You are on page 1of 6

2.

Những hạt cơ bản đầu tiên


2.1 Photon – hạt cơ bản già nhất
2.1.1 Lịch sử phát triển
 Max Planck – 1901 : Đưa ra khái niệm lượng tử, nghiên cứu phát xạ của vật đen.
 Albert Einstein – 1905 : Hiệu ứng quang điện, ông cho rằng ánh sáng là hạt có
năng lượng và động lượng
 Arthhur Holly Compton – 1923 : thí nghiệm tán xạ Compton, chứng minh giả
thuyết của Einstein ánh sáng là hạt
 Gilbert N. Lewis – 1926 : Đặt tên là photon (photo – ánh sáng) – hạt ánh sáng.
2.1.2 Khái quát cơ bản
Photon là hạt phi khối lượng, không có điện tích và không bị phân rã tự phát trong
chân không. Một photon có hai trạng thái phân cực và được miêu tả bởi ba tham số liên
tục : các thành phần vector sóng của nó, bước sóng λ và hướng lan truyền của photon.
Photon là một boson gauge của trường điện từ, do vậy mọi số lượng tử khác của photon
như số lepton, số baryon và số lượng tử hương đều bằng 0.
Trong quá trình một phân tử, nguyên tử hay hạt nhân trở về trạng thái có mức năng
lượng thấp hơn, các photon với các năng lượng khác nhau sẽ bị phát ra, từ bức xạ hồng
ngoại cho đến tia gamma. Photon cũng được phát ra khi một hạt và phản hạt tương ứng
hủy lẫn nhau. Hầu hết các hạt cơ bản đều có phản hạt, riêng photon thì không, phản của
photon cũng chính là photon.
Trong chân không, photon chuyển động với vận tốc ánh sáng c và năng lượng cùng
động lượng của nó được liên hệ trong công thức E = pc, với p là độ lớn của vector động
lượng p. Năng lượng của photon chỉ phụ thuộc vào tần số (ν) của nó hay bước sóng (λ):
hc
E=ℏω=hν=
λ
Do p chỉ theo hướng của sự lan truyền photon, độ lớn của động lượng sẽ là :
hν h
p= =
c λ
Photon cũng mang động lượng góc spin mà không phụ thuộc vào tần số của nó. Độ
lớn của spin là √ 2ℏ và thành phần đo dọc theo hướng chuyển động của nó.
2.1.3 Tính chất cơ bản của photon
 Photon là hạt boson có spin bằng 1.
 Các tương tác của photon : tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ.
 Kí hiệu γ , còn gọi là tia gamma.
 Thời gian sống : vĩnh cữu trừ khi nó bị hấp thụ hay biến mất đi.
 Khối lượng nghỉ bằng 0
 Không có điện tích.
 Photon được gọi là hạt cơ bản già nhất vì nó ra đời từ vụ nổ Big Bang
2.2 Electron – thành phần chính cấu trúc nguyên tử
2.2.1 Lịch sử phát triển
 Richard Laming – 1851 : Ý tưởng về một hạt hạ nguyên tử có điện.
 Hermann von Helmholtz – 1881 : Hạt mang điện cơ bản.
 George Johnstone Stoney – 1894 : Đặt tên Electron (electric – điện tích), đưa ra
khái niệm hạt mang điện.
 Joseph John Thompson – 1897 : Tia âm cực,
o Sự lệch từ của tia âm cực
o Sự lệch điện của tia âm cực
o Tia catốt = hạt mang điện
o Đo tỷ lệ khối lượng trên điện tích
 Robert Andrews Milikan – 1911 : thí nghiệm giọt dầu
Năm 1909, Robert Millikan thực hiện thí nghiệm để đo điện tích điện tử. Millikan
đã phun các giọt dầu vào một hộp trong suốt. Đáy và đỉnh hộp làm bằng kim loại được
nối với nguồn điện một chiều với một đầu là âm (–) và một đầu là dương (+).
Millikan quan sát từng giọt rơi một và cho áp dụng hiệu điện thế lớn giữa hai tấm
kim loại rồi ghi chú lại tất cả những hiệu ứng. Ban đầu, giọt dầu không tích điện, nên nó
rơi dưới tác dụng của trọng lực và dừng ở một vận tốc nhất định. Tuy nhiên sau đó,
Millikan đã dùng một chùm tia Röntgen để ion hóa giọt dầu này, cấp cho nó một điện
tích. Vì thế, giọt dầu này đã rơi nhanh hơn, vì ngoài trọng lực, nó còn chịu tác dụng của
điện trường. Dựa vào khoảng thời gian chênh lệch khi hai giọt dầu rơi hết cùng một đoạn
đường, Millikan đã tính ra điện tích của các hạt tích điện. Xem xét kết quả đo được, ông
nhận thấy điện tích của các hạt luôn là số nguyên lần một điện tích nhỏ nhất, được cho là
tương ứng với 1 electron.

Hình 13. Sơ đồ mô tả thí nghiệm giọt dầu


2.2.2 Khái quát cơ bản
Electron hay điện tử là một hạt hạ nguyên tử, có ký hiệu là e– hay β– thuộc thế hệ
thứ nhất trong họ các hạt lepton, có khối lượng nhỏ nhất trong nhóm lepton. Các electron
có khối lượng xấp xỉ bằng 1/1836 so với proton. Giống như tất cả các hạt cơ bản khác,
electron thể hiện cả các tính chất của sóng và hạt: chúng có thể va chạm với các hạt khác
và bị nhiễu xạ như ánh sáng. Các tính chất sóng của electron dễ dàng được quan sát thấy
ở các thí nghiệm hơn so với những hạt khác ví dụ như neutron và proton bởi vì electron
có khối lượng nhỏ hơn và do vậy có bước sóng de Broglie dài hơn ở cùng một mức năng
lượng. Electron tham gia vào tương tác hấp dẫn, điện từ và yếu. Vì một electron mang
điện tích, bao xung quanh nó là điện trường, và nếu electron chuyển động tương đối với
một người quan sát, nó sẽ cảm ứng một từ trường. Trường điện từ tạo ra bởi những nguồn
khác sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của hạt electron tuân theo định luật lực Lorentz.
Electron phát ra hay hấp thụ năng lượng dưới dạng các photon khi chúng chuyển động
gia tốc. Electron tham dự vào nhiều ứng dụng thực tiễn như điện tử học, hàn tia điện tử,
ống tia âm cực, kính hiển vi điện tử, trị liệu bức xạ, laser electron tự do, máy dò khí ion
hóa và máy gia tốc hạt. –
2.2.3 Tính chất cơ bản của electron
 Là hạt fermion, spin ½
 Thuộc họ lepton, L=+1 , Le =+1
 Các tương tác của electon : tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác yếu
 Ký hiệu là e– hay β–
 Thời gian sống : 4,6.1026 năm
 Khối lượng bằng 1/1836 so với proton bằng 0,511 MeV/c2
 Điện tích : –1 (e)
2.3 Proton – hạt nhân của nguyên tử
2.3.1 Lịch sử phát triển
– Wiliam Prout – 1815 : Đưa ra giả thuyết khối lượng nguyên tử là bội số khối lượng
nguyên tử hydro.
– Eugen Goldstein – 1886 : Tia anode là những hạt điện tích dương
– Ernest Rutherford – 1911 : Phát hiện ra hạt nhân nguyên tử– thí nghiệm tán xạ lá vàng,
kết luận số nguyên tử bằng số proton. Đưa ra mô hình hạt nhân ở giữa,
– Năm 1919, Rutherford nhận thấy hạt nhân nguyên tử hydro nằm trong trong các hạt
nhân nguyên tử khác.
– Năm 1920, Rutherford đã đặt tên là proton.
2.3.2 Khái quát cơ bản
Là một loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử, và là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên
hạt nhân của nguyên tử. Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số lượng hạt proton
trong hạt nhân đúng bằng số lượng hạt electron của lớp vỏ nguyên tử.
2.3.3 Tính chất cơ bản
 Là hạt fermion, nhóm hadron
 Các tương tác của proton : tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác yếu,
tương tác mạnh.
 Ký hiệu p hay p+
 thời gian sống : 2,1.1029 năm
 Khối lượng : 931,5 MeV/c2
 Điện tích : +1 (e)
2.4 Neutron – viên gạch cơ bản cấu tạo hạt nhân
2.4.1 Lịch sử phát triển
Trong mô hình Rutherford năm 1911, nguyên tử bao gồm một hạt nhân khối lượng
nhỏ tích điện dương được bao quanh bởi một đám mây electron mang điện tích âm lớn
hơn nhiều. Năm 1920, Rutherford cho rằng hạt nhân bao gồm các proton dương và các
hạt mang điện trung hòa, được cho là một proton và một liên kết electron theo một cách
nào đó. Các electron được cho là cư trú bên trong hạt nhân vì người ta biết rằng bức xạ
beta bao gồm các electron phát ra từ hạt nhân. Rutherford gọi các hạt không tích điện này
là neutron, theo gốc tiếng Latinh có nghĩa là trung tính (neuter) và hậu tố Hy Lạp –on
(hậu tố được sử dụng trong tên của các hạt hạ nguyên tử, tức là electron và proton).
Trong suốt những năm 1920, các nhà vật lý cho rằng hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi
các proton và "electron hạt nhân" nhưng có những vấn đề rõ ràng. Rất khó để điều hòa
mô hình proton–electron cho hạt nhân với quan hệ bất định Heisenberg của cơ học lượng
tử. Nghịch lý Klein, do Oskar Klein phát hiện năm 1928, đã đưa ra những phản đối cơ
học lượng tử hơn nữa đối với khái niệm về một điện tử bị giới hạn trong một hạt nhân.
Các đặc tính quan sát được của nguyên tử và phân tử không phù hợp với spin hạt nhân dự
kiến từ giả thuyết proton–electron. Cả proton và electron đều mang spin nội tại là ½ ħ.
Các đồng vị của cùng một loài (tức là có cùng số proton) có thể có spin nguyên hoặc
phân số, tức là spin của neutron cũng phải là phân số (½ ħ). Nhưng không có cách nào để
sắp xếp spin của một electron và một proton (được cho là liên kết để tạo thành neutron)
để có được spin phân đoạn của neutron. Năm 1931, Walther Bothe và Herbert Becker
phát hiện ra rằng nếu bức xạ hạt alpha từ polonium rơi vào beryli, boron hoặc lithium,
một bức xạ xuyên thấu bất thường sẽ được tạo ra. Bức xạ không bị ảnh hưởng bởi điện
trường, vì vậy Bothe và Becker cho rằng nó là bức xạ gamma.Năm sau Irène Joliot–Curie
và Frédéric Joliot–Curie ở Paris cho thấy rằng nếu bức xạ "gamma" này rơi vào parafin,
hoặc bất kỳ hợp chất chứa hydro nào khác, nó sẽ phóng ra các proton có năng lượng rất
cao. Cả Rutherford và James Chadwick tại Phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge
đều không bị thuyết phục bởi cách giải thích tia gamma. Chadwick nhanh chóng thực
hiện một loạt thí nghiệm cho th ấy bức xạ mới bao gồm các hạt không tích điện có cùng
khối lượng với proton. Những hạt này là neutron.
2.4.2 Khái quát cơ bản
Neutron là một hạt hạ nguyên tử, là một trong hai loại hạt cấu tạo nên hạt nhân. Số
neutron xác định các đồng vị của một nguyên tố.
2.4.3 Tính chất cơ bản
 Là hạt fermion, nhóm hardon
 Các tương tác cơ bản : tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác yếu, tương
tác mạnh.
 Ký hiệu n, n0 , N0
 Khối lượng 939,565 MeV/c2
 Spin ½
 Điện tích 0

You might also like