You are on page 1of 31

ĐÚNG SAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1. tăng tỉ lệ tài sản đảm bảo có thể giảm rủi ro thanh khoản.?
2. nhtm luôn mua trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến khi đáo hạn?
3.thực hiện bao Thanh toán không làm tăng Tài sản của NHTM ?
4. rủi ro tín dụng sẽ giảm khi NHTM chuyển nợ sang nhóm nợ cao hơn và trích lập dự
phòng nhiều hơn?
5. kì hạn Trung Bình của Tài sản dài hơn kì hạn nguồn vốn khiến NHTM dễ gặp rr ?
6. xếp tín dụng (xếp tín nghiệm) nên được xây dựng thực hiện đồng bộ tại các ngân hàng
thương mại?
7. trích lập 100% toàn bộ tổng dư nợ tín dụng đối với nợ nhóm 5?
8. lãi suất thị trường biến động làm tăng rủi ro lãi suất cho các ngân hàng thương mại?
9.khi xem xét tính thanh khoản của ngân hàng thương mại nên xem xét cả các khoản tín
dụng đã cam kết nhưng chưa được giải ngân?
10. tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao giúp ngân hàng thương mại có thể yên tâm hơn về khả năng
thanh toán?
11.Bảo hiểm tiền gửi việt nam bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân bằng vnd và ngoại tệ?
12. Khi giá tsbđ giảm thì NHTM se chuyển món nợ sang nhóm khác vì rui ro ttd tang?.
13. Hoạt động ủy thác được phản ánh vao bcdkt va ts ngoai bảng?
14. Nhtm co the giam rr td bang cach trich lap dprrtd đầy đủ?
15. Vay lien ngan hang la k can ts bao dam vi da dc nhtw bao lanh thanh toán?
16. NHTM chỉ kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng những đồng ngoại tệ tự do chuyển
đổi?
17.NHTM luon duy tri ty le du no/ tien gui nho hon 1 de dam bao khong xay ra rui
ro thanh khoản?
18.Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHTM tăng tính thanh khoản?
19. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu là đối tượng phải dự trữ bắt buộc?
20Tiền gửi cho các Ngân hàng thương mại tại NHTW không được hưởng lãi?

1
21. Lý do khiến NH mua lại trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến thời
điểm chiết khấu là do lãi suất thị trường tăng lên?
22. Nếu dự kiến lãi suất thị trường giảm xuống trong thời gian tới, ngân hàng nên duy trì
khe hở nhạy cảm lãi suất âm?
23.Nếu cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ, ngân hàng có thể gặp rủi
ro trong thanh khoản?
24. Khi dư thừa nguồn vốn tạm thời NHTM sẽ gửi tiền tại NHNN?
25. Các NHTM Việt Nam hiện nay chưa cung cấp trực tiếp dịch vụ cho thuê tài chính vì
hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro?
26. Các NHTM đòi hỏi khách hàng vay vốn phải có TS đảm bảo để hạn chế rủi ro tín
dụng?
27. Bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho tất cả các khách hàng gửi tiền tại tổ chức tín dụng
nếu tổ chức này mất khả năng thanh toán?

2
28.Thanh khoản của NHTM được tạo nên chỉ bởi chứng khoán ngắn hạn của chính phủ
lớn?
29.Tỉ lệ nợ quá hạn được xác định bởi nợ quá hạn trên tổng doanh số cho
vay? 30.NHTM không chiết khấu cổ phiếu của các NHTM khác ?
31. SIBOR được sử dụng trong cho vay với lãi suất cố định?
32. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu là đối tượng phải dự trữ bắt buộc ?
33. lý do kiến khách hàng mua lại trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến
thời điểm chiết khấu là lãi suất thị trường tăng lên?
34. khi giá TSĐB giảm thì ngân hàng NHTM sẽ chuyển món nợ sang nhóm khác vì rủi ro
tín dụng tang?
35. hoạt động ủy thác được phản ánh vào bảng cân đối kế toán và tài sản ngoại bảng?
36.NHTM có thể giảm rủi ro tín dụng bằng cách trích dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ?
37. vay liên ngân hàng không cần tài sản đảm bảo vì đã được NHNN đảm bảo khả năng
thanh toán?
38.NHTM chỉ kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng những đồng ngoại tệ tự do chuyển
đổi?
39.nếu NHTW tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì NHTM tăng tính thanh khoản?
40.khi dư thừa nguồn vốn tạm thời NHTM sẽ gửi tiền tại NHNN?
41. Các NHTM Việt Nam hiện nay chưa cung cấp trực tiếp dịch vụ cho thuê tài chính vì
hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro?
42.Bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho tất cả các khach hàng gửi tiền tại tổ chức tín dụng nếu
tổ chức này mất khả năng thanh toán?
43. Tiền gửi thanh toán nhạy cảm hơn với biến động của lãi suất so với tiền gửi tiết kiệm?
44.NHTM trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng dư nợ?
45. đối với các NHTM cổ phần , trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng làm giảm thuế
thu nhập phải nột cho nhà nước?
46. Căn sứ đc sử dụng để phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ là các công cụ tài
chính được sủ dụng và lãi suất ?
47.các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân
hàng như NHTM?
48.tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn giúp NHTM yên tâm hơn về khả năng phòng tránh rủi ro

3
thanh khoản?
49. rủi ro tín dụng giảm khi NHTM chuyển món nợ sang nhóm nợ cao hơn và trích dự
phòng nhiều hơn?
50. ngân hàng luôn mua lại trái phiếu với giá nhiều hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến thời
điểm đáo hạn?
51. Kỳ hạn trung bình cảu tài sản dài hơn nguồn vốn khiến NHTM dễ gặp rủi ro thanh
khoản?
52. NHTM không chiết khấu hối phiếu của các NHTM khác?
53. tỉ lệ nợ quá hạn được xác định bằng nợ nhóm 2,3,4,5 trên tổng dư nợ?
54. Thanh khoản của ngân hàng được tạo nên bởi?
A. Ngân quỹ lớn
B.Ngân quỹ và chứng khoán ngắn hạn của chính phủ lớn
C.khả năng huy động trên thị trường với thời gian và chi phí thấp
55. Lãi suất cho vay tiêu dung thường cao hơn lãi suát cho vay kinh doanh vì?
56. Tài sản đảm bảo giúp ngân hàng hạn chế tổn thất tín dụng?
57. TSĐB góp phần làm giảm rủi ro tín dụng NHTM?
58. Rủi ro lãi suất có thể hạn chế bằng dự đoán dựa trên thay đổi lãi suất trên thị trườn

4
Câu 1: Tăng tỉ lệ TSĐB giúp NHTM giảm rủi ro thanh khoản?
 Sai. Giải thích:
Các NHTM yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng trong trường
hợp khách hàng của họ luôn phải đối đầu với rủi ro trong hoạt động kinh doanh, có nguy
cơ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng do thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm sút
mạnh. Những biến cố không mong đợi đó có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn.
Như vậy, tác dụng của tài sản đảm bảo là nhằm hạn chế tổn thất rủi ro về tín dụng của
ngân hàng, mà nguyên nhân của loại rủi ro này đến từ khả năng trả được nợ của khách
hàng.
Trong khi đó, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả
năng đáp ứng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nhất định, hoặc phải huy
động vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng. Vì vậy việc tăng tỉ lệ
TSĐB không có tác động đến rủi ro về thanh khoản của ngân hàng đó, càng không làm
giảm rủi ro thanh khoản.

Câu 2 : NHTM luôn mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến
khi đáo hạn?
 Sai. Giải thích:
Trong điều kiện hoạt động cho vay gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất cao, doanh nghiệp
gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay , khi đó các ngân hàng thưởng chuyển
sang kiếm lời từ kênh đầu tư trái phiếu: mua lại trái phiếu với giá thấp, hưởng lãi cao
đồng thời phòng chống được rủi ro( về lãi suất, tín dụng) do trái phiếu là một công cụ an
toàn, ít biến động, và toàn bộ lãi được tích lũy đến khi trái phiếu này đáo hạn.
Các ngân hàng thường mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, tại đó giá trái phiếu được
đẩy xuống thấp hơn nhiều so với mệnh giá ban đầu do tình trạng bán tháo của các công ty
và các tổ chức tài chính,…
Tuy nhiên, không phải lúc nào các NHTM cũng kinh doanh trên kênh trái phiếu này, vì
lãi suất thu được từ trái phiếu tuy ổn định nhưng lợi nhuận lại thấp hơn so với việc cho
vay và thu lãi của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Câu 3 : Thực hiện bao thanh toán không làm tăng tài sản của NHTM?
 Sai. Giải thích:
Nghiệp vụ bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ.
Theo đó doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho
người mua sẽ bán khoản phải thu khách hàng (dưới hình thức là các hóa đơn thương mại)
cho đơn vị bao thanh toán( các NHTM và TCTC) với mức giá chiết khấu để nhận được
tiền ngay. Việc bán các khoản phải thu phải gắn liền với việc chuyển quyền sở hữu các
khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán, do đó, đơn vị bao thanh toán sẽ có toàn quyền
đối với khoản phải thu. Nhờ vào việc chuyển giao quyền sở hữu này mà đơn vị bao thanh
toán sẽ có quyền nhận tiền thanh toán hóa đơn và trong trường hợp bao thanh toán

5
miễn truy đòi, đơn vị bao thanh toán phải gánh chịu rủi ro nếu người mua không thanh
toán vì lý do người mua mất khả năng thanh toán.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, đơn vị bao thanh toán sẽ ước tính số tiền có khả năng
không thu hồi được do người mua không thanh toán để điều chỉnh vào việc định giá
khoản phải thu của người bán. Tiền lãi của đơn vị bao thanh toán chính là khoản chênh
lệch giữa số tiền đơn vị bao thanh toán thu được từ người mua và số tiền mà đơn vị bao
thanh toán trả cho hóa đơn và trừ đi số tiền không thu được do rủi ro tín dụng người mua
không thanh toán.
Như vây, nghiệp vụ bao thanh toán góp phần làm tăng thu( thu ngoài lãi) của NHTM,
do đó làm gia tăng giá trị tài sản của ngân hàng đó.
Câu 4: Rủi ro tín dụng sẽ giảm khi ngân hàng chuyển nợ sang nhóm nợ cao hơn và
trích lập dự phòng nhiều hơn?
 Sai. Giải thích:
Rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng
không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã cam kết giữa
khách hàng và ngân hàng. Trích lập dự phòng là việc ngân hàng ước lượng tổn thất,
chuyển tổn thất vào chi phí để lập quỹ dự phòng tổn thất, nhằm bù đắp/ xử lý các khoản
tín dụng không thu hồi được ( có nguồn bù đắp trong tương lai mà không làm ảnh hưởng
đến nguồn vốn NH).
Khi ngân hàng chuyển một khoản nợ sang nhóm nợ cao hơn đồng thời trích lập dự phòng
nhiều hơn cho thấy khả năng chi trả của khoản nợ đó dần chuyển biến tiêu cực, có thể
dẫn đến tình trạng nợ khó đòi, thậm chí là nợ có nguy cơ mất vốn. Vì vậy,trong trường
hợp này không thể kết luận rủi ro tín dụng giảm.
Câu 5: Kì hạn trung bình của tài sản lớn hơn kì hạn trung bình của nguồn vốn
khiến NHTM dễ gặp rủi ro hơn?
 Đúng. Giải thích:
- Xảy ra rủi ro thanh khoản: Phần lớn nguồn vốn của NHTM là vốn nợ( tiền gửi thanh
toán, tiết kiệm, vay ngắn-dài hạn) , do đó nếu kì hạn trung bình của những khoản vốn nợ
này ngắn hơn tài sản của NH( mà chủ yếu là tài sản tín dụng, các khoản cho vay chưa đòi
được,…), đến kì hạn ngân hàng sẽ không có khả năng đáp ứng được dòng tiền rút ra khỏi
ngân hàng, khi đó ngân hàng sẽ phát sinh rủi ro thanh khoản.
- Xảy ra rủi ro lãi suất: Các tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau nên
khi gắn chúng với lãi suất, ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất là kỳ hạn mà
khi kết thúc hợp đồng lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường.
Câu 6: Xếp hạng tín dụng( xếp tín nhiệm) nên được xây dựng, thực hiện đồng bộ tại
các NHTM?
 Đúng. Giải thích:
Xếp hạng tín dụng là căn cứ quan trọng để quản trị rủi ro tín dụng.Trước hết, bằng việc
cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể như:
danh mục đầu tư tín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng,
lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm, loại sản phẩm hoặc thậm
chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt

6
động của cả một thời kỳ dài… Kết quả XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng
cao và ngược lại.
Xây dựng một khung pháp lý chung và hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng mang tính
đồng bộ cho các NHTM trong một quốc gia là hết sức cần thiết. Chỉ khi đó việc XHTD
mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để
định giá theo rủi ro của NHTM.
Câu 7: Trích lập 100% toàn bộ tổng dư nợ tín dụng đối với nợ nhóm 5 ?
 Sai. Giải thích:
Theo Điều 12, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, dự phòng cụ thể được tính
theo công thức:

R= n
i=
Ri
1
Ri = ( Ai – Ci ) x r
Trong đó: R là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích.
Ri là số tiền dự phòng phải trích với từng khách hàng thứ i.
Ai là số dư nợ gốc thứ i.
Ci là giá trị khấu trừ của TSĐB của khoản nợ thứ i.
r là tỷ lệ trích lập dự phòng theo nhóm.
==> Khi trích dự phòng cụ thể còn cần khấu trừ đi giá trị
TSĐB của khoản nợ đó, chứ không trích toàn bộ tổng dư nợ.

Câu 8: Lãi suất thị trường biến động làm tăng rủi ro lãi suất cho các NHTM?
 Sai. Giải thích:
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị
trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ
hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn….
Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân
hàng không thể dự báo chính xác những biến động của lãi suất trên thị trường. Chính
những thay đổi ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
Tuy nhiên, tác động đến rủi ro lãi suất, còn có yếu tố khe hở nhạy cảm LS.
RR lãi suất tuyết đối ( Chênh lệch thu chi từ lãi ) = Khe hở nhạy cảm LSx Mức thay đổi
của LS.
Nếu TH khe hở nhạy cảm LS bằng không thì lãi suất biến động không làm tăng rủi ro lãi
suất cảu NHTM.
Câu 9: Sai
Trong nghiệp vụ ngân hàng, khả năng thanh khoản đủ có nghĩa là khả năng của ngân
hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu rút tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc là khả
7
năng cung ứng được tất cả các khoản vay tín dụng hay vay tiền mặt cho người đi vay.
Tính thanh khoản còn được đo lường qua khả năng đi vay nợ để đáp ứng được các nhu
cầu về tiền mặt trong ngắn hạn.
Đối với các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cam kết nhưng chưa giải ngân thì các khoản
này đã có thời gian giải ngân cụ thể, do đó không thể nói là đáp ứng được các yêu cầu rút
tiền bất cứ khi nào của người gửi hoặc cung ứng được tất cả các khoản vay tín dụng hay
vay tiền mặt cho người đi vay
Câu 10: Sai
Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao, chi phí cho nguồn vốn của ngân hàng sẽ lớn hơn do số tiền
có thể cho vay được từ nguồn tiền huy động bị giảm đi. Điều này sẽ làm cho hoạt động
của ngân hàng khó khăn hơn, và làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng
Câu 11: Sai
Theo điều 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/1999/NĐ-CP, NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI THÌ TIỀN GỬI ĐƯỢC BẢO HIỂM LÀ TIỀN
GỬI BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM.
CÂU 12: SAI
Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho
vay khi đến hạn phải thanh toán
Việc chuyển món nợ sang nhóm khác nhằm mục đích giảm thiệt hại cho ngân hàng khi
rủi ro xảy ra do đã trích lập dự phòng rủi ro với tỉ lệ cao hơn chứ không phải do rủi ro tín
dụng tăng lên.
Câu 13: Đúng
Tài sản ngoại bảng là tài sản liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra thu
nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán
thông thường
Câu 14: Sai
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng
cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chỉ có tác dụng bù đắp những thiệt hại khi có rủi
ro xảy ra chứ không làm giảm rủi ro tín dụng.
Câu 15: Sai
Thị trường liên NH (interbank market) là nơi mà các TCTD có thể cho vay lẫn nhau để
bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Các khoản vay trên thị trường này phần lớn là các
khoản vay có kỳ hạn dưới một tuần, chủ yếu là vay qua đêm. Cũng có các khoản vay có
kỳ hạn dài hơn, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn.
Trên thị trường vay liên ngân hàng, tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra làm cho thị
trường này không khác gì thị trường cho vay thông thường, do đó ngân hàng nhà nước đã
quy định yêu cầu có tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro, và trong trường hợp cần
thiết ngân hàng nhà nước sẽ quy định lãi suất vay liên ngân hàng
Câu 16: Sai
Việc lựa chọn đồng tiền tính toán, thanh toán, … trên thị trường quốc tuy bị ngân hàng
khống chế nhưng vẫn là lựa chọn của khách hàng, nó có thể là đồng ngoại tệ tự do
chuyển đổi, đồng nội tệ của nước đó ( quốc gia của khách hàng ) hoặc là đồng tiền của
một nước thứ 3

8
Câu 17.NHTM luon duy tri ty le du no/ tien gui nho hon 1 de dam bao khong xay ra
rui ro thanh khoan.(Sai)
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-
run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy
đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí
cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay
mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán

Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động (LTD) = Dư nợ cho vay khách hàng (Cấp tín
dụng)/Vốn huy động.Hoạt động cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê
tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.
Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường
thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Nếu tỷ lệ LTD cao
giúp tăng trưởng tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng ngân hàng có thể gặp rủi
ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ LTD quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết
nguồn vốn, hiệu quả không cao.

Thông thường quy mô của tiền gửi chiếm khoảng 70% nguồn vồn nợ, các NHTM có thể
duy trì tỉ lệ dư nợ / tiền gửi lớn hơn hoặc bằng 1, nhỏ hơn 1 tùy theo tình hình cụ thể, các
nước có lộ trình áp dụng tỉ lệ dư nợ / tiền gửi riêng.
Câu 18.Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHTM tăng tính thanh
khoản(Sai)
tỷ lê ̣dự trữ bắt buôc là tỷ lê ̣mà Ngân hàng trung ương thiết lâp ra để quy đinh mứ c tối
thiểu giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để
đảm bảo tính thanh khoản của mıǹ h.Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTG buộc phải
duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng
một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nào đó.
Mức dự trữ bắt buộc được qui định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô
và tính chất hoạt động của NHTG.

Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc chủ yếu để thực hiện các chính sách tiền tệ của nhà
nước và do đó mức dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng theo ba cách:

Thứ nhất, khi NHTW quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bộ phận dự trữ dư thừa
trước đây của các ngân hàng chuyển thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay
của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một thành phần trong mẫu số của hệ số mở rộng tiền gửi.
Vì thế sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số mở rộng tiền gửi và do đó
là khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn của các NHTG trên
thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự
giảm sút này làm tăng lãi suất liên ngân hàng, từ đó dẫn đến tăng các mức lãi suất dài hạn
và giảm khối lượng tiền cung ứng.

Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại. việc tăng
dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề mất “khả năng thanh toán ngay” đối với những
ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp. Việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc còn gây ra

9
tình trạng không ổn định cho hoạt động của các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả
năng thanh khoản của các ngân hàng khó khăn và tốn kém hơn.

Câu 19 Tiền thu được từ phát hành trái phiếu là đối tượng phải dự trữ bắt buộc
(sai)
Theo thong tư của NHNN số 11/TT-NH5 Hướng dẫn thực hiện Quy chế dự trữ bắt
buộc
Căn cứ để tính dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là tiền gửi hoặc có tính chất tiền
gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của tổ chức tín dụng (tức là
gồm hoạt động của trung tâm, các hội sở và các chi nhánh trực thuộc).
Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính dự trữ bắt buộc:
- Tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền
gửi của Tổng Cty Vàng bạc, đá quý).
- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.
- Tiền gửi chuyên dùng của các tổ chức kinh tế.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của dân cư.
- Các khoản tiền quản lý, giữ hộ.
- Trái phiếu, kỳ phiếu dưới 1 năm.

Câu 20.Tiền gửi cho các Ngân hàng thương mại tại NHTW không được hưởng lãi
(sai)

Bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân
hàng trung ương. Tiền gửi đó gồm hai loại:

+Tiền gửi dự trữ bắt buộc: được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên nguồn vốn huy
động của

ngân hàng thương mại và không được hưởng lãi.

+Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) nhằm phục vụ các nhu cầu thanh toán giữa các
ngân
hàng với nhau.
20Tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại NHTW có thể được hưởng lãi với lãi suất
thấp
Câu 21. Lý do khiến NH mua lại trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy
đến thời điểm chiết khấu là do lãi suất thị trường tăng lên( sai)
Chiết khấu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho KH tương ứng với giá trị của giấy nợ trừ
đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một giấy nợ chưa đến hạn. Khi lãi suất thị
trường tăng dẫn đến giá của trái phiếu sẽ giảm nên NH không thể mua lại trái phiếu với
giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến thời điểm chiết khấu
Câu 23.Nếu cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ, ngân hàng có thể gặp
rủi ro trong thanh khoản (sai)

10
Theo Chỉ thị 03 (ban hành ngày 28.5.2007) của NHNN, tất cả các tổ chức tín dụng phải
khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức. Thực ra, Chỉ thị 03 là bước cụ thể
hơn Quyết định 03/2007/NHNN của NHNN ban hành hồi đầu năm với nội dung chính là
cảnh báo các ngân hàng không nên cho vay đầu tư chứng khoán quá mức dẫn đến nguy
cơ không kiểm soát nổi rủi ro. Lần này, tỷ lệ 3%/tổng dư nợ được NHNN giải thích là
mức an toàn chung cho thị trường chứng khoán (TTCK) và cho thị trường tiền tệ hiện
hành.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản


a) Nguyên nhân khách quan:

□ Thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ như tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị
trường mở…
□ Thay đổi lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư.

□ Hiệu ứng dây chuyền trong tâm l ý khách hàng.

b) Nguyên nhân chủ quan:

□ Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có.

□ Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả.
Như vậy cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ không phải nguyên nhân có thể
gây rủi ro thanh khoản mà là rủi ro tín dụng
Câu 24. Khi dư thừa nguồn vốn tạm thời NHTM sẽ gửi tiền tại NHNN (sai)
vì nếu gửi tiền tại NHNN thì lãi suất sẽ rất thấp, một trong những lựa chọn của các
NHTM đo là mua trái phiếu chính phủ

Câu 25: . Các NHTM Việt Nam hiện nay chưa cung cấp trực tiếp dịch vụ cho thuê
tài chính vì hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sai vì
theo quy định thì hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực
hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam do
Ngân hàng có chức năng cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền
tệ và thực hiện một số dịch vụ khác. thuê tài chính không phải là hoạt động thuần túy của
ngân hàng, chính vì vậy lập CTCTTC là 1 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, để thực hiện
hoạt động cho thuê tài chính
Câu 26 . Các NHTM đòi hỏi khách hàng vay vốn phải có TS đảm bảo để hạn chế
rủi ro tín dụng.
Đúng

11
Vì khách hàng luôn phải chịu những rủi ro, tổn thất trong kinh doanh, dẫn đến mất khả
năng trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo để có được
nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động không đảm bảo trả nợ.
Ngoài ra tài sản đảm bảo còn có tác dụng:
 Giảm khoản phải trích dự phòng tổn thất, giúp giảm chi phí cho ngân hàng.
 Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay hiệu quả.
 Làm rào cản với những đối tượng đi vay với chủ định lừa đảo.
Câu 27 Bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả cho tất cả các khách hàng gửi tiền tại tổ chức tín
dụng nếu tổ chức này mất khả năng thanh toán
Sai vì
Theo luật bảo hiểm tiền gửi thì có các trường hợp được bảo hiểm tiền gửi chi trả là “tiền
gửi bằng đồng Việt nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG.
Hơn nữa, theo điều 19 luật bảo hiểm tiền gửi thì
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của
chính tổ chức tín dụng đó.

2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám
đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước
ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của
chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát
hành.
Câu 28.Thanh khoản của NHTM được tạo nên chỉ bởi chứng khoán ngắn hạn của
chính phủ lớn
Sai.
Một NH có tính thanh khoản cao chủ yếu khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả
năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp.
Mặt khác, Tài sản thanh khoản = Tiền + Tg tại NHNN + TG tại TCTD khác+ Chứng
khoán thanh khoản+ các khoản cho vay sắp đáo hạn.
+ Lý thuyết dòng tiền dự tính ( Trang 406)
Câu 29.Tỉ lệ nợ quá hạn được xác định bởi nợ quá hạn trên tổng doanh số cho vay?
Sai
Tỷ lệ nợ quá hạn.

12
* Công thức tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn = (dư nợ quá hạn cuối kì . 100)/ tổng dự nợ cho vay cuối kì

Trong đó: Nợ quá hạn cuối kỳ được xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nước
qui định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ
được xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 6/5/2001 của Thủ tướng Chính
phủ.
* Cách xếp loại :
Xếp loại A : Tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 5%
Xếp loại B: 5% < Tỷ lệ nợ quá hạn < 8%
Xếp loại C: Tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 8%
Câu 30.NHTM không chiết khấu cổ phiếu của các NHTM khác
Đúng
Vì theo quy định của QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng
Tại Điều 5. Loại giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu
1) Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cổ phiếu là chứng khoán vốn nên không thể đem đi chiết khấu. Cổ phiếu được
đem đi cầm cố nhưng không thể chiết khấu.
Câu 31.SIBOR được sử dụng trong cho vay với lãi suất cố định
Sai vì sibor là lãi suất liên ngân hàng nên nó không cố định

Câu 32) Tiền thu được từ phát hành trái phiếu là đối tượng phải dự trữ bắt buộc
Sai vì
SỐ 11-NH5/TT NGÀY 6-7-1992 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
4. Căn cứ để tính dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là tiền gửi hoặc có tính chất tiền
gửi thể hiện trên bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp của tổ chức tín dụng (tức là
gồm hoạt động của trung tâm, các hội sở và các chi nhánh trực thuộc).
Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính dự trữ bắt buộc:

13
- Tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi
của Tổng Cty Vàng bạc, đá quý).
- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.
- Tiền gửi chuyên dùng của các tổ chức kinh tế.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của dân cư.
- Các khoản tiền quản lý, giữ hộ.
- Trái phiếu, kỳ phiếu dưới 1 năm.
Chỉ có trái phiếu với kì hạn 12 tháng mới phải dự trữ bắt buộc, các loại trái phiếu với kì
hạn lớn hơn thì ko phải dự trữ bắt buộc.
Câu 33. Lý do khiến khách hàng mua lại trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá và lãi
tích lũy tại thời điểm chiết khấu là lãi suất thị trường tăng lên
Sai
Giải thích: Lãi suất thị trường chính là chi phí cơ hội của việc đầu tư vào trái phiếu nên
khi lãi suất thị trường tăng tức là chi phí cơ hội của việc đầu tư trái phiếu tăng nên nhà
đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào trái phiếu nếu lãi suất thị trường tăng. Mặt khác lãi suất của
trái phiếu lại cố định nên khi lãi suất thị trường tăng thì lợi nhuận của việc đầu tư trái
phiếu đem lại sẽ nhỏ hơn lợi nhuận mà các khoản đầu tư khác như gửi tiền tại các tổ chức
tín dụng nên sẽ không khuyến khích khách hàng mua trái phiếu.
Câu 34. Khi giá TSĐB giảm thì NHTM sẽ chuyển món nợ sang nhóm khác vì rủi ro
tín dụng tăng
Sai
Giải thích: TSĐB tạo một tấm đệm an toàn cho ngân hàng trước rủi ro khách hàng mất
khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng chứ không phải là tiêu chuẩn, dấu hiệu để
phân loại nhóm nợ. Ngân hàng tiến hành định giá TSĐB thường xuyên là để có kế hoạch
thu nợ, yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB … không phải là để đánh giá rủi ro của món
nợ
Câu 35. Hoạt động ủy thác được phản ánh vào bảng cân đối kế toán và tài sản ngoại
bảng
Sai
Giải thích: Có tài sản ủy thác và vốn ủy thác. Tài sản ủy thác được hình t hành theo sự ủy
thác của khách hàng. Hợp đồng ủy thác rất đa dạng và được phản ánh trong bảng cân đối
kế toán ở mục tài sản khác. Vốn ủy thác được hình thành khi NHTM thực hiện các dịch
vụ ủy thác như cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ,…
Vốn ủy thác là vốn nợ của ngân hàng và cũng được phản ánh vào bảng cân đối kế toán
trong mục các khoản vay khác
Câu 36. NHTM có thể giảm rủi ro tín dụng bằng cách trích dự phòng rủi ro tín
dụng đầy đủ
Sai

14
Giải thích: Các rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như xuất phát từ phía
khách hàng, xuất phát từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ môi trường bên ngoài nên đối
với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro. Việc trích lập
dự phòng chỉ là 1 biện pháp để chống sốc cho ngân hàng khi gặp phải các tổn thất do rủi
ro tín dụng gây ra chứ không phải là cách để giảm thiểu rủi ro
Câu 37. Vay liên ngân hàng không cần TSĐB vi đã được NHNN đảm bảo khả năng
thanh toán
Sai
Giải thích: Các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên
thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách, bổ sung hoặc thay thế cho
nguồn vay từ NHNN. Các khoản vay này thường không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo
bằng các chứng khoán có chất lượng cao. Việc không cần đảm bảo không phải là do
NHNN đảm bảo khả năng thanh toán mà là do nhu cầu cần vay để đáp ứng cho mục đích
chi trả cấp bách nên cần nhanh, tránh thủ tục rườm rà. Hơn nữa các khoản vay này
thường có thời hạn cho vay ngắn, tối đa là dưới 1 năm ( theo thông tư 21) nên có thể
kiểm soát được và uy tín của các ngân hàng đi vay cũng là lý do để khoản vay này không
cần TSĐB
Câu 38. NHTM chỉ kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng những đồng ngoại tệ tự
do chuyển đổi
Sai
Giải thích: Hoạt động mua bán ngoại tệ là việc mua bán một loại tiền này lấy một loại
tiền khác và hưởng chênh lệch giá mua bán do vậy hoạt động này không nhất thiết chỉ là
kinh doanh những đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi chỉ cần xuất phát từ nhu cầu của khách
hàng về các loại ngoại tệ.
Câu 39. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHTM tăng tính thanh khoản
Đúng
Giải thích: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và
tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh
khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng
không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Như vậy khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì
NHTM tăng tính thanh khoản
Câu 40. Khi dư thừa nguồn vốn tạm thời NHTM sẽ gửi tiền tại NHNN
Sai
Giải thích: NHTM gửi tiền tại NHNN vì yêu cầu dự trữ bắt buộc, nhu cầu thanh toán liên
ngân hàng và nhu cầu cho vay liên ngân hàng. Đây là tiền gửi không kỳ hạn nên nó chỉ
đáp ứng chủ yếu là mục đích thanh toán. Khi dư thừa nguồn vốn tạm thời NHTM sẽ gửi
có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác để nhằm sinh lãi, tăng lợi nhuận
Câu 41. Sai
vì hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều công ty tài chính của các nhtm : Vietinbank leasing,
ACB leasing, VCB leasing…
Câu 42. Sai

15
vì những khoản tiền gửi sau sẽ k đc bh
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của
chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh
ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc
(Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát
hành
Câu 43. Sai
vì Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục
đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện
thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là
các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Do đó
thì tiền gửi thanh toán phục vụ nhu cầu giao dịch nên khi có biến động lãi suất thì nó ít
biến động hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Câu 44. Sai , tối đa là 0.75%
Câu 45. Đúng
vì lợi nhuận trước thuế = chêch lệch thu chi từ lãi + chêch lệch thu chi khác – dự phòng
tổn thất.
Khi dự phòng tăng thì làm cho lợi nhuận trước thuế giảm, do đó thuế giảm
Câu 46. Đúng
vì thị trường vốn công cụ là : cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Có mức độ rủi
ro cao, lợi nhuận cao và lãi suất cao. Công cụ trên tttt là tín phiếu kho bạc, nhnn, thương
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại…có rủi ro thấp. lợi nhuận thấp, ls ít biến
động.
Câu 47. sai
vì Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số
hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận
tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
khác.
Câu 48 . Đúng
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất chon h khi cung tk k đáp ứng đc cầu tk.
Do đó nếu dự trữ nhiều hơn thì nh sẽ có cung tk cao hơn, giúp giảm tỷ lệ rủi ro tk.
Câu 49. Rủi ro tín dụng giảm khi NHTM chuyển món nợ sang nhóm nợ cao hơn và
trích dự phòng nhiều hơn SAI
Trích lập dự phòng là việc ngân hàng ước lượng tổn thất, chuyển tổn thất vào chi phí để
lập quỹ dự phòng tổn thất, nhằm bù đắp/ xử lý các khoản tín dụng không thu hồi được.
Dự phòng tổn thất như một tấm đệm chống rủi ro mà không ngăn ngùa hay làm giảm rủi
ro tín dụng.
Sau khi đã sử dụng dự phòng (sau khi trừ phần thu hồi từ tài sản đảm bảo) để bù đắp tổn
thất do rủi ro tín dụng, ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đã được bù đắp bằng dự
phòng từ hoạch toán nội bảng ra hoạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các
biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

16
50. Ngân hàng luôn mua lại trái phiếu với giá nhiều hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến
thời điểm đáo hạn SAI

51. Kỳ hạn trung bình của tài sản dài hơn nguồn vốn khiến NHTM dễ gặp rủi ro
thanh khoản  ĐÚNG.
Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, gồm các khoản vay từ
ngắn đến dài hạn.Vốn nợ là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của các NHTM,
chiếm tỷ trọn lớn là tiền gửi. Như vậy, kỳ hạn trung bình của tài sản dài hơn nguồn vốn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn= ts ngắn hạn/ nợ ngắn hạn nếu kì hạn trung bình của tài
sản dài hơn nguồn vốn, nghĩa là tài sản khó chuyển đổi thành tiền để thanh toán các
khoản vay đến hạn thanh toán.
52. NHTM không chiết khấu hối phiếu của các NHTM khác?  SAI
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ cảu NHTM. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu
xuất trình hối phiếu chưa đến hạn thanh toán cho NHTM để lấy tiền ngay với một giá
thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu.
NHTM không phát hành hối phiếu mà dùng hối phiếu để tài trợ cho các doanh nghiệp.
53. Tỉ lệ nợ quá hạn được xác định bằng nợ nhóm 2,3,4,5 trên tổng dư nợ. Sai.
Theo Quyết định 493/2005 của NHNN: Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc
toàn bộ nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
54. Thanh khoản của ngân hàng được tạo nên bởi
A. Ngân quỹ lớn
B.Ngân quỹ và chứng khoán ngắn hạn của chính phủ lớn
C.khả năng huy động trên thị trường với thời gian và chi phí thấp
 C : ( tr402-403)
Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh
toán của khách hàng, được tạo lập bởi tình thanh khoản của tài sản và tình thanh khoản
của nguồn vốn. TK của tài sản và nguòn vốn được đo bằng thời gian và chi phí, thời gian
và chi phí càng thấp TK càng cao. Như vậy một ngân hàng có tính TK cao khi có nhiều
tài sản TK hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp.
55. Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suát cho vay kinh doanh ?
ĐÚNG
(Tr 85, 145) LS cho vay= LS huy động + CP quản lý ròng( tiền công, điện, nước…)+
Thuế + LN doanh nghiệp + Phần bù rủi ro.
Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có chi phí quản lý cao hơn, quy mô cho vạy lại nhỏ hơn so
với cho vay kinh doanh dẫn tới các ngân hàng khi cho vay tiêu dùng thường yêu cầu lãi
suất cao để bù đắp các khoản chi phí cao trên một món vay.
56. Tài sản đảm bảo giúp ngân hàng hạn chế tổn thất tín dụng  ĐÚNG.(tr134)

17
Khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh,có thể mất khả năng trả
nợ cho NH. Những biến cố không mong đợi có thể gay cho NH những tổn thất lớn.
Chhính vì vậy NH yêu cầu KH phải có TSDB.
Tài sản đảm bảo là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của khách hàng
vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên
bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước; tài sản hình thành từ vốn vay”. TSĐB giúp các
TCTD hạn chế và ngăn ngữa những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh tín dụng.
Theo Điều 12, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, dự phòng tổn thất được
tính:
R = ∑n Ri
i=
1
Ri = ( Ai – Ci ) x r
Trong đó: R là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích.
Ri là số tền dự phòng phải trích với từng khách hàng thứ i.
Ai là số dư nợ gốc thứ i.
Ci là giá trị khấu trừ của TSĐB. Của khoản nợ thứ i.
r làtỷ lệ trích lập dự phòng theo nhóm.
57. TSĐB góp phần làm giảm RRTD của NHTM : ĐÚNG
TSĐB mục đích là để phòng rủi ro. Khi có TSĐB làm giảm khả năng xảy ra việc khách
hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng. ( Bổ sung công thức )
58. RỦI RO LÃI SUẤT CÓ THỂ HẠN CHẾ BẰNG DỰ ĐOÁN DỰA TRÊN
THAY ĐỔI LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG. ĐÚNG
Việc dự đoán chính xác xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Dựa trên các mô hình/ lý thuyết để đoán biết lãi suất trong tương lai, NH hoặc DN
có thể hoạch định được các mục tiêu thu nhập, doanh số hoạt động từ đó có thể chủ động
trong các phương án kinh doanh, tránh khỏi những tổn thất không mong đợi do thay đổi
lãi suất.

18
10. Hiện nay ngân hàng ưa chuộng những loại TSĐB nào?
Ngân hàng ưu tiên cho các tài sản sau do khả năng kiểm soát tài sản của ngân hàng:
 Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá
khác trị giá được thành tiền và được phép giao dịch (Ngân hàng cầm cố giấy tờ
này)
 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, đặc biệt các nguyên liệu đầu vào quan trọng,
hàng tiêu dùng (Ngân hàng có thể cầm cố trong kho)
 Đất đai và tài sản gắn liền với đất, bao gồm: nhà ở, công trình kiến trúc khác gắn
liền với đất và các tài sản gắn liền với nhà ở; vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là
rừng trồng; các tài sản khác gắn liền với đất (Ngân hàng giữ giấy tờ chứng nhận
quyền sở hữu hoặc sử dụng)
 Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
 Các hợp đồng chi trả khác: bảo hiểm, quyền đòi nợ khác
11. Hiện nay, một số ngân hàng cho rằng tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để
vay vốn ngân hàng. Quan niệm này đúng hay sai? Tại sao?
Sai
Giải thích:
- Thế chấp là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng
nhận sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong
thời gian cam kết
 Đảm bảo bằng thế chấp cho phép người nhận tài trợ sử dụng tài sản đảm bảo
phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó là một thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình sử
dụng sẽ làm biến dạng tài sản, hơn nữa, do khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo
của ngân hàng bị hạn chế, khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị
của tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng
- Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng thế chấp, ngân hàng phải xem xét kỹ vật thế
chấp. Trong hợp đồng thế chấp, phải có phần mô tả vật thế chấp. Như vậy ngân
hàng cần phải có các nhà chuyên môn (hoặc thuê) đủ khả năng đủ khả năng đánh
giá tài sản đảm bảo. Nếu định giá quá cao, quy mô tài trợ có thể lớn, có thể gây rủi
ro ch ngân hàng. Ngược lại, nếu định giá thấp, sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay của
khách hàng. Sau khi định giá, ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận về nội quy
sử dụng đảm bảo, quyền của ngân hàng giám sát đảm bảo, phát mại đảm bảo khi
khách hàng vi phạm hợp đồng tài trợ.
 Tóm lại, tùy từng loại tài sản đảm bảo, tùy từng trường hợp mà ngân hàng áp
dụng thế chấp hay cầm cố các loại tài sản đảm bảo

19
Vấn đề: nguồn vốn

Câu 1: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm cả trái phiếu có thể chuyển đổi do
chính ngân hàng phát hành đúng
Một số khoản vay trung và dài hạn của NHTM được NH qui định có thể chuyển đổi thành
vốn cổ phần. Đây là khoản nợ lưỡng tính. Do tính chất này mà NHTW nhiều nước xếp
chúng vào vốn chủ sở hữu loại 2 với tỷ lệ 50% để tính tỷ lệ an toàn vốn chủ sở hữu.

Câu 2: huy động vốn của NHTM không bao gồm vốn chủ sở hữu  đúng
Vốn chủ sở hữu của NH là vốn được hình thành ban đầu khi thành lập NH và được bổ
sung từ lợi nhuận qua các năm.
Vốn huy động mà ngân hàng nhận được từ nền kinh tế đó là tiền gửi của các tổ chức kinh
tế các doanh nghiệp các cá nhân gồm
- Tiền gửi ko kì hạn
- Tiền gửi có kì han
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi khác
Các nguồn huy động khác phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành trái phiếu.
 Đây là nguồn tiền chủ yếu để NH hoạt động trong qua trình cho vay và là một trong
những tiêu chí quan trọng đánh giá 1 ngân hàng

Câu 3: Ngân hàng không được dùng vốn chủ sở hữu để cho vay vì kỳ hạn nguồn vốn
này dài hơn kỳ hạn khoản cho vay sai
Vốn chủ sở hữu của NH là vốn được hình thành từ khi thành lập NH và bổ sung từ lợi
nhuận qua các năm. Đây là loại vốn có thể sử dụng lâu dài, hình thành trang thiết bị nhà
cửa cho ngân hàng. Nguồn vốn dùng để cho vay thường là nguồn vốn huy động được từ
nền kinh tế… câu 2
Câu 4: ngân hàng thương mại Việt Nam cần duy trì tỷ lệ VCSH trên tài sản có rủi ro
ít nhất 9%.  đúng
Theo thông tư 13/2010 NHNN:mục 1 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, điều 4: tỷ lệ an toàn vốn
tối thiếu: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ
an toàn vốn riêng lẻ).
Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối
thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng
cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.Basel II chỉ  quy định tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài
viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do
vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của
toàn cầu.

Vấn đề vốn nợ: tiền gửi và nghiệp vụ huy động tiền gửi,tiền vay và nghiệp vụ đi vay
Câu 1: ngân hàng không nên nhận tiền gửi thanh toán để cấp tín dụng cho khách
hàng.  Sai
Tiền gửi thanh toán được gửi vào NH để thực hiện các khoản chi hàng hóa dịch vụ và thực
hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách thuận
tiên và tiết kiệm, nói cách khác đây là hoạt động chờ thanh toán chứ không phải tiền để
dành. NH phải chi trả bất cứ lúc nào NH có yêu cầu, nếu chậm coi như bị vi phạm và phải
chịu phạt theo quy định. Tuy nhiên một số NH do không có sự ăn khớp nhập và xuất mỗi
tk thanh toán của KH nên tạo ra một tồn khoản nh, có thể sử dụng nguồn này làm nguồn
vốn KD, nhưng NH chỉ cho phép sử dụng một phần, phần còn lại để dự trù thanh toán
20
nhằm đáp ứng nhu cầu của KH, do đó không nên sử dụng tiền gửi thanh toán để cấp tín
dụng cho KH.

Câu 2: mọi khách hàng gửi tiền tại NHTM đều được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
thanh toán đầy đủ trong trường hợp Nh mất khả năng thanh toán  Sai
Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản
chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có
trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của NDD89/1999 về bảo hiểm tiền
gửi,
"Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây:
a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên
10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám
đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc ( Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi đó;
c) Tiền gửi dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;
d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam."
không phải mọi khách hàng.
Câu 3: Ngân hàng thương mại Việt Nam cần mua bảo hiểm cho toàn bộ tiền gửi huy
động được sai
ở nhiều nước nh phải mua bảo hiểm cho toàn bộ tiền gửi huy động được. ở việt nam theo
nghị định 109/2005/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 89/1999 về bảo
hiểm tiền gửi thì
"Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây:
a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên
10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám
đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc ( Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi đó;
c) Tiền gửi dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;
d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam."
Câu 4: Tiền gửi thanh toán nhạy cảm hơn với biến động của lãi suất so với tiền gửi
tiết kiệm
Tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn,tiền gửi thanh toán thường nhạy cảm với các biến
động về lãi suất, tỷ giá thu nhập và chu kỳ chi tiêu hay các nhân tố khác. Tiền gửi thanh
toán thường biến động kém ổn định hơn tiền gửi tiết kiệm. phục vụ nhu cầu chi tiêu
thường xuyên ko bị phạt lãi suất khi rút ra trước hạn do đó mà chỉ cần có biến động của lãi
suất thì ảnh hưởng đến hành động của người gửi tiền
Câu 5: ngân hàng thương mại không được dùng tiền vay từ ngân hàng trung ương
để cho vay khách hàng  đúng
21
Vay từ NHNN là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng
TM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc dự trữ thanh toán), hình thức cho
vay chủ yếu là NHNN tái chiết khấu, hoặc tái cấp vốn theo hạn mức nhất định. Tuy nhiên
NHNN luôn điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều
kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Do đó mà NHTM không được dùng tiền vay từ
NHNN để cho vay khách hàng.

Câu 6: NHNN khuyến khích các NHTM vay vốn của NHNN khi đưa ra mức lãi suất
tái chiết khấu (tái cấp vốn) thấp hơn LS vay liên ngân hàng.  sai
Vay từ NHNN là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng
TM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc dự trữ thanh toán), hình thức cho
vay chủ yếu là NHNN tái chiết khấu, hoặc tái cấp vốn theo hạn mức nhất định. Tuy nhiên
NHNN luôn điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều
kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. NHNN không khuyến khích các NHTM vay vốn của
NHNN.

Câu 7: Ngân hàng nên hạn chế vay vốn trên thị trường liên ngân hàng vì tính ổn
định kém
Câu 8:tiền gửi ủy thác của KH không phải nợ của NH sai
NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp
phát, ủy thác giải ngân và thu hộ… nh có thẻ sử dụng tiền của khách hàng tuy không phải
trả lãi nhưng vẫn phải trả gôc nên đây cũng là một trong những khoản nợ của ngân hang
Câu 8: NHTM gửi tiền ở NHTW vì mục tiêu lợi nhuậnsai
NHTM gửi tiền ở NHTW nhằm mục đích thanh toán bù trừ hoặc dự trữ bắt buộc theo quy
định của NHNN nhằm thục hiện mục tiêu CSTT.

Vấn đề tỷ lệ dự trữ bắt buộc


Câu 1: ngân hàng thương mại có thể mua trái phiếu chính phủ thay cho dự trữ bắt
buộc Sai
Theo quy chế DTBB đối với các tổ chức tín dụng kèm QDD581/NHNN 2003:
Điều 1: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt đọng tại Việt Nam phải
duy trì tại tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN
Điều 7: Các tổ chức tín dụng phải duy trì dự trữ bắt buộc như sau:
- Đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng VN, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại sở GD NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh thành phố
- Đối với dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Sở GD NHNN
Câu 2: ngân hàng thương mại thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi nền kinh tế rơi
vào tình trạng lạm phát cao.  sai
- NHTW là ngân hàng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho phù hợp với các mục tiêu
điều hành, mục tiêu hoạt động của CSTT,quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Thống
đốc NHNN quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế. Theo Luật
NHNN Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hinh TCTD và từng loại
tiền gửi từ 0%-20% tổng số lượng tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. Khi
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghĩa là NHTW thắt chặt khả năng tạo tiền của NHTM
Câu 3: tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao làm tăng khả năng huy động tiền gửi của NH sai
- Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của NH vì với lãi
phải trả không đổi sẽ làm cho vốn khả dụng của NH giảm xuống. Điều này sẽ hạn
chế khả năng huy động của NH do NH không đạt được kế hoạch đè ra.
Câu 4: dự trữ bắt buộc làm tăng chi phí của NH đúng
- Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của NH vì với lãi
phải trả không đổi sẽ làm cho vốn khả dụng của NH giảm xuống. dự trữ bắt buộc
tăng làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng cũng như khả nang sử dụng nguồn
22
tiền này làm cho chi phí huy động vốn thực tế của NHTM tăng lên.
Câu 5: khi ngân hàng thanh toán cho 2 khách hàng có cùng tài khoản giao dịch tại
cùng 1 nh thì mức dự trữ bắt buộc của NH đó tăng lên.  Sai
- Khi đó số dư tiền gửi của NH không đổi điều này làm cho mức dự trữ bắt buộc của
NH không đổi.

Vấn đề tài sản và quản lý tài sản

Câu 1: Ngân quỹ của ngân hàng bao gồm cả những khoản chứng khoán sắp đáo
hạn Đúng
Ngân quỹ của một nh thường gồm:
- Tiền mặt trong két: có thể gồm nội tệ, ngoại tệ (ở những nước ngoại tệ được sử
dụng trong lưu thông, hoặc chấp nhận tiền gửi ngoại tệ)
- Tiền gửi tại ngân hàng khác: NHTW yêu cầu NHTM phải duy trì dự trữ bắt buộc
dưới hình thức tiền gửi tại NHTW
Tuy nhiên các chứng khoán ngắn hạn của CP thường được xếp hàng đầu trong số các
chứng khoán thanh khoản, được giữ như một tài sản đệm cho ngân quỹ, chúng sinh lời cao
hơn ngân quỹ, và khi cần có thể bán để chi trả như ngân quỹ.
Câu 2: ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải có TSĐB khi cho vay theo hạn
mức  đúng
Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn
mức tín dụng được duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức
dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoản thời gian nhất định mà ngân hàng và khách
hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với các khách hàng có
nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng. Do đó mà thường không
yêu cầu khách hàng phải có TSĐB khi cho vay. Ví dụ một doanh nghiệp chế biến nước
mắm, đến mùa vụ cá cần tăng khối lượng cá giá thấp để chế biến kịp thời vu,ï ngân hàng
có thể cho doanh nghiệp sử dụng một hạn mức tín dụng từ tháng 7 đến tháng 9, cho phép
doanh nghiệp được rút tiền vay nhiều lần trong suốt giai đoạn này, qui mô của hạn mức tín
dụng này được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể
cần tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.Mỗi lần rút tiền
vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó nêu rõ thời gian trả nợ cho từng khoản
rút vốn. Thời gian này được xác định căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay vốn
hoặc thời gian thu tiền bán hàng của khách hàng.
Câu 3: hoạt động bảo lãnh giúp ngân hàng gia tăng tài sản và thu nhập  Sai
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín. NH không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh
do vậy bảo lãnh được coi là tài sản ngoại bảng, nếu kh không thực hiện được cam kết,
ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả, khoản chi trả này xếp vào tài sản “xấu” . NH
tìm kiểm các khoản thu từ bảo lãnh nhằm bù đắp chi phí, tạo thu nhập cho NH.

Câu 4: ngân hàng thương mại thường ưu tiên vay vốn từ ngân hàng trung ương khi
thiếu vốn vì lãi suất thấp  SAi
Vay từ NHNN là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng
TM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc dự trữ thanh toán), hình thức cho
vay chủ yếu là NHNN tái chiết khấu, hoặc tái cấp vốn theo hạn mức nhất định. Tuy nhiên
NHNN luôn điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều
kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định
Câu 5: Dư nợ tối đa của mỗi món vay của khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của NHTM  đúng
Tổng dư nợ cho vay của TCTD:
 Đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ
trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn ủy thác từ Chính phủ, của
23
các tổ chức và cá nhân.
Trong đó: Dư nợ cho vay của TCTD bao gồm:
- Dư nợ cho vay theo hợp đồng TD.
- Số dư nợ TCTD ủy thác cho TCTD khác cho vay.
- Số dư các khoản TCTD đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với KH.
Trường hợp nhu cấu vốn của một KH vượt quá 15% vốn tự có của TCTD hoặc KH
có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các TCTD cho vay hợp vốn theo Quy định
của NHNN.
Câu 6: Hoạt động bao thanh toán của NHTM giúp khách hàng tăng vốn kinh
doanhđúng
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ thoả thuận trong  hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.Về cơ bản, bao thanh
toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm
giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay. Do đó làm tăng vốn kinh doanh của
NHTM
Cau 7:NH không chấp nhận chiết khấu đối với cổ phiếu của DN  đúng
Cổ phiếu không phải GTCG mà là chứng khoán vốn. điều 5:loại GTCG nhận ck, tái ck
theo quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN thì GTCG
1. Các GTCT theo qui định luật tctn
2. Tín phiếu NHNN
3. Loại trái phiếu phát hành theo qui định: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc..
4. Các tín phiếu kỳ phiếu trái phiếu do các tc khác phát hành
Câu 8: Trái phiếu CP có 5 năm có thời gian đáo hạn còn lại 6 tháng là chứng khoán
thanh khoản Đúng
Đối với GTCG nhưng sắp đáo hạn có thời hạn ngắn ( thường đáo hạn sau 1 năm) được
coi là chứng khoán thanh khoản. vì vậy ta có thể thấy rằng chứng khoán thanh khoản là
những chứng khoán ngắn hạn hay các GTCG có thời gian đáo hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm
Câu 9: Khi thẩm định tsđb ngân hàng chú trọng giá trị thị trường của chúng sai
Giá trị thị trường là giá cả của thị trường nó luôn luôn biến động mà khi NH thẩm định
TSĐB sẽ phân tích các yếu tố phụ thuộc vào tính bền vững, ổn định về mặt giá trị và tính
pháp lý của TS
Câu 10: Khoản mục Chứng Khoán đầu tư giúp NH tăng tính thah khoản sai
NHTM nắm giữu CK vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản. chia làm 2 loại ck
thanh khoản và kém thanh khoản. thông thường các ck có tính thanh khoản cao an toàn, dễ
bán ít giảm giá, tỷ lệ sinh lời thấp, ngược lại ck kém thanh khoản (chứng khoán đầu tư) rủi
ro cao, tính thanh khoản thấp nhưng tỷ lệ sinh lời cao
Câu 11; Tất cả các món cho vay của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo để giảm
rủi ro tín dụng Sai
Về nguyên tắc thì tất cả các món vay đều phải có tài sản đảm bảo, tuy nhiên, NH chỉ ghi,
tuy nhiên NH chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bào mà ngân hàng có thể bán đi để
thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp
cho các KH có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài
chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn
của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính Phủ mà Chính Phủ yêu cầu,
không cần tài sản bảo đảm. Theo Luật TCTD Các khoản cho vay đối với các Tổ chức tài
chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng
có khả năng giám sát việc bán hàng… cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 sửa đổi khoản 2, điều 52 như sau: “Tổ chức tín dụng
có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng
tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình…”
Câu 12: Bao thanh toán là nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn, trung dài hạn  sai
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa,
24
cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ thoả thuận trong  hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được
đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.. Hình thức
tín dụng ngắn hạn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Cho vay trên tài sản.
Câu 13: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay dựa trên tài khoản tín dụng quốc tế của kh
sai
Việc thấu chi áp dụng trên tk thanh toán còn tín dụng có bản chất là cho va. Thấu chi là
nghiệp vụ cho vay qua đó nh cho phép người vay đc chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán
của mình đến một giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian
Câu 14: Lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh đúng
Vì cho vay tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu cá nhân thường có rủi ro cao hơn và dựa vào
thu nhập của người vay hơn nữa ý thức trả nợ của kh thường không cao nên lãi suất cho
vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay kinh doanh
Câu 15: tài sản thế chấp phải được chuyển đến kho của NHTM sai
Thế chấp là hình thức theo đó người nhận tín dụng phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở
hữu (hoặc sử dụng) TSĐB sang cho NH. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát
mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản
có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Câu 52: bán tài sản bảo đảm đê thu nợ có thể gây ra những thông tin bất lợi đối với
NH đúng
Vì việc bán TSĐB để thu nợ rát khó khăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải có sự đồng ý
của KH mới đc phát mại, NH ko thể chủ động tự bán TSĐB đó nên việc bán TSĐB đó sẽ
gây ra những thông tin bất lợi cho NH

Câu 16: Trong hoạt động ủy thác, ngân hàng chi quản lý hộ tài sản hộ khách hàng
chứ không chia sẻ rủi ro

Câu 17: Trong cho thuê tài chính công ty cho thuê phải trả phí bảo hiểm cho tài sản
cho thuê sai
Vì bên đi thuê phải trả phí bảo hiểm để đảm bảo cho tài sản thuê vì trong hợp đồng thuê
tài chính bên đi thuê phải cam kết đảm bảo cho tài sản thuê. NH gặp rủi ro khi KH kinh
doanh không hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Nhiều tài sản cho
thuê mang tính chất khó bán, khó cho thuê lại, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao…nên rủi ro
cho thuê rất cao đối với NH. Do vậy khi cho thuê NH phải tiến hành phân tích tín dụng
đồng thời phân tích thị trường tài sản cho thuê, đánh giá nhà cung cấp, lựa chọn nhà cho
thuê thích hợp. Và NH yêu cầu KH phải mua bảo hiểm tài sản.
Câu 18: Tài sản ngoại bảng không đem lại thu nhập từ lãi cho ngân hàng sai
Ngân hàng đưa ra những cam kết của mình đối với khách hàng, hình thành nên một loại
tài sản là hợp đồng cam kết như hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn… những tài sản này không trực tiếp hình thành do sử dụng nguồn vốn mà NH huy
động nên được xếp vào ts ngoại bảng. TS ngoại bảng phản ánh dung lượng công tác của
NH, tạo nên thu nhập và rủi ro cho NH.
Câu 19: Phát hành trái phiếu chuyển đổi giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn
so với phát hành cổ phiếu  đúng
Trái phiếu chuyển đổi là hình thức gọi vốn lai giữa cổ phần thường và nợ. Trái phiếu
chuyển đổi ấn định một khoản thời gian khoản nợ với lãi suất cố định được chuyển sang
cổ phần. Nó trả lãi suất rẻ hơn so với vốn huy động vì cho phép trái chủ trở thành cổ đông
trong tương lai, nhưng lại hấp dẫn về lãi suất hơn cổ đông vì mang rủi ro chuyển đổi.
Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời
điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố
định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn
đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của
25
công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. 
Ưu điểm: 
- Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường
cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ
chức phát hành. 
- Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần. 
- Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu
một cách nhanh chóng trên thị trường. 
- Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện
hữu so với phát hành cổ phiếu.
- Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái
phiếu sang cổ phiếu.

Câu 20: hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay có rủi ro
cao hơn tài sản đảm bảo của chính khách hàng đúng
Vì tài sản hình thành từ vốn vay thường là các tài sản đặc trưng khó phát mại thường là
máy mọc thiết bị nên khó tránh được các rủi ro trong thời gian .
_ Bảo đảm tài sản bằng nguồn tài sản của người bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc một cá nhân hay một đơn vị đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn để
người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến hạn người đi vay không trả
hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ
thay.
Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh tài sản (gọi là bên bảo lãnh) để
bảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự đối với pháp nhân; có năng lực pháp luật dân sự và hành
vi đối với cá nhân.
+ Có khả năng về vốn và tài sản.
- Bảo đảm tài sản hình thành từ nguồn vốn của người đi vay:
+ Tài sản khách hàng có sẵn trước khi ký hợp đồng tín dụng.Đây là nguồn tài sản
đảm bảo mà ngân hàng ưa thích nhất bởi tính rủi ro thấp.
+ Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của tài sản
được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Bảo đảm
tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản
hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay
đó đối với ngân hàng.
Được áp dụng đối với các loại hình tín dụng sau:
 Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ
đời sống.
 Vay để thực hiện lô hàng xuất, tài sản bảo đảm chính là lô hàng xuất.
 Vay để thực hiện lô hàng nhập, tài sản bảo đảm chính là lô hàng nhập.
Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó, yêu cầu của công
tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các dự án đầu tư.
Nh thường cố gắng tìm kiếm các khoản thu từ bảo lãnh nhằm bù đắp chi phí. Phí bảo lãnh
tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy
tín. NH không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh do vậy bảo lãnh được coi là tài sản ngoại
bảng, nếu kh không thực hiện được cam kết. Do đó mà phí bảo lãnh thường thấp
Câu 21: NH ko chấp nhận chiết khấu đối hối phiếu của Nh khác sai
Vì hối phiếu cũng là 1 trong 2 loại của thương phiếu là GTCG. Thương phiếu gồm lệnh
phiếu và hối phiếu. trong đó lệnh phiếu thể hiện cam kết trả tiền cho người thụ hưởng và
người phát hành là người mua còn hối phiếu phát hành là người bán là người yêu cầu
26
nguoi mua sau một thời gian nhất định trả đúng số tiền ghi trong hối phiếu
Câu 22: Cho thuê hoạt động là hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHTM sai
Vì cho thuê hoạt động là 1 trong những hoạt động của cho thuê tài chinh áp dụng cho cả
trung và dài hạn
Câu 23: Bao thanh toán giống CK chứng từ đúng
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá đã được bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ thoả thuận trong  hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mua lại bộ chứng
từ… điều này giống vơi chiết khấu chứng từ vì NH sẽ mua với giá thấp hơn giá trị BCT
và các khoản phải thu của KH.
Câu 24:thấu chi không cần tài sản đảm bảo đúng
Thấu chi là hình thức tín dụng dựa vào uy tín khách hàng khi đó NH sẽ cho một hạn mức
thấu chi chứ không cần TSĐB
Câu 25: bảo lãnh của NH là một hoạt động phi tín dụng sai
Bảo lãnh là 1 hình thức tài trợ của NH cho kh, qua đó KH có thể tìm nguồn tài trợ mới,
mua đc hàng hóa hoặc thực hiện các hoạt động sx kd nhằm thu lợi nhuận. Bảo lãnh nh là
cam kết cua Nh dưới hình thức thư bảo lãnh về viec thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng cua rNH, khi NH ko thực hiện dúng nghĩa vụ như cam kết. đây là 1 nghiệp vụ
tín dụng.

Vấn đề rủi ro
Câu 1: Nếu cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ, ngân hàng có thể gặp
rủi ro trong thanh khoản
theo chỉ thị của NHNN số 03/2007 về kiểm soát quy mô chất lượng tín dụng và cho vay
đầu tư, kinh doanh đầu tư chứng khoán thì Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy
tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ
chức tín dụng. Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán bao gồm: Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty chứng khoán; Cho
vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác để đầu tư, kinh doanh
chứng khoán đối với các tổ chức khác và cá nhân; Chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ
chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khoán

Câu 2: Rủi ro lãi suất= khe hở lãi suất x mức thay đổi lãi suất trên thị trường đó là
xác suát xảy ra rủi ro vơi NHTM sai
Khi huy động vốn của DN và dân cư, nh phải trả lãi. Khi tài trợ nh thu lãi. Lãi suat của các
khoản cho vay tiền gửi và chứng khoán thường xuyen biến động có thể làm gia tăng lợi
nhuận có thể gây tổn thất cho NH, như vậy rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do
chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến. ngoải ra khe hở lãi
suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Khe hở lãi suất càng lớn rủi ro càng lớn
Câu 3: Ngân hàng cần luôn luôn đảm bảo khả năng sinh lợi cao trong mọi hoạt động
để có khả năng thanh khoản tốt đúng
Giữa khả năng than khoản và khả năng sinh lời có sự đánh đổi. Ngân hàng càng tập trung
nhiều vốn để sẵn sang đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó
càng thấp (các yếu tố khác không đổi).Do vậy, đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là
một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và nó luôn mang một ý
nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa, giải quyết vấn đề thanh
khoản luôn gắn với chi phí, bao gồm chi phí lãi vốn vay, chi phí giao dịch (về thời gian và
tiền) cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và cả chi phí cơ hội tồn tại dưới hình thức những
khoản thu nhập trong tương lai sẽ bị bỏ qua khi ngân hàng phải bán đi những tài sản sinh
lời để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Rõ ràng, ngân hàng phải tính tới yếu tố chi phí cơ hội
trong quá trình xem xét vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Nếu tại thời điểm nào đó, ngân
hàng có thặng dư thanh khoản, nhà quản lý phải sẵn sang đầu tư phần thanh khoản vượt
trội, tránh phải trả chi phí cơ hội do để vồn nhàn rỗi không tạo ra thu nhập.
27
Sự tồn tại và phát triển của NH chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của NH. Tăng khả năng
sinh lời là cách đảm bảo an toàn nhất. NH phải tìm kiếm các khoản thu để vừa bù đắp các
khoản chi vừa có thu nhập ròng. Các chủ sở hữu luôn mong đợi một mức lợi tức hấp dẫn,
tương ứng với rủi ro họ chấp nhận. Tăng khả năng sinh lời là biện pháp quan trọng để NH
tăng quỹ tích lũy (tăng vốn của chủ) thiết lập quỹ dự phòng lớn, đủ sức chống đỡ rủi ro
tăng khả năng thanh khoản.
Câu 4:Câu xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro
Kết quả XHTD được sử dụng cho các mục đích xác định giới hạn tín dụng; quyết định từ
chối hay đồng ý cấp tín dụng, mức lãi suất vay và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo;
Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; Quản lý danh mục tín
dụng và trích dự phòng rủi ro.
Câu 5: Dự phòng tổn thất tác dụng làm giảm mức đọ phát sinh rủi ro tín dụng sai
Dự phòng tổn thất như một tấm đệm chống rủi ro tín dụng, mà không ngăn ngừa hay làm
giảm rủi ro tín dụng. mà giảm mức độ phát sinh rủi ro tín dụng cần
Hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn hay nợ khó đòi
Xây dựng chính sách tín dụng phân tích tín dụng
Câu 6: Lãi suất thị trường tăng và khe hở nhạy cảm lãi suất khác 0 thì ngân hàng sẽ
chịu rủi ro lãi suất đúng
Vì khi khe hở nhạy cảm lãi suất khác 0 thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi lãi suất. rủi ro
có thể là tổn thất về thu nhập. nh sẽ ko chịu rủi ro lãi suất khi khe hở nhạy cảm lãi suất
bằng 0
Câu 7: phân tích tín dụng đối với KH giúp phòng ngừa rủi ro tác động  đúng
Vì trong thời gian nhất định NHTM thường dựa vào một số yếu tố để tính điểm cho khách
hàng. Đây là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải có
phần mềm quản lý tập trung. Khách hàng vay vón sẽ đc chấm điểm dựa trên các yếu tố tài
chính và phi tài chính(tình hình tài chính, năng lực sản xuất kd, hiệu quả dự án, mối quan
hệ với ngân hàng và tính sòng phẳng)… sau đó xếp hạng. qua đó giúp ngân hàng phòng
ngừa rủi ro
Câu 8: Một trong những tiêu chí phản ánh rủi ro của tín dụng của nhtm là điểm của
khách hang đúng
Vì trong thời gian nhất định NHTM thường dựa vào một số yếu tố để tính điểm cho khách
hàng. Đây là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải có
phần mềm quản lý tập trung. Khách hàng vay vón sẽ đc chấm điểm dựa trên các yếu tố tài
chính và phi tài chính(tình hình tài chính, năng lực sản xuất kd, hiệu quả dự án, mối quan
hệ với ngân hàng và tính sòng phẳng)… sau đó xếp hạng.
Câu 9:một trong những chỉ tiêu đo lường rủi ro của NH là tỷ lệ nợ xấu đúng
Chỉ tiêu đo lường rủi ro của NH
nợ quá hạn, và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác
nhau. Đối với NH, việc kh ko trả đúng hạn hoặc ko có khả năng trả nợ có liên quan đến
thanh khoản và rủi ro thanh khoản: chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi
và cho vay đúng hợp đồng. Nợ xấu là một lời cảnh báo cho NH, NH pải có biện pháp hữu
hiệu để giải quyết
Câu 10: phân tích tài sản đảm bảo của KH giúp NH phòng ngừa rủi ro đúng
Thu nợ từ TSĐB là nguồn thu nợ thứ 2 sau nguồn thu nợ thứ nhất từ hoạt động là không
đảm bảo trả nợ. Việc phân tích TSĐB nhằm xác định quyền sở hữu hợp pháp giá trị thị
trường của TSĐB, xác định giá trị TS có ổn đinh không để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Câu 11: NHTM trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ sai
Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN
Điều 6: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng
giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Không phải là tổng dư nợ tổng dư nợ là từ
nhóm 1 đến nhóm 5.

Vấn đề hoạt động của NHTM


Câu 1: ngân hàng thương mại việt nam được thực hiện tất cả các hoạt động tín dụng
trừ kinh doanh chứng khoán  Sai
28
Ngân hàng việt nam được thực hiện tất cả các hoạt động theo điều 98 mục 2 chương 4 luật
tổ chức tín dụng không có kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra điều 107 các hoạt động khác
của NHTM, thị NHTM chỉ có thể lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp mà không có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Điều 103, quy định
NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con công ty liên kết để thực hiện hoạt động
kinh doanh sau đây:
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng chứng khoán, quản lý phân phối
chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư chứng khoán và
mua, bán cổ phiếu
- Cho thuê tài chính
- Bảo hiểm
Ta cũng thấy rằng khi NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán với tiềm lực về tài chính,
khả năng thao túng thị trường các NHTM dễ gây nên hiện tượng làm giá, sai lệch thông
tin trên thị trường.
Câu 2: Ngân hàng thương mại ở Việt Nam không được đầu tư vào cổ phiếu của các
doanh nghiệp niêm yết.  đúng
Ngân hàng việt nam được thực hiện tất cả các hoạt động theo điều 98 mục 2 chương 4 luật
tổ chức tín dụng không có kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra điều 107 các hoạt động khác
của NHTM, thị NHTM chỉ có thể lưu ký chứng khoán, mua bán trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp mà không có hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Điều 103, quy định NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con công ty liên kết để
thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng chứng khoán, quản lý phân phối
chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư chứng khoán và
mua, bán cổ phiếu
- Cho thuê tài chính
- Bảo hiểm
Ta cũng thấy rằng khi NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán với tiềm lực về tài chính,
khả năng thao túng thị trường các NHTM dễ gây nên hiện tượng làm giá, sai lệch thông
tin trên thị trường.
Câu 3: các TCTD phi ngân hàng được thực hiện đày đủ các hoạt động của NHTM
sai
Theo luật TCTD 2010, tổ chức tín dụng bao gồm quỹ đầu tư , công ty cho thuê tài chính,
công ty bảo hiểm. Mỗi một TC phi NH chỉ thực hiện 1 hoặc 1 số hoạt động đặc thù riêng
chứ ko pải thực hiện tất cả hoạt động của NHTM

Vân đề trích lập dự phòng rủi ro


Câu 1: ngân hàng không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bị gây ra bởi lý do chủ
quan của cán bộ NH

Câu 3: NHNN việt nam qui định NHTM ko được cho vay đối với chủ tịch quản trị
của chính ngân hàng TM đó đúng
(điều 19 QĐ1627)
1- Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau
đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), Phó Tổng
giám đốc) (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định,
quyết định cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám
đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
2. Các quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp
tác.
3. Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này đối với người vay là bố, mẹ, vợ,
chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín
29
dụng xem xét quyết định.

7. Những trường hợp hạn chế cho vay: (điều 20 QĐ1627)


Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện
ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đôi tượng sau đây:
1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho
vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán
trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật
Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Cau 44: tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu phản ánh khả năng sinh lời của NHTM sai
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của điều 5: tỷ lệ an toàn vốn TT 13/2010
1. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định như sau: Tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) là
một chỉ tiêu tài chính tổng hợp để đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu cần thiết
của một tổ chức tín dụng /ngân hàng thương mại (NHTM), là yêu cầu về mức vốn
tự có tối thiểu đủ để sẵn sàng bù đắp những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động
kinh doanh trong điều kiện thông thường.
Vốn tự có
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =
Tổng tài sản “Có” rủi ro
Tỷ lệ này nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của ngân hàng, một hệ thống tài chính
an toàn khi các ngân hàng có hệ số an toàn CAR cao. Theo thông lệ trên thế giới thì CAR
nằm trong khoảng 8% - 13% là tốt nhất cho các ngân hàng. Như vậy có thể thấy vai
trò rất lớn của việc tồn tại tỷ lệ an toàn tối thiểu đối với vốn chủ sở hữu của NHTM là
nhằm:
 Bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng
 Tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này
người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có
thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra
một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ
những người gửi tiền
Câu 51: lãi suất kỳ phiếu thường cao hơn ls tiền gửi có cùng kỳ han  đúng
Vì NH phát hành kỳ phiếu khi NH đag cần huy động vốn phục vụ cho các mục địch thanh
khoản của mình, còn huy động từ tiền gửi thì sẽ bi động hơn do đó mà ls kỳ phiếu thường
cao hơn ls tiền gửi có cùng kỳ hạn

Câu 52: Các NHTM Việt Nam hiện nay chưa cung cấp trực tiếp dịch vụ cho thuê tài
chính vì hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro sai
Mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt nam vào năm 1996 và
hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho
đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động
cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đến nay có trên 20 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các công ty CTTC
nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài.
Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ được các công ty CTTC
tự nguyện tham gia) được thành lập năm 2007, đến nay có 9 thành viên. Hiệp hội CTTC
Việt Nam đã cùng với các công ty CTTC đánh giá tổng kết hoạt động thực tiễn, đề xuất,
kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước những vấn đề để hoàn thiện các cơ chế, tạo
điều kiện cho các công ty CTTC hoạt động tốt hơn.
 
30
Câu 53: Nếu dự kiến lãi suất thị trường giảm xuống trong thời gian tới, ngân hàng
nên duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm
Nếu NH duy trì Khe hở LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ
thuận):
-          Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng
-          Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm
Nếu NH duy trì Khe hở LS < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch):
-          Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm
-          Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng
Do vậy, khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở LS dương
khi NH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở LS âm

31

You might also like