You are on page 1of 8

Bàn về tánh thấy:

1.Tôn giả A-nan cùng đại chúng thỉnh Đức Phật dạy pháp tu thiền Sa-ma-tha
(Samatha).
2.Đức Phật phóng quang biểu thị tánh thấy viên mãn, sáng suốt.
3.Đức Phật dạy về hai thứ căn bản: tất cả chúng sanh bị điên đảo; người tu hành
không thành, hoặc rơi vào ngoại đạo, tà kiến đều do không biết hai thứ cội gốc
sau:
-Căn bản sanh tử vô thỉ, tức cội gốc của sanh tử: dung tâm phan duyên mà làm
tâm của chính mình. Sanh tử vô thỉ hữu chung.
-Căn bản Bồ đề Niết bàn, tức cội gốc của giác ngộ; thể tính thanh tịnh Bồ đề Niết
bàn từ vô thỉ. Bồ đề Niết bàn vô thỉ vô chung.
4.Nương vào cái thấy để gạn hỏi tâm.
-Phật hỏi A-nan: Ông đem cái gì thấy? lấy gì làm tâm để biết?
-A-nan: con đem tâm và mắt để thấy, lấy tâm để suy xét.
-Phật dạy: chúng sanh xưa nay hay dùng tâm suy xét để thấy và nhận thức vạn
vật. Nhưng cái biết suy xét không phải là chân tâm, cũng không phải là tánh thấy,
mà nó chỉ là tướng giả dối của tiền trần, là giả hợp, là bóng dáng pháp trần mà
thôi.

 Mười phen chỉ tánh thấy


1. Tánh thấy không phải là con mắt
-A-nan cho rằng cái thấy của mình và nắm tay của Phật đưa lên là giống nhau.
-Đức Phật phủ nhận điều này và giải thích:
+Nắm tay có được là nhờ có bàn tay co lại
+Còn cái thấy có được là nhờ nhiều yếu tố chứ không phải chỉ nhờ con mắt, ví dụ
như ánh sáng, khoảng cách, mắt tốt, đối tượng rõ ràng…
*Nhận định:
-Những ai tu học tuy đạt được 9 bậc định mà không thể diệt hết mê lầm thành A-la-
hán điều là cái thấy vọng tưởng
-Tánh thấy: dù đủ điều kiện, đủ yếu tố hay không thì tánh thấy vẫn hiện hữu, ví dụ
như người bị mù, bệnh mắt, người trong tối khi được chữa lành hoặc đủ ánh sáng thì
vẫn thấy bình thường.

1
2. Tánh thấy là chủ không phải là khách(trần)
-Tất cả chúng sanh sở dĩ không thành đạo bồ đề và A-la-hán là do những phiền não,
khách trần mê hoặc.
-Khách có nghĩa là không ở yên, luôn xao động, lăng xăng là tạm thời (ví như người
khách đi đường vào trọ quán xá, ăn ngủ xong rồi lên đường không ở yên được); trần
là lay động (ví như cát bụi vi trần giữa hư không). Cho nên, có thể nói khách trần là
yếu tố giả, không thật.
-Đức Phật đưa bàn tay lúc mở lúc đóng, cả đại chúng đều thấy; từ bàn tay phát ra hào
quang bên phải, A Nan quay đầu sang phải để nhìn; Ngài phát hoà quang bên phái,
A nan xoay bên trái để nhìn.
-Nhân đó Phật dạy: khi nào chúng sanh biết trở về với tánh thấy thì nhận ra cái thật,
cái bất động. Ví như A nan xoay đầu lay động mà cái thấy không lay động, bàn tay
tôi tự mở tự nắm mà tánh thấy không mở, không nắm.
*Nếu không an trú vào cái tánh thấy, (bất động chủ) mà chạy theo vọng động khách
trần, phiền nào( thân, cảnh và tâm lăng xăng) bỏ mất chân tánh, mất chỗ chân thật,
nhận trần cảnh làm mình thì mãi trôi lăn trong lục đạo.

3. Tánh thấy không sanh diệt


-Khi nghe Đức Phật khai thị về cái thấy sanh diệt và tánh thấy không sanh diệt vua
Ba tư nặc nói rằng, ông nghe các nhà ngoại đạo nói rằng than này chết rồi là mất hẳn
và cho đó là niết bàn. Nhà vua xin Phật giảng giải rõ hơn về tánh không sanh diệt nơi
tâm.
-Đức Phật liền hỏi nhà vua về sự vô thường của thân, nhà vua trả lời rằng thân thể
mình luôn biến chuyển trong mỗi sát na. Khi nhà vua lúc 3 tưởi, 13 tuổi, hay 62 tuổi
thấy sông Hằng tuy có khác nhưng cái thấy vẫn không khác.
-Cái gì có thay đổi thì bị sanh diệt, còn cái gì không thay dổi sẽ không sanh diệt. Như
vậy trong cái thân vô thường sanh diệt vẫn có cái tánh thấy không sanh diệt vì thế các
nhà ngoại đạo quan niệm rằng chết là mất hẳn là không đúng.

4. Tánh thấy không điên đảo trái ngược.


-Đưc Phật dùng trực quan để dạy, đưa cánh tay dũa xuống đưa lên (xuôi ngược),
Phật dạy theo quan điểm thời gian: duỗi tay xuống là ngược, đưa tay lên là chánh
(xuôi), nhưng tánh thấy không xuôi ngược.

2
-Chúng sanh vì không nhận ra tâm tánh quý báu này, làm việc trái ngược duyên theo
sự mê muội. Do mê muội thành có hư không, trong hư không ấy lại kết cái mê muội
thành ra có sắc; sắc xen với vọng tưởng làm thân. Thân này, bên trong thì lay động,
ngoài thì rong ruỗi theo cảnh vật; rồi lấy cái tướng mờ mịt lăn xăn đó làm tâm tánh.
-Chúng sanh không biết tất cả vạn vật như sắc thân, núi sông… đều từ tâm tánh hiện
ra; ví như bỏ cả trăm nghìn biển lớn trong lăng, chỉ nhận một cái bọt nước; rồi cho nó
toàn hết cả nước; chúng anh cũng vậy. Chống trái ngược: không sống với thể tánh
thanh tịnh của chính mình mà lại chạy theo những chấp thủ mê lầm như trên, trong
thì vọng động, ngoài thì chạy theo trần cảnh, lấy tướng lăng xăng làm tâm tánh. Còn
Chư Phật thì thuận theo thể tánh thanh tịnh và pháp thân thanh tịnh
-Đức Phật hỏi Ngài A nan rằng học pháp và nghe pháp bằng cách nào?
+ A nan trả lời: bằng tâm phan duyên
-Đức Phật dạy: nếu nhờ vào tâm phan duyên chỉ nghe được pháp sở duyên không
nghe được pháp tánh. Ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng cho người khác, thì
người kia lẽ ra phải nương ngón tay mà thấy mặt trăng. Nếu như người kia xem ngón
tay là mặt trăng thì sẽ:
+Không thấy được mặt trăng.
+Lầm tưởng ngón tay là mặt trăng.
+Không phân biệt sáng và tối ( vì lấy ngón tay tối làm mặt trăng sáng).
+Không đến được bờ bên kia.
+Còn bị lệ thuộc vào đối tượng để tồn tại, chỉ là khách, không phải là chủ.

5.Tánh thấy luôn thường hằng tự tại, luôn hiện hữu và không bị trả về đâu.
Khai thị: ví như trong giảng đường mở cửa : nếu có mặt trời lên thì sáng chiếu đến,
lúc ban đêm không trăng thì tói tăm; chỗ có các cửa thì thấy trong suốt; chỗ có tường nhà
thì thấy ngăn bít; …;nếu trả các tướng ấy về chỗ bản nhân của nó, như cái sáng trả về cho
mặt trời, cái tói trả về cho đêm tối, thông suốt trả vè cho các cửa, ngăn bít trả về cho
tường nhà. Vv; còn tánh thấy của người thấy đó khong thể trả về đâu cả luôn hiện hữu .
Vậy nen biết tâm tánh vốn là nhiệm màu, trong sáng.
-Vì tánh thấy luôn hiện hữu thế nên người trí dùng tâm tánh thanh tịnh nghe pháp
như người nương nơi ngón tay mà thấy mặt trăng.
* Kết luận:
- Các pháp ở thế gian là vọng tưởng, là sanh diệt, là do duyên sanh, vô thường sẽ bị
trả về.

3
- Tánh biết không do ai tạo ra nên không bị trả về.

6.Tánh thấy là chân ngã, là cái ta chân thật, không phải là vật.
Ngài A nan thưa :”Làm sao biết được tánh thấy chân tánh thật sự trong mình”
*Đức Phật nói lên bốn cái thấy
-Cái thấy của phàm phu: giới hạn, chủ quan, phiến diện, thường sai lầm.
-Cái thấy của người tu thiền: thấy xa, có thể vượt chướng ngại vật.
-Cái thấy của vị A la hán: thấy trái đất, thế gian, vũ trụ.
-Cái thấy của vị Bồ tát: thấy cảnh giới của chư Phật.
- Các cái thấy trên tuy có rộng hẹp khác nhau, nhưng điều là tiền trần, còn ngăn ngại, tất
cả những cái thấy ấy điều vật chứ không phải là cái ta chân thật, không phải là cái thật
sự của ta.
- Vật và ta không thể xen lộn, khi một người thấy là chính người ấy thấy chứ không phải
là người khác thấy thế được.
* Đức Phật dạy tánh thấy:
- Không phải là vật
- Không có gần, xa, lớn , nhỏ
- Không có sai khác.
7. Tánh thấy tuỳ duyên bất biến
-Ngài A-nan bạch Phật : khi xem mặt trăng mặt trời, cái thấy ấy cùng khắp cả cõi ta
bà, khi đến nơi phòng ở thì lại chỉ thấy một phòng nhỏ. Thế có phảo là cái thayas rút lớn
thành nhỏ, hay là tường nhà chia cắt làm cho đứt đoạn, hay là tánh thấy có bị chia cắt
gián đoạn ngăn ngại, che lấp hay không?
- Phật dạy: Tất cả vạn vật trong thế gian đều thuộc về tiền trần. Ví như trong đồ vuông,
tròn… chỉ là cái vuông của đồ đạt, chứ bản thể hư không vốn không vuông tròn. Sự
ngăn ngại, lớn nhỏ chia cắt ấy vốn không phải do tánh thấy mà là do tiền trần
- Chúng sanh từ vô thỉ đến nay, lầm mình là vật, bỏ mất tâm tánh bị vật xoay chuyển.
Nếu biết chuyển được vật thì đồng với Như Lai, thân tâm đều viên mãn sáng suốt, nơi
đạo tràng bất động đó, trên đầu 1 mảy lông cũng có thể trùm chứa thập phương quốc
độ.
-Tánh thấy vốn bất biến, viên mãn, không bị che lấp, chia cắt.
8. Tánh thấy là bất nhị vượt lên trên cả thị và phi thị
- Trong tâm mỗi người có 2 khuynh hướng là động và tĩnh.
- Chúng sanh duyên vào trần cảnh nên mới sanh ra tướng năng và sở. Giống như

4
người tự dụi mắt thì sẽ thấy 2 mặt trăng
- Năng kiến và sở kiến điều như hoa đốm trong hư không, do duyên mà thành, không tự
tại, được tạo ra và không thật.
* Cái thấy có 3 đặt tinh:
- Không tách rời thân và tâm nhưng không xác định được vị trí.
- Trùm khắp tất cả, nó không ra ngoài tánh thấy.
- Vượt lên trên thị (đang là) và phi thị (chẳng đang là, chẳng phải) thì
-Phật bảo Ngài Văn Thù cùng cả đại chúng rằng :chư Phật và các vị bồ tát chứng dược
pháp giới tính đều biết rằng cái thấy (năng kiến) hay là cái bị thấy (sở kiến ) đều giống
hoa đốm hư không theo duyên biến hiện, không có tự tánh, tất cả đều sanh ra từ tâm
tánh bồ đề thì sao trong đó lại còn có các nghĩa ”thị” và “phi thị” được.
9. Tánh thấy chẳng phải là nhân duyên, tự nhiên, chẳng phải thường ngã mà là siêu việt
đệ nhất nghĩa.
-Ngài A na bày tỏ điều thắc mắc rằng nếu như Đức Phật dạy tâm tánh bao trùm tất cả
thập phương thế giới, yên lặng, thường trụ không có sanh diệt, vậy thì tâm tánh ấy có vẻ
giống với thuyết tự nhiên của ngoại đạo Phạm-chí Ta tỳ Ca -la (Kapila) hay bọn khổ
hanh đầu hôi
-Đức Phật bảo, nếu cho rằng tâm tánh tương đồng với tự nhiện thì cái gì là thể tánh của
tự nhiên. Nếu tánh thấy lấy sáng làm tự thể thì chẳng thấy tối, nếu lấy hư không làm tự
thể thì chẳng thấy ngăn bít
- Ngài A nan cho rằng nếu cái tánh thấy ấy không phải là tự nhiên thì chắc là do nhân
duyên mà sanh.
-Phật dạy, nếu nói là do nhân duyên vậy thì tánh thấy nhận nơi nào là nó thấy? nếu
nhận cái sáng mà có thì lẽ ra không thấy được tối và ngược lại… nếu duyên nơi hư
không mà có thấy thì lẽ ra không thấy được ngăn bít..
-Tánh thấy chẳng phải nhân, chẳng phải duyên cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải
chẳng tự nhiên, chẳng phải “phi”, chẳng phải “ bất phi”.Rời tất cả tướng nhưng cũng tức
tất cả pháp sự vât, không thể dùng các danh tướng hý luận thế gian mà phân biệt cho
được, cũng như lấy tay chụp bắt hư không, chỉ thêm nhọc sức.
* Minh giải về nhân duyên:
- Này A nan tánh giác chẳng phải nhân, chẳng phải duyên, nhưng tại sao Đức Thế Tôn
thường chỉ dạy tánh thấy có 4 duyên: hư không, ánh sáng, tâm và mắt?
- Đức Phật dạy, khi ngài nói như thế là thuận theo pháp nhân duyên thế gian , chứ chẳng
phải đệ nhất nghĩa.

5
Người trong thế gian nhân có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn mà thấy các tướng,
nếu lại không có 3 thứ ánh sáng này thì không thẻ thấy. Khi thấy sáng, cái thấy không
phải là sáng; khi thấy tối, cái thấy không phải là tối…
-Tánh thấy chẳng phải là cái thấy. Tánh thấy còn rời cái thấy và cái thấy còn không đến
nơi tánh thấy được (kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến do ly kiến, kiến bất nằn
cập)
10. Tánh thấy không phải là cái thấy vọng động mà viên mãn bồ đề
Ngài A na thỉnh Đức Phật dạy rõ hơn về ý nghĩa “nhận thấy tánh thấy khong phải cái
thấy” chỉ ra 2 thứ vọng thấy: sở dĩ tất cả chúng sanh luân hồi là do 2 nhận thức sai làm
về biệt nghiệp và cộng nghiệp.
-Nhận thức sai lầm biệt nghiệp (chúng sanh biệt nghiệp vọng kiến): như người bị nhâm
mắt, ban đêm nhìn ngọn đền thấy có bóng tòn ngũ sắc bao phủ. Vậy, cái bóng tròn và cái
thấy bóng tròn đều là do bệnh nhậm mắt mà có.
-Nhận thức sai lầm, cộng nghiệp (chúng sanh đồng phận vọng kiến): trong cõi diêm phù
đề trên đất bằng có 3 nghìn châu, châu lớn chính giữa, Ấn độ có đến 2300 nước lớn, còn
các châu nhỏ khác, có châu đến hai trăm ba trăm hoặc 10, 20, cho đến 50 nước. Người
trong một nước đồng cảm ác duyên thì chúng sanh trong cảnh giới đó sẽ thấy những
cảnh giới không tốt; hoặc thấy 2 mặt trời hoặc thấy 2 mặt trăng,..chỉ châu đó thấy còn
chúng sanh châu bên kia cũng không thấy không nghe.
-Vì nhân thức sai lầm do biệt nghiệp cái thấy và cảnh vật bị duyên vào nhau, in tuồng nh
có cảnh trước mắt, năng kiến, sở kiến đều sai lầm nên cái thấy là bênh chứ tánh thấy
không bệnh.
-Vì nhận thức sai lầm nghiệp chung, cái thấy nghe hiểu biết trong các cõi đều là bệnh
duyên, do hư dối hoà hợp vọng sanh ra, vọng diệt .Nếu hay lìa được bệnh duyên ấy thì
sẽ trừ đượccác nguyen nhân sanh tử, thành tựu viên mãn tánh bồ đề không sanh diệt.

* Phá xích nghĩa hoà hợp: Đức Phật giải thích rõ hơn ý nghĩa tâm tánh không phải do
hoà hợp mà sanh, cũng không phải do không hoà hợp mà sanh.
-Nếu cái sáng ra ngoài tánh thấy thì làm sao thấy được sáng?
-Còn nếu cái sáng tức là tánh thấy, thì hoá ra thấy được tánh thấy?
- Như cái thấy cùng khắp thì còn chỗ nào hoà được với cái sáng.
-Còn như cái sáng cùng khắp thì lẽ ra không hoà được với cái thấy.
* Cái thấy đã khác với cái sáng thì khi xen lộn vào tức phải làm mất tính cách của cái
sáng, nên nói hoà với cái sáng là không đúng nghĩa.

6
Lại nữa nếu cái tánh sáng suốt hợp với cái sáng thì đến khi tối cái sáng đã mất rồi, tánh
thấy đó vốn khôn hợp với cái tối, làm sao thấy được cái tối?
 Phá xích nghĩa không hoà hơp.
Ngài A nan khởi lên phân vân rằng: tâm tánh có phải không hoà hợp với các trần cảnh
và các tâm niệm nhớ nghĩ chăng?
Phật dạy: Cái tánh thấy không hoà với cái sáng, thì giữa tánh thấy và cái sáng phải có
ranh giới, nếu thế thì 2 cái không đến với nhau, cái thấy sẽ không biết được cái sáng ở
đâu.
Nếu cái thấy không hợp với cái sáng thì cái thấy với cái sáng tría ngược nhau, nhưn cái
nghe với cái sáng, không đụng chạm gì với nhau cả, thế thì cái thấy còn khong biết cái
sáng ở đâu làm sao phát minh được những lẽ hợp hay không hợp? Đối với cái tối, cái
thông suốt, cái ngăn bít thì cũng như vậy.

Khi một người có tuệ nhãn thì sẽ nhìn các pháp trên hai phương diện là danh và
sắc. Từ danh và sắc đó dựa vào nguyên lý duyên sinh mới đi vào bản chất khổ, vô
thường, vô ngã trên và thành tựu được tuệ giác. Cho nên cái thấy của thiền quán cũng là
cái thấy trên phương diện danh và sắc, là cái thấy đưa đến sự bình yên. Cái thấy này nó
rất lâu dài, nếu đạt được cái thấy này thì năng lượng, khả năng thấy đó sẽ được tiếp nối
kéo dài, tức nhiên sẽ đưa đến chánh kiến, trí tuệ, đưa đến sự an lạc, hạnh phúc, bình yên
tự tại thự sự cho hành giả đã đạt được tuệ nhãn.

Diệu dụng của tánh thấy hiển hiện thì không có diệu dụng nào lớn hơn, bao la vĩ
đại bằng tánh thấy.

Do đâu trong cuộc sống chúng ta cứ mãi bon chen hơn thua tranh giành với nhau
mãi để rồi gây đến sự đau khổ cho cả hai, chính là không hiểu rõ về bản chất của các
pháp. Mình ở trong thế giới mộng huyễn mà mình không nhận ra được điều đó. Khi
không biết nhìn nhận lại, nhận diện lại một cách đúng đắn với bản chất của sự vật, hiện
tượng nên mãi lầm lẫn, sai lầm, mơ hồ trong sự chấp thủ, bám víu với cái thái độ chủ
quan và tà kiến của mỗi người. Tất cả điều đó cũng là do quá chấp thủ vào cái thấy sai
làm. Vì thế, ta cần hiểu rõ về tánh thấy thường hằng trong mỗi chúng sanh, đem cái thấy
sai lầm hòa vào tánh thấy. Diệu dụng của tánh thấy hiển hiện thì không có diệu dụng
nào lớn hơn
7
8

You might also like