You are on page 1of 2

Tham nhóm HI DUE Z để nhận được

nhiều tài liệu Kinh tế nhé :3


CÂU 1:
Từ nội dung của quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại, hãy cho biết: có phải mọi sự thay đổi về lượng đều
dẫn đến thay đổi về chất? Nêu 1 dẫn chứng để chứng minh.
CÂU 2:
Từ nội dung phạm trù bản chất và hiện tượng: có đôi khi hiện tượng đánh lừa
bản chất. Hãy nêu 1 ví dụ, phân tích để chứng minh.
Bài làm
CÂU 1:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát
triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của lượng
và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn
bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà
không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
Ví dụ chứng minh:
Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Trong khoảng 0 < t < 100 độ C, sự
thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của nước
lỏng. (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại” là hai khái niệm khác nhau). Nếu
quá 100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơi nước. Nếu ở dưới 0 độ C, nước sẽ ở thể rắn.
CÂU 2:
Ví dụ chứng minh:
● Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng
yên, bất động mà trung tâm là Trái đất . Đây chính là “Thuyết Trái đất là trung
tâm của vũ trụ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính
viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động.
● Ông viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang
quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt trời mà còn
tự quay quanh mình nó theo một trục”.
● Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học
thuyết của ông vào loại “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ” , được coi là học
thuyết dị đoan.
● Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền
thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.
● Ông bị đưa ra trước Tòa Án Xử Di Giáo, bị cưỡng bức, và bị đưa lên giàn hỏa
thiêu. Nhưng nghe lời khuyên nhủ của các sinh viên của ông, và vợ của ông,
ông đã đồng ý rút lại phát kiến chính xác của mình, do đó, thay vì bị thiêu đốt,
ông "chỉ" bị kết án tù chung thân.
● Nhưng sau khi nghe tuyên án, ông nói: "Dù sao, trái đất vẫn quay".
● Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như
vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn
nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến
thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.
● Gần 400 năm dài đằng đẵng trôi qua, sau nhiều áp lực từ những tiến bộ khoa
học, thiên văn học đã được chứng minh, Vatican không thể ù lì mãi mãi duy trì
bản án cực kỳ phi lý, phi nhân bản đối với một nhà khoa học mà toàn thể nhân
loại tri ân.
=> Từ ví dụ trên có thể chứng minh rằng: Đôi khi có đôi khi hiện tượng đánh lừa
bản chất

You might also like