You are on page 1of 14

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

TỔ SỬ - ĐỊA- GDCD

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11


NĂM HỌC 2021 - 2022

I. LÝ THUYẾT
Trắc nghiệm
* TRUNG QUỐC:
1. Vị trí địa lí, lãnh thổ và đánh giá ảnh hưởng của nó
2. Điều kiện tự nhiên và đánh giá ảnh hưởng của nó
3. Dân cư xã hội và đánh giá ảnh hưởng của nó
4. Công cuộc hiện đại hóa trong công nghiệp và nông nghiệp
Câu hỏi ôn tập
 Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng
A. đầu thế giới
B. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.
C. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.
D. thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kì.
Câu 2. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với
A. 12 nước.           B. 13 nước.             C. 14 nước.             D. 15 nước.
Câu 3. Đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là
A. chủ yếu là núi cao và hoang mạc. B. chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C. chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc. D. chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 4. Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc mở rộng ra Thái Bình Dương dài khoảng
            A. 7000 km.                 B. 8000 km. C. 9000 km.               D. 10000 km.
Câu 5. Ven biển của Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là
A. Ma Cao và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Hồng Công.
Câu 6. Nhận xét đúng nhất về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là
A. có đường biên giới giáp 14 nước đi qua vùng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho thông
thương với nước ngoài.
B. có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới, giáp biển với đường bờ biển dài 9000km.
 C. lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây với đường biên giới dài nhất thế giới hơn
40000km.
D. có đường biên giới giáp 14 nước, phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.
Câu 7. Kinh tuyến chia lãnh thổ Trung Quốc thành hai vùng khác biệt là
            A. 1000 Đông.          B. 1020 Đông.        C. 1050 Đông.          D. 1100 Đông.   
 Câu 8. Nhận xét đúng nhất về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
B. dân cư tập thưa thớt, có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi.
C.  từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang nhiệt đới gió mùa.
D. khoáng sản chủ yếu là kim loại đen.
Câu 9. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc.                  B. Hoa Bắc.            C. Hoa Trung.                    D. Hoa Nam.
Câu 10. Đây không phải đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc
A. gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
-1-
B. có nhiều đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác.
C. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 11. Khó khăn lớn nhất của miền Đông Trung Quốc đối với phát triển kinh tế là
A. lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng.
B. có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
C. địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
D. khoáng sản nghèo.
Câu 12. Khó khăn lớn nhất của miền Tây Trung Quốc đối với phát triển kinh tế là
A. lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng. B. động đất, sóng thần xảy ra thường xuyên.
C. địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn. D. khoáng sản nghèo.
Câu 13. Năm 2005, dân số Trung Quốc khoảng
A. 1033,7 triệu người. B. 1303,7 triệu người.
C. 1373,7 triệu người. D. 1333,7 triệu người.
Câu 14. Trung Quốc có khoảng
A. 30 dân tộc khác nhau. B. 40 dân tộc khác nhau.
C. 50 dân tộc khác nhau. D. 60 dân tộc khác nhau.
Câu 15. Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc chiếm
A.  trên 60% dân số cả nước. B. trên 70% dân số cả nước.
C. trên 80% dân số cả nước. D. trên 90% dân số cả nước.
Câu 16. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng
A. ven biển và thượng lưu các con sông lớn. B. ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
C. ven biển và dọc theo con đường tơ lụa. D. phía Tây bắc của miền Đông.
Câu 17. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Đông vì:
A. miền Đông của Trung Quốc tiếp giáp với biển, mở rộng ra Thái Bình Dương với nhiều cảng
biển lớn thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế.
B. có nhiều đồng cỏ, đất gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi, đặc biệt là trồng cây công nghiệp.
C. là nơi tiếp giáp với nhiều nước, thuận lợi trong việc thông thương buôn bán với nước ngoài nên
dân cư đông đúc.
D. khí hậu ôn đới ôn hòa thuận lợi để phát triển kinh tế nên thu hút sự tập trung của dân cư.
Câu 18. Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để mỗi gia đình có
A. 1 con. B. 1-2 con. C. 2-3 con. D. 3 con.
Câu 19. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là
A. sự tăng trưởng nhanh của dân số.
B. việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
C. Sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.
D. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Câu 20. Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để đã làm
A. cơ cấu dân số ngày càng trẻ.
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.
C. dân số Trung Quốc tăng rất nhanh.
D. tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao.
Câu 21. Đặc điểm nổi bật của nguồn lao động Trung Quốc góp phần quyết định sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội là:
A. Quy mô nguồn lao động đông.
B. Nguồn lao động được đầu tư để nâng cao chất lượng.
C. Truyền thống lao động cần cù.
-2-
D. Nguồn lao động gồm nhiều thành phần dân tộc.
Câu 22. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nền kinh tế Trung quốc giai đoạn 1949 - 1978 chậm phát
triển là do
A. sức ép từ dân số đông. B. áp dụng các biện pháp kinh tế không phù hợp.
C. thiếu vốn đầu tư .  D. cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu.
Câu 23. Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là
A. thay đổi cơ chế quản lý, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hiện đại
hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp.
B. thay đổi cơ chế quản lý, phát triển công nghiệp nặng, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công
nghiệp.
C. thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng phát triển công nghiệp
theo hình thức tập trung.
D. đầu tư phát triển công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp cơ bản như năng lượng, khai thác
khoáng sản, thực hiện chính sách mở cửa, coi trọng Châu Á.
Câu 25. Từ đầu năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu
vào 5 ngành
A. luyện kim, cơ khí, sản xuất xe hơi, điện tử, thực phẩm.
B. hoá chất, luyện kim, cơ khí, điện tử, thực phẩm.
C. năng lượng, cơ khí, sản xuất xe hơi, điện tử, thực phẩm.
D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Câu 26. Năm 2004, sản lượng những ngành công nghiệp của Trung Quốc đứng vị trí số 1 thế giới

A. than, cơ khí, sản xuất xe hơi, điện tử. B. than, thép, xi măng, phân đạm.
C. năng lượng, cơ khí, điện tử, thực phẩm. D. phân đạm, điện tử, xi măng, sản xuất ô tô.
Câu 27. Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. Tây Nam, dọc theo biên giới với các nước láng giềng.
B. Tây Bắc, tập trung thành các trung tâm công nghiệp lớn.
C. miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải.
D. vùng Đông Bắc, khu vực giàu kim loại màu.
Câu 28. Trung tâm công nghiệp lớn nhất của miền Tây Trung Quốc là
A. Lan Châu. B. Urumsi. C. Tây Ninh.  D. Lasa.
Câu 29. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là
A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Hồng Công.
B. Thẩm Dương, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Hồng Công.
C.Lan Châu, Vũ Hán, Quý Dương, Hồng Công, Phúc Châu.
D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh, Trùng Khánh, Thành Đô.
Câu 30. Đây không phải là biện pháp mà Trung Quốc thực hiện trong các biện pháp phát triển
nông nghiệp của mình
A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi,...
C. áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện
đại.
D. tăng thuế nông nghiệp và các loại phí dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 31. Năm 2004, các loại nông sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới là
A. lương thực, bông, mía, thịt lợn, thịt cừu. B. lương thực, bông, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
C. lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu. D. lương thực, chè, thuốc lá, thịt lợn, thịt cừu.

-3-
Câu 32. Trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc loại cây trồng có vị trí quan trọng nhất về diện
tích và sản lượng là
A. bông. B. lương thực. C. mía. D. chè.
Câu 33. Các nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc và Hoa Bắc là
A. lúa mì, ngô, bông. B. lúa gạo, bông, chè.
C. lúa mì, ngô, củ cải đường. D. chè, thuốc lá, lúa gạo.
Câu 34. Các nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam là
A. lúa mì, ngô, bông, củ cải đường. B. lúa gạo, lúa mì, bông, chè.
C. lúa mì, ngô, củ cải đường, thuốc lá. D. lúa gạo, mía, chè, bông.
Câu 35. Cho bảng số liệu
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1985 1995 2004
Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3
Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm là
A. tròn. B. cột ghép. C. cột chồng. D. đường.
Câu 36. Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2004
(Đơn vị: %)
Năm 1985 1995 2004
Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4
Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6
Nhận xét thích hợp nhất về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2004 là
A. tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1985 đến năm 2004.
B. nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng như không liên tục.
C. tỉ trong nhập khẩu giảm liên tục từ năm 1985 đến năm 2004
D. Năm 1985, Trung Quốc là nước xuất siêu.
Câu 37. Cho biểu đồ sau

Biểu đồ trên thể hiện


A. giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 198 đến 2004.
B. cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1985 đến 2004.
-4-
C. tình hình xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1985 đến 2004.
D. tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1985 đến 2004.
Câu 38. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC
Năm 1985 1995 2004
Than (triệu tấn) 961,5 1536,9 1634,9
Điện (tỉ kwh) 390,6 956,0 2187,0
Xi măng (triệu tấn) 146,0 476,0 970,0

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc qua các
năm là
A. tròn. B. kết hợp cột đường. C. miền. D. đường.
Câu 39. Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện


A. cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Trung Quốc qua các năm
B. sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2005.
C. tình hình GDP phân theo khu vực kinh tế ở Trung Quốc qua các năm.
D. tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế ở Trung Quốc qua các năm.
Câu 40. Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu tấn)
Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Gạo 180,6 181,7 186,0 191,9 195,1 195,8
Ngô 139,4 151,6 152,3 165,9 164,0 177,2
Lúa mì 97,4 108,5 109,3 112,5 115,1 115,2
Nhận xét đúng nhất về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc là
A. sản lượng một số nông sản của Trung Quốc tăng đều qua các năm.
B. sản lượng một số nông sản của Trung Quốc tăng qua các năm nhưng không liên tục.
C. ngô là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng sản lượng thấp nhất.
D. lúa mì là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng sản lượng cao nhất.
* KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
1. Ví trí địa lí và lãnh thổ và đánh giá ảnh hưởng của nó
2. Đặc điểm tự nhiên và đánh giá ảnh hưởng của nó
3. Dân cư xã hội và đánh giá ảnh hưởng của nó
-5-
* CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á có diện tích
A. 4,2 triệu km2. B. 4,4 triệu km2. C. 4,3 triệu km2. D. 4,5 triệu km2.
Câu 2. Khu vực Đông Nam Á nằm ở đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á gồm 2 bộ phận là
A. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Nam Á biển đảo.
B. bán đảo Đông Dương và bán đảo Trung Ấn.
C. đảo Calimantan và bán đảo Trung Ấn.
D. đảo Xumatra và đảo Calimantan.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm đia hình của Đông Nam Á lục địa?
A. có nhiều núi lửa.
B. địa hình bị chia cắt mạnh.
C. Các đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.
D. Có nhiều dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc  - nam và tây bắc - đông nam.
Câu 5. Đặc điểm chính làm cho Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở
châu Phi và Tây Nam Á là
A. Đông Nam Á chịu tác động sâu sắc của gió mùa.
B. Đông Nam Á chịu tác động sâu sắc của biển.
C. Đông Nam Á là khu vực có diện tích rừng còn lớn.
D. Đông Nam Á có cả phần nằm trên lục địa và rất nhiều đảo ngoài đại dương.  
Câu 6. Con sông chảy qua nhiều nước nhất ở khu vực Đông Nam Á là
A. Sông Hồng. B. Sông Mê Công. C. sông Mê Nam. D. sông Iraoađi.
Câu 7. Quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á là
A. Việt Nam.              B. In-đô-nê-xi-a. C. Ma-lai-xi-a.                         D. Thái Lan.
Câu 8. Khí hậu của khu vực Đông Nam Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
A. trồng cây lúa gạo. B. trồng cây lúa mì.
C. trồng cây củ cải đường. D. trồng được nhiều cây cận nhiệt đới.
Câu 9. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển
A. Lào.                           B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia.                           D. Thái Lan.
Câu 10. Đông Nam Á lục địa chủ yếu là khí hậu
A. ôn đới hải dương. B. nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới.
Câu 11. Đông Nam Á biển đảo nằm trong đới khí hậu
A. nhiệt đới và cận nhiệt đới. B. nhiệt đới và cận xích đạo.
C. nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. D. nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Câu 12. Quốc gia nào sau đây vừa thuộc vùng Đông Nam Á lục địa vừa thuộc vùng Đông Nam Á
biển đảo?
A. Ma-lai-xi-a.              B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia.                       D. Thái Lan.
Câu 13. Khu vực Đông Nam Á bao gồm hệ thống các dạng địa hình nào sau đây?
A. Các bán đảo, đảo xen kẻ giữa các biển, vịnh biển.
B. Các bán đảo, xen kẻ giữa các biển, vịnh biển.
C. Các bán đảo, đảo, quần đảo xen kẻ giữa các biển, vịnh biển.
D. Các đảo, quần đảo xen kẻ giữa các biển, vịnh biển.
Câu 14. Quốc gia có nhiều núi lửa nhất khu vực Đông Nam Á là
A. In-đô-nê-xi-a.              B. Mi-an-ma. C. Cam-pu-chia.         D. Phi-lip-pin.
Câu 15. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phù hợp với Đông Nam Á biển đảo?
-6-
A. Nhiều đồng bằng, đồi núi cao trên 3000m.
B. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi với độ cao dưới 3000m.
C. Ít đồng bằng, có vài đồng bằng màu mỡ do dung nham núi lửa.
D. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
Câu 16. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có nhiều động đất và núi lửa là do
A. nằm trong miền có nền địa hình không ổn định.
B. vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
C. thường xuyên có bão,lũ, hạn hán.
D. biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Câu 17: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì?
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường
cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 18: Các nước Đông Nam Á lục địa khí hậu có một mùa đông lạnh là
A. Phi-Lip-pin và Mi-an-ma. B. Việt Nam và Lào.
C. Mi-an-ma và Thái Lan. D. Việt Nam và Mi-an-ma.
Câu 19: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. Núi và cao nguyên.
C. Đồi, núi và núi lửa. D. Các thung lũng rộng.
Câu 20: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là?
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng.
D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Câu 21: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản B. Không có đồng bằng lớn
C. Lượng mưa quanh năm không đáng kể D. Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai
Câu 22: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì?
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng. D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Câu 23: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong
những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á?
A. Hợp tác cùng phát triển. B. Phát triển du lịch.
C. Ổn định chính trị. D. Hội nhập kinh tế.
Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa
là?
A. Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi. B. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ. D. Núi thường thấp dưới 3000m.
Câu 25: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 26: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
-7-
B. Phần lớn có khí hậu xích đạo.
C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng
C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động cao.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế
Câu 28: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có nhiều khoáng sản đồng?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Phi-lip-pin.
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây đúng về dân cư khu vực Đông Nam Á
A. Dân cư đông, gia tăng nhanh. B. Cơ cấu dân số già, lao động đồi dào.
C. Cơ cấu dân số trẻ, lao động ít. D. Phân bố dân cư không đều.
Câu 30. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa
A. Lục địa Á – Âu và lục địa Phi. B. Lục địa Phi và Nam Cực.
C. Lục địa Á – Âu và lục địa Ôx-trây-li-a. D. Lục địa Ôx-trây-li-a và Trung Hoa.
Câu 31: Khu vực Đông Nam Á là nơi gia thoa của các nền văn minh
A. Nền văn minh sông Hằng và nền văn minh Lưỡng Hà.
B. Nền văn minh Ấn Độ và nền văn minh Trung Hoa.
C. Nền văn minh sông Nin và nền văn minh Sông Hồng.
D. Nền văn minh Ấn Độ và nền văn minh Nhật Bản.
Câu 32: Các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ do
A. được bồi đắp bởi phù sa của nhiều con sông lớn
B. có thêm nhiều khoáng chất từ dung nham núi lửa.
C. chất mùn nhiều từ rừng xích đạo nóng ẩm.
D. khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Câu 33. Nguyên chủ yếu làm cho các cánh rừng ở khu vực Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp là
A. do chiến tranh tàn phá. B. do khai thác không hợp lí.
C. do thiên tai. D. khí hậu khắc nghiệt.
Câu 34. Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng
A. phía tây của khu vực Đông Nam Á lục địa.
B. ven các đảo núi lửa có nhiều dung nham màu mỡ.
C. các đồng bằng châu thổ và vùng đất đỏ bazan.
D. vùng đồi núi và trung du ở Đông Nam Á lục địa.
Câu 35. Đặc điểm nào sau đây là đúng với đặc điểm xá hội của khu vực Đông Nam Á?
A. Ít dân tộc, đa tôn giáo.
B. Đa tôn giáo, phong tục tập quán khác biệt.
C. Đa dân tộc, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng.
D. Đa dân tộc, phong tục tập quán khác biệt.
Câu 36. Nguyên nhân chính gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị của các nước trong khu
vực Đông Nam Á là
A. khu vực rộng, có nhều quốc gia.
B. do khu vực là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
C. các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
D. dân số đông, mật độ dân số cao.
Câu 37: Phật giáo tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây của khu vực Đông Nam Á?
A. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a. B. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Việt Nam.
-8-
C. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a. D. Lào, Bru-nây, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a.
Câu 38. Hồi giáo tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây của khu vực Đông Nam Á?
A. Bru-nây, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a. B. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Việt Nam.
C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a.
Câu 39. Thiên chúa giáo tập trung hầu hết ở các nước khu vực Đông Nam Á đặc biệt là ở
A. Bru-nây. B. Cam-pu-chia. C. Mi-an-ma. D. Phi-lip-pin
Câu 40. Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, số người trên độ tuổi lao động chiếm trên
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%.
Câu 41: Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?
A. Liên doanh, liên kết với nước ngoài. B. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.
C. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. D. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.
Câu 42: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
ở Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Số lượng gia súc khá lớn.
C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm
D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển.
Câu 43: Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do?
A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
B. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
D. Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.
Câu 44: Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông
Nam Á là?
A. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều.
B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng, có nhiều ngư trường.
D. Phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.
Câu 45: Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?
A. Ma-lai-xi-a. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Xin-ga-po.
Câu 46: Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do?
A. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
B. Năng suất tăng lên nhanh chóng.
C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.
Câu 47: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài
nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là?
A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 48: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng?
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.
C. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
Câu 49: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là?
-9-
A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Câu 50: Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp?
A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 51: Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là?
A. Lúa mì. B. Lúa nước. C. Cà phê. D. Cao su.
Câu 52: Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là?
A. Lào, In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan, Việt Nam.
C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a. D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Câu 53: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là?
A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. Khai thác thế mạnh về đất đai.
C. Thay thế cây lương thực. D. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 54: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?
A. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.
D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.
Câu 55: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông
Nam Á là
A. đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. B. chăn nuôi bò.
C. khai thác và chế biến lâm sản. D. nuôi cừu để lấy lông.
Câu 56: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
A. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo. B. Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.
C. Ô nhiễm môi trường. D. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 57: Cây hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?
A. In-đô-ne-xi-a. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam.
Câu 58: Cho bảng số liệu
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu thô, điện của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010

Để thể hiện sản lượng dầu thô, điện và than của Đông Nam Á biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất.
A. Tròn. B. Cột. C. Kết hợp. D. Miền.
Câu 59: Cho bảng số liệu về tốc độ tăng GDP của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010-
2016
(Đơn vị: %)

- 10 -
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông
Nam Á, giai đoạn 2010-2016?
A. Tốc độ tăng GDP của Bru-nây ở mức thấp và liên tục giảm
B. Tốc độ tăng GDP của Cam-pu-chi-a ở mức cao và khá ổn định
C. Tốc độ tăng GDP của Ma-lai-xi-a ở mức thấp và rất ổn định
D. Tốc độ tăng GDP của Thái Lan ở mức cao và liên tục tăng
Câu 60: Cho bảng số liệu
TỔNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2010 VÀ 2019
(Đơn vị: tỉ đô la Mỹ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 so với 2010
nhanh nhất là
A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-lip-pin. C. Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan
Câu 61. Cho bảng số liệu
Sản lượng cao su và sản lượng cà phê của khu vực Đông Nam Á qua các năm.
Năm 1985 1995 2005 2010
Sản lượng cao su (triệu tấn) 3,4 4,9 6,4 8,2
Sản lượng cà phê (triệu tấn) 0,5 0,9 1,8 3,2
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện thể hiện sản lượng cây cao su và cây cà phê của khu vực Đông
Nam Á qua các năm là.
A. cột ghép. B. cột chồng. C. đường. D. miền.
Câu 62. Cho biểu đồ
Triệu tấn

- 11 -
Năm

Nhận xét nào sau đây là chưa đúng?


A. Sản lượng cà phê và cà phê tăng từ năm 1985 đế năm 2010.
B. Sản lượng cao su liên tục tăng từ năm 1985 đế năm 2010.
C. Sản lượng cao su và cà phê liên tục tăng từ năm 1985 đế năm 2010.
D. Sản lượng cao su và cà phê tăng từ năm 1985 đế năm 2010 nhưng không liên tục.
Câu 63. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày tháng năm
A. 8/8/1967. B. 8/8/1968. C. 9/8/1967. D. 8/9/1967.
Câu 64. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm
A. 28/8/1995. B. 27/8/1996. C. 27/8/1995. D. 28/7/1995.
Câu 65.Tổ chứcASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12
Câu 66. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên.
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền.
C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giứa ASEAN với các nước.
D. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Câu 67. Nước nào sau đây không phải là thành viên ASEAN
A. Thái Lan. B. Đông timo. C. Campuchia. D. Lào.
Câu 68. Tên tiếng Anh đầy đủ của ASEAN là
A. Association of Southeast Asian Nations.
B. Association of South and East Asian Nations.
C. Assembly of Southeast Asian Nations.
D. Alliance of Southeast Asian Nations.
Câu 69. ASEAN không nhằm đạt được mục tiêu nào sau đây
A. Hình thành một khối phòng thủ chung
B. Duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực
C. Xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất duy nhất
D. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN
Câu 70. Ý nghĩa về mặt chính trị rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á trong thời gian tồn
tại và phát triển là
A. kinh tế phát triển mạnh.
B. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
C. tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định.
- 12 -
D. đời sống nhân dân được cải thiện.
Tự luận
*TRUNG QUỐC 
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự
phát triển nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc? 
2. Trình bày đặc điểm dân cư Trung Quốc? Giải thích vì sao dân cư của Trung Quốc chủ yếu tập
trung ở miền Đông? 
3. Tại sao sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung ở Miền Đông và vùng duyên hải ven
biển ?  
*KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. 
4. So sánh sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên của Đông Nam Á lục Địa với Đông Nam Á
biển Đảo.
5. Sự phát triển giao thông theo hướng đông - tây Đông Nam Á lục địa có ý nghĩa như thế nào đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ? 
6. Vì sao phải xây dựng khu vực Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định?
II. KĨ NĂNG:
Vẽ biểu đồ và nhận xét
(Xem lại các dạng biểu đồ: cột, tròn, đường)
Câu 1: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu USD)
Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu
Xin-ga-po 3 197 4 091
Thái Lan 5 272 11 655
(Nguồn: Theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Nam Á, năm 2019?
b. Nhận xét giá trị xuất, nhập khẩu của các quốc gia trên.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA BRUNÂY, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
2010 2015 2019
Giá trị
Xuất khẩu 8887 6338 6575
Nhập khẩu 2535 3235 4167
a. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Brunây giai đoạn 2010 - 2019?
b. Nhận xét giá trị xuất, nhập khẩu của Brunây giai đoạn 2010 - 2019?
Câu 3. Cho bảng số liệu về sản lượng dầu thô và điện của Mi-an-ma năm 2010 và năm 2017
Năm 2010 2017
Dầu thô (nghìn tấn) 1079 543
Điện ( Tỉ kwh) 8625 20055
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô và điện của Mi-an-ma năm 2010 và năm
2017
b. Nhận xét sản lượng dầu thô và điện của Mi-an-ma qua các năm.
Câu 4: Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1985 và năm 2005
(Đơn vị: %)
Năm 1985 2004
- 13 -
Nông -lâm - ngư nghiệp 28,4 14,5
Công nghiệp - xây dựng 40,3 50,9
Dịch vụ 31,3 34,6

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1985 và năm 2005
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2005 so với năm 1985
Câu 5: Cho bảng số liệu về cơ cấu GPP của Bru-nây và In-đô-nê-xi-a năm 2018
( Đơn vị:%)
Bru-nây In-đô-nê-xi-a
Nông - lâm - ngư nghiệp 1,11 13,1
Công nghiệp - xây dựng 58,0 43,3
Dịch vụ 40,9 46,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh cơ cấu GDP của Bru-nây và In-đô-nê-xi-a năm 2018.
b. Nhận xét, so sánh cơ cấu GDP của Bru-nây và In-đô-nê-xi-a năm 2018

Người lập

Đoàn Thị Phương Thảo

- 14 -

You might also like