You are on page 1of 11

HỆ THỐNG BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ 2023

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ


Bài 1. Xét một nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu
dùng tự định là 300 triệu đồng, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong
nước của khu vực tư nhân bằng 100 triệu đồng.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c. Tính mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng thị trường
trong tương lai và tăng đầu tư thêm 100 triệu đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và
sự thay đổi cuối cùng trong mức sản gây ra bởi sự gia tăng đầu tư này.
Bài 2. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ. Tiêu dùng tự định là 300
triệu đông và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư
nhân bằng 200 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 300 triệu đồng và thu thuế bằng 25 phần
trăm thu nhập quốc dân.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 200 triệu đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và
sự thay đổi mức sản lượng cân bằng.
Bài 3. Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và
xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 1200 tỷ
đồng. Hiện tại sản lượng cân bằng của nền kinh tế đang ở mức 1000 tỷ đồng. Muốn đạt
được mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì:
a. Chi tiêu của chính phủ cần thay đổi bao nhiêu?
b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu?
c. Thuế và chi tiêu của chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân
ngân sách không bị ảnh hưởng.
d. Dùng đồ thị minh hoạ các tình huống ở trên.
Bài 4. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu cận
biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ đồng, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8.
Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ đồng
và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân.
a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế.
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị.
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng.
Bây giờ, giả sử chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ thêm 20 tỷ đồng.
Hãy:
d. Xác định mức sản lượng cân bằng mới và biểu diễn trên đồ thị.

1
e. Tính toán sự thay đổi của chi tiêu tự định, phần chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập,
tiêu dùng, nhập khẩu, và đầu tư.
Bài 5. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 1/3. Cả
tiêu dùng tự định và đầu tư đều là 100 tỉ, và chi tiêu chính phủ là 500 tỉ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?
Bây giờ giả thiết chi tiêu chính phủ giảm xuống 200 và thuế suất giảm xuống 1/6.
e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới.
f. Xác định đường tổng chi tiêu mới.
g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới.
h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa
trong khi vẫn duy trì ngân sách cân bằng hay không?
i. Hãy kiểm định xem sự thay đổi sản lượng có bằng sự thay đổi chỉ tiêu chính phủ
hay không, tức là số nhân có bằng 1 hay không?
Bài 6. Giả sử mức sản lượng cân bằng Y = 5000; C= 500 + 0,6 (Y-T); T =600; G=
1000;
I= 2.160 – 100i. Yêu cầu:
a. Khi đó mức lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
b. Với mức lãi suất tìm được ở câu (a). Nếu chi tiêu Chính phủ và Thuế đều tăng 1
lượng như nhau là 50 (các yếu tố khác không đổi) thì sản lượng cân bằng thay
đổi như thế nào?
c. Nếu Chính phủ tăng chi Thuế thêm 50; Chính phủ phải điều chỉnh chi tiêu thế
nào để sản lượng cân bằng của nền kinh tế không bị ảnh hưởng (các yếu tố khác
không đổi)
Bài 7. Một nền kinh tế mở có các thông tin sau: xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) =
0,55; xu hướng đầu tư cận biên (MPI) = 0,14; thuế suất là 0,2; xu hướng nhập khẩu cận
biên (MPM) = 0,08; chi tiêu tự định (C) = 20; đầu tư tự định (I) = 100; chi tiêu chính
phủ (G) = 120; xuất khẩu (X) = 40; sản lượng tiềm năng (Yp) = 600; để đạt được sản
lượng tiềm năng xuất khẩu phải tăng thêm (∆X) bằng bao nhiêu?
Bài 8. Trong nền kinh tế đóng và không chính phủ có các hàm số: C = 30 + 0,7Yd ; I =
10+0,1Y. Giả sử đầu tư tăng thêm 5, chi tiêu tăng thêm 10 thì sản lượng cân bằng của
nền kinh tế là bao nhiêu?
Bài 9. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc
dân là 0,6 và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,4. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 200 triệu
đồng thì cán cân thương mại sẽ như thế nào?
Bài 10. Một nền kinh tế hoàn chỉnh có các thông tin như sau:

2
C= 60+ 0,75 Yd; I= 600; G= 3260; T= 0,4.Y; X= 2000; IM=
0,25.Y;
Sản lượng tiềm năng Yp= 7.600.
a. Xác định sản lượng cân bằng
b. CP tăng thuế trực thu và gián thu lên 150; tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ thêm 90
và tăng chi chuyển nhượng thêm 60. Tính sản lượng cân bằng mới và nhận xét về tình
trạng ngân sách
c. Nếu CP muốn đưa sản lượng cân bằng về mức sản lượng tiềm năng thì phải áp dụng
chính sách tài khóa như thế nào?
Bài 11. X= 5 tỷ; xu hướng nhập khẩu cận biên = 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ, xu
hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân là 5 tỷ. CP chi
tiêu 40 tỷ và thu thuế bằng 20% thu nhập quốc dân. Yêu cầu:
a. Xác định chi tiêu tự định của nền kt
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và vẽ đồ thị
c. Xác định mức sản lượng cân bằng?
Bây giờ giả sử CP tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 20 tỷ đồng.
d. Xác định mức sản lượng cân bằng mới và biểu diễn trên đồ thị
e. Tính toán sự thay đổi của chi tiêu tự định, phần chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập, tiêu
dùng, nhập khẩu và đầu tư.
Bài 12: Xét một nền kinh tế đóng với các số liệu như sau
Tiêu dùng: C = 50 + 0,8. YD Chi tiêu chính phủ: G =200
Đầu tư: I = 150 Thuế: T = 50
Yêu cầu:
a. Viết phương trình đường tổng cầu, hàm tiết kiệm và tính sản lượng cân bằng
b. Giả sử chi tiêu tự định của Chính phủ tăng 100. Hãy tính sản lượng cân bằng
mới, Tính cán cân ngân sách của Chính phủ? Minh họa bằng đồ thì
c. Thay vì tăng chi tiêu chính phủ, thuế tự định cần thay đổi bao nhiêu để đạt
được mức sản lượng cân bằng ở cầu b. Minh họa tình huống trên cùng một đồ thị?
Bài 13: Xét một nền kinh tế mở trong đó các hãng đáp ứng tất cả nhu cầu tại mức giá
cho trước. Dưới đây là các thông tin về thành tố của tổng chi tiêu
Tiêu dùng C = 20 + 0,8. YD Đầu tư I = 70
Chi tiêu chính phủ G = 80 Chuyển giao thu nhập Tr =20

3
Thuế T= 20+0,25. Y Xuất khẩu X = 40
Nhập khẩu IM =0,1Y
Yêu cầu:
a. Viết phương trình hàm tiết kiệm và tổng cầu của nền kinh tế? Tính sản lượng
cân bằng, cán cân thương mại?
b. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng thêm 30. Hãy tính sản lượng cân bằng mới và
sự thay đổi của chi tiêu tự định, cán cân ngân sách và cán cân thương mại
c. Khi chính phủ chuyển giao thu nhập thêm 10, trạng thái cân bằng mới, cán cân
ngân sách thay đổi bao nhiêu so với mức ban đầu? Vẽ hình minh họa cho mỗi tình
huống trên?
Bài 14: Xét một nền kinh tế mở trong đó các hãng đáp ứng tất cả nhu cầu tại mức giá
cho trước. Dưới đây là các thông tin về thành tố của tổng chi tiêu
Tiêu dùng C = 200 + 0,8. YD Đầu tư I = 700
Chi tiêu chính phủ G = 800 Chuyển giao thu nhập Tr =200
Thuế Tx= 0,25. Y Xuất khẩu EX = 400
Nhập khẩu IM =0,1Y
Yêu cầu:
a. Viết phương trình hàm tiết kiệm và tổng cầu của nền kinh tế? Tính sản lượng
cân bằng, cán cân ngân sách? Vẽ hình minh họa cho tình huống trên?
B. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng thêm 100. Hãy tính sản lượng cân bằng mới và
sự thay đổi của chi tiêu tự định, cán cân ngân sách và cán cân thương mại
c. Khi chính phủ chuyển giao thu nhập giảm 100, trạng thái cân bằng mới, cán
cân ngân sách thay đổi bao nhiêu so với mức ban đầu?

Bài 15: Xét một nền kinh tế mở trong đó các hãng đáp ứng tất cả nhu cầu tại mức giá
cho trước. Dưới đây là các thông tin về thành tố của tổng chi tiêu
Tiêu dùng C = 100 + 0,8. YD Đầu tư I = 500
Chi tiêu chính phủ G = 400 Chuyển giao thu nhập Tr =100
Thuế T= 100 + 0,25. Y Xuất khẩu X = 300
Nhập khẩu IM =50+ 0,1Y
Yêu cầu:
a. Viết phương trình hàm tiết kiệm và tổng cầu của nền kinh tế? Tính sản lượng
cân bằng, cán cân ngân sách?

4
b. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng thêm 100. Muốn sản lượng không thay đổi,
thì số thu về thuế cần thiết phải tăng một lượng là bao nhiêu? Khi đó cán cân
ngân sách thay đổi thế nào
c. Khi chính phủ chuyển giao thu nhập giảm 100, trạng thái cân bằng mới, cán
cân ngân sách thay đổi bao nhiêu so với mức ban đầu?
Chương 3. Một số chỉ tiêu KTVM cơ bản
Bài 1: Sau đây là những thông tin về nền kinh tế chỉ sản xuất bút và sách. Năm cơ sở là
năm 2000.
Năm Giá bút Sản Lượng bút Giá sách Sản lượng sách
(nghìn đồng) (Nghìn chiếc) (Nghìn đồng) (nghìn chiếc)
1999 3 100 10 50
2000 3 120 12 70
2001 4 120 14 70
Yêu cầu:
a. Tính GDP thực tế và GDP danh nghĩa hàng năm?
b. Tính tỷ lệ lạm phát theo giá điều chỉnh GDP năm 2000 và năm 2001?
c. Tính tăng trưởng kinh tế?
Bài 2: Một giỏ hàng hóa thị trường gồm 2 loại hàng hóa tiêu dùng đại diện như sau:
Năm Giá ngũ cốc Lượng ngũ Giá đường Lượng đường
(nghìn đồng) cốc (tấn) (nghìn đồng) (tấn )

2015 45 3200 11 1800


2016 54 2100 12,5 1650
2017 52 2600 14 1500
Sử dụng năm 2015 làm năm cơ sở
a. Tính GDP danh nghĩa và thực tế của năm 2016, 2017
b. Tính chỉ số giá tiêu dùng của năm 2016, 2017
c. Tính chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2016, 2017.
Bài 3: Giả sử Nền kinh tế chỉ sản xuất loại hàng hóa tiêu dùng đại diện như sau:
Năm Giá ngũ cốc Lượng ngũ cốc Giá đường Lượng
(nghìn (tấn) (nghìn đường (tấn)
đồng/tấn) đồng/tấn)
2018 45 3200 11 1800
2019 54 2100 12,5 1650
2020 52 2600 14 1500
Sử dụng năm 2018 làm năm cơ sở
a. Tính GDP danh nghĩa và thực tế của năm 2019, 2020

5
b. Tính chỉ số giá tiêu dùng của năm 2019, 2020
c. Giả sử năm cơ sở là năm 2019, hãy tính tỷ lệ lạm phát theo CPI của năm
2019, 2020?
Bài 4: Hãy xem xét một nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng bánh mỳ và ô tô. Bảng số
liệu thống kê cho trong 2 năm như sau:
Đơn vị Năm 2010 Năm 2020
Giá ô tô Nghìn đồng/chiếc 50.000 70.000
Giá bánh mỳ Nghìn đồng/chiếc 10 20
Lượng ô tô sản xuất Chiếc 1000 1200
Lượng bánh mỳ sản xuất Chiếc 540.000 430.000
Hãy tính:
a. Hãy sử dụng năm 2010 làm cơ sở để tính GDPn và GDPr; Tốc độ tăng trưởng bình
quân trong giai đoạn này?
b. Tính chỉ số điều chỉnh DGDP và chỉ số giá CPI. Giá cả tăng bao nhiêu trong khoảng
thời gian giữa năm 2010 và 2020? Hãy so sánh sự khác biệt của của 2 loại chỉ số
giá trên và giải thích sự khác biệt đó?
Bài 5: Dưới đây là số liệu về nền kinh tế được giả định là chỉ sản xuất sữa và mật ong:
Giá sữa Lượng sữa Giá mật ong Lượng mật
Năm
(đô la) (lít) (đô la) ong (lít)

2010 2 100 6 500

2011 3 200 7 1000

2012 3 500 8 1100

Hãy tính:
a. Hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP cho mỗi
năm?
b. Hãy tính % gia tăng của GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh
GDP trong năm 2011 và 2012 so với năm trước đó?
c. Giả định rằng các kết quả của tăng trưởng đều đóng góp vào viêc gia tăng
phúc lợi. Khi đó Phúc lợi kinh tế trong năm nào sẽ tăng nhiều hơn, 2011 hay
2012? Giải thích?
Biết năm 2011 là năm gốc

Bài 6: Dưới đây là những thông tin về một nền kinh tế giả định chỉ sản xuất hai hàng
hoá dưới đây: (Năm 2019 là năm cơ sở)

6
Giá ngũ cốc Giá đường
Lượng ngũ Lượng
Năm (nghìn (nghìn
cốc (tấn) đường (tấn)
đồng/tấn) đồng/tấn)
2019 20 200 30 120
2020 21 119 31 130
2021 22 220 32 150
Hãy tính:
a. Hãy tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế cho các năm 2019, 2020 và 2021
b. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2020 và 2021 theo chỉ số điều chỉnh GDP
c. Tính tốc độ tăng trưởng của năm 2020 và 2021
Bài 7: Quá trình sản xuất bánh gạo được cho ở bảng dưới đây:
TT Các công đoạn Doanh Giá trị đầu vào mua từ
Thu các doanh nghiệp khác
1 Trồng lúa 80 0
2 Làm bột gạo 120 80
3 Làm bánh gạo 180 120
4 Bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng 210 180
a. Tổng giá trị sản phẩm trung gian là?
b. Quá trình chuyển từ lúa thành bánh gạo bán cho người tiêu dùng cuối cùng làm tăng
thu nhập quốc dân lên bao nhiêu?
c. Giá trị gia tăng được tạo ra ở công đoạn 3 là?
d. Trong tổng doanh số bán ra giá trị của bột gạo được tính bao nhiêu lần?
Bài 8: Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm 2011 -2015 như sau:
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tỉ lệ tăng trưởng 5,9 5,1 5,4 6 6,7
kinh tế (%)
Cho biết GDP thực tế của năm 2010 là 102 tỷ USD.
Tính GDP thực tế của các năm từ 2011đến 2015
Bài 9: Cho biết số liệu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị : tỷ đồng
1. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá thị trường 1000
2. Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 120
1. Khấu hao 105

7
4. Thu nhập ròng từ nước ngoài 20
5. Chi chuyển nhượng 15
a. Tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo giá thị trường ?
b. Tổng sản phẩm quốc dân ròng tính theo giá thị trường ?
c. Tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố ?
d. Tổng sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí nhân tố là ?
Bài 10: Dưới đây là số liệu về nền kinh tế được giả định là chỉ sản xuất sữa và mật ong
Năm Giá sữa Sản Lượng sữa Giá mật ong Sản lượng mật
(USD) (lít) (USD) (lít)
2001 1 100 2 50
2002 1 200 2 100
2003 2 200 4 100
a. Hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP cho mỗi năm
với năm 2001 làm gốc?
b. Hãy tính phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều
chỉnh GDP trong năm 2002 và 2003 so với năm trước đó?
c. Phúc lợi kinh tế trong năm nào tăng nhiều hơn, 2002 hay 2003? Giải thích?
Bài 11: Có số liệu giả định của một quốc gia như sau:

Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị

Chi tiêu tiêu dùng 80.000 Khấu hao vốn 6.000

Thu nhập từ cho thuê tài sản 2.000 Đầu tư ròng 12.000
Thu nhập ròng từ nước ngoài -4.000 Xuất khẩu 30.000

Mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ 15.000 Tiền lương 70.000

Thuế gián thu 2.000 Nhập khẩu 35.000


Lợi nhuận 18.000 Lợi tức cho vay 10.000
Hãy tính các chỉ tiêu GDP và GNP theo giá thị trường với cách tiếp cận chi tiêu và thu
nhập
Bài 12: Dưới đây là số liệu được rút ra từ hệ thống tài khoản quốc gia của một nước
Khoản mục Tỷ đô la
1. Tổng SP quốc dân theo giá thị trường 469,6
2. Thuế đánh vào các khoản chi tiêu 80,0

8
3. Tiêu hao tư bản 60,8
4. Thu nhập ròng tài sản ở nước ngoài 5,6
5. Trợ cấp cho sản xuất 5,9
Hãy tính:
a. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường?
b. Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường?
c. Sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí nhân tố?
d. Tổng sản phẩm trong nưước theo chi phí nhân tố?
e. Thu nhập quốc dân?
Chương 4. Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Bài 1. Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 6%, tỉ lệ dự
trữ dôi ra là 1%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền là bao nhiêu?
Bài 2. Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi là 0,1.
Nếu muốn tăng cung tiền 1 tỷ đồng qua hoạt động thị trường mở, ngân hàng trung ương
cần phải làm gì?
Bài 3. Ngân hàng trung ương mua 1.000 triệu đồng trái phiếu trên thị trường mở, mức
cung tiền sẽ thay đổi ra sao nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, không có dự trữ dư thừa
và không có rò rỉ tiền mặt?
Bài 4. Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1.400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền
mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%; dự trữ tùy ý là 5%. Vậy tỷ lệ dự trữ bắt
buộc sẽ là bao nhiêu?
Bài 5. Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại
(Đơn vị: tỷ đồng)
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ
Dự trữ: 200 Tiền gửi: 1000
Trái phiếu: 800
Tổng : 1000
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 3,8. Hãy xác định các chỉ
tiêu sau:
a. Số nhân tiền.
b. Cơ sở tiền tệ.
c. M1.
Sau đó giả sử ngân hàng trung ương mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng
thương mại với giá trị 800 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng cho vay được toàn bộ dự trữ
dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
d. Cơ sở tiền tệ.

9
e. M1.
f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng.
g. Lượng tiền gửi.
h. Dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại.
i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại.
Bài 6 Giả sử một nền kinh tế có hàm cầu tiền thực tế là:
MD = 500 – 10i
Trong đó i là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền danh nghĩa MSn = 900 (tỷ
đồng). Mức giá P = 2.
a. Lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
b. Giả sử mức giá không thay đổi, điều gì sẽ xảy ra với lãi suất cân bằng nếu
cung tiền giảm từ 900 tỷ đồng xuống 800 tỷ đồng?
c. Nếu muốn nâng lãi suất lên 8%, ngân hàng trung ương cần ấn định mức cung
tiền là bao nhiêu?
d. Muốn duy trì mức lãi suất là i = 3,8% với tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 4
và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại là 1/6 thì ngân hàng trung ương
cần mua hay bán trái phiếu chính phủ một lượng là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
Bài 7: Giả sử tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 0,1. Tỷ lệ dự trữ so với tiền
gửi là 0,1; cơ sơ tiền là 45.000 tỉ đồng
a. Hãy tính số nhân và lượng cung tiền tệ
b. Muốn tăng cung tiền thêm 120 tỷ đồng, NHTW cần can thiệp thông qua hoạt động
thị trường mở như thế nào? Minh hoạ bằng đồ thị thị trường tiền tệ
c. Bằng lập luận và đồ thị thị trường tiền tệ và AD-AS, hãy giải thích tác động
của chính sách ở câu b đến lãi suất, sản lượng, mức giá và việc làm của nền kinh
tế trong ngắn hạn?
Bài 8: Giả sử tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 15%. Tỷ lệ dự trữ so với tiền
gửi là 10%, cung tiền là 1.000 tỉ đồng
a. Hãy tính số nhân và cơ sở tiền tệ
b. Giả sử NHTW mua 110 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Hãy tính
sự số nhân tiền, cơ sở tiền tệ và thay đổi của cung tiền. Minh hoạ bằng đồ thị thị
trường tiền tệ
c. Nếu cầu tiền có dạng (MD = Y – 10.000i) và Y bằng 1.900 tính lãi suất cân bằng
Bài 9: Giả sử tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 0,2. Tỷ lệ dự trữ so với
tiền gửi là 0,2; Mức cung tiền là 135.000 tỉ đồng
a. Hãy tính số nhân và cơ sở tiền tệ
b. Muốn giảm cung tiền thêm 120 tỷ đồng, NHTW cần can thiệp thông qua hoạt
động thị trường mở như thế nào? Minh họa bằng đồ thị thị trường tiền tệ

10
c. Bằng lập luận và đồ thị thị trường tiền tệ và AD-AS, hãy giải thích tác động của
chính sách ở (câu b) đến lãi suất, sản lượng, mức giá và việc làm của nền kinh
tế trong ngắn hạn
Bài 10: Giả sử tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 10%. Tỷ lệ dự trữ so với tiền
gửi là 10%, cung tiền là 600 tỉ đồng
a. Hãy tính số nhân và cơ sở tiền tệ
b. Giả sử NHTW bán 40 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Hãy
tính sự số nhân tiền, cơ sở tiền tệ và thay đổi của cung tiền. Minh hoạ bằng
đồ thị thị trường tiền tệ
c. Nếu cầu tiền có dạng (MD = Y – 10.000i) và Y bằng 700 tính lãi suất cân
bằng

11

You might also like