You are on page 1of 35

Tỉ số kép,hàng điểm điều hoà,ánh xạ xạ

ảnh và một số ứng dụng

Nguyễn Hữu Đức - Nguyễn Cung Thành


THPT chuyên KHTN,ĐHKHTN,ĐHQGHN

Tóm tắt
Tỉ số kép, hàng điểm điều hoà là một công cụ mạnh và đã là vấn đề quen thuộc đối
với tất cả các bạn học sinh chuyên Toán, tuy nhiên, ứng dụng của ánh xạ xạ ảnh
thì có lẽ vẫn chưa thực sự được phổ biến rộng rãi đến với tất cả mọi người.Trong
bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra lại những khái niệm về tỉ số kép, hàng điểm
điều hoà cùng với ánh xạ xạ ảnh cũng như những ví dụ minh hoạ để cho thấy sức
mạnh của những công cụ này.

I Tỉ số đơn, tỉ số kép, hàng điểm điều hoà


1 Tóm tắt lý thuyết
Những lý thuyết dưới đây được chúng tôi tham khảo và trích trong [1],[2],[3].

1.1 Hàng điểm, tỉ số đơn, tỉ số kép

1.1.1 Các định nghĩa


Định nghĩa 1. Tập hợp các điểm có thứ tự cùng thuộc một đường thẳng gọi là một hàng điểm,
đường thẳng chứa các điểm đó gọi là giá của hàng điểm.

Định nghĩa 2. Hàng điểm gồm ba điểm thẳng hàng A, B, C thì có tỷ số đơn được ký hiệu và định
CA
nghĩa như sau (AB, C) = = k, ta còn nói C chia đoạn AB theo tỉ số k.
CB

bc bc bc

A B C

Định nghĩa 3. Hàng điểm gồm bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng thì có tỉ số kép được kí hiệu và
CA DA
định nghĩa như sau (AB, CD) = : = k, đôi khi ta còn gọi C, D chia liên hợp A, B tỷ số k,
CB DB
nếu không có gì nhầm lẫn ta gọi hàng bốn điểm là một hàng điểm.

1
bc bc bc bc

A C B D

1.1.2 Các tính chất cơ bản của tỉ số đơn và tỉ số kép


Ta xét hàng điểm A, B, C, D, ta luôn có các tính chất sau:
• (AB, M) 6= 1, (AB, M) = −1 ⇔ M là trung điểm của AB
• (AB, CD) = (BA, DC) = (CD, AB) = (DC, BA)
1 1 1 1
• (AB, CD) = = = =
(BA, CD) (AB, DC) (DC, AB) (CD, BA)
• (AB, CX) = k với A, B, C, k xác định thì X tồn tại duy nhất, tương tự với các vị trí còn lại trong
tỉ số kép.
• (AB, CD) 6= 1

1.2 Chùm đường thẳng, tỉ số kép của chùm


1.2.1 Các định lý và định nghĩa
Định nghĩa 4. Tập hợp các đường thẳng phân biệt, có thứ tự cùng đi qua một điểm gọi là một
chùm đường thẳng, điểm các đường thẳng đi qua gọi là tâm của chùm, nếu không có gì nhầm lẫn ta
gọi chùm bốn đường thẳng là một chùm (hoặc là chùm đường thẳng).

O bc

b
c d

Để đi đến định nghĩa về tỉ số kép của chùm đường thẳng, ta cần một định lý.

2
Định lý 1. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d tâm O. Một đường thẳng ∆ không đi qua O cắt a, b, c, d
lần lượt tại A, B, C, D và một đường thẳng ∆′ không đi qua O lần lượt cắt a, b, c tại A′ , B ′ , C ′ thì
(AB, CD) = (A′ B ′ , C ′ )

bc

bc

A′

bc
B′

bc
C′
∆′
bc

bc

A bc

B C bc

Định lý 2. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d, một đường thẳng ∆ cắt a, b, c, d lần lượt tại A, B, C, D
và một đường thẳng ∆′ cắt a, b, c, d tại A′ , B ′ , C ′ , D ′ thì (AB, CD) = (A′ B ′ , C ′ D ′ ).

bc
O

∆′

C′ D′
bc

B bc

A′ bc

bc

bc

A bc

bc
B
C ∆
bc

3
Định lý thứ hai cho ta thấy một đường thẳng bất kỳ cắt chùm đường thẳng thì tỷ số kép của hàng
các giao điểm là không đổi, ta dùng nó để định nghĩa tỷ số kép của chùm đường thẳng.

Định nghĩa 5. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d, một đường thẳng ∆ cắt a, b, c, d tại (A, B, C, D)
thì tỉ số kép của chùm đường thẳng được định nghĩa và ký hiệu là (ab, cd) = (AB, CD).

O bc

bc

A bc

B bc

C bc

1.2.2 Các tính chất


Tỉ số kép của chùm được định nghĩa từ tỉ số kép của hàng điểm nên giữ nguyên các tính chất của tỉ
số kép hàng điểm, sau đây ta đưa thêm một định nghĩa khác của chùm và các tính chất khác, ta lưu
ý thêm là không có khái niệm tỉ số đơn của chùm ba đường thẳng.

Định nghĩa 6. Trên mặt phẳng cho bốn điểm phân biệt A, B, C, D và điểm O bất kỳ không thẳng
hàng với hai trong số bốn điểm đó thì OA, OB, OC, OD là một chùm đường thẳng và tỉ số kép của
chùm đường thẳng này ta ký hiệu là O(AB, CD).
A
bc
bc
B

O
bc

bc
C

D bc

Định nghĩa trên cho ta một cách nhìn chùm đường thẳng thông qua các điểm ở trên nó, định lý sau
cho một cách tính khác tỉ số kép một của chùm đường thẳng như vậy.

4
Định lý 3. Trên mặt phẳng cho bốn điểm phân biệt A, B, C, D và điểm O bất kỳ không thẳng
−→ −→ −−→ −→
sin(OC, OA) sin(OD, OA)
hàng với hai trong số bốn điểm đó thì O(AB, CD) = −→ −−→ : −−→ −−→ .
sin(OC, OB) sin(OD, OB)

bc
A
bc
B

O
bc

bc
C

bc

D

− →

Chú ý rằng (→

a , b ) chỉ góc định hướng giữa hai vector →

a , b modulo 2π.

Hệ quả 1. Cho A, B, C, D nằm trên đường tròn (O) thì với mọi điểm P trên (O) thì P (AB, CD)
luôn không đổi, ta quy ước khi P trùng vào một trong số bốn điểm A, B, C, D chẳng hạn P ≡ A thì
ta thay đường thẳng P A của chùm bởi tiếp tuyến qua A (quy ước này mở rộng định nghĩa của chùm
đường thẳng và vẫn phù hợp với lý thuyết).

P
bc

bc bc

O A
bc
bc
O
D
bc
bc
bc

A D
bc C bc
bc

B
B C

Hệ quả trên giúp ta định nghĩa tỷ số kép của bốn điểm cùng nằm trên đường tròn như sau.
Định nghĩa 7. Cho bốn điểm phân biệt A, B, C, D nằm trên đường tròn (O) tỉ số kép của A, B, C, D
được ký hiệu và định nghĩa là (AB, CD) = P (AB, CD) với P là một điểm bất kỳ trên (O).

Như vậy ký hiệu tỉ số kép (AB, CD) có thể áp dụng được cho hàng điểm hoặc bốn điểm đồng viên.

5
−→ −→ −−→ −→
cot(OC, OA) cot(OD, OA)
Hệ quả 2. Nếu chùm OA, OB, OC, OD có OA ⊥ OD thì O(AB, CD) = −→ −−→ : −−→ −−→ .
cot(OC, OB) cot(OD, OB)

Hệ quả 3. Cho hai chùm gồm các đường thẳng a, b, c, d và a′ , b′ , c′ , d′ trong đó a, b, c tương ứng
vuông góc với a′ , b′ , c′ , khi đó d ⊥ d′ khi và chỉ khi (ab, cd) = (a′ b′ , c′ d′ ).

bc

a’

bc

b’ O′
bc bc

bc
bc

c’

a
d’

6
1.3 Phép chiếu xuyên tâm
1.3.1 Quy ước và định nghĩa
Để thấy được mối liên hệ giữa chùm và hàng điểm, ta sẽ nghiên cứu các ánh xạ giữa các hàng điểm
gọi là phép chiếu xuyên tâm, tuy nhiên trước khi định nghĩa phép chiếu xuyên tâm ta cần thêm một
vài quy ước về điểm vô cùng trong mặt phẳng để được định nghĩa tốt.

Ta quy ước như sau, tất cả các đường thẳng song song với nhau thì chúng vẫn cắt nhau tại một điểm
gọi là điểm vô cùng, ký hiệu là ∞, vì có vô số các cặp đường thẳng song song với nhau nên cũng có
vô số điểm vô cùng, chúng nằm trên một đường thẳng gọi là đường thẳng vô cùng, ký hiệu là d∞ .

Cách quy ước trên dẫn đến nhiều tính chất khác xong ta không đi sâu phân tích mà sử dụng để định
nghĩa phép chiếu xuyên tâm như sau.

Định nghĩa 8. Cho hai đường thẳng ∆, ∆′ và một điểm P không thuộc ∆, ∆′ . Xét ánh xạ f đi từ
đường thẳng ∆ vào đường thẳng ∆′ , được xác định như sau: f (A) = A′ sao cho A, A′ , P thẳng hàng.
Khi đó f được gọi là phép chiếu xuyên tâm. Điểm P được gọi là tâm chiếu của f .

bc
P

bc

∆′
bc

A′

Nhờ quy ước về điểm vô cùng f xác định trên toàn ∆ (điểm A ∈ ∆ mà P A k ∆′ sẽ biến thành điểm
∞ của ∆′ , cũng nhờ quy ước về điểm xa vô cùng ta có thể gộp hai định lý quan trọng là định lý 1
và định lý 2 lại như sau.

Định lý 4. Phép chiếu xuyên tâm biến A, B, C, D thành A′ , B ′ , C ′ , D ′ thì (AB, CD) = (A′ B ′ , C ′ D ′ ),
như vậy ta cũng có (AB, CD) = (A′ B ′ , C ′ ∞) = (A′ B ′ , C ′ ) nếu giá của hàng A′ , B ′ , C ′ song song với
DD ′ .

7
bc
O

∆′

C′ D′
bc

B bc

A′ bc

bc

bc

A bc

bc
B
C ∆
bc

bc

bc

A′

bc
B′

bc
C′
∆′
bc

bc

A bc

B C bc

Nói cách khác phép chiếu xuyên tâm bào toàn tỉ số kép. Định lý trên là một định lý quan trọng cả
về mặt lý thuyết lẫn thực hành.

8
1.3.2 Các tính chất
Định lý 5. Cho hai hàng điểm gồm các điểm O, A, B, C và O, A′ , B ′ , C ′ , khi đó AA′ , BB ′ , CC ′ đồng
quy khi và chỉ khi (OA, BC) = (OA′ , B ′ C ′ ).

bc
O

bc
A

A′
bc

bc
B

B′
bc

bc bc bc

C′ C

Định lý 6. Cho cho hai chùm gồm các đường thẳng m, a, b, c và m, a′ , b′ , c′ , giả sử a, b, c giao a′ , b′ , c′
lần lượt tại A, B, C thì A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi (ma, bc) = (ma′ , b′ c′ ).

C
bc

bc

a
a’
m
bc
bc

b b’
c c’

bc

Từ đây nếu ta có O(AB, CO ′) = O ′(AB, CO) thì A, B, C thẳng hàng.

9
1.4 Hàng điểm điều hoà, chùm đường thẳng điều hoà
1.4.1 Các định nghĩa
Định nghĩa 9. Ta gọi hàng điểm A, B, C, D là hàng điểm điều hòa nếu (AB, CD) = −1, tương tự
ta cũng gọi chùm đường thẳng a, b, c, d là chùm đường thẳng điều hoà nếu (a, b, c, d) = −1 hay gọi
tắt là chùm điều hoà.

Nhờ các tính chất về tỉ số kép ta thấy ngay vì tỉ số kép đặc biệt là -1 nên việc C, D chia A, B
cũng như A, B chia C, D tức là (AB, CD) = (AB, DC) = (BA, DC) = (BA, CD) = (DC, BA) =
(DC, AB) = (CD, AB) = (CD, BA) = −1 nên khi đó ta còn nói A, B liên hợp điều hoà với C, D.
Ta cũng có các tính chất tương tự cho chùm điều hoà.

Nhờ sự liên hệ giữa tỉ số đơn và tỉ số kép ta cũng có một định lý cơ bản sau của chùm điều hòa.

Định lý 7. Một chùm là điều hòa khi và chỉ khi một đường thẳng bất kỳ song song với một đường
thẳng của chùm bị ba đường thẳng còn lại chắn hai đoạn thẳng bằng nhau.

O bc

A bc

bc

bc

Định lý trên còn được phát biểu dưới dạng chùm cho bởi các điểm như sau.

Định lý 8. Cho chùm O(AB, CD) = −1 với A, B, C thẳng hàng C là trung điểm AB khi và chỉ khi
AB k OD.

O bc

A bc
bc
D

bc

bc

Do tính đặc biệt của tỷ số kép -1 ta có một loạt các tính chất sau cũng tương đương với định nghĩa
của hàng điểm điều hòa.

10
Định lý 9. Cho hàng điểm A, B, C, D và I là trung điểm AB, J là trung điểm CD khi đó ta có các
khẳng định sau là tương đương:
1) (AB, CD) = −1
2 1 1
2) = + (Hệ thức Descartes)
AB AC AD
3) IA2 = IB 2 = IC.ID (Hệ thức Newton)
4) AB.AJ = AC.AD (Hệ thức Maclaurin)

1.4.2 Ba hàng điều hoà và chùm điều hoà đặc biệt


Định lý 10. Cho tam giác ABC và AD, AE là hai phân giác trong và ngoài của tam giác thì
(BC, DE) = −1 kéo theo A(BC, DE) = −1 (hàng phân giác).

bc
A

bc
bc bc bc
E B D C

Định lý 11. Cho tam giác ABC với P là điểm bất kì, gọi P A, P B, P C cắt BC, CA, AB tại D, E, F .
Gọi EF giao BC tại G thì (BC, DG) = −1 (hàng tứ giác toàn phần).

A
bc

bc E

F bc

bc P

G bc bc bc bc

B D C

Định lý 12. Cho P là điểm nằm ngoài đường tròn (O) và P A, P B là hai tuyến tuyến kẻ từ P với
A, B thuộc (O). Một đường thẳng qua P cắt (O) tại C, D. AB giao CD tại Q thì (P Q, CD) = −1
(hàng tiếp tuyến, cát tuyến)

11
A
bc
bc
D

Q
bc

C bc

P bc
O
bc

bc

1.4.3 Các định lý ứng dụng


Định lý 13. Cho chùm (ab, cd) = −1 thì các mệnh đề sau là tương đương:
1) c ⊥ d
2) c là phân giác tạo bởi a và b
3) d là phân giác tạo bởi a và b

Từ định nghĩa tỉ số kép của bốn điểm đồng viên ta có thể định nghĩa tứ giác điều hòa như sau.

Định nghĩa 10. Tứ giác nội tiếp ABCD gọi là tứ giác điều hoà nếu (AB, CD) = −1.

Định lí dưới đây cũng cho các khẳng định tương đương với định nghĩa tứ giác điều hòa.

Định lý 14. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O), gọi ∆a , ∆b , ∆c , ∆d lần lượt là các tiếp tuyến tại (O)
tại A, B, C, D thì các điều kiện sau là tương đương:
1) Tứ giác ABCD điều hoà
2) AB.CD = AD.BC
3) ∆b , ∆d , AC đồng quy
4) ∆a , ∆c , BD đồng quy

1.5 Các định lý cơ bản hình học xạ ảnh


Định lý 15 (Định lý Pappus). Cho hai đường thẳng ∆ và ∆′ , các điểm A, B, C ∈ ∆, A′ , B ′ , C ′ ∈ ∆′ ,
khi đó giao điểm của các cặp đường thẳng AB ′ và A′ B, BC ′ và B ′ C, CA′ và C ′ A thẳng hàng.


bc
C
B
bc

A M
bc

L bc

bc bc
N
K bc

bc
∆′
bc
bc
A′ B′ C′

12
Chứng minh:
Gọi AC ′ , AB ′ cắt BA′ tại L, K và CA′ , CB ′ cắt BC ′ tại M, N thì (BL, KA′ ) = A(BL, KA′ ) =
C(BC ′ , B ′ A′ ) = (BC ′ , NM) nên C ′ L, NK, MA′ đồng quy (đpcm).

Định lý 16 (Định lý Pascal). Cho sáu điểm A, B, C, A′ , B ′ , C ′ nội tiếp cùng một đường tròn khi đó
các giao điểm của các cặp đường thẳng AB ′ và A′ B, BC ′ và B ′ C, CA′ và C ′ A thẳng hàng.

A
bc

B C
bc L bc

bc
M
bc
O bc

K bc

bc
N
bc
bc

B′ C′

bc

A′

Chứng minh:
Gọi BC ′ , BA′ cắt B ′ A tại L, K và CA′ , CB ′ cắt C ′ A tại N, M thì (AL, KB ′ ) = B(AL, KB ′ ) =
B(AC ′ , A′ B ′ ) = C(AC ′ , A′ B ′ ) = C(AC ′ , NM) = (AC ′ , NM) nên C ′ L, KN, B ′ M đồng quy (đpcm)

Định lý 17 (Định lý Desargues). Cho hai tam giác ABC và A′ B ′ C ′ . Gọi X, Y, Z lần lượt là giao
của các cặp đường thẳng (BC, B ′C ′ ),(AC, A′C ′ ),(AB, A′ B ′ ), khi đó X, Y, Z thẳng hàng khi và chỉ
khi AA′ , BB ′ , CC ′ hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.

A C′
bc
bc

bc
K

B
bc

J
bc

bc
bc

bc A′ B′
Z
bc
C
bc

L bc

Y bc

Chứng minh:
Gọi BB ′ cắt CC ′ tại J. Y Z cắt JB, JC tại K, L. Ta có AA′ , BB ′ , CC ′ đồng quy ⇔ A, J, A′ thẳng hàng
⇔ Z(JA, A′ Y ) = Y (JA, A′ Z) ⇔ (JB, B ′ K) = (JC, C ′L) ⇔ BC, B ′ C ′ , KL đồng quy ⇔ X, Y, Z
thẳng hàng. (đpcm)

13
2 Ứng dụng vào một số bài toán
Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với trực tâm H, M là trung điểm BC. Đường thẳng qua H
song song OA cắt BC tại D và đường thẳng qua D song song AM cắt AH tại E, điểm F đối xứng
D qua E. Chứng minh rằng AF và BC cắt nhau trên đường thẳng Euler của tam giác ABC. [1]

A
bc

F
bc

E
bc
bc
O
H bc

S bc bc bc bc bc bc

M C
B K D

bc
T

Lời giải:
Gọi OH cắt BC tại S, HD cắt OM tại T . Bằng định lý T hales, để chứng minh S, A, F thẳng
SM MA 2SM MA KM
hàng thì ta chứng minh = ⇔ = = . Vì OAHT là hình bình hành
SD DF SD DE KD
−−→ −−→ −−→ −−→ SM OM MT DM SM + DM
và AH = 2OM nên OM = MT . Từ đây = = = = suy ra
SK HK HK KD SD
2SM SM + SK SM − SK KM
= = = (đpcm).
SD SK SD − SK KD
Bài trên dựa theo ý tưởng biến đổi tỉ số từ chứng minh S, D, K, M là hàng điều hoà, vì mới là bài
đầu nên chúng ta vẫn chưa thấy được sự sâu sắc từ các tính chất của tỉ số kép và hàng điểm điều
hoà.
Bài 2. Cho tam giác ABC với AB < AC, nội tiếp đường tròn (O), tâm nội tiếp I. M là trung điểm
BC, N là trung điểm cung BC chứa A của (O). Đường tròn ngoại tiếp tam giác IAN và IBM cắt
nhau tại K khác I. BK giao AC tại X, NK giao AI tại Y . Chứng minh rằng XY, BI và AN đồng
quy. [1]

Lời giải:
Gọi AI cắt KB và (O) lần thứ hai lần lượt tại J, D. KB cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác IAN
tại T . Dễ thấy D, M, O, N thẳng hàng và tính chất quen thuộc D là tâm đường tròn ngoại tiếp tam
giác BIC. Từ đây, DM.DN = DB 2 = DI 2 nên ∠DIM = ∠DNI, do đó
∠INA = 90◦ − ∠DNI − ∠IDM = 90◦ − ∠DIM − ∠IDM = ∠IMB = ∠IKT = ∠INT suy ra
NA = NT mà chú ý rằng KY ⊥ KI nên KY, KI là phân giác ∠AKJ. Vì vậy (JA, Y I) = −1 =
A(IN, CB) = A(JZ, XB) = (JZ, XB) suy ra AN, BK, XY đồng quy. (đpcm)

14
bc

Z
bc

N
A bc

bc

T
bc

bc
X
Y bc

bc

K
bc
J
bc
bc

I O

bc bc bc

B M C

bc
D

Bài 3. Cho tứ giác ABCD. M, N di chuyển trên AD, BC. P, Q là trung điểm DN, CM. DQ giao
CP tại T . DN giao CM tại R. Dựng hình bình hành RDSC. Chứng minh rằng ST luôn đi qua
điểm cố định. [1]

X
bc

A
bc

bc
B
M
bc

Q
bc
R bc
N
T bc

bc
P
bc

D bc bc C

bc

Lời giải:
Gọi AD cắt BC tại X. Ta chứng minh S, T, X thẳng hàng thì ST đi qua X cố định. Thật vậy, vì
D(SQ, CM) = −1 = C(SP, DN) nên D(ST, CX) = C(ST, DX). Từ đó S, T, X thẳng hàng. (đpcm)

15
Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm chuyển động trên (O) và AP cắt tiếp tuyến
tại B, C của (O) lần lượt tại M, N.MC cắt NB tại Q. Chứng minh P Q luôn đi qua một điểm cố
định. [2]

A
bc

bc

D L
bc bc bc bc bc
E B C
P
bc
bc
R

bc
M
Q bc

bc

F bc
T

N bc

Lời giải:
Gọi tiếp tuyến tại B, C giao nhau tại T . T Q cắt BC, P A tại E, F . EP cắt (O) tại R và AR cắt
BC tại L. Từ hàng tứ giác toàn phần, ta có −1 = (ED, BC) = P (ED, BC) = P (RA, BC) nên
AR đi qua T . Lại có (T L, RA) = −1 = (T Q, EF ) nên QL, ER, F A đồng quy hay P Q đi qua L cố
định.(đpcm)

Bài 5. Cho đường tròn (O) và một dây cung BC. G là một điểm chuyển động trên cung BC không
chứa O của đường tròn (BOC). Cho D là một điểm cố định thuộc cung BOC của (BOC). GB cắt
CD tại M, GC cắt BD tại N. Giả sử MN cắt (O) tại hai điểm P, Q. Chứng minh rằng đường tròn
ngoại tiếp tam giác GP Q luôn đi qua hai điểm cố định. [2]

Lời giải:
Gọi (GP Q) cắt (BOC) lần thứ hai tại T . Xét trục đẳng phương của ba đường tròn (O), (GP Q), (BOC)
thì P Q, BC, GT đồng quy tại một điểm gọi là L. Có −1 = G(LD, BC) = G(T D, BC) nên tứ giác
BT CD điều hoà mà B, D, C cố định nên T cố định. Gọi tiếp tuyến tại B, C của (BOC)  và T Dđồng
B G C
quy tại S và T S cắt (GP Q) lần thứ hai tại X. Áp dụng định lí P ascal cho bộ 6 điểm của
C B D
PS/(O)
(BOC) thì M, S, N thẳng hàng. Từ đây vì SX.ST = SP .SQ = PS/(O) nên SX = = const(do
ST
S cố định), suy ra X cố định. Như vậy (GP Q) đi qua T, X cố định. 

16
bc
N

X Q
bc bc

bc

S
P
bc

M
bc

D bc
bc
O

L
bc bc bc
C
B

bc

bc

Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Phân giác BE, CF cắt nhau tại I và cắt (O) tại K, L. J, T
nằm trên EF sao cho OJ ⊥ AL, OT ⊥ AK. LJ cắt KT tại N. Chứng minh rằng ON k AI. [2]

A
bc

bc
K

L E
bc
J NT bc bc
bc
bc
bc

S F
bc
bc bc

I O

B bc
bc

bc

17
Lời giải:  
A L B
Tiếp tuyến tại A của (O) cắt LK tại S. Áp dụng định lý P ascal bộ 6 điểm suy ra S, E, F
K A C
thẳng hàng. Kẻ tiếp tuyến SR khác SA đến (O). Ta có −1 = A(SR, LK) = O(AS, JT ) = A(OS, JT )
mà AO ⊥ AS nên AO là phân giác ∠JAT . Vì thế ∠NLK = ∠OLK − ∠OLN = ∠OKL − ∠OAJ =
∠OKL − ∠OAT = ∠OKL − ∠OKT = ∠NKL nên ON ⊥ LK, suy ra ON k AI.(đpcm)

Bài 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), AC cắt BD tại P . (AP D) cắt BP C tại Q. Trung
trực BD, AC cắt BQ, AQ tại K, L. Chứng minh KL chia đôi AB. [2]

B
bc

M
X bc
bc

A
bc
bc
T

P bc
bc
K
Y bc bc
O
bc
Q
bc bc

D L

bc

Lời giải:
Gọi P Q cắt AB tại X, M là trung điểm AB. OQ cắt AB tại Y . Vì QX là phân giác ∠AQB mà
QO ⊥ QX nên QO là phân giác ngoài ∠AQB. Mặt khác, lấy T bất kì trên đường thẳng qua P song
−Y A XA
song AB thì Q(MO, KL) = (MY, BA) = = = (AB, X) = P (T X, BA) = O(MQ, KL)
YB XB
(chùm tương ứng vuông góc) nên M, K, L thẳng hàng hay KL chia đôi AB. (đpcm)

Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. M, N lần lượt là trung điểm AC, AB. Đường
thẳng qua M, N lần lượt vuông góc MH, NH cắt đường thẳng qua A song song với BC tại E, F .
NE cắt MF tại X. Chứng minh rằng AX, OH, BC đồng quy. [2]

Lời giải:
Gọi ME cắt NF tại L. Với ý chú AH ⊥ MN nên OM 2 − ON 2 = AN 2 − AM 2 = HN 2 − HM 2 =
LM 2 − LN 2 suy ra OL ⊥ MN. Gọi S là trực tâm tam giác LMO thì S nằm trên MN và hai tam
giác AMH,LSO có cạnh tương ứng song song nên AL, MS, OH đồng quy tại một điểm gọi là P .
Gọi XL cắt EF, MN tại T, Y thì theo bổ đề hình thang T, Y là trung điểm EF, MN. Gọi G là
trọng tâm tam giác ABC và J là trung điểm BC thì A, Y, G, J thẳng hàng và H, G, O thẳng hàng.
YP 1 YG YP
Gọi Q là giao AP, BC và OH cắt BC tại K thì = = = hay J là trung điểm KQ.
JQ 2 GJ JK
Từ đây A(KQ, T J) = −1 = (XL, T Y ) = A(XL, T Y ) = A(XQ, T J) suy ra A, K, X thẳng hàng hay
AX, OH, BC đồng quy tại K. Vậy ta có điều phải chứng minh.

18
bc
X

E T
A F
bc bc bc bc

bc L

N Y M bc bc
S bc
P
bc bc

bc
bc

bc O
G
H

bc bc
Q
bc bc bc

K B J C

Bài 9.(Ngày 1, Olympic chuyên KHTN năm 2017) Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I)
tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại các điểm D, E, F . Trên đường thẳng EF lấy các điểm
M, N sao cho CM//BN//DA. DM, DN lần lượt cắt đường tròn (I) tại P, Q khác D.
a) Chứng minh rằng BP, CQ, AD đồng quy tại điểm J.
b) Gọi X là trung điểm P Q. Chứng minh rằng JX đi qua trung điểm MN.

A
bc

R bc
M
bc

E
bc
S
F bc

N bc
G I O
bc
bc
bc
bc bc

bc bc
P
bc
K X
bc
Q
J
bc
bc bc bc

T
B D C

bc

19
Lời giải:
a) Gọi AD cắt MN, P Q tại S, K và cắt (I) tại R. Vì tứ giác DF RE điều hoà nên tiếp tuyến
tại D, R,EF đồng quy tại một điểm gọi là T . Áp dụng định lí Ceva ta được AD, BE, CF đồng
quy suy ra (T D, BC) = −1. Chú ý rằng BN k AD k CM nên −1 = (T D, BC) = (T S, NM) =
D(T S, NM) = (DR, QP ) suy ra tứ giác DQRP điều hoà. Do đó, tiếp tuyến tại R, D,P Q đồng quy
hay T, P, Q thẳng hàng. Qua đó (T K, QP ) = D(T K, QP ) = (T S, NM) = −1 = (T D, CB) suy ra
DK, CQ, BP đồng quy. (đpcm)

b) Cũng từ câu a), ta suy ra P N, QM, SK đồng quy tại một điểm gọi là G. Gọi DM cắt BN tại
L. Có M(CB, NL) = M(CB, T D) = −1 mà CM k BN nên B là trung điểm NL. Từ đây, theo bổ
đề hình thang thì J là trung điểm DG. Qua đó, xét tứ giác toàn phần DQGP.NM có J, X là trung
điểm DG, P Q nên J, X, trung điểm của MN nằm trên đường thẳng Gauss của tứ giác. Vậy JX đi
qua trung điểm MN. 

Bài 10. (Nguyễn Văn Linh) Cho tam giác ABC với P bất kì trên mặt phẳng. P A, P B, P B cắt
BC, CA, AB tại A′ , B ′ , C ′ . Các điểm A1 , B1 , C1 đối xứng P qua B ′ C ′ , C ′ A′ , A′ B ′ . Chứng minh rằng
AA1 , BB1 , CC1 đồng quy.

A
bc

A1
bc

bc
B′
D
A2 X bc
bc

C bc
bc

bc
P C2
B2 bc
bc

C1
B1 bc
K bc

bc

U
bc bc bc bc

B A′ C

Lời giải:
Kẻ đường cao A′ A2 , B ′ B2 , C ′ C2 của tam giác A′ B ′ C ′ . B ′ C ′ cắt BC tại U và K, X là lần lượt là
trung điểm A′ A2 , P A1 . Có (AP, DA′) = C ′ (AP, DA′ ) = (BC, UA′ ) = −1 mà theo bổ đề hình thang
A′ X, A2 P, DK đồng quy nên A, K, X thẳng hàng (hàng tứ giác toàn phần). Mặt khác K, X là trung
điểm A′ A2 , P A1 và P A1 k A′ A2 suy ra A, A1 , A2 thẳng hàng. Tương tự ta B, B1 , B2 , C, C1 , C2 thẳng
sin∠BAA1 A2 C ′ .AB ′ sin∠CBB1 B2 A′ .BC ′ sin∠ACC1 C2 B ′ .CA′
hàng. Từ đây = ; = ; = . Chú ý
sin∠CAA1 A2 B ′ .AC ′ sin∠ABB1 B2 C ′ .BA′ sin∠BCC1 C2 A′ .CB ′
sin∠BAA1 sin∠CBB1 sin∠ACC1
rằng AA′ , BB ′ , CC ′ và A′ A2 , B ′ B2 , C ′ C2 đồng quy nên . . = 1. Từ
sin∠CAA1 sin∠ABB1 sin∠BCC1
đây áp dụng định lý CevaSin ta được AA1 , BB1 , CC1 đồng quy.(đpcm)

Như vậy là chúng ta đã đi qua một số ví dụ tiêu biểu từ dễ đến khó ứng dụng của những định nghĩa
và tính chất nêu ra trong phần lý thuyết, tiếp theo sẽ là những ứng dụng của các hệ thức khi có
hàng điểm điều hoà và chùm điều hoà để giải quyết vấn đề.

Bài 11. Cho tam giác ABC và một điểm P bất kỳ.P A, P B, P C lần lượt cắt BC, CA, AB tại
D, E, F .DE, DF lần lượt cắt AB, AC lại K, L. Gọi M, N lần lượt là trung điểm KF, LE. Chứng

20
minh rằng B, C, M, N cùng thuộc một đường tròn khi và chỉ khi E, F, K, L cùng thuộc một đường
tròn. [1]

A
bc

F E
bc bc
P
bc

B bc bc bc C
D
M bc
bc
N

bc

K bc
L

Lời giải:
Ta có (AB, F K) = (AC, EL) = −1 mà M, N là trung điểm KF, EL nên B, C, M, N cùng thuộc một
đường tròn ⇔ AB.AM = AC.AL ⇔ AF .AK = AE.AL(hệ thức Maclaurin) ⇔ E, F, K, L cùng
thuộc một đường tròn. (đpcm)

Bài 12. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm bất kì, P A, P B, P C cắt BC, CA, AB tại
D, E, F . EF cắt BC tại G. Đường tròn đường kính GD cắt (O) tại M, N. MN cắt BC tại Q. Chứng
minh rằng đường tròn qua Q, M tiếp xúc (O) và đường tròn qua Q, N tiếp xúc (O) cắt nhau trên
BC. [1]

A
bc

M
bc

O1 bc
E
bc
F bc
O
bc P
bc

bc bc bc bc bc
D bc

G S B Q bc
C
O2
bc

Lời giải:
Gọi (O1 ) là đường tròn đi qua Q, M tiếp xúc (O) và (O2 ) là đường tròn đi qua Q, N tiếp xúc (O),
đồng thời S là trung điểm DG. Vì (GD, BC) = −1 nên theo hệ thức Newton thì SM 2 = SN 2 =
SG2 = SB.SC hay SM, SN là tuyến tuyến của (O). Từ đây xét trục đẳng phương của ba đường
tròn (O), (O1), (O2 ) suy ra S là tâm đẳng phương của ba đường tròn mà (O1 ), (O2 ) có một điểm
chung Q nên SQ hay BC là trục đẳng phương của (O1 ), (O2). Vậy (O1 ), (O2) cắt nhau trên BC. 

21
Bài 13. Cho tam giác ABC với ba đường cao AD, BE, CF . EF giao BC tại G. Gọi (K) là đường
tròn đường kính (BC). Trung trực BC cắt (K) tại điểm L sao cho A, L cùng phía với BC. Gọi (N)
là đường tròn ngoại tiếp tam giác GDL. CL cắt (N) tại M khác L. MK cắt (N) tại P khác M. CN
cắt (K) tại Q khác C. Chứng minh rằng M, Q, B, C cùng thuộc một đường tròn. [1]
M
bc

A
bc

X N bc E
bc bc
bc

Q
L
bc
F bc

bc

P
bc bc bc
bc
bc

G D C
B K

Lời giải:
Vì (GD, BC) = −1 nên theo hệ thức Newton KL2 = KC 2 = KD.KG hay KL là tiếp tuyến của
(N). Từ đó NL k BC. Mặt khác KC 2 = KD.KG = KP .KM nên ∠KCP = ∠KMC = ∠KLP
suy ra KCLP nội tiếp. Từ đây gọi CP cắt (N) tại X khác P thì ∠LP X = ∠LP C = ∠LKC = 90◦
suy ra X, N, L thẳng hàng. Mặt khác vì NL k KC và hai tam giác NML, KLC cân nên hai tam
giác này đồng dạng, dẫn đến ∠NML = ∠KLC = ∠KBL = ∠CQL suy ra MNQL nội tiếp. Từ đây
CP .CX = CL.CM = CQ.CN nên P QNX nội tiếp. Qua đó ∠P QC = ∠P XN = ∠P MC suy ra
P QMC nội tiếp. (đpcm)

Bài 14. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Giả sử AB giao CD tại E, AD giao BC tại F ,
AC giao BD tại G. Gọi M, N là trung điểm AC, BD. Giả sử AC, BD lần lượt giao EF tại P, Q.
a) Chứng minh rằng M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn (K).
b) Gọi OK giao EF tại L, MN giao EF tại H, GL cắt (O) tại S, T . Chứng minh rằng HS, HT tiếp
xúc với (O). [1]

Lời giải:
a) Ta có −1 = (EF, P Q) = D(EF, P Q) = (CA, P G) = E(CA, P G) = (DB, QG) và chú ý rằng
M, N là trung điểm AC, BD nên theo hệ thức Maclaurin GN.GQ = GB.GD = GA.GC = GM .GP ,
từ đây suy ra P QMN nội tiếp. (đpcm)
b) Xét tứ giác toàn phần ABCD.EF có M, N, H lần lượt là trung điểm AC, BD, EF nên H, M, N
thẳng hàng vì cùng nằm trên đường thẳng Gauss của tứ giác. Gọi OG giao EF tại I thì I
2(OE 2 + OF 2) − EF 2
là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCD.EF . Vì OH 2 = và chú
4
2PE/(O) + 2PF/(O) − EF 2 2EA.EB + 2F A.F D − EF 2
ý (EF, P Q) = −1 suy ra PH/(O) = = =
4 4
2EI.EF + 2F I.F E − EF 2 EF 2
= = HE 2 = HP .HQ = PH/(K) . Từ đây H nằm trên trục đẳng
4 4

22
phương của (K), (O) mà từ câu a) thì G cũng nằm trên trục đẳng phương của (K), (O) nên HG ⊥ OL.
Từ định lý Brocard thì G là trực tâm tam giác OEF dẫn đến OG ⊥ EF . Qua đó G là trực tâm
tam giác HOL thì OH ⊥ GL tại J. Từ đây OS 2 = OT 2 = R2 = OG.OI = OJ.OH suy ra HS, HT
tiếp xúc (O).(đpcm)

Q
bc

L
bc

F
bc

I
bc
K

P
bc
T
bc bc
bc
A B
H bc
bc

N
bc
G
bc

bc

E M
bc
J bc

bc
O
bc

D
bc

S bc

Bài 15.(Ngày 2, Olympic chuyên KHTN 2017) Cho tam giác ABC nhọn, không cân, nội tiếp trong
đường tròn (O), I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. AI cắt BC tại D và cắt (O) tại K
khác A. P là một điểm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC và nằm trong tam giác ABC. P K
cắt BC tại L. AL cắt (O) tại F khác A. Giả sử KF cắt BC tại T . Q đối xứng P qua K. AQ cắt
(O) tại R khác A.
a) Chứng minh rằng P T song song KR
b) Gọi giao điểm của AP và (O) là E khác A. Chứng minh rằng hai tam giác KEP và KET có diện
tích bằng nhau.

Lời giải:
Ta xét bài toán trong trường hợp hình dưới đây, các trường hợp khác ta chứng minh tương tự.
a) Tính chất quen thuộc K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC. Vì thế mà KF.KT =
KB 2 = KP 2 nên ∠KP T = ∠KP F . Mặt khác LP.LQ = LB.LC = LF.LA nên AP F Q nội tiếp. Từ
đây ∠KP T = ∠KF P = ∠AF P + ∠AF K = ∠AQK + ∠QRK = ∠P KR nên P T k KR.(đpcm)
b) Để chứng minh SKET = SKEP thì ta đi chứng minh KE đi qua trung điểm P T . Thật vậy, gọi KP
cắt (O) tại S thì KL.KS = KB 2 = KP 2 mà chú ý K là trung điểm P Q nên theo hệ thức Newton
thì (SL, P Q) = −1. Từ đó K(P T, ER) = (SF, ER) = A(SF, ER) = (SL, P Q) = −1 mà theo câu
a) KR k P T nên KE đi qua trung điểm P T .(đpcm)

23
A
bc

S
bc

I O
bc
bc

P
bc

T L
bc
bc bc bc
D bc

B C
bc
E

bc R
F bc
K bc

bc

Bài 16.(Nguyễn Văn Linh) Cho tam giác (ABC) với P là một điểm bất kì nằm trên đường thẳng AO.
Phân giác các góc ∠BP C, ∠CP A, ∠AP B cắt BC, CA, AB tại X, Y, Z. Chứng minh rằng (XY Z) đi
qua chân đường cao hạ từ đỉnh A của tam giác ABC.
N
bc

M bc

bc
J
bc A
K bc

bc
bc
Y
bc
Z
P

bc
E
bc
O

bc
F
bc bc bc bc

B H X C

24
Lời giải:
Áp dụng định lí Ceva thì AX, BY, CZ đồng quy. Từ đây gọi XY, XZ cắt AB, AC tại M, N thì
(MY, AC) = −1 = (NZ, AB). Với chú ý rằng P Y, P Z lần lượt là phân giác ∠CP A, ∠BP A nên
P Y ⊥ P M, P Z ⊥ P N. Gọi (K), (J) lần lượt là đường tròn đường kính MY, NZ thì P ∈ (K), (J).
Mặt khác, theo hệ thức Newton thì KM 2 = KA.KC = PK/(O) = OK 2 − R2 suy ra PO/(K) =
OK 2 − KM 2 = R2 . Tương tự PO/(J) = R2 nên O nằm trên trục đẳng phương của (K), (J). Từ đây
OP là trục đẳng phương của (K), (J) mà A nằm trên OP nên AZ.AN = AY .AM hay MZY N nội
tiếp. Mặt khác gọi (XY Z) cắt BC, CA, AB lần thứ hai tại H, E, F .
HB EC F A ZB Y A XC
Ta lại có . . = . . = 1 nên AH, BE, CF đồng quy. Từ đây vì ∠EHC =
HC EA F B ZA Y C XB
∠EY X = ∠MY N = ∠MZN = ∠F ZX = ∠F HB suy ra BC là phân giác ngoài ∠EHF và
H(EF, AB) = −1 nên AH ⊥ BC. Tóm tại (XY Z) đi qua H là chân đường cao ứng với đỉnh A của
tam giác ABC. 
Nhận xét:
Bài toán trên là một trường hợp tổng quát của bài toán sau: Cho tam giác ABC với điểm P bất kì
nằm trong tam giác, phân giác các góc ∠BP C, ∠CP A, ∠AP B lần lượt cắt BC, CA, AB tại A′ , B ′ , C ′ .
Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác (A′ B ′ C ′ ) đi qua cực trực giao của đường thẳng
OP ứng với tam giác ABC.
Ta có lưu ý rằng khi P thuộc OA thì cực trực giao của đường thẳng OP cũng chính là cực trực giao
của đường thẳng OA, đó chính là chân đường cao hạ từ đỉnh A xuống BC. Về bài toán này, các bạn
có thể tham khảo thêm tại [4]

Bài 17. (Kiểm tra CLB Toán A1 tháng 1/2022 ) Cho tam giác ABC nội t iếp trong đường tròn (O)
với đường phân giác AT (T ∈ BC). Trên cạnh CA, AB lần lượt lấy các điểm E, F sao cho BF = CE.
Đường thẳng EF cắt đường tròn (O) tại hai điểm P, Q. Gọi M là trung điểm BC. Đường tròn ngoại
tiếp tam giác MP Q cắt BC lần hai tại D. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ADT cắt (O) lần thứ hai
tại X. Chứng minh rằng AX k EF.

bc
K

A
bc

bc
X

P F
bc
bc O
L bc

bc
E
bc

bc
Q
M
bc bc bc bc bc bc
G
B T D C

bc

bc J
S

25
Lời giải:
Không mất tính tổng quát, xét bài toán trong trường hợp hình vẽ trên, các trường hợp còn lại chứng
minh tương tự.
Gọi AT cắt (O) lần thứ hai tại S, SK là đường kính của (O). Gọi SD cắt (O) tại X ′ khác S và
P Q cắt BC tại G. Ta có ST .SA = SB 2 = SD.SX ′ nên AT DX ′ nội tiếp, suy ra (AT D) cắt (O)
lần thứ hai tại X ′ . Từ đây X ≡ X ′ . Mặt khác: GD.GM = GP .GQ = GB.GC nên theo hệ thức
Maclaurin (GD, BC) = −1. Qua đó theo hệ thức Newton MD.MG = MB 2 = MS.MK suy ra
△SMD ∼ △GMK. Từ đây ∠SKX = 90◦ − ∠MSD = 90◦ − ∠MGK = ∠MKG nên K, X, G
thẳng hàng. Từ đây D là trực tâm tam giác SKG. Qua đó gọi SG cắt KD tại J thuộc (O). Ta có
−1 = (DG, BC) = K(DG, BC) = (XJ, BC) suy ra tứ giác XJBC điều hoà. Từ đây áp dụng định lí
GC AF
Menelaus cho tam giác ABC với cát tuyến F, E, G và chú ý BF = CE thì = . Để ý rằng tứ
GB AE
LE AF.sinBAL GC sinBAJ DC sinCAM DC XB
giác XJBC điều hoà nên = = . = . = . = 1.
LF AE.sinCAL GB sinCAJ DB sinBAM DB XC
Tóm lại AJ đi qua trung điểm EF , kết hợp với A(XL, EF ) = A(XJ, CB) = −1 nên AX k EF. Vậy
AX k EF . 

Bài 18. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. AH cắt (O) tại D. M, P lần lượt là điểm chính
giữa cung BC và cung BAC. P D cắt (M; MB) tại J1 , J2 . Kẻ J1 X, J2 Y vuông góc với BC. Chứng
minh rằng (J1 ; J1 X) và (J2 ; J2 Y ) cùng tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác ABC. [2]

bc
P

A
bc

L
bc

J1 bc
I

H bc

bc
bc
bc
O
E
S G
bc
bc bc bc bc
X bc
bc
B K C
V
bc
I′ bc

bc
M

bc

J2

bc

bc
T
R

26
Lời giải:
Gọi R đối xứng P qua BC, AH cắt (HOR) tại T , HR cắt BC tại G. Ta có T O = HR = DP mà
P O k DT nên P OT D là hình bình hành. DM ⊥ J1 J2 nên D là trung điểm J1 J2 . (GP, J1J2 ) = −1
nên theo hệ thức Newton DG.DP = DJ12 , △HDG ∼ △OT D nên DH.DT = DG.OT = DG.DP =
DJ12 suy ra J1 HJ2T nội tiếp. Mặt khác P O.P R = P M.P V = P B 2 = P J1 .P J2 nên J1 ORJ2 nội
tiếp. Xét trục đẳng phương của đường tròn ngoại tiếp các tứ giác J1 HJ2 T, J1 J2 RO, HORT thì
suy ra J1 , J2 , H, T, R, O cùng thuộc một đường tròn. Gọi E là tâm đường tròn Euler của tam
giác ABC và J1 H cắt BC tại S, SH cắt OP tại I. I ′ đối xứng J1 qua S thì SD k J2 I ′ mà
∠J2 DS = ∠GHJ1 = ∠RJ2 D nên SD k J2 R. Từ đó I ′ , J2 , R thẳng hàng. Từ đây (I ′ J1 , HI) =
R(I ′ J1 , HI) = (J2 J1 , HO) = R(J2 J1 , HO) = (J2 J1 , GP ) = −1 nên tứ giác J2 HJ1 O điều hoà và từ
hệ thức Newton thì SJ12 = SH.SI suy ra SX 2 = SK.SV . Mặt khác ∠HJ1 X = ∠HJ1 J2 +∠J2 J1 X =
∠HJ1 J2 + ∠J1 P O = ∠HRJ2 + ∠HRO = ∠J2 RO = 180◦ − ∠J2 J1 O = 180◦ − ∠HJ1 E. Từ đây gọi L
đối xứng X qua J1 S thì L ∈ (J1 ; X) và L, J1 , E thẳng hàng. Mà EL2 = SE 2 − SL2 = SE 2 − SX 2 =
SE 2 − SK.SV = SE 2 − (SE 2 − R(E) ) = R(E) nên L ∈ (E). Như vậy (J1 ; J1 X) tiếp xúc (E), tương
tự (J2 ; J2 Y ) cũng tiếp xúc (E). (đpcm)

Chúng tôi xin phép kết thúc phần này tại đây và chuyển qua một phần mới cũng khá hay và thú vị
đó là sự xác định ánh xạ xạ ảnh.

II Sự xác định ánh xạ xạ ảnh


1 Tóm tắt lý thuyết
Những lý thuyết dưới đây được chúng tôi tham khảo và trích trong [2].

1.1 Định nghĩa, định lý


Trong mặt phẳng, kí hiệu F là tập các đường thẳng, đường tròn, những đối tượng mà trên đó tỉ số
kép được định nghĩa.

Định nghĩa 10. Với C1 , C2 ∈ F , xét một ánh xạ f : C1 → C2 . Ta nói f là ánh xạ xạ ảnh nếu f bảo
toàn tỉ số kép giữa C1 và C2 . Nghĩa là, nếu A, B, C, D ∈ C1 thì (A, B, C, D) = (f (A), f (B), f (C), f (D)).
Mọi ánh xạ xạ ảnh đều là song ánh.
Có thể lấy một số ví dụ về ánh xạ xạ ảnh như sau.
• Cho một đường thẳng l và một điểm P . Ánh xạ f đi từ l vào một chùm đường thẳng tâm P , xác
định bởi X 7→ P X.
• Cho một đường tròn C và một điểm P . Ánh xạ f đi từ C vào một chùm đường thẳng tâm P , xác
định bởi X 7→ P X.
• Cho một đường tròn C và một điểm P không nằm trên C, ánh xạ f đi từ C vào chính nó, xác định
bởi X 7→ P X ∩ C 6= X.
• Các phép dời hình thông thường gồm các phép dời hình, các phép đồng dạng, phép nghịch đảo.

Định lý 18. Ánh xạ xạ ảnh f : C1 → C2 được xác định nếu cho biết ba điểm phân biệt A, B, C trên
C1 và ảnh của chúng A′ = f (A), B ′ = f (B), C ′ = f (C) trên C2 .

Thật vậy, với mỗi điểm M ∈ C1 thì tồn tại duy nhất M ′ ∈ C2 thoả mãn (AB, CM) = (A′ B ′ , C ′ M ′ ).
Do đó M ′ là ảnh của M qua f . Vậy f được xác định khi biết trước A, B, C và ảnh của chúng.
Ta sử dụng định lý về sự xác định ánh xạ xạ ảnh trong giải toán như sau.

27
Cho một điểm A chuyển động trên một đường (gọi là C1 ). Khi A chuyển động kéo theo một số điểm
khác chuyển động theo (ví dụ B chuyển động trên C2 ). Ta sẽ tìm hai ánh xạ biến A thành B, trong
đó một ánh xạ sử dụng các yếu tố liên quan tới giả thiết, ánh xạ còn lại sử dụng kết luận của bài
toán. Vì hai ánh xạ này đều đi từ C1 tới C2 , biến A thành B nên theo sự xác định ánh xạ xạ ảnh,
ta chỉ cần chỉ ra ba vị trí đặc biệt của A làm cho ảnh qua hai ánh xạ trùng nhau. Khi đó hai ánh xạ
trùng nhau với mọi A và ta thu được điều phải chứng minh.
2 Ứng dụng vào một số bài toán
Bài 19. Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). (I) tiếp xúc với BC tại D. Các điểm J, K
1
nằm trên IB, IC sao cho ∠JAK = ∠BAC. Chứng minh rằng ∠JDK = 90◦ . [2]
2
A
bc

bc
I
J F
E bc bc
K
bc bc

bc bc bc

B D C

Phân tích:
1
Ta thấy J, K là hai yếu tố chuyển động trong bài toán với giả thiết ∠JAK = ∠BAC. Kết luận yêu
2
cầu chứng minh ∠JDK = 902 . Hai góc này đều không đổi nên AK, DK lần lượt là ảnh của AJ, DJ
1
qua phép quay tâm A với góc quay ∠BAC và phép quay tâm D với góc quay 90◦ theo chiều kim
2
đồng hồ.
Ta sẽ xây dựng hai ánh xạ f, g đi từ IB → IC sao cho f (J) = K, g(J) = K.
1
f : IB → IC J 7→ AJ 7→ AK (phép quay tâm A, góc quay ∠BAC) 7→ K.
2
g : IB → IC J 7→ DJ 7→ DK (phép quay tâm D, góc quay 90◦ ) 7→ K.
f, g đều là các ánh xạ xạ ảnh, do đó ta chỉ cần tìm 3 vị trí đặc biệt của J, K mà kết luận bài toán
đúng.
+ Khi J ≡ B thì K ≡ I, hiển nhiên ∠BDI = 90◦ .
+ Khi J ≡ I thì K ≡ C, hiển nhiên ∠IDC = 90◦ .
+ Gọi E, F là tâm đường tròn nội tiếp hai tam giác ADB, ADC. Khi J ≡ E thì K ≡ F , dễ thấy
∠EDF = 90◦ .
Từ đó ta sẽ đi đến lời giải như sau:
Gọi E, F lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp hai tam giác ADB, ADC. Gọi J ′ là điểm thuộc IB
sao cho ∠KDJ ′ = 90◦ . Ta có (BI, EJ) = A(BI, EJ) = A(IC, F K)(phép quay tâm A, góc quay
1
∠BAC) = (IC, F K) = D(IC, F K) = D(BI, EJ ′ )(phép quay tâm D, góc quay 90◦ ) = (BI, EJ ′ )
2
nên J ≡ J ′ . Vậy ∠JDK = 90◦ . 

28
Bài 20. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại B, C của (O) cắt nhau tại P . Gọi M là
trung điểm BC. Các điểm E, F lần lượt nằm trên AC, AB sao cho ∠EMF = 90◦ . Chứng minh rằng
1
∠EP F = ∠BP C. [2]
2
K
bc

A
bc

bc
L
F bc

bc

O
E
bc

G
bc
bc
B bc
bc

C
M

H bc

bc

Phân tích:
Ta thấy E, F là hai yếu tố chuyển động trong bài với giả thiết ∠EMF = 90◦ . Kết luận yêu cầu
1
chứng minh ∠EP F = ∠BP C = α. Hai góc ∠EMF và ∠EP F đều không đổi. Do đó ME, P E lần
2
lượt là ảnh của MF và P F qua phép quay tâm M, P với góc quay 90◦ và α theo chiều kim đồng hồ.
Ta sẽ xây dựng hai ánh xạ f và g đi từ AB → AC như sau.
f : AB → AC F 7→ MF 7→ ME 7→ E.
g : AB → AC F 7→ P F 7→ P E 7→ E.
f, g đều là các ánh xạ xạ ảnh, vì thế ta chỉ cần chỉ ra 3 vị trí đặc biệt của E và F mà ta thấy kết
luận bài toán đúng.
Gọi MP cắt AC, AB lần lượt tại L, K.
1
+ Khi F ≡ K thì E ≡ C, hiển nhiên ∠KP C = ∠BP C.
2
1
+ Khi F ≡ B thì E ≡ L, hiển nhiên ∠BP L = ∠BP C.
2
+ Khi F ≡ A. Qua M kẻ đường thẳng vuông góc mới MA, cắt AC tại G. Khi đó E ≡ G. Ta cần
1
chứng minh ∠AP G = ∠BP C.
2
Kẻ P H ⊥ AB. Vì AM, AP đẳng giác nên △AMG ∼ △AHP , suy ra △AP G ∼ △AHM. Từ đây
1
∠AP G = ∠AHM = ∠BP M = ∠BP C.
2
Từ lập luận và phân tích trên, ta có thể trình bày lời giải như sau:
1
Gọi F ′ là điểm trên AB sao cho ∠EP F ′ = ∠BP C. Các điểm còn lại lấy như phần trên. Ta có
2
(F B, AK) = M(F B, AK) = M(EL, GC) = (EL, GC) = P (EL, GC) = P (F ′ B, AK) = (F ′ B, AK).
1
Từ đây F ≡ F ′ . Vậy ∠EP F = ∠BP C. 
2

29
Bài 21.(IMO 2010 ) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với I là tâm đường tròn nội tiếp. AI cắt (O) tại
D, E là điểm nằm trên cung CD và F là điểm nằm trên cạnh BC sao cho AE, AF đẳng giác trong
∠BAC. Gọi G là trung điểm IF . Chứng minh rằng EI cắt DG trên (O).

A
bc

B′
T bc

bc

C′bc

I
bc

bc
O

M bc bc bc bc N
G J
bc bc bc
B F K
bc
C

bc

E
bc

Phân tích:
Ta thấy rằng E, F là yếu tố chuyển động trong bài toán với E di chuyển trên cung BC(khi cho E di
chuyển trên cung BD kết quả vẫn được đảm bảo) và F chuyển động trên BC. Ta sẽ xây dựng hai
ánh xạ f, g : (O) → BC biến E thành F như sau.
f : (O) 7→ BC E 7→ AE 7→ AF (phép đối xứng trục phân giác góc ∠BAC) 7→ F .
g : (O) 7→ BC E 7→ T (phép nghịch đảo tâm I) 7→ DT 7→ G( phép chiếu xuyên tâm D lên đường
trung bình ứng với đỉnh I của tam giác IBC) 7→ F (phép chiếu xuyên tâm I lên BC).
Ta sẽ chỉ ra ba vị trí đặc biệt của E và F mà thấy kết luận bài toán đúng.
Gọi AD cắt BC tại K.
+ E ≡ D thì F ≡ K, từ đây G nằm trên AD nên đúng.
+ E ≡ C thì F ≡ B, từ đây dễ thấy EI cắt DG tại điểm chính giữa cung AB.
+ E ≡ B thì F ≡ C, từ đây cũng dễ thấy EI cắt DG tại điểm chính giữa cung AC. Từ đây, ta tiến
đến lời giải như sau:
Gọi EI cắt (O) tại T , T I cắt (O) tại E ′ . M, N là trung điểm IB, IC và B ′ , C ′ là điểm chính giữa cung
AC, AB. AD cắt BC, MN tại K, J. Ta có (DC, BE) = A(DC, BE) = A(DB, CF ) = (KB, CF ) =
I(KB, CF ) = (JM, NG) = D(JM, NG) = (AC ′ , B ′ T ) = (DC, BE ′) nên E ≡ E ′ . Vậy DG cắt EI
trên (O). 

Ta sẽ đến một bài toán khác về đường thẳng đi qua điểm cố định thông qua bổ đề sau: Kí hiệu
ωB , ωC lần lượt là chùm đầy đủ tâm B, C. Xét một ánh xạ f : ωB → ωC . Biết f bảo toàn tỉ số kép
và f (BC) = CB. l ∈ ωB là một đường thẳng bất kì khác BC. Chứng minh rằng l ∩ f (l) nằm trên
một đường thẳng cố định.

Chứng minh:
Cố định l1 , l2 ∈ ωB . Gọi giao điểm của l1 và f (l1 ) là X, giao điểm của l2 và f (l2 ) là Y còn l bất kì
thuộc ωB giao f (l) tại Z. Ta có (l1 , l2 , BC, l) = (f (l1 ), f (l2 ), f (BC), f (l)) suy ra (BX, BY, BC, BZ) =
(CX, CY, CB, CZ) hay B(XY, CZ) = C(XY, BZ). Từ đây Z nằm trên đường thẳng XY cố định.

30
Bài 22. Cho tam giác ABC với P bất kì nằm trên đường trung tuyến ứng với đỉnh A. Tiếp tuyến
tại B của (AP B) cắt tiếp tuyến tại C của (AP C) tại Q. Chứng minh rằng AQ là đường đối trung
ứng với đỉnh A. [2]

A
bc

bc
K O
bc

P
bc

bc bc bc

B M C
bc
Q

bc

Q′

Phân tích:
Ta xây dựng ánh xạ f : ωB → ωC mà f (BQ) = CQ và f (BC) = CB. Khi đó với f bảo toàn tỉ số
kép thì Q nằm trên một đường thẳng cố định.
Gọi M là trung điểm BC và K là điểm nằm trên AM sao cho MA.MK = MB 2 = MC 2 .
f : ωB → ωC
BQ 7→ BP (phép quay tâm B, góc quay BAM) 7→ P 7→ CP 7→ CQ(phép quay tâm C, góc quay
−∠CAM).
Khi P ≡ K thì BC là tiếp tuyến chung của (AKB), (AKC) nên BQ ≡ CQ hay f (BC) = CB
Như vậy, ta cần chỉ ra hai vị trí đặc biệt của P mà Q nằm trên đường đối trung.
+ P ≡ M thì ∠BQC = 180◦ − ∠QBC − ∠QCB = 180◦ − ∠BAC nên Q ∈ (O) ngoại tiếp tam giác
ABC và ∠BAM = ∠QBC = ∠QAC nên Q nằm trên đường đối trung ứng với đỉnh A.
+ P ≡ K thì tiếp tuyến tại B, C của (AKB), (AKC) giao nhau tại vô số điểm nên tồn tại Q có thể
nằm trên đường đối trung ứng với đỉnh A.
Từ đây, ta đi đến lời giải như sau:
Gọi đường đối trung đỉnh A cắt (O) ngoại tiếp tam giác ABC tại Q′ và K nằm trên AM sao
cho MK.MA = MB 2 = MC 2 . Ta có B(Q′ Q, CA) = B(MP, KA) = (MP, KA) = C(MP, KA) =
C(Q′ Q, BA) nên A, Q, Q′ thẳng hàng hay Q nằm trên đường đối trung đỉnh A cố định. 

Để kết thúc phần này tại đây, ta sẽ đến với một bài toán như sau.
Bài 23. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một đường thẳng d bất kì qua O cắt AC, AB tại Y, Z.
Gọi Za , Zb lần lượt là hình chiếu vuông góc của Z trên BC, AC; Ya , Yc là hình chiếu vuông góc của
Y trên BC, AB. M, N lần lượt là trung điểm Za Zb , Ya Yc . Chứng minh rằng MN đi qua tâm đường
tròn Euler của tam giác ABC.

31
Lời giải: (Nguyễn Văn Linh)
Bài toán trên cần hai bổ đề như sau:
Bổ đề 1. Cho tam giác ABC với đường cao BB ′ , CC ′ . P chuyển động trên BC. P E, P F vuông góc
với AC, AB. M, X, Y là trung điểm EF, BB ′ , CC ′ . Khi đó M, X, Y thẳng hàng và tồn tại xạ ảnh đi
từ BC → XY biến P thành M.
Chứng minh:
MX PB
Áp dụng bổ đề ERIQ cho hai bộ ba điểm thẳng hàng (B, C ′ , F ) và (C, E, B ′ ). Đồng thời =
MY PC
nên phép vị tự quay biến BC thành XY sẽ biến P thành M.
Bổ đề 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với M là trung điểm AB. MO cắt CB tại X và XH ⊥ CA
(X ∈ CA). Gọi K, L là hình chiếu của M trên CB, CA. Chứng minh rằng: tâm đường tròn Euler
của tam giác, trung điểm KL nằm trên MH.

C
bc

H
bc

bc
X

E bc O K
bc bc

L
bc

bc
Y
bc
bc
bc
A M B

bc

Chứng minh:
Gọi E là tâm đường tròn Euler của tam giác ABC. Ta có hai tứ giác nội tiếp CXOA và HXOM
nên ∠COX = ∠CAX = ∠HMX nên MH k OC. Đồng thời ME k OC nên H, E, M thẳng hàng.
Mặt khác, gọi S sao cho tứ giác CASB điều hoà thì SC ⊥ KL. Từ đây lấy điểm Y bất kì trên đường
thẳng qua M song song KL. Ta có: −1 = C(CS, AB) = M(HY, LK) mà MY k KL nên ME đi qua
trung điểm KL. Vậy ta có điều phải chứng minh.

Từ đây trở lại bài toán, ta có phân tích sau.


Theo bổ đề 1, khi Y chuyển động trên AC thì M, N chuyển động trên một đường thẳng cố định.
Ánh xạ f : M → Z → Y → N là ánh xạ xạ. Cố định hai vị trí của Y là Y1 , Y2 , một cách tương
ứng ta có Z1 , Z2 , M1 , M2 , N1 , N2 . Khi Y ≡ Z ≡ A thì M ≡ N ≡ A′ là trung điểm AHa . Bởi f là
một phép chiếu xuyên tâm do (A′ M, M1 M2 ) = (A′ NN1 N2 ) nên MN, M1 N1 , N1 N2 đồng quy tại một
điểm cố định. Giờ ta sẽ chỉ ra hai vị trí của Y, Z sao cho M, E, N thẳng hàng thì M, E, N thẳng
hàng trong mọi trường hợp. Cho Z ≡ Mc là trung điểm AB thì theo bổ đề 2 M, E, N thẳng hàng.
Tương tự đối với Y .

Để dễ hình dung hơn, ta có một lời giải thuần tuý như sau.

32
A
bc

bc
Zb

Z
bc Hb
bc

Mc
bc A′ bc
bc
Mb
Yc M bc
bc
bc O
J L
bc

bc bc
bc
Hc B′ bc E Q
bc bc
bc
K bc

N
I
H bc

bc

C′
bc
Y
Pa bc bc
bc bc

B Za Ha bc bc

Ya C

bc

Gọi các đường cao của tam giác lần lượt là AHa , BHb , CHc . Trung điểm AC, AB là Mb , Mc , còn trung
điểm các đường cao là A′ , B ′ , C ′. Mb O, Mc O cắt AB, AC tại P, Q. hình chiếu của P lên BC là Pa . Gọi
I là trung điểm Mb Pa . Một cách tương tự với I ta có K. J, L là trung điểm A′ B ′ , A′ C ′ . Áp dụng bổ
đề 1 đối với P ta có I nằm trên A′ B ′ . Áp dụng bổ đề 2 và bổ đề 1 cho Mb thì E, I, L nằm trên Mb Pa .
Tương tự J, E, K thẳng hàng. Giờ đây, ta có (A′ M, JI) = (AZ, Mc , P ) = (AY, QMb ) = (A′ N, KL)
nên MN, KJ, IL đồng quy hay MN đi qua E. Vậy M, E, N thẳng hàng. 

Như vậy chúng ta đã đi qua phần này. Đây là một công cụ khá mạnh nhưng sẽ rất khó áp dụng nếu
chúng ta không hiểu cặn kẽ những khái niệm liên quan đến ánh xạ. Bản thân chúng tôi khi làm phần
này cũng thấy có đôi phần khó hiểu, nếu có những sai sót, mong quý bạn đọc bỏ qua.

33
III Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho tam giác ABC, phân giác AD. M là trung điểm AD. Các điểm P, Q lần lượt thuộc
MB, MC sao cho ∠AQB = ∠AP C = 90◦ . Đường tròn ngoại tiếp tam giác MP Q và đường tròn
ngoại tiếp tam giác MBC cắt nhau tại điểm N khác M. Chứng minh MN, P Q, BC đồng quy.
Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có các đường cao AK, BE, CF . Gọi D là giao điểm của AK
và (O). L thuộc KE sao cho BL ⊥ OA. Gọi DE cắt (O) tại D khác G. Chứng minh rằng AL, BG
cắt nhau tại trung điểm EF.
Bài 3. (P529, tạp chí Pi tập 5, số 7-8, 2021 ) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O); P là
một điểm nằm trong tam giác. Các đường thẳng P B, P C tương ứng cắt (O) tại các giao điểm thứ
hai E(khác B), F (khác C). Trên đoạn CA, AB tương ứng lấy S, T sao cho ST k BC. Các đường
thẳng ES, F T tương ứng cắt (O) tại các điểm thứ hai M(khác E), N(khác F ). Gọi M là giao điểm
BM, CN. Chứng minh rằng ∠P AB = ∠RAC.
Bài 4. (Chuyên KHTN Hà Nội, 2014 ) Cho tam giác ABC nhọn với AB < AC nội tiếp đường tròn
(O). Các đường cao AD, BE, CF với D, E, F lần lượt nằm trên BC, CA, AB. Gọi (ω) là đường tròn
tâm A đi qua D. (ω) cắt (O) tại M, N.
a) Chứng minh rằng MN đi qua trung điểm DE, DF.
b) Gọi EF cắt BC tại G và DP là đường kính của ω. P G cắt ω tại Q khác P. Chứng minh rằng
trung điểm P Q nằm trên (O).
Bài 5. (P508, tạp chí P i tập 5, số 5, 2021 ) Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Tiếp
tuyến tại A của (O) tương ứng cắt tiếp tuyến tại B, C của (O) tại S, T. Lấy M, N tương ứng thuộc
các cạnh AC, AB sao cho M, O, N thẳng hàng. Lấy P, Q tương ứng thuộc các đường thẳng OB, OC
sao cho SP k T Q k BC. Chứng minh rằng P M, QN cắt nhau tại một điểm nằm trên đường thẳng
BC.
Bài 6. (chuyên KHTN Hà Nội, 2017 ) Cho hai đường tròn (O), (K) cắt nhau tại A, B với K thuộc
(O). Tiếp tuyến tại A của (O) cắt (K) tại P. P B cắt (O) tại C khác B. Một đường thẳng đi qua
P cắt (O) tại M, N. Trung trực AM, AN cắt P A tại Q, R. Chứng minh rằng R, Q, K, C cùng thuộc
một đường tròn.
Bài 7. (Dự tuyển chuyên KHTN Hà Nội, 2021 ) Cho tam giác ABC với điểm P nằm trong tam giác.
D, E, F lần lượt là hình chiếu của P lên BC, CA, AB. J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF.
X đối xứng A qua J. Đường thẳng qua D vuông góc DX cắt CA, AB theo thứ tự tại K, L.
a) Gọi H là hình chiếu của A trên KL. Chứng minh rằng H nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam
giác DEF.
b) Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh rằng các đường thẳng F K, EL và AM đồng quy.
Bài 8. Cho đường tròn (O) đường kính AB. C, D là hai điểm bất kì trên tiếp tuyến của (O) sao cho
B nằm giữa C, D. AC, AD lần lượt cắt (O) tại E, F. DE, CF cắt (O) tại H, G. Chứng minh rằng
AH = AG. [2]
Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là một điểm di động trên (O). Gọi J, K lần
lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BOP, COP. Gọi Y, Z lần lượt là hình chiếu vuông góc
của J, K trên AC, AB. Chứng minh rằng Y Z luôn đi qua một điểm cố định. [2]
Bài 10. ( Tổng quát bài 23 ) Cho tam giác ABC và một điểm P cố định. Một đường thẳng chuyển
động qua P cắt BC, CA, AB lần lượt tại X, Y, Z. Gọi Ab , Ac lần lượt là hình chiếu vuông góc của X
trên AB, AC; A1 là trung điểm Ab Ac . Tương tự xác định B1 , C1 . Chứng minh rằng A1 , B1 , C1 cùng
nằm trên một đường thẳng l và l luôn đi qua một điểm cố định. [2]

34
IV Tài liệu tham khảo
[1] Trần Quang Hùng, Tỷ số kép, phép chiếu xuyên tâm, hàng điểm điều hoà.
[2] Nguyễn Văn Linh, Một số chủ đề hình học phẳng cho học sinh chuyên Toán, NXB ĐHQGHN
2020.
[3] Đoàn Quỳnh ( chủ biên ), Văn Như Cương, Trần Nam Dũng, Nguyễn Minh Hà, Đỗ Thanh Sơn,
Lê Bá Khánh Trình, Tài liệu chuyên toán hình học 10, NXB Giáo dục 2011.
[4] Circumcircle passes through orthopole.
https://artofproblemsolving.com/community/c6h1297327p6892173

35

You might also like