông thường và mạch thứ tự
không tương ứng
a) Máy biến áp đấu Y/Y với cả hai dây trung tính nối đất và mạch thứ tự không
tương ứng
b) Máy biến áp đấu Y/Y với chỉ một dây trung tính nối đất và mạch thứ tự không
tương ứng
c) Máy biến áp đấu tam giác và mạch thứ tự không tương ứng
d) Máy biến áp đấu sao tam giác với trung tính nối đất và mạch thứ tự không
tương ứng
e) Máy biến áp đấu sao tam giác với trung tính cách ly và mạch thứ tự không
tương ứng
Hình 2.9: Các dạng máy biến áp ba cuộn dây thông thường và mạch thứ tự không tương
ứng
a) Máy biến áp đấu Y/Y/ với hai dây trung tính của cuộn Y đều nối đất
b) Máy biến áp đấu Y/Y/ với một cuộn Y nối đất trung tính
c) Máy biến áp đấu Y/Y/ không có trung tính nào nối đất
d) Máy biến áp đấu Y// với trung tính cuộn Y nối đất
e) Máy biến áp đấu Y// với trung tính cuộn Y không nối đất

2.5. Tính toán sự cố bất đối xứng

2.5.1. Tổng quát

Hầu hết các sự cố xảy ra trong hệ thống điện là sự cố bất đối xứng. Như đã nói, sự
cố bất đối xứng tạo ra dòng điện bất đối xứng chạy trên ba pha của hệ thống. Khảo sát sự
cố bất đối xứng trong hệ thống điện bằng cách áp dụng lý thuyết Thevenin trên mỗi mạng
thứ tự cho phép ta tìm dòng điện sự cố bằng cách thay thế hệ thống bởi một nguồn áp và
một tổng trở nối tiếp.
Trong các phương trình các phần tử đối xứng trong một mạng bình thường, dòng
điện chảy ra ngoài hệ thống cân bằng ban đầu từ bap ha a,b,c tại chỗ sự cố gọi là

. Dòng điện từ mỗi dây dẫn chạy vào chỗ sự cố được chỉ bởi các mũi tên nằm
bên cạnh các nút (đầu nối) giả tưởng nối liền với mỗi dây tại nơi xảy ra sự cố. Hình thức
liên kết của ba đầu nối tùy thuộc vào kiểu sự cố. Chẳng hạn, nối trực tiếp giữa đầu nối b
và đầu nối c hình thành nên sự cố hai pha không chạm đất qua tổng trở không. Dòng

trong đầu nối giả tưởng a bằng không và .


Hình 2.10: Sơ đồ một dây của hệ thống ba pha, ba mạng thứ tự của hệ thống, và các
mạch tương đương Thevenin ứng với sự cố tại N (nút k)
a) Sơ đồ một dây của hệ thống ba pha cân bằng
b) Mạng thứ tự thuận
c) Mạng thứ tự nghịch
d) Mạng thứ tự không
e) Mạch tương đương Thevenin của mạng thứ tự thuận
f) Mạch tương đương Thevenin của mạng thứ tự nghịch
g) Mạch tương đương Thevenin của mạng thứ tự không
Ví dụ 2.4: Hai máy đồng bộ được nối đến đường dây qua các máy biến thế ba pha
như trong hình 2.20. Công suất và kháng trở của các máy biến thế là:

Máy 1 và 2: 100MVA, 20kV,


Máy biến thế T1 và T2: 100MVA, 20/345Y kV; X = 8%
Đường dây: với Scb = 100MVA; Ucb = 345 kV thì kháng trở đường dây là X 1 = X2
= 15% và X0 = 50%. Hãy vẽ ba mạch thứ tự và tìm ma trận tổng trở nút thứ tự không theo
thuật toán xây dựng Znút.

Hình 2.11: Sơ đồ một dây của hệ thống ví dụ 2.4


Hình 2.12: Sơ đồ thứ tự hệ thống ví dụ 2.4
a) Mạng thứ tự thuận; b) Mạng thứ tự không của hệ thống
Các nút  và  và là hai nút trong của biến áp
Giải. Chọn Scb3p = 100 MVA; Vcb1 = 345 kV phía cao hai máy biến áp; Vcb2 = 20kV
phía hạ áp máy biến áp.
Các giá trị kháng trở trong đvtđ của các phần tử hệ thống được cho ở trên có cơ
bản trùng với cơ bản đã chọn và vì vậy chúng có thể được dùng một cách trực tiếp để
hình thành các mạng thứ tự, với cơ bản ở đây là Scb3p= 100 MVA.
Hình 2.12a thể hiện mạng thứ tự thuận, mạng này cũng chính là mạng thứ tự
nghịch khi nối tắt các sức điện động.
Hình 2.12b biểu diễn mạng thứ tự không với kháng trở 3X g = 0,15 đvtđ nối giữa
trung tính của mỗi máy phát với đất.
Ứng với mỗi máy biến thể có một nút bên trong, nút  cho máy biến thể T1 và nút
 cho máy biến thế T2. Những nút trong này không giữ vai trò quan trọng trong việc
phân tích hệ thống. Để áp dụng thuật toán xây dựng Z nút, chúng ta hãy gọi tên cho các
nhánh thứ tự không từ (1) đến (6) như trên hình 2.12.
Bước 1: Thêm nhánh (1) cho nút điện thế không (nút gốc):

Bước 2: Thêm nhánh (2) cho nút gốc:

Bước 3: Thêm nhánh (3) giữa nút  và 


Bước 4: Thêm nhánh (4) giữa nút  và 

Bước 5: Thêm nhánh (5) giữa nút  và 


(1) (5) (2) (3) (6)

Bước 6: Thêm nhánh (6) nối giữa nút  và nút gốc.


(1) (5) (2) (3) (6) (4)

Nút  và  là các nút giả bên trong của máy biến thế được tạo ra nhằm áp dụng
máy vi tính một cách thuận lợi cho thuật toán xây dựng Z nút. Chúng ta không nêu ra các
phép tính cho các nhánh có kháng trở vô cùng lớn tương ứng với mạch hở. Ma trận vừa
tính được ở trên tương ứng với sáu nút trong hệ thống, nếu ta không quan tâm đến việc
cắt nhánh máy biến áp đấu Y/, do mở máy cắt, chẳng hạn, thì không cần thiết phải đưa
vào hai nút  và  và bây giờ ma trận tổng trở nút sẽ chỉ tương ứng với bốn nút , ,
 và . Để có được ma trận này, đơn giản ta chỉ cần bỏ đi hàng 5, hàng 6, cột 5 và cột 6
của ma trận trên.

Các phần tử bằng 0 trong Znút0, cho thấy dòng thứ tự không đổ vào nút  hoặc nút
 không thể gây ra điện áp tại các nút khác bởi vì có đoạn mạch hở trong mạng bởi máy
biến thể Y/. Chú ý rằng kháng trở j0,08 đvtđ nối tiếp với đoạn mạch hở giữa nút  và
 không ảnh hưởng Znút0 vì nhánh này không thể tải dòng điện.
Tương tự, áp dụng thuật toán xây dựng Znút vào mạng thứ tự thuận và mạng thứ tự
nghịch, ta được:

(1) (2) (3) (4)

2.5.2. Ngắn mạch ba pha

Các dạng ngắn mạch qua điện trở trung gian ZN được cho ở hình 2.13.
Hình 2.13: Sơ đồ nối kết của các đầu tôi giả tưởng cho các sự cố qua tổng trở chạm:
a) Sự cố ba pha; b) Sự cố một pha chạm đất; c) Sự cố hai pha không chạm đất; d)
Sự cố hai pha chạm đất

(2.14)

Khi ngắn mạch trực tiếp, lúc đó (2.15)

2.5.3. Ngắn mạch một pha chạm đất

Ngắn mạch một pha chạm đất, là loại sự cố xảy ra nhiều nhất trong hệ thống,
thường do sét đánh hay do dây dân tiếp xúc với đất. Hình 2.17 biểu diễn sự cố một pha
chạm đất qua tổng trở chạm ZN với pha a là pha chạm. Gọi nút xảy ra sự cố là nút k, ba

dòng điện trên ba pha chảy ra khỏi nút k khi có sự cố lần lượt là , , . Trong

trường hợp này là dòng điện chạy ra khỏi nút k vào đất.

Hình 2.14: Sự cố pha a chạm đất qua tổng trở chạm ZN


Sự cố được biểu diễn bởi các phương trình sau:

(2.16)

(2.17)
Với Vka là điện áp pha so với đất tại nút k.

Do , các thành phần đối xứng của dòng điện chạy ra khỏi nút k được
cho bởi:

(2.18)
Thay và

(2.19)

Tổng các phương trình này và lưu ý: , ta nhận được công thức sau:

(2.20)

(2.21)
Ta có thể dễ dàng dùng các công thức thành phần đối xứng liên quan để xác định

tất cả điện áp và dòng điện tại chỗ sự cố N. Khi chạm đất trực tiếp , lúc đó:

(2.22)

(2.23)
Nếu mạch tương đương Thevenin của ba mạng thứ tự của hệ thống được mắc nối
tiếp nhau, như hình (2.13), ta thấy rằng dòng điện và điện áp trong mạch sẽ thỏa mãn các
công thức trên - tổng trở Thevenin nhìn vào bả mạng thứ tự tại nút sự cố k nối tiếp với

tổng trở chạm và nguồn áp trước sự cố.


Hình 2.15: Kết nối các mạch tương đương Thevenin của các mạng thứ tự để biểu diễn sự
cố một pha chạm đất tại pha a với tổng trở chạm ZN.

2.5.4. Ngắn mạch hai pha không chạm đất

Sự cố hai pha không chạm đất xảy ra với pha b và c qua tổng trở chạm Z N được
biểu diễn trong hình 2.10.
Hình 2.16: Sự cố hai pha không chạm đất qua tổng trở chạm ZN
Ta có các phương trình biểu diễn sự cố như sau:

(2.24)

Do và , các thành phần đối xứng của dòng điện được cho bởi
công thức:

(2.25)

Khai triển công thức trên, ta có:

Do không có nguồn áp thứ tự không và do dòng , nên không có dòng điện


chạy vào trong mạng thứ tự không khi có sự cố và điện áp đầu cực mạng thứ tự không
phải bằng không. Như vậy, việc tính toán ngắn mạch hai pha không chạm đất không liên
quan đến mạng thứ tự không.

Để thỏa công thức , ta phải nối mạch tương đương Thevenin của mạng
thứ tự thuận và mạng thứ tự nghịch song song nhau, như trên hình 2.20.
Hình 2.17: Kết nối hai mạch tương đương Thevenin của hai mạng thứ tự thuận và nghịch
để biểu diễn sự cố hai pha không chạm đất.

Khi liên kết hai mạng thứ tự như thế thì công thức cũng được
thỏa mãn.

(2.26)
Ta nhận được:

(2.27)

Hay
Dễ thấy rằng, vế phải của hai công thức bằng nhau theo sự kết nối các mạng thứ tự
như trên hình 2.20, suy ra hai vế trái cũng phải bằng nhau, nghĩa là sự kết nối các mạng
thứ tự như trên hình 2.20 hoàn toàn biểu diễn được sự cố hai pha không chạm đất.

(2.28)
Với sự cố chạm trực tiếp, ta thay ZN bằng giá trị 0.

Lúc đó: (2.29)


Ta tìm được:
Và như vậy, theo sự kết nối các mạng thứ tự, ta dễ dàng suy ra công thức tính
dòng điện sự cố:

(2.30)
(2.31)

(2.32)
Công thức (2.28) là công thức tính dòng sự cố đối với sự cố hai pha chạm nhau

(không chạm đất) qua tổng trở chạm Z N. Khi đã biết được , thì ,
có thể được xem như các dòng điện lần lượt đổ vào mạng thứ tự thuận và thứ tự nghịch
tại nút sự cố, và độ thay đổi điện thế thứ tự tại các nút của hệ thống gây bởi dòng sự cố có
thể nhận được từ các ma trận tổng trở nút, như đã trình bày.

2.5.5. Ngắn mạch hai pha chạm đất

Giả thiết ngắn mạch hai pha chạm đất xảy ra với pha b và c tại nút k qua tổng trở
chạm ZN như hình 2.16. Các phương trình biểu diễn sự cố như sau:

(2.33)

Do , dòng thứ tự không được cho bởi , và điện áp

trở thành:

(2.34)

Thay bởi và biểu diễn các thành phần đối xứng của , ta được:

(2.35)
Hình 2.18: Sự cố hai pha chạm đất
Khai triển công thức ma trận trên, ta suy ra:

(2.36)

(2.37)
Rút gọn hai vế ta nhận được:

(2.38)

Do , nên:
Thấy rằng hai công thức sẽ được thỏa khi ba mạng thứ tự được mắc song song,

như hình 2.17. Sơ đồ mạng kết nối cho thấy rằng dòng thứ tự thuận được xác định

bằng cách đặt điện áp nút trước sự cố V N trên tổng trở tương đương gồm mắc nối

tiếp với hai tổng trở và ( +3 ) song song, nghĩa là:

(2.39)
Hình 2.19: Kết nối các mạch tương đương Thevenin của các mạng thứ tự để biểu diễn sự
cố hai pha chạm đất (pha b và pha c)
Dòng thứ tự nghịch và thứ tự không chảy ra khỏi hệ thống vào chỗ sự cố có thể
được xác định theo công thức:

(2.40)

(2.41)
Đối với sự cố chạm trực tiếp, ta thay ZN= 0 trong các công thức trên.

(2.42)

(2.43)

(2.44)

Dòng ngắn mạch toàn phần:

(2.45)
(2.46)
Khi ZN = , mạch thứ tự không sẽ trở thành mạch hở, không tồn tại dòng thứ tự
không chảy trong mạch liên kết các mạng thứ tự và các công thức trên trở thành các công
thức ứng với sự cố hai pha không chạm đất đã trình bày với tổng trở chạm bằng không.

Nhắc lại một lần nữa rằng các dòng điện thứ tự , và , một khi đã được
tính toán, có thể được xem như các dòng điện âm bơm vào các mạng thứ tự tại nút sự cố
k và độ thay đổi điện áp thứ tự tại các nút của hệ thống có thể được tính từ các ma trận
tổng trở nút, như chúng ta đã làm trong hai phần trên.
Sự thay đổi pha gây bởi máy biến áp /Y không được đưa vào các phép tính dòng điện và
điện áp thứ tự tại điểm xảy ra sự cổ của hệ thống, đại lượng VN tại chỗ sự cố đã được
chọn như là một điện áp chuẩn (pha của VN là pha gốc) cho các phép tính. Tuy nhiên, đối
với những phần khác của hệ thống phía bên kia của máy biến áp so với điểm ngắn mạch,
các dòng điện thứ tự và điện áp thứ tự được tính bằng ma trận tổng trở nút phải được thay
đổi pha trước khi được liên kết để tạo thành các điện áp thực ban đầu. Sở dĩ có điều này
là vì các mạng thứ tự dùng để hình thành các ma trận tổng trở nút không phản ánh sự thay
đổi pha khi đi qua máy biến áp Y/, nghĩa là các mạng thứ tự chỉ gồm các tổng trở tính
trên đơn vị tương đối tham chiếu theo phần của mạng nơi có sự cố.

You might also like