You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN ĐĂNG NGUYÊN

NGHIÊN CỨU XUNG ĐẦU RA TRONG SỰ PHÁT SIÊU LIÊN TỤC


CỦA SỢI TINH THỂ QUANG TỬ LEAD-BISMUTH-GALLATE
GLASS VỚI CÁC LỖ KHÍ ĐƯỢC LẤP ĐẦY BỞI CHẤT LỎNG
TETRACHLOROETHYLENE TRONG VÙNG HỒNG NGOẠI GIỮA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT LÝ

THANH HÓA, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN ĐĂNG NGUYÊN

NGHIÊN CỨU XUNG ĐẦU RA TRONG SỰ PHÁT SIÊU LIÊN TỤC


CỦA SỢI TINH THỂ QUANG TỬ LEAD-BISMUTH-GALLATE
GLASS VỚI CÁC LỖ KHÍ ĐƯỢC LẤP ĐẦY BỞI CHẤT LỎNG
TETRACHLOROETHYLENE TRONG VÙNG HỒNG NGOẠI GIỮA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT LÝ

Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán


Mã số:
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HIỆU

THANH HÓA, NĂM 2021


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử đã thu hút được nhiều sự
quan tâm và chú ý của các nhà khoa học trên thế giới trong những năm gần đây bởi
vì các ứng dụng tiềm tàng của nó trong các lĩnh vực như truyền dẫn thông tin, đo
tần số, chụp cắt lớp trong y học và các dụng cụ cảm biến [1-3].

Phương pháp chung để tạo ra các nguồn phát siêu liên tục là sử dụng sợi tinh
thể quang tử được chế tạo từ silica hoặc các thủy tinh mềm có độ phi tuyến cao. Sợi
silica rất thích hợp khi sử dụng trong vùng ánh sáng nhìn thấy và vùng hồng ngoại
gần [1]. Tuy nhiên silica có độ hấp thụ cao với các bước sóng dài hơn 2.4 micomet,
vì vậy phổ của nó bị giới hạn trong vùng này. Trong khi đó, các vật liệu thủy tinh
mềm có độ phi tuyến cao thường trong suốt trong vùng hồng ngoại giữa. Nhờ độ
phi tuyến cao, sợi tinh thể quang tử được làm từ các thủy tinh mềm có thể tạo ra
xung đầu ra với độ mở rộng hơn và ổn định hơn [4-7].

Một phương pháp khác có thể sử dụng để tạo ra các nguồn phát siêu liên tục
là sử dụng sợi tinh thể quang tử với các lỗ khí được lấp đầy bởi các chất lỏng có độ
phi tuyến cao [8-12]. Bằng cách lấp đầy chất lỏng trong các lỗ khí, chúng ta có thể
thay đổi các đặc tính quang học của sợi như độ tán sắc, độ mất mát,..Ngoài ra, nhờ
độ phi tuyến cao và độ trong suốt tốt của chất lỏng, cho phép ánh sáng lan truyền
tốt và các hiệu ứng phi tuyến thể hiện một cách mạnh mẽ hơn. Các nghiên cứu gần
đây khi sử dụng phương pháp này chỉ tập trung trong vùng ánh sáng nhìn thấy,
vùng hồng ngoại gần, trong khi đó trong vùng hồng ngoại giữa với nhiều ứng dụng
trong quang phổ học, y học lại chưa được đề cập đến.

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lấp đầy các lỗ khí ở lớp võ
của sợi tinh thể quang tử bằng chất lỏng C2Cl4 có độ phi tuyến cao để thu được cấu
trúc tối ưu để nghiên cứu sự phát siêu liên tục trong giữa hồng ngoại. Chúng tôi kết
hợp phương pháp lý thuyết và phương pháp mô phỏng để thiết kế và tối ưu hóa cấu
trúc sợi tinh thể quang tử cho sự phát siêu liên tục với các đặc tính băng thông rộng
và độ kết hợp cao của phổ cho các xung cực ngắn pico giây và femto giây.

2. Mục đích nghiên cứu


Thiết kế và đề xuất được cấu trúc sợi tinh thể quang tử được làm từ lead-
bismuth-gallate glass với các lỗ khí được bởm đầy bởi C 2Cl4 để chế tạo nguồn siêu
liên tục trong vùng hồng ngoại giữa với các xung cực ngắn femto giây.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Sợi tinh thể quang tử, chất lỏng C2Cl4.

- Phạm vi: Sự phát siêu liên tục.

4. Giả thuyết khoa học

- Sử dụng sợi tinh thể quang tử với các lỗ khí được bơm đầy chất lỏng có thể
tạo ra sự mở rộng xung đầu ra với độ phẳng cao, và tính ổn định lớn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu về sợi tinh thể quang tử, các đặc tính quang học của
C2Cl4.
- Xử lý các kết quả tìm được.
- Nhận xét kết luận về vấn đề nghiên cứu.

6. Nội dung nghiên cứu

- Sự lan truyền ánh sáng trong chất điện môi.

- Phương pháp nghiên cứu mô phỏng Mode solution.

- Nghiên cứu sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử lead-bismuth-
gallate trong vùng hồng ngoại giữa.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan tài liệu trong
nước và ngoài nước liên quan đến tính chất của sợi tinh thể quang tử, sự lan truyền
ánh sáng trong sợi quang và sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử trong
vùng hồng ngoại giữa.

- Phương pháp mô phỏng: Sử dụng phần mềm Mode Solutions, chúng tôi
thiết kế cấu trúc sợi tinh thể quang tử được làm từ lead-bismuth-gallate glass. Cấu
trúc sợi tinh thể quang tử hình lục giác với 8 vòng lỗ khí được bơm bởi chất lỏng
C2Cl4. Chúng tôi đã nghiên cứu số cho các đặc tính của sợi tinh thể quang tử bao
gồm: chiết suất hiệu dụng, độ tán sắc, mode hiệu dụng, mất mát trong quá trình lan
truyền.

- Phương pháp số: Sử dụng phương pháp Split-Step-Fourier để giải phương


trình Schrödinger phi tuyến tổng quát tìm các lời giải cho xung đầu ra khi lan truyền
qua sợi tinh thể quang tử.

8. Dự kiến kết quả đạt được

- Thiết kế và đề xuất được một mẫu sợi tinh thể quang tử có các bộ tham số
cấu trúc phù hợp cho việc phát siêu liên tục trong vùng hồng ngoại giữa.

9. Cấu trúc nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Sự lan truyền ánh sáng trong chất điện môi.

1.1.Sự lan truyền tuyến tính của ánh sáng trong sợi quang.

1.2. Tán sắc trong sợi quang.

1.3.Sự mất mát trong sự lan truyền ánh sáng trong sợi quang.

1.4. Sự lan truyền phi tuyến của ánh sáng trong sợi quang.

1.5.Sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử.

1.6.Hiệu ứng phi tuyến trong quá trình lan truyền.

Chương II: Phương pháp nghiên cứu.

2.1. Phương pháp số (Phương pháp Slit-Step-Fourier).

2.2. Phương pháp mô phỏng với phần mềm MODE Solutions.

Chương III: Nghiên cứu sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử
lead-bismuth-gallate trong vùng hồng ngoại giữa.

3.1. Đặc tính tán sắc của sợi tinh thể quang tử.

3.2. Sự phát siêu liên tục trong sợi tinh thể quang tử lead-bismuth-gallate
trong vùng hồng ngoại giữa.

10. Tài liệu tham khảo


1. Dudley J M, Genty G and Coen S 2006 Supercontinuum generation in
photonics crystal fiber Rev. Mod. Phys. 78 1135–84.
2. Holzwarth R, Udem T, Hänsch T W, J. C. Knight, W. J. Wadsworth, and P. S.
J. Russell 2000 Optical frequency synthesizer for precision spectroscopy Phys.
Rev. Lett. 85(11), 2264–2267.
3. Udem T, Holzwarth R and Hänsch T W 2002 Optical frequency metrology
Nature 416 233–7.
4. Yang L Y et al 2018 Spectrally flat supercontinuum generation in a holmium-
doped ZBLAN fiber with record power ratio beyond 3 μm. Photonics Res 6,
417–421.
5. V.R.K. Kumar, A.K. George, J.C. Knight, P.S.J. Russell 2003 Tellurite
photonic crystal fiber, Opt. Exp. 11 2641–2645.
6. Z. X. Jia, C. F. Yao, S. J. Jia, F. Wang, S. B. Wang, Z. P. Zhao, M. S. Liao, G.
S. Qin, L. L. Hu, Y. Ohishi, and W. P. Qin 2018 Supercontinuum generation
covering the entire 0.4–5 µm transmission window in a tapered ultrahigh
numerical aperture all-solid fluoro-tellurite fiber Laser Phys. Lett. 15(2),
025102.
7. S. Dai, Y. Wang, X. Peng, P. Zhang, X. Wang, and Y. Xu 2018 A review of
mid-infrared supercontinuum generation in chalcogenide glass fibers Appl. Sci.
8(5), 707.
8. Hieu Van Le, Van Long Cao, Hue Thi Nguyen, An Manh Nguyen, Ryszard
Buczyński, Rafał Kasztelanic 2018 Application of ethanol infiltration for ultra-
flatted normal dispersion in fused silica photonic crystal fibers. Laser
Physics, 28 115106.
9. Quang Ho Dinh et al 2018 Optimization of optical properties of photonic
crystal fibers infiltrated with carbon tetrachloride for supercontinuum
generation with subnanojoule femtosecond pulses. Applied Optics, Vol. 57,
No. 15, 1559-128X.
10. Jacek Pniewski, Tomasz Stefaniuk, Hieu Le Van, Van Cao Long, Lanh Chu
Van, RafaŁ Kasztelanic, Grzegorz Stepniewski, Aleksandr Ramaniuk, Marek
Trippenbach, and Ryszard Buczynski 2016 Dispersion engineering in
nonlinear soft glass photonic crystal fibers infiltrated with liquids. Applied
Optics. Vol. 55, No. 19 1559-128X.
11. Hieu Van Le et al Silica-based photonic crystal fiber infiltrated with 1,2-
dibromoethane for supercontinuum generation 2021, Applied Optics, Vol. 60,
No. 24.
12. Hieu Van Le, Van Thuy Hoang, Hue Thi Nguyen, Van Cao Long, Ryszard
Buczynski, Rafał Kasztelanic 2021, Supercontinuum generation in photonic
crystal fibers infiltrated with tetrachloroethylene, Optical and Quantum
Electronics, 53-187.
11. Dự kiến kế hoạch thực hiện:

- Từ tháng 10/2021 – 12/2021: Thu thập và nghiên cứu tài liệu về sợi tinh thể
quang tử, sự lan truyền ánh sáng trong sợi quang, phát siêu liên tục.

- Từ tháng 01/2021 – 02/2021: Thiết kế cấu trúc, mô phỏng và tìm được các
bộ thông số phù hợp cho phát siêu liên tục trong vùng cực tím đến ánh sáng nhìn
thấy.

- Từ tháng 02-03/2021: Viết bài báo khoa học.

- Từ tháng 03 – 07/2021: Hoàn thành luận văn và bảo vệ.

Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Ngô Xuân Lương TS. Nguyễn Thị Thảo TS. Lê Văn Hiệu

You might also like