You are on page 1of 31

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn
a. Thu nhập quốc gia tăng
b. Xuất khẩu tăng
c. Tiền lương tăng
d. Đổi mới công nghệ
2. Trên đồ thị, trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng ghi mức giá chung,
đường tổng cầu, AD dịch chuyển sang phải khi
a. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng.
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
c. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế.
d. Cả 3 câu đều đúng.
3. Trên đồ thị trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng ghi mức giá chung,
đường tổng cung AS dịch chuyển khi
a. Mức giá chung thay đổi.
b. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách.
c. Thu nhập quốc gia thay đổi.
d. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể.
4. Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng
a. Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh
b. Mà tại đó nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
c. Tối đa của nền kinh tế.
d. Cả 3 câu đều đúng.
5. Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho
xã hội chứng tỏ rằng
a. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới
hạn của xã hội.
b. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã
hội.
c. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học
d. Không có nhu cầu nào đúng
6. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tổng cung ngắn hạn
a. Nguồn nhân lực
b. Công nghệ
c. Tiền lương danh nghĩa
d. Phát hiện các loại tài nguyên mới
7. Điểm cân bằng chung cho một hệ thống kinh tế đòi hỏi
a. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, nhưng tổng cầu cung phải vượt quá để khỏi
thiếu hụt hàng hóa.
b. Tổng thu nhập phải bằng với tổng chi tiêu, nhưng cầu tiền phải vượt qua để
tránh lạm phát.
c. Sự cân bằng độc lập của cả hai thị trường: thị trường tiền tệ và thị trường hàng
hóa – dịch vụ.
d. Sự cân bằng đồng thời có ở cả hai thị trường: thị trường tiền tệ và thị trường
hàng hóa – dịch vụ.
8. Mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô là:
a. Điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp nhất.
b. Điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức cao nhất.
c. Điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở mức thấp nhất và thất nghiệp ở mức không đổi.
d. Điều chỉnh tỷ lệ lạm phát ở mức không đổi và thất nghiệp ở mức thấp nhất.
9. Phát biểu nào sau đây không đúng
a. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong
một khoảng thời gian nào đó
b. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động, có đăng ký
tìmviệc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc
c. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được
d. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung
trong nền kinh tế
10. Tổng cung dài hạn có thể thay đổi khi
a. Có sự thay đổi về lãi suất.
b. Các nguồn lực sản xuất thay đổi.
c. Chính phủ thay đổi chi tiêu ngân sách.
d. Nhập khẩu máy móc thiết bị

Bài tập Kinh tế vĩ mô


1.GDP danh nghĩa năm 2012 là 12.000 tỷ USD. GDP danh nghĩa năm 2013 là 13000
tỷ USD. Chỉ số giá năm 2012 là 120. Chỉ số giá năm 2013 là 125. Tỷ lệ tăng trưởng
năm 2013 là
a. 8,33 % b. 4% c. 4,5% d. 10%
2. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở
a. Mục đích sử dụng b. Thời gian tiêu thụ
c. Độ bền trong quá trình sử dụng d. Cả 3 câu đều đúng
3. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu
a. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước.
b. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bắng tỷ lệ lạm phát của năm gốc.
c. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước.
d. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc.
4. GDP danh nghĩa là 8000 tỷ USD vào năm 1 và 8800 tỷ USD vào năm 2. Nếu chọn
năm 1 là năm cơ sở (năm gốc) thì
a. Chỉ số giá chung là 110.
b. Giá gia tăng bình quân là 10% mỗi năm.
c. GDP thực không đổi.
d. Cả 3 câu đều sai.
5. Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi
tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực tiếp
a. Làm tăng GDP của Việt Nam.
b. Làm cho đồng tiền VN giảm giá so với ngoại tệ.
c. Làm tăng dự trữ ngoại tệ của VN.
d. Cả 3 câu đều đúng.
6. Theo lý thuyết xác định sản lượng (được minh họa bằng đồ thị có đường 45o), nếu
tổng chi tiêu theo kế hoạch (tổng cầu dự kiến) lớn hơn GDP thực (hoặc sản lượng)
thì
a. Các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để giải phóng thặng dư tồn kho so với mức
tồn kho dự kiến.
b. Các doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm sản lượng tùy theo tình hình tồn kho thực
tế ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho dự kiến.
c. Các doanh nghiệp sẽ không thay đổi sản lượng vì tồn kho thực tế đã bằng mức
tồn kho dự kiến.
d. Các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để bổ sung tồn kho cho đủ mức tồn kho dự
kiến.
7. Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng
a. Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh.
b. Mà tại đó nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
c. Tối đa của nền kinh tế.
d. Cả 3 câu đều đúng.
8. Tính theo phương pháp chi tiêu thì GDP là tổng cộng của
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất
khẩu ròng.
b. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất
khẩu.
c. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu ròng.
d. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu.
9. Tính theo phương pháp thu nhập (tính theo luồng thu nhập) thì GDP là tổng cộng
của
a. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuế, lợi nhuận.
b. Tiền lương trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, lợi nhuận.
c. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền thuế , lợi nhuận.
d. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, tiền thuế.
10. Các nhà kinh tế phải tính cả GDP theo yếu tố sản xuất là để tránh GDP theo giá
thị trường giả tạo do
a. Giá tăng b. Thuế tăng c. Chi phí tăng d. Sản lượng tăng

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


1/ Giải thích phát biểu sau đây đúng hay sai,tại sao? “Sản lượng quốc gia tăng, do đó
chính phủ thu được nhiều thuế hơn.Thuế tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi,làm cho sản lượng quốc gia giảm.”
2/ Giả sử GDP = 2400, C =1900; G =100 và NX = 20 (Xuất khẩu ròng: NX = X – M)
(đơn vị tính là tỷ đồng). Yêu cầu: Đầu tư là bao nhiêu?; Giả sử xuất khẩu là 190, nhập
khẩu là bao nhiêu?
3/ Giả sử hàm tiêu dùng là C = 0,75Yd và đầu tư dự kiến là 180 (kinh tế đóng, không
chính phủ). Tìm sản lượng cân bằng và vẽ đồ thị biểu diễn hàm tổng cầu;
4/ Có các hàm C = 400 + 0,75Yd; I = 1400 + 0,16Y; G= 520; X = 700;

M = 156 + 0,18Y; Tm = 0,2.

a. Xác định hàm tiết kiệm S và điểm cân bằng sản lượng theo phương trình cân bằng bơm
vào và rút ra; phương pháp tổng cung và tổng cầu.
b. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông giảm nên tiêu dùng thay đổi giảm 160, đầu tư
thay đổi giảm 200. Hãy xác định điểm cân bằng sản lượng mới và số nhân tổng cầu. Vẽ
đồ thị.
5/ Có số liệu về một nền kinh tế đóng không chính phủ (tỷ đồng)
Yd (1) C(2) S(3) I(4) AD(5)
0 -75 100
110 -40 100
220 -5 100
330 30 100
440 65 100
550 100 100
660 135 100
770 170 100

Bài tập Kinh tế vĩ mô


a. Điền số liệu vào cột 2 và cột 5;
b. Xác định khuynh hướng tiêu dùng biên? Xây dựng hàm tiêu dùng;
c. Xác định khuynh hướng tiết kiệm biên? Xây dựng hàm tiết kiệm;
d. Nhận xét về đầu tư khu vực tư nhân;
e. Khuynh hướng chi tiêu biên(ADm)? Xây dựng hàm tổng cầu;
f. xác định Yd, C, S, và I tại điểm cân bằng.
g. Giả sử tiêu dùng tự định tăng thêm 25tỷđ, cho biết sự thay đổi của tổng cầu, thu nhập
cân bằng mới.

6/ Một nền kinh tế đóng có các số liệu sau:


Y = 10000, C = 6000, T = 1500, G = 1700, I = 3300 – 100r (r là lãi suất thực)
a. Tính tiết kiệm tư nhân
b. Tính tiết kiệm chính phủ
c. Tính tiết kiệm quốc gia
d. Tính giá trị đầu tư
e. Tính lãi suất cân bằng
7/ Giả sử GDP là 8 nghìn tỷ usd, thuế là 1,5 nghìn tỷ usd, tiết kiệm tư nhân là 0,5 nghìn
tỷ usd, và tiết kiệm chính phủ là 0,2 tỷ usd. Giả sử đây là nền kinh tế đóng, hãy tính giá
trị tiêu dùng, chitiêu chính phủ, tiết kiệm quốc gia và đầu tư?
8/ C = 180 + 0,75 YD I = 240 + 0,15Y
G = 360 T = 160 + 0,2Y
Yp= 2960 un = 5%
a. Xác định sản lượng cân bằng và tỉ lệ thất nghiệp thực tế. Nhận xét tình trạng ngân sách
chính phủ

Bài tập Kinh tế vĩ mô


b. Nếu chính phủ giảm các khỏan đầu tư là 40. Tính sản lượng cân bằng mới.
c. Từ kết quả câu trên, để đạt sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách tài
khóa như thế nào trong trường hợp:
- Chỉ sử dụng công cụ G
- Chỉ sử dụng công cụ T
9/ Co = 300 Io = 400 G = 500 To = 800
Xo = 500 Mo= 100 Cm =0,5 Tm = 0,3
Im = 0 Mm=0,1
a. Xác định sản lượng cân bằng.
b. tính mức tiêu dùng, tiết kiệm và thuế ròng và nhận xét tình trạng ngân sách và cán

cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng


c. Nếu chính phủ tăng chi hàng hóa và dịch vụ là 30. Tìm mức sản lượng mới và số

tiền thuế chính phủ thu thêm.


10/ C = 100+0,75YD X = 175
I = 50+0,2Y M = 100+0,05Y
G = 290 Yp= 2200
T = 20+ 0,2Y un = 5%
a. Tìm mức sản lượng cân bằng và tỉ lệ thất nghiệp. Nhận xét tình hình ngân sách và

CCTM
b. Nếu chính phủ tăng cho ngân sách là 75, trong đó chi tiêu thêm cho đầu tư là 55,
chi trợ cấp thêm là 20. Tính mức sản lượng cân bằng
c. Từ kết quả b, để đạt sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách tài khoá
như thế nào?
11/ C = 300 + 0,8Yd I = 100 + 0,1Y
T = 80 + 0,1Y X = 400
M = 80 + 0,12Y Yp= 4000 un = 6%
a. Tính mức sản lượng cân bằng khi chính phủ thực hiện mục tiêu cân bằng ngân
sách. Tính chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ.
b. Tính tỉ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng.

Bài tập Kinh tế vĩ mô


c. NX về CC TM. Nếu gia tăng XK thì CCTM thay đổi theo chiều hướng nào?
d. Với kết quả câu a. Chính phủ giảm chi đầu tư là 36, tăng chi trợ cấp thêm là 20,
Hãy tính mức sản lượng cân bằng mới.
e. Với kết quả câu d, để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách
tài khoá như thế nào?
12/ C= 20 + 0,7Yd I = 100 G = 60
a. Xác định sản lượng cân bằng trong điều kiện ngân sách cân bằng.
b. Chính phủ tăng chi ngân sách mua hàng hoá và dịch vụ thêm 32. Xác định sản
lượng cân bằng mới.
13/ C = 0,75Yd +60 Tn =0,4Y
I = 600 G = 3260
X = 2000 M = 0,25Y
Yp = 7600 Un = 5%
a. Xác định sản lượng cân bằng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế.
b. CP tăng chi mua hàng hoá và dịch vụ 180 và tăng chi chuyển nhượng 60. Xđ sản
lượng cân bằng mới, NX tình trạng ngân sách.
c. (Từ sản lượng câu b), CP muốn đưa sản lượng đạt được mức sản lượng tiềm năng
thì phải áp dụng chính sách tài khóa như thế nào?
14/ Năm 2010: (ĐVT: tỷđ)
C= 600+0,7Yd I = 200+0,12Y
T = 40+0,1Y G = 600
X = 400 M = 100 + 0,15Y
Yp = 4700 un =6%

a. Xác định sản lượng cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế, nhận xét tình trạng ngân
sách và cán cân thương mại năm 2010.
b. Năm 2011, chính phủ tăng chi quốc phòng 60 tỷ, trợ cấp thất nghiệp 20 tỷ, đầu tư
DN tăng 56 tỷ, xuất khẩu tăng 24 tỷ, nhập khẩu giảm 10 tỷ. Xác định sản lượng, tỉ
lệ thất nghiệp và cán cân thương mại năm 2011, biết Yp11 không đổi so với Yp10.

Bài tập Kinh tế vĩ mô


c. Từ kết quả câu b, để sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, cần áp dụng
chính sách tài khoá như thế nào?
15/ Một nền kinh tế đơn giản có các hàm số sau: C = 40 + 0,7Yd; I = 14 + 0,1Y

a. Xác định sản lượng cân bằng.


b. Số nhân trong trường hợp này là bao nhiêu?
c. Nếu tiêu dùng tăng thêm 10 và đầu tư tăng thêm 6 thì sản lượng cân bằng mới là
bao nhiêu?
16/ Có các số liệu sau về một nền kinh tế:
C = 30 + 0,75Yd; Yd = 0,8Y; I = 40 + 0,2Y; G = 50; X = 30; M = 10 + 0,15Y

a. Viết phương trình hàm tiêu dùng theo Y.


b. Khi sản lượng (Y) tăng một đơn vị thì tổng cầu của nền kinh tế này tăng bao
nhiêu? Giải thích.
c. Mức sản lượng Y cân bằng của nền kinh tế là bao nhiêu? Giải thích.
d. Giả sử chính phủ tăng thuế suất thu nhập cá nhân từ 0,2 lên 0,24. Hãy viết
phương trình hàm số tiêu dùng mới này theo Y.
e. Từ kết quả câu d, tính mức sản lượng cân bằng mới.
f. Tính và so sánh giá trị số nhân trước và sau khi tăng thuế.

Câu hỏi trắc nghiệm


1.Hàm số tiêu dùng: C = 10 + 0,9Yd . Tiết kiệm (S) ở mức thu nhập khả dụng 100 là

a. S = 10 b. S = 0 c. S = -10 d. Không thể tính được


2. Trong một nền kinh tế giả định đóng cửa và không có chính phủ. Cho biết mối
quan hệ giữa tiêu dùng và đầu tư với thu nhập quốc gia như sau (tỷ USD):
Thu nhập quốc gia Tiêu dùng dự kiến Đầu tư dự kiến
50.000 55.000 10.000
60.000 60.000 10.000
70.000 65.000 10.000
80.000 70.000 10.000
90.000 75.000 10.000
Khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm), khuynh hướng tiết kiệm biên (Sm) là

a. Cm = 0,7; Sm = 0,3 b. Cm = 7; Sm = 3

c. Cm = 5; Sm = 5 d. Cm = 0,5; Sm = 0,5

3. Dùng các dữ liệu sau đây để trả lời các câu 3.1, 3.2, 3.3.
Trong một nền kinh tế giả định giá cả, lãi suất, và tỷ giá hối đoái không đổi. Trong năm
2013 cho biết hàm số tiêu dùng C = 0,75Yd + 200; hàm thuế T = 0,2Y + 200; hàm nhập

khẩu M = 0,1Y + 200; chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm dịch vụ G = 500; đầu tư I
= 375; xuất khẩu X = 200.
3.1. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế này là:
a. 925 b. 1.075 c. 1.850 d. 2.500
3.2. Số nhân chi tiêu dự định (số nhân tổng cầu) của nền kinh tế này là:
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
3.3. Nếu chính phủ giảm thuế 50, sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm:
a. 50 b. 75 c. 100 d. 125
4. Số nhân tổng cầu là một hệ số
a. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị.
b. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi lượng ban đầu một
đơn vị.
c. Phản ánh sự thay đổi của tồng cầu khi sản lượng thay đổi một đơn vị.
d. Tất cả các câu đều sai.
5. Tại điểm cân bằng sản lượng
a. Giá trị hàng tồn kho bằng 0.
b. Giá trị hàng tồn kho ngoài dự kiến bằng 0.
c. Tổng cung bằng tổng cầu tại sản lượng tiềm năng.
d. Sản lượng bằng chi tiêu thực tế cảu dân chúng.
6. Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng cân bằng những việc ngoài dự kiến nào
có thể xảy ra.
a. Sản lượng thực tế thấp hơn chi tiêu dự kiến.
b. Hàng tồn khi ngoài dự kiến là số âm.
c. Sản lượng thực tế sẽ tăng dần.
d. Các câu trên đều đúng.
7. Trong mô hình số nhân, nếu mọi người gia tăng tiết kiệm thì
a. Sản lượng tăng. b. Sản lượng giảm.
c. Sản lượng không đổi. d. Các khả năng có thể xáy ra.
8. Khuynh hướng tiêu dùng biên là
a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị.
b. Phần tiêu dùng giảm khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị.
c. Phần tiêu dùng tăng khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị.
d. Câu b và c đúng.
9. Tiết kiệm là
a. Phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng.
b. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng.
c. Phần tiền hộ gia đình gửi vào ngân hàng.
d. Các câu trên đều đúng.
10. Khi tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng là 0.6 nghĩa là
a. Khi thu nhập khả dụng tăng (giảm) 1 đồng thì tiêu dùng sẽ tăng (giảm) 0,6 đồng
b. Khi thu nhập khả dụng tăng (giảm) 1 đồng thì tiêu dùng sẽ giảm (tăng) 0,6 đồng
c. Khi thu nhập tăng (giảm) 0,6 đồng thi thu nhập khả dụng sẽ tăng (giảm) 1 đồng
d. Các câu trên đều sai.
11. Chính sách tài chính là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì
a. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác động đến mức giá,
mức GDP và mức nhân dụng
b. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu
là cần thiết để tăng trưởng kinh tế.
c. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy động vốn tài trợ
cho bội chi ngân sách của chính phủ.
d. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và công trái quốc gia có vai
trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế.
12.Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong nền kinh tế mở (tỷ giá cố định,
vốn luân chuyển tự do) mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng vì
a. Sản lượng tăng. b. Hạn chế thâm hụt cán cân ngân sách.
c. Hạn chế tháo lui đầu tư. d. Hạn chế lạm phát.
13. Xuất phát từ điểm cân bằng gia tăng xuất khẩu sẽ
a. Dẫn đến cân bằng thương mại.
b. Tạo ra tiết kiệm để đầu tư trong nước.
c. Tạo ra đầu tư để thực hiện tiết kiệm.
d. Dẫn đến sự cân bằng sản lượng.
14. Khi kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, chính sách tài khóa mở rộng trong cơ
chế tỷ giá linh hoạt kém hiệu quả hơn khi tỷ giá cố định vì
a. Sản lượng không tăng lên.
b. Cán cân thương mại xấu đi.
c. Có sự tháo lui đầu tư.
d. a , b , c đúng.
15. Tác động dài hạn của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện kinh tế mở,
tỷ giá hối đoái cố định, vốn vận động tự do là
a. Thặng dư cán cân thương mại, lãi suất và sản lượng trở về mức cũ.
b. Thâm hụt cán cân thương mại, lãi suất và sản lượng trở về mức cũ.
c. Thâm hụt cán cân ngân sách, lãi suất và sản lượng đều tăng.
d. Thặng dư cán cân ngân sách, lãi suất không đổi, sản lượng tăng.
16. Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó
a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi.
d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau.
17. Những nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là
a. Tỷ giá hối đoái.
b. Lãi suất và sản lượng cung ứng.
c. Thuế thu nhập lũy tiền và trợ cấp thất nghiệp.
d. Thuế thu nhập và trợ cấp.
18. Khi nền kinh tế có mức sản lượng thực tế Yt thấp hơn sản lượng tiềm năng Yp,
để điều tiết nền kinh tế, chính phủ nên
a. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
b. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
c. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
d. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.
19. Điểm khác nhau giữa số nhân của thuế và số nhân trợ cấp là
a. Số nhân của thuế luôn luôn nhỏ hơn số nhân của trợ cấp.
b. Số nhân của thuế thì âm, số nhân của trợ cấp thì dương.
c. Số nhân của thuế thì dương, số nhân của trợ cấp thì âm.
d. Không có câu nào đúng.
20. Ngân sách chính phủ thặng dư khi
a. Thuế lớn hơn chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ.
b. Thuế nhỏ hơn chi tiêu cuả chính phủ.
c. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
d. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4
1/ Cho các hàm:
C = 35 + 0,75Yd; I = 60; G = 250; T = 25 + 0,15Y

Yêu cầu: a/ Xác định chính sách tiền tệ cần thực hiện, biết Y P = 1000; Drm = - 800;

Ir = - 200.
m

b/ Hãy sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do để thực hiện chính sách tiền tệ
nếu biết km = 3,7
2/ Có các hàm:
C = 140 + 0,8Yd ; T = 20 + 0,2Y; G = 612; Yp = 5200 ; Sm =600

Dm = 1000 -100r; I = 1200 - 100r


a/ Nền kinh tế đang ở trong tình trạng nào?

Bài tập Kinh tế vĩ mô


b/ Chính sách tiền tệ có thể áp dụng?
3/ C = 100 +0,8YD
I = 200+ 0,2Y – 25r (r: lãi suất thực, tính bằng %)
X = 200 M = 50 + 0,13Y
G = 150 T = 100 + 0,15Y
Hàm cầu tiền: Dm = 200 +0,2Y – 20r
Hàm cung tiền: Sm= 400
1. Tìm mức lãi suất và sản lượng cân bằng
2. Năm tiếp theo, chính phủ áp dụng CS tài khoá và CS tiền tệ mở rộng bằng cách tăng
chi tiêu chính phủ thêm 50 và tăng cung tiền thực thêm 50. Tìm mức lãi suất và sản lượng
cân bằng mới
4/ C = 400+0,75YD I = 800+0,15Y-80r

T= 200+0,2Y G = 900
X = 400 M = 50+0,15Y
Sm = 400 Dm = 800 -100r
Yp = 5500 un = 5%
Xác định sản lượng cân bằng, tỉ lệ thất nghiệp, tình trạng ngân sách và cán cân thương
mại của nền kinh tế
5/ Trong một nền kinh tế có các hàm số sau: (ĐVT: tỷ đ, r: %)
C = 200 + 0,9Y G = 450

I = 235 – 15r T = 25 + 0,2Y M = 60 + 0,12Y X = 140


Dm = 240 – 20r Sm = 210 Yp = 2375
a. Tìm sản lượng cân bằng
b. Tình trạng ngân sách và cán cân thương mại
c. Nếu chính phủ cần tăng chi cho giáo dục 50 tỷ, chính sách này ảnh hưởng tốt hay
xấu đến nền kinh tế
d. Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ cho tư nhân một lượng là 2,5
tỷ đ. Chính sách này tác động đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Cho số
nhân tiền tệ km = 4.
e. Để đưa sản lượng thực tế ở câu d về mức sản lượng tiềm năng, chính sách dự trữ
bắt buộc phải như thế nào?
6/ Một người đem 600 triệu đồng đến ngân hàng để gửi. Ngân hàng này trích ra 48 triệu
đồng đưa vào quỹ dự trữ của NHTW. Biết rằng cơ số tiền hiện tại là 24.000 triệu đồng.
a. Xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Tính số nhân tiền tệ.
c. Tính cung tiền trong nền kinh tế.
d. Nếu NHTW muốn giảm lượng cung tiền còn 240.000 triệu đồng thì NHTW
phải tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là bao nhiêu?
7/ Có các số liệu sau đây của NHTW.
- Lượng tiền ký thác không kỳ hạn: 480 tỷ đồng
- Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng: 720 tỷ đồng
- Tiền dự trữ: 48 tỷ đồng
Trong đó: + Dự trữ tùy ý: 24 tỷ đồng
+ Dự trữ bắt buộc: 24 tỷ đồng
a. Nếu NHTW giảm tỷ lệ bắt buộc còn 3%. Khối lượng tiền giao dịch bị ảnh
hưởng như thế nào?
b. Từ đầu bài muốn giảm cung tiền giao dịch còn 1.000 tỷ đồng bằng công cụ
nghiệp vụ thị trường tự do. NHTW cần điều tiết bao nhiêu?
c. Từ đầu bài muốn tăng cung tiền giao dịch lên 1.300 tỷ đồng bằng công cụ
nghiệp vụ thị trường tự do. NHTW cần điều tiết bao nhiêu?
8/ Trong nền kinh tế có lượng tiền gửi không kỳ hạn vào NH là 1.000 tỷ đồng, lượng tiền
mặt trong lưu thông 500 tỷ đồng, lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng là 100 tỷ đồng.
a. Tìm khối lượng tiền giao dịch và số nhân tiền tệ.
b. Nếu NHTW thay đổi số nhân tiền thành 5 bằng công cụ lãi suất chiết khấu.
Khối tiền cung ứng bị ảnh hưởng như thế nào?
9/ Một nền kinh tế có các hàm sau:

C = 500 + 0,75Yd; I = 700 + 0,15Y – 100i; T = 100 + 0,2Y; Cg= 600; Ig = 300;

X = 500; M = 100 + 0,15Y; SM=500, DM=900 – 100i, Yp =6500, Un=5%


a. Xác định sản lượng cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tình trạng ngân sách và
cán cân thương mại của nền kinh tế.
b. Để Y = YP cần sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do (mua hoặc bán

chứng khoán) như thế nào? Biết tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng c = 75%, tỷ lệ dự trữ của
các NHTM là r = 15%.
c. Để Y = YP thì chính phủ cần tăng hay giảm thuế?

Tỷ lệ dự trữ chung trong các ngân hàng là 25%.


Tỷ lệ tiền mặt dân chúng nắm giữ so với tiền gửi không kỳ hạn là 65%.
Đầu tư biên theo lãi suất là - 200.
Cầu tiền biên theo lãi suất là – 400.
Số nhân tổng câu là k = 3,5.
NHTW thực hiện việc mua chứng khoán trên thị trường tự do là 100 tỷ đồng.
Yêu cầu:
a. Chính sách này tác động như thế nào đến mức sản lượng cân bằng quốc gia?
b. Chính sách này gọi là chính sách gì? Nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng
lạm phát cao, thì có làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát không?

Câu hỏi trắc nghiệm


1.Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60% , tỷ lệ dự trữ ngân hàng so
với tiền gởi ngân hàng là 20% . Ngân hàng trung ương bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu
sẽ làm cho khối tiền tệ
a. Tăng thêm 5 tỷ đồng b. Giảm bớt 5 tỷ đồng
c. Giảm bớt 10 tỷ đồng d. Tăng thêm 10 tỷ đồng
2. Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách
a. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ b. Mua hoặc bán ngoại tệ
c. a và b đều đúng d. a và b đều sai
3. Những hoạt động nào sau đây của ngân hàng trung ương sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ
(tiền mạnh)
a. Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
b. Cho các ngân hàng thương mại vay.
c. Hạ tỷ lệ dự trữ bẳt buộc với các ngân hàng thương mại.
d. Tăng lãi suất chiết khấu.
4. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
thì khối tiền tệ sẽ
a. Tăng b. Giảm c. Không đổi d. Không thể kết luận
5. Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng sẽ là
a. Tăng b. Giảm c. Không thay đổi d. Không thể thay đổi
6. Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ (mở rộng tiền tệ) trong nền
kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi) là
a. Sản lượng tăng.
b. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt thương mại.
c. Đồng nội tệ giảm giá.
d. Cả 3 câu đều đúng.
7. Mở rộng tiền tệ (hoặc nới lỏng tiền tệ)
a. Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách giảm thuế, tăng
trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách.
b. Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách tăng lãi suất chiết
khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng khoán nhà nước.
c. Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách hạ lãi suất chiết
khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua các chứng khoán nhà nước.
d. Là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách phát hành trái
phiếu chính phủ.
8. Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư vào các công trình công cộng bằng toàn bộ
nguồn tiền bán trái phiếu của chính phủ trên thị trường. Kết quả là
a. Sản lượng và lãi suất đều tăng.
b. Sản lượng tăng, lãi suất không đổi.
c. Sản lượng giảm, lãi suất giảm.
d. Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
9. Để thực hiện kích cầu, chính sách nào sau đây hiệu quả nhất
a. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW tăng dự trữ bắt buộc đối với HTM.
b. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW mua chứng khoán chính phủ trên thị
trường mở.
c. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW giảm lãi suất chiết khấu đối với NHTM.
d. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW bán chứng khoán chính phủ trên thị
trường mở.
10. Khi NHTW tăng lượng cung tiền và chính phủ tăng thuế
a. Sản lượng tăng, lãi suất giảm, đầu tư tư nhân tăng.
b. Sản lượng tăng, lãi suất tăng, đầu tư ngân hàng giảm.
c. Sản lượng giảm, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm.
d. Sản lượng giảm, lãi suất giảm, đầu tư tư nhân giảm.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


1/ C = 100 +0,8Y X = 200

I = 200+ 0,2Y – 25r (r: lãi suất thực , tính bằng %)


M = 50 +0,13Y G = 150
T = 100 +0,15Y
Hàm cầu tiền: DM= 200 + 0,2Y – 20r
Hàm cung tiền : SM= 400
1. Viết phương trình đường (IS) v (LM)
2. Tìm lãi suất và sản lượng cân bằng
3. Năm tiếp theo, chính phủ áp dụng CS tài khóa và CS tiền tệ thu hẹp bằng cách giảm
chi tiêu chính phủ 50 và giảm cung tiền thực 50
a. Viết phương trình đường (IS) và (LM)
b. Tìm mức lãi suất và sản lượng cân bằng mới
c. Vẽ sơ đồ minh hoạ tác động của CS này.
2/ C= 500 + 0,75YD X= 480

I = 300 + 0,1Y M = 50 + 0,1Y


G= 600 Yp= 4800
T = 40 + 0,2Y un = 5%
a. Tìm mức sản lượng cân bằng, nhận xét tình hình cán cân thương mại, ngân sách
và tỉ lệ thất nghiệp
b. Giả sử chính phủ tăng đầu tư một lượng là 90. Tìm mức sản lượng cân bằng và tỉ
lệ thất nghiệp mới.
c. Từ kết quả câu b, để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách
tài khoá như thế nào?
d. Với giả thiết ban đầu của đề bài,Giả sử hàm đầu tư bây giờ có dạng: I = 300+ 0,1Y
– 30r. Viết phương trình (IS)
e. Hàm cầu tiền: DM = 200 + 0,2Y - 40r. Cung tiền thực SM= 800. Viết phương trình
đường LM.
f. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng chung trên 2 thị trường hàng hoá và tiền
tệ.
g. Nếu ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền tệ là 80 thì lãi suất và sản lượng
thay đổi như thế nào?
3/ C = 400+ 0,8YD I = 1200 + 0,1Y – 200r

G = 800 T = 100 + 0,2Y X= 530


M = 50 + 0,14Y DM = 400 + 0,1Y – 50r
Lượng tiền mạnh = 300
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gởi :80% và tỷ lệ dự trữ là 10%
a. Viết phương trình (IS), (LM)
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng.
c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ là 100. Viết phương trình
(IS)
d. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng.
e. Từ điểm cân bằng mới, nếu ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng, lãi suất và sản lương cân bằng thay đổi như thế nào?
f. Từ kết quả câu d, nếu CP sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do thì CP cần
làm gì? Biết Yp= 4700.
4/ C = 800 + 0,8YD I = 1400 + 0,16Y

X = 600 M = 70 + 0,2Y G = 750


T=150 +0,2Y Yp = 8500
a. Tìm mức sản lượng cân bằng. Nhận xét tình trạng ngân sách và cán cân thương
mại.
b. Nếu chính phủ gia tăng xuất khẩu thêm là 60. Tính mức sản lượng cân bằng mới.
Cán cân thương mại thay đổi như thế nào?
c. Để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách tài khoá như thế
nào: nếu chỉ sử dụng công cụ G và công cụ T
d. Với giả thiết ở đề bài, hàm đầu tư bây giờ có dạng:
I = 1400 + 0,16Y – 160r. Viết phương trình (IS) ?
e. Nếu hàm số cầu tiền: DM= 700 + 0,2Y – 200r
Lượng tiền CP phát hành = 200
Tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng = 10%
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gởi là 20%.
Viết phương trình (LM)
f. Từ câu d.và e., tính lãi suất và sản lượng cân bằng.
g. Nếu ngân hàng trung ương tăng dư trữ bắt buộc lên 20% thì lãi suất và sản lượng
thay đổi theo chiều hướng nào?
5/ Có các số liệu sau:
C = 50 + 0,75Yd; I = f(I) = 200; I = 100 – 30i ; G = 400; T = 200 + 0,2Y

a. Giá trị của số nhân tổng cầu k là bao nhiêu?


b. Viết phương trình đường IS?
c. Nếu chi tiêu Chính phủ tăng 50 đường IS mới dịch chuyển thế nào?
d. Tiếp câu b, nếu tăng thuế 20, đường IS mới có phương trình như thế nào?
6/ Có các số liệu như sau:
C = 200 + 0,8Yd; I = 150 – 40i; G = 700; T = 100 + 0,2Y; SM= 1.500;

DM= 800 + 0,3Y – 35i


Yêu cầu:
a. Tìm phương trình đường IS và LM, mức YE và iE?

b. Nếu Chính phủ giảm chi tiêu 100, lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng Quốc
gia mới là bao nhiêu?
c. Tiếp câu a, nếu NHTW phát hành một số chứng khoán có giá trị là 20 tỷ đồng
thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Biết rằng kM= 4,2.

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Trên đường LM
a. Sản lượng luôn cân bằng, lãi suất có thể cân bằng, có thể không.
b. Lãi suất luôn cân bằng, sản lượng có thể cân bằng, có thể không.
c. Sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng.
d. Sản lượng và lãi suất đều không cân bằng.
2. Điểm cân bằng trong mô hình IS – LM thể hiện
a. Tổng thu nhập bằng với tổng chi b. Cung tiền và cầu tiền bằng
nhau
c. a hoặc b d. a và b
3. Đường IS dốc xuống thể hiện
a. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng cân bằng
b. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng và lãi suất cân bằng
c. Mối quan hệ nghịch biếm giữa sản lượng và lãi suất
d. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng
4. Đường LM dốc lên thể hiện
a. Khi sản lượng tăng thì lãi suất tăng
b. Khi lãi suất tăng thì sản lượng tăng
c. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng tăng
d. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng tăng
5. Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu đầu tư và NHTW tăng lãi
suất
chiết khấu
a. Lãi suất tăng, sản lượng giảm
b. Lãi suất giảm, sản lượng tăng
c. Sản lượng tăng, lãi suất không thể xác định rõ vì còn tùy
d. Lãi suất tăng, sản lượng không thể xác định rõ vì còn tùy
6. Khi nền kinh tế nằm phía bên trái của đường IS và trên đường LM, để đạt sự cân
bằng chung
a. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất giảm
b. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất tăng
c. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất giảm
d. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất tăng
7. Giả sử do dự kiến về tương lai tốt đẹp nên tiêu dùng của dân chúng gia tăng khi
đó
a. IS dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất tăng
b. IS dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất giảm
c. LM dịch sang phải, sản lượng tăng, lãi suất giảm
d. LM dịch sang trái, sản lượng giảm, lãi suất tăng
8. Khi nền kinh tế nằm phía phải của đường LM
a. Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị trường tiền tệ có cung vượt quá
b. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cầu vượt quá
c. Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thi trường tiền tệ có cầu vượt quá
d. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cung vượt quá
Giả thiết sau cho câu 9 và câu 10
Kinh tế đóng, giả sử giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái không đổi, ta có các hàm dự kiến sau
C = 100 + 0,8Yd, I = 75 – 40i
G = 350, T = 50 + 0,25Y
SM = 750, DM = 400 + 0,3Y – 35i
9. Phương trình đường IS và LM sẽ là
a. IS: i = -10 + 0,0086Y
LM: Y = 1213 – 100i
b. IS: Y = 1213 – 100i
LM: i = - 10 +0,0086Y
c. IS: i = 33 – 0,32Y
LM: Y = 776 + 64i
d. Số khác
10. Thị trường hàng hóa và tiền tệ sẽ cân bằng tại mức sản lượng và lãi suất
a. Y = 134,4 tỷ và i = -43
b. Y = 983 tỷ và i = 2,3
c. Y = 1190 tỷ và i = 0,23
d. Số khác

BÀI TẬP CHƯƠNG 6


1/ Nếu biết tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 là 20%, tốc độ tăng của sản lượng thực tế trong
năm tài khoá 09-10 là 5%. Muốn đến năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 16% thì sản
lượng tiềm năng sẽ phải tăng trưởng bao nhiêu phần trăm?
2/ Giả sử biết năm 2010: un = 4%, Yt = 4750 tỷ USD, Yp = 5000 tỷ USD
b. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2010?
c. Nếu muốn TLTN thực tế năm 2011 là 5% thì sản lượng thực tế phải tăng bao
nhiêu? Biết rằng Yp năm 2011 theo kết quả dự báo là 5500 tỷ USD.
3/ Biết sản lượng tiềm năng là 200 tỷ USD, TLTN tự nhiên là 5%, sản lượng thực tế đang
thấp hơn sản lượng tiềm năng là 24%
a. Hãy xác định sản lượng thực tế
b. TLTN thực tế là bao nhiêu?
4/ Cư dân của Vedopia đã chi tiêu hết thu nhập của họ cho cải bẹ, cải xanh và cà rốt. Năm
2010 họ mua 100 bó cải bẹ hết 200 usd, 50 bó cải xanh hết 75 usd, và 500 củ cà rốt hết
50 usd. Năm 2011 họ mua 75 bó cải bẹ hết 225 usd, 80 bó cải xanh hết 120 usd và 500 củ
cà rốt hết 100 usd.
a. Tính giá mỗi loại rau trong từng năm
b. Lấy năm 2010 làm năm gốc, tính CPI cho từng năm
c. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là bao nhiêu?
5/ Một đất nước có dân số 10 người say mê chương trình American Idol. Tất cả những gì
học sản xuất và tiêu thụ là dàn âm tham karaoke và dĩa CD, với số lượng như sau:
Năm 2011: 10 máy karaoke với giá 40usd, 30 dĩa CD với giá 10usd
Năm 2012: 12 máy karaoke với giá 60usd, 50 dĩa CD với giá 12usd
a. Sử dụng phương pháp tương tự như chỉ số giá tiêu dùng, hãy tính phần trăm thay đổi
của mức giá chung. Lấy năm 2011 làm năm gốc, và cố định giỏ hàng với một dàn âm
thanh karaoke và 3 dĩa CD.
b. Sử dụng phương pháp tương tự như chỉ số giảm phát GDP, hãy tính phần trăm thay
đổi của mức giá chung. Vẫn lấy năm 2011 làm năm gốc.
c. Tỷ lệ lạm phát năm 2012 tính theo hai phương pháp có giống nhau không? Giải
thích tại sao có hay tại sao không?
Bài tập Kinh tế vĩ mô
6/ Cục thống kê lao động công bố vào tháng tư năm 2010, trong tất cả người trưởng
thành ở Hoa Kỳ, có 139.455.000 người có việc làm, 15.260.000 người thất nghiệp và
82.614.000 người không trong lực lượng lao động. Sử dụng các thông tin này để tính:
a. Số người trưởng thành
b. Lực lượng lao động
c. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
d. Tỷ lệ thất nghiệp
7/ Những công nhân sau có khả năng chịu thất nghiệp dài hạn hay ngắn hạn? Giải thích.
a. Một công nhân xây dựng bị cho nghỉ việc vì thời tiết xấu
b. Một công nhân ngành công nghiệp chế tạo mất việc ở nhà máy đặt tại một khu vực biệt
lập
c. Một công nhân xe khách mất việc vì cạnh tranh từ xe lửa
d. Một đầu bếp quán ăn nhanh bị mất việc khi có nhà hàng mới mở bên kia đường
e. Một thợ hàn lành nghề nhưng trình độ học vấn thấp mất việc khi công ty lắp đặt máy
hàn tự động
8/ Thất nghiệp cơ cấu đôi khi được cho là kết quả từ sự không ăn khớp giữa kỹ năng công
việc mà người sử dụng lao động cần và kỹ năng công việc mà người lao động có. Để
khảo sát ý tưởng này chúng ta xem xét một nền kinh tế có 2 ngành công nghiệp: sản xuất
ô tô và sản xuất máy bay.
a. Nếu công nhân trong 2 ngành công nghiệp này cần khối lượng huấn luyện như nhau,
và nếu công nhân khi mới bắt đầu đi làm có thể chọn ngành công nghiệp để được huấn
luyện, bạn dự kiến chuyện gì sẽ xảy ra với mức lương trong 2 ngành công nghiệp này?
Quá trình này kéo dài bao lâu? Giải thích.
b. Giả sử một ngày nền kinh tế mở cửa với thương mại quốc tế và kết quả là sẽ bắt đầu

nhập khẩu ô tô và xuất khẩu máy bay.Điều gì sẽ xảy ra với cầu lao động trong hai ngành
công nghiệp này?
c. Giả sử công nhân trong một ngành công nghiệp không thể huấn luyện lại một cách
nhanh chóng để làm việc trong ngành công nghiệp kia. Sự dịch chuyển cầu này tác động
đến mức lương cân bằng trong cả ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
d. Nếu vì lý do nào đó lương không thể điều chỉnh về mức cân bằng mới, điều gì sẽ xảy
ra?

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao nên
a. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất b. Giảm chi ngân sách và tăng
thuế
c. a và b đều đúng d. a và b đều sai
2. Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động
a. Học sinh trường trung học chuyên nghiệp b. Người nội trợ
c. Bộ đội xuất ngũ d. Sinh viên năm cuối
3. Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra áp lực lạm phát
a. Cán cân thanh toán thặng dư trong 1 thời gian dài
b. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
c. Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương
d. Cả 3 câu đều đúng
4. Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng. Giả sử lãi suất, giá cả và tỷ giá hối đoái không
đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và tăng thuế một lượng, trạng thái của nền kinh tế
sẽ thay đổi
a. Từ suy thoái sang lạm phát b. Từ suy thoái sang ổn định
c. Từ ổn định sang lạm phát d. Từ ổn định sang suy thoái
5. Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có nghĩa là
a. Không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp
b. Không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát
c. Không còn thất nghiệp và không còn lạm phát
d. Vẫn còn tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định
6. Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự đoán
a. Người vay tiền sẽ có lợi
b. Người cho vay sẽ có lợi
c. Cả người cho vay và người đi vay đều bị thiệt
d. Cả người cho vay và người đi vay đều có lợi, còn chính phủ bị thiệt
7. Theo lý thuyết của Keynes, những chính sách nào sau đây thích hợp nhất nhằm
giảm tỷ lệ thất nghiệp
a. Giảm thuế và gia tăng số mua hàng hóa của chính phủ
b. Tăng thuế và giảm số mua hàng hóa của chính phủ
c. Tăng thuế thu nhập và tăng số mua hàng hóa của chính phủ
d. Phá giá, giảm thuế, và giảm số mú hàng hóa của chính phủ
8. Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi
tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực tiếp
a. Làm tăng GDP của Việt Nam
b. Làm cho đồng tiền VN giảm giá so với ngoại tệ
c. Làm tăng dự trữ ngoại tệ của VN
d. Cả 3 câu đều đúng
9. Những nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là
a. Tỷ giá hối đoái
b. Lãi suất và sản lượng cung ứng
c. Thuế thu nhập lũy tiền và trợ cấp thất nghiệp
d. Thuế thu nhập và trợ cấp
10. Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là 1 trong những biện pháp để
a. Giảm tỷ lệ thấp nghiệp b. Hạn chế lạm phát
c. Tăng đầu tư cho giáo dục d. Giảm thuế

BÀI TẬP CHƯƠNG 7


1/ Nền kinh tế mở có các hàm:
C = 80 + 0,8Yd; I = 220 + 0,1Y; G = 500; Tm = 0,2; X = 300; M = 20+ 0,3Y

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và cho biết tình hình cán cân ngoại
thương tại đó?
b. Nếu chính phủ tăng xuất khẩu 90, cán cân ngoại thương sẽ thay đổi thế nào?
2/ Nền kinh tế mở có các hàm:
C = 70 + 0,75Yd; I = 100 + 0,2Y; G = 320; X = 500; M = 350 + 0,25Y

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia tại điểm cân bằng ngân sách.
b. Thực tế, thuế ròng biên bằng 0,1, thuế ròng tự định là 200. Xác định sản lượng
cân bằng trong trường hợp này.
c. Nếu tăng xuất khẩu 20, do đó đầu tư thay đổi 10, tiêu dùng thay đổi 50. Hỏi sản
lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
3/ Nền kinh tế mở có các hàm:
S = - 400+ 0,4Yd; I = 300 + 0,2Y; T = 200 + 0,3Y; M = 150 + 0,2Y; G = 300; Yp=

4.500; Y1= 4.000.

Yêu cầu: Hãy tính giá trị xuất khẩu tại mức sản lượng cân bằng ban đầu và xác
định cán cân thương mại.
4/ Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng
lại muốn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới, vậy quốc
gia đó cần thực hiện những chính sách kinh tế như thế nào?

5/ Giả sử YP = 1.800; Tm = 0,15; G = 500; Cm = 0,8; I = 80; X = 200 và Mm = 0,2

Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng cân bằng theo phương pháp đại số bằng hai cách và biểu
diễn trên đồ thị.
b. Mục tiêu là sản lượng tiềm năng thì nên điều tiết chính sách ngoại thương như
thế nào?

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá sẽ
a. Thay đổi tùy theo diễn tiến trên thị trường ngoại hối
b. Không thay đổi, bất luận diễn tiến trên thị trường ngoại hối
c. Tăng khi cung ngoại tệ tăng
d. Giảm khi cầu ngoại tệ tăng
2. Điểm cân bằng chung cho một hệ thống kinh tế đòi hỏi
a. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, nhưng tổng cung phải vượt quá để khỏi thiếu
hụt hàng hóa
b. Tổng thu nhập phải bằng với tổng chi tiêu, nhưng cầu tiền phải vượt qua để
tránh lạm phát
c. Sự cân bằng độc lập của cả hai thị trường: thị trường tiền tệ và thị trường hàng
hóa – dịch vụ
d. Sự cân bằng đồng thời có ở cả hai thị trường: thị trường tiền tệ và thị trường
hàng hóa – dịch vụ
3. Với chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, tỷ
giá linh hoạt sẽ gây ra tác động ngắn hạn là
a. Sản lượng tăng
b. Cán cân thương mại thặng dư hơn trước
c. Đồng nội tệ giảm giá
d. a , b , c đúng
4. Tỷ giá hối đoái tăng chậm hơn trong nước (giả sử giá nước ngoài không đổi). Muốn
tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, biện pháp tốt nhất là
a. Tăng tỷ giá
b. Giảm tỷ giá
c. Tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật để làm giảm giá trong nước
d. b và c
5. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong
nước
nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ
a. Tăng b. Giảm c. Không thay đổi d. Không thể kết luận
6. Khi chính phủ vay nợ nước ngoài để cân đối cán cân thanh toán khoản này sẽ
được ghi vào
a. Cán cân vãng lai b. Cán cân vốn
c. Hạng mục cân đối d. Tài trợ chính thức
7. Khi chính phủ vay nợ nước ngoài để đầu tư cho cơ sở hạ tầng hoặc thay đổi cơ
cấu
kinh tế, khoản này sẽ được phản ánh ở mục
a. Cán cân vãng lai b. Cán cân vốn
c. Hạng mục cân đối d. Tài trợ chính thức
8. Tác động dài hạn của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện kinh tế mở, tỷ
giá hối đoái cố định, vốn vận động tự do là
a. Thặng dư cán cân thượng mại, lãi suất và sản lượng trở về mức cũ
b. Thâm hụt cán cân thương mại, lãi suất và sản lương trở về mức cũ
c. Thâm hụt cán cân ngân sách, lãi suất và sản lượng đều tăng
d. Thặng dư cán cân ngân sách, lãi suất không đổi, sản lượng tăng
9. Kết quả của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện kinh tế mở, tỷ giá cố định,
vốn luân chuyển tự do là
a. Lãi suất cân bằng với lãi suất thế giới, sản lượng tăng
b. Lãi suất nhỏ hơn lãi suất thê giới, sản lượng tăng
c. Lãi suất và sản lượng trở về mức cũ
d. Các câu trên đều sai
10. Trong cơ chế tỷ giá cố định, khi có áp lực làm tăng cung ngoại tệ, NHTW sẽ
a. Bán nội tệ và mua ngoại tệ
b. Bán ngoại tệ và mua nội tệ
c. Bán và mua hai ngoại tệ
d. Hoàn toàn không can thiệp

THE END
Các nhà kinh tế phải tính cả GDP theo yếu tố sản xuất là để tránh GDP theo giá thị trường giả tạo do : a.
Giá tăng b. Thuế tăng c. Chi phí tăng d. Sản lượng tăng

Đáp án B

You might also like