You are on page 1of 6

Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT


(Đề luyện số 2)

Câu 1: Đạm vô cơ mà cây có khả năng hấp thụ là


A. NH4 + và NO3 - B. amino acid C. lipit D. protein
Câu 2: Khi vừa mới bón phân, người ta quan sát thấy lá các cây thân thảo (bí ngô, mướp, rau muống...)
thường bị héo. Đó là do
A. loại phân bón đó không phù hợp với nhu cầu cây trồng, là chất độc đối cây trồng.
B. cây tạm dừng hút nước để thích nghi sự thay đổi từ môi trường.
C. môi trường đất chuyển thành ưu trương làm cây không hấp thụ được nước và bị mất nước.
D. một lượng lớn nước trong cây sử dụng vào quá trình hòa tan các muối khoáng cây vừa hút vào.
Câu 3: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Sắt. B. Phôtpho. C. hiđrô. D. Nitơ.
Câu 4: Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?
A. Mở khí khổng B. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh
C. Cần cho sự trao đổi Ni tơ D. Quang phân li nước, cân bằng ion
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về quá trình khử nitrat trong mô thực vật?
A. NO3- ở dạng ôxi hóa phải được chuyển thành dạng khử NH4+.
B. Mo, Fe là nguyên tố hoạt hóa các enzym tham gia vào quá trình khử nitrat.
C. xuất hiện NO2- là sản phẩm trung gian của quá trình này.
D. chỉ một phần NO3- được chuyển hóa thành NH4+, còn lại tham gia vào các quá trình khác trong cây.
Câu 6: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là
A. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.
B. Thành phần của axit nuclêôtic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Thành phần của prôtêin, a xít nuclêic.
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và Ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
Câu 7: P không tham gia vào thành phần của
A. ADN – ARN B. ADP – ATP C. NADPH D. ABA - AIA
Câu 8: Vai trò sinh lí của ni tơ gồm :
A. vai trò điều tiết B. vai trò cấu trúc C. vai tró cấu trúc, vai trò điều tiết. D. tất cả đều sai
Câu 9: Ở thực vật, những nguyên tố hóa học mang 3 đặc điểm: Thiếu nó cây không hoàn thành được chu
trình sống, không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác và phải trực tiếp tham gia vào quá trình
chuyển hoá vật chất trong cơ thể được gọi là
A. nguyên tố dinh dưỡng khoáng. B. nguyên tố vi lượng
C. nguyên tố đại lượng D. nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
Câu 10: Sự trao đổi ion giàu cation và anion trên bề mặt rễ là
A. sự trao đổi giữa H+ và HCO3 – với ion B. sự trao đổi giữa các cation và anion trên bề mặt rễ
C. sự trao đổi giữa màng và rễ D. không có sự trao đổi nào cả
Câu 11: Đạm vô cơ cây có thể sử dụng là
A. protein B. Khí ni tơ C. NO3 - & NH4 D. amino acid
Câu 12: Dạng đạm NO3 và NH4
- +

A. cả 2 dạng đều là đạm hữu cơ B. không thể biến đổi lẫn nhau
C. có thể biến đổi lẫn nhau D. Sau khi cây hấp thụ diễn ra quá trình khử NH4+
Câu 13: Kali không tham gia điều tiết quá trình này:
A. Vận chuyển chất hữu cơ B. Vận chuyển nước
C. Giảm độ nhớt chất nguyên sinh D. đóng mở của khi khổng
Câu 14: Những loại phân bón có mặt trên thị trường hiện nay chủ yếu giàu các nguyên tố nào?
A. nitơ, phôtpho và kali. B. cacbon, hiđrô, canxi.
C. sắt, kẽm, nitơ. D. tất cả các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Câu 15: Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của chất diệp lục Xitôcrôm B. Là thành phần của màng tế bào.
C. Hoạt hóa Enzim. D. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP
Câu 16: Trong 1 kg chất khô của cây nguyên tố vi lượng
A. chiếm ≥ 100mg B. chiếm ≥ 50mg C. chiếm ≤ 50mg D. chiếm ≤ 100mg
Câu 17: Sự hấp phụ khoáng bị ảnh hưởng bởi sự thoáng khí là do
A. sự cung cấp khí nitơ cần thiết cho rễ B. cung cấp oxy cho hô hấp
1
Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
C. sự cung cấp carbonic
Câu 18: Cho các thông tin sau
I. Nó cần thiết cho hoạt động của một số enzyme dehydrogenase, decacboxylase, kinase, oxidase,
peroxydase.
II. Nếu thiếu nó, mô cây trở nên mềm và thường héo thậm chí ngay ở nhiệt độ thấp và có các stress.
III. Nó cần cho các phản ứng quang tổng hợp tham gia vào chu trình O2.
Lựa chọn nào sau đây hợp lí nhất theo các điều kể trên?
I II III
A N Ca Mg
B S Mn Mg
C Mn N P
D Mn Ca Cl
Câu 19: Phần lớn keo sét hấp phụ:
A. anion B. cation C. không hấp phụ ion D. cả anion va cation
Câu 20: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì
A. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzym
C. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể D. Phần lớn chúng đã có trong cây
Câu 21: Tác hại của thừa N có ý nghĩa quyết định đối với cây trồng
A. Tăng khả năng lốp đổ B. Tăng tổng hợp diệp lục
C. Tăng diện tích lá D. Tăng khả năng nhiễm bệnh
Câu 22: Khi nghiên cứu nốt sần rễ cây họ đậu người ta nhận thấy sự có mặt một lượng lớn NH 4+ trong đó.
Lượng NH4+ đó chủ yếu có nguồn gốc từ
A. axit amin từ sự phân giải xác sinh vật chết trong đất.
B. muối khoáng trong đất được rễ cây trực tiếp hấp thụ vào.
C. quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+ cây.
D. sự cố định phân tử do vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh trong rễ cây họ đậu chuyển hóa thành.
Câu 23: Vai trò nào của Ca có ý nghĩa nhất đối với cây?
A. Điều chỉnh pH của tế bào B. Hoạt hóa các enzyme
C. Cấu trúc thành tế bào D. Đối kháng với các ion khác
Câu 24: Cho 1 số dạng nitơ sau:
(1). NO2 (2). (NH4)2CO3. (3). axit amin. (4). NaNO3. (5). (NH4)2SO4
Dạng nitơ trong đất cây trực tiếp sử dụng được là
A. 1, 3, 4. B. 2, 4, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 5.
Câu 25: K có hiệu qủa nhất với loại cây nào?
A. Cà chua B. Đậu tương C. Mía D. Cam chanh
Câu 26: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu đồng của cây là
A. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. B. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
C. Lá nhỏ có màu vàng. D. Lá non có màu lục đậm không bình thường.
Câu 27: Vai trò nào của nguyên tố khoáng là quan trọng nhất
A. Tăng khả năng chống chịu B. Quan điểm khác C. Cấu trúc cơ thể D. Điều tiết hoạt động sống
Câu 28: Đường hướng chuyển hóa đạm amon quan trọng nhất trong cây:
A. Amin hóa khử các xetoaxit B. Tạo muối amon với axit hữu cơ
C. Tạo nên các amit D. Chuyển amin hóa
Câu 29: Trong các hợp chất có S tham gia, chất nào đóng vai trò cấu trúc nên chất nguyên sinh?
A. Vitamin B. Protein C. Allixin cay mắt D. CoenzymeA
Câu 30: Đặc điểm nào không liên quan đến hút khoáng thụ động?
A. Kích thước chất tan vận chuyển B. Tính tan trong màng lipit
C. Hô hấp của rễ D. Gradient nồng độ giữa đất và rễ
Câu 31: Tác dụng của việc bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường là:
I. Bón không đúng năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
II. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
III. Bón phân không đúng gây ô nhiễm nông sản và môi trường đe doạ sức khoẻ của con người.
IV. Bón phân càng nhiều năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao
V. Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý.
A. I, II, III, V. B. II, III, V. C. I, IV, V. D. I, IV.

2
Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Câu 32: Vai trò nào sau đây là của nguyên tố Magiê
A. Là thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim B. Tham gia tổng hợp nhân tế bào
C. Tham gia cấu tạo tế bào thực vật D. Là thành phần của prôtêin, axit nuclêic
Câu 33: Vì sao các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ?
A. Vì phần lớn chúng được cung cấp từ hạt. B. Vì chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim.
C. Vì phần lớn chúng đã có trong cây. D. Chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định.
Câu 34: Sự biểu hiện của triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là
A. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
B. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
Câu 35: Vai trò của kali đối với thực vật là
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
B. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 36: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình nào khi rễ cây hấp thụ chất khoáng?
A. Hấp thụ nước và khoáng B. Tốc độ khuếch tán ion
C. Hấp thụ khoáng thụ động D. Hút khoáng chủ động
Câu 37: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?
A. Mg 2+ B. Na + C. Fe 3+ D. Ca 2+
Câu 38: Kali không tham gia điều tiết quá trình này
A. Vận chuyển nước B. Giảm độ nhớt chất nguyên sinh
C. Đóng mở của khí khổng D. Vận chuyển chất hữu cơ
Câu 39: Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ
phân tử ( NO3- → N2) là
A. Bón phân vi lượng thích hợp. B. Khử chua cho đất.
C. Làm đất kĩ, đất tơi xốp và thoáng. D. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất.
Câu 40: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
Câu 41: Sơ đồ nào sau đây là đúng về quá trình khử nitrat ở thực vật?
A. NH4+→ Axit amin → amit. B. NH4+→ NO3- → NO2-.
C. NO3- → NO2- → NH4+. D. NO3- → NH4+→ Axit amin.
Câu 42: Quá trình khử nitơrát là:
A. quá trình chuyển hóa NO3- thành NO2- B. quá trình chuyển hóa NO2- thành NO3-
C. quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO2- D. quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+
Câu 43: Người ta nhận thấy khi đất bị nén quá chặt, độ thoáng kém thì một lượng lớn nitơ trong đất bị mất
đi do sự chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3- → N2). Nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình này
A. vi khuẩn cố định nitơ. B. vi khuẩn amôn hóa.
C. vi khuẩn phản nitrat hóa. D. vi khuẩn nitrat hóa.
Câu 44: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và
có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò
A. hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. B. tham gia cấu trúc nên tế bào.
C. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. D. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
Câu 45: Cây không hấp thụ loại nào sau đây từ đất? A. Mg B. N C. C D. K
Câu 46. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống
kín.
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt
của lá.
(4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là
3
Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4).
C. (3) → (2) → (1) → (4). D. (3) → (1) → (2) → (4).
Câu 47. Kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm quan sát thoát hơi nước qua lá ta thấy nội dung nào dưới đây
là đúng với thực tế?
A. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu hồng sang màu xanh da trời.
B. Giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng.
C. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt dưới chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng nhỏ hơn so với mặt
trên lá.
D. Diện tích giấy tẩm coban clorua mặt trên chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng lớn hơn so với mặt
dưới lá.
Câu 48. Nồng độ ion Fe trong cây Cà chua phân bố từ cao đến thấp như sau : thân ---> cuống lá ---> gân lá.
Sự khác biệt về nồng độ này là do :
A. Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng hoà tan ở rễ B. Quá trình thoát hơi nước ở lá qua khí khổng
C. Lực mao dẫn của mạch gỗ D. Các tế bào lá hấp thụ ion
Câu 49. Hai nguyên tố Mg và Mn cần cho sự sinh trưởng ở thực vật. Câu nào dưới đây phân biệt chính xác
về hai nguyên tố này?
A. Mg có trong diệp lục, còn Mn cần cho quá trình quang phân ly nước.
B. Mg có trong xitôcrôm, còn Mn có trong enzim xitôcrôm ôxydaza.
C. Mg tham gia vào thẩm thấu, còn Mn thúc đẩy sự vận động.
D. Mg mở kênh Ca2+, còn Mn đóng kênh Ca2+.
Câu 50. Một nhà sinh lý thực vât thăm một khu vườn và nhìn thấy một cây đỗ quyên lớn, phát triển tốt, lá
màu xanh sẫm. Nhưng người coi vườn nói: “cây này chưa bao giờ ra hoa”. Nhà sinh lý thực vât sẽ phát biểu
câu nào dưới đây ?
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây. B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn. D. Có thể cây này đã được bón thừa đạm (nitơ).
Câu 51. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta
trồng cây ngô trong
A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê. D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.
Câu 52: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức sẽ dẫn đến:
(1) Gây độc hại đối với cây. (2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
(3) Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Có bao nhiêu khẳng định chính xác?
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 53: Cho các nhận định sau đây về nguyên tố khoáng thiết yếu:
(1) Là các nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống của mình.
(2) Là các nguyên tố không thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
(4) Na là nguyên tố thiết yếu đối với tất cả các loài thực vật. Số nhận định chính xác là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 54: Cho các nguyên tố thiếu yếu sau đây đối với hoạt động sống của cơ thể thực vật:
(1) Na (2) Mg (3) N (4) Fe
Có bao nhiêu nguyên tố mà khi thiếu nó, lá cây có biểu hiện vàng lá?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 55: Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng sẽ dẫn đến các hậu quả:
(1) Thiếu enzyme tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong tế bào.
(2) Thiếu nguyên liệu cho quá trình tổng hợp gluxit.
(3) Rối loạn các quá trình chuyển hóa dẫn tới các biểu hiện bệnh lí.
(4) Bị ngộ độc các nguyên tố đa lượng vì thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Số hậu quả đúng là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 56: Cho các khẳng định sau:
(1) Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây chỉ bao gồm các nguyên tố vi lượng quan trọng.
(2) Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn tham gia
cấu tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào.
(3) Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng này.
4
Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
(4) Các dạng phân bón dễ tan thường được dùng để bón thúc, ngược lại các dạng phân bón ít tan
thường được dùng để bón lót.
Số khẳng định đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 57: Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của
thực vật
(1) Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp
thụ)
(2) Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.
(3) Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ
bình thường cho cây.
(4) Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành
NH3
(5) Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. (1)-(2)-(3)-(4) B. (1)-(3)-(4)-(5). C. (2)-(4)-(5). D. (2)-(3)-(5).
Câu 58: Cho các nhận định sau về N và quá trình đồng hóa N trong cơ thể thực vật:
(1) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh
học quan trọng.
(2) Nitơ được rễ hấp thu dưới dạng các hợp chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ phục vụ cho các quá trình
đồng hóa trong tế bào.
(3) Amôn gây độc cho tế bào và gây độc cho các hoạt động sống của cây.
(4) Amôn dư thừa có thể được chuyển hóa hình thành amit để dự trữ N cho cây. Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 59: Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:
(1) Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.
(2) Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.
(3) Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.
(4) Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây
trồng.
Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 60: Giải thích câu thành ngữ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm dạy phất cờ mà lên”
A. Trong cơn mưa đầu mùa, N2 dưới điều kiện tia lửa điện sẽ tạo thành NO3- làm tăng lượng đạm.
B. Vụ chiêm là vụ khô hạn, sau cơn mưa đầu mùa lượng nước dồi dào cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
C. Vào vụ mưa, lúa ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi nên khả năng sinh trưởng mạnh, tốc độ phát triển là cao nhất.
D. Vụ chiêm nhiệt độ cao, hoạt động vi sinh vật diễn ra mạnh phân hủy chất hữu cơ làm tăng dinh dưỡng
trong đất.
Câu 61. Một nhóm cây khoai tây được trồng dưới điều kiện thí nghiệm, một lô được bổ sung mùn và đất còn
một lô khác làm đối chứng thì không có mùn. Lá cây trong lô đối chứng bị vàng (hơi xanh) so với lá cây thí
nghiệm. Cách giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả?
A. Những cây thí nghiệm đã sử dụng thức ăn từ chất mùn để tổng hợp nên diệp lục tạo nên màu xanh lá.
B. Chất mùn trong đất được ngậm nước nhẹ, do đó nước có thể nhanh chóng tới rễ.
C. Chất mùn chứa các khoáng chất như Mg, Fe có vai trò trong quá trình tổng hợp diệp lục.
D. Nhiệt giải phóng bởi quá trình phân giải chất mùn gây ra sự nhanh chóng tổng hợp diệp lục.
Câu 62: Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước.
B. Cây chỉ hút khoáng khi nồng độ ion khoáng ở trong đất cao hơn trong tế bào rễ.
C. Cây chỉ hút khoáng khi có ánh sáng.
D. Quá trình hút khoáng của cây luôn cần sử dụng năng lượng ATP.
Câu 63: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình trao đổi khoáng và hấp thu
Nitơ ở thực vật?
1. Ánh sáng 2. Nhiệt độ 3.Độ ẩm đất 4. pH đất 5. Độ thoáng khí đất
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 64: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Có các lực khử mạnh. B. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
C. Được cung cấp ATP. D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 65: Cho các nhận định sau:
5
Giáo viên: Nguyễn Văn Phương – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
(1) Quá trình cố định nito phân tử là quá trình liên kết N2 và H2 tạo ra NH3.
(2) Quá trình phản nitrat hóa giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi
(3) Vai trò sinh lí của nito gồm vai trò điều tiết và vai trò cấu trúc.
(4) Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nito là: vi sinh vật sống tự do và vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật
Số nhận định đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 66 : Cho phát biểu sau:
I. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với hô hấp rễ vì cây hấp thụ khoáng chủ yếu theo cơ chế thụ động.
II. Khi một cậu bé vô tình đi vệ sinh vào một cái cây ở sau vườn, một số ngày sau cậu bé quan sát cây bị chết
đó là do nồng độ dung dịch đất quá thấp.
III. Một người nông dân bón phân quanh gốc cây mà quên không tưới nước cho cây làm cây có thể bị chết.
IV.Sau cơn mưa thì thực vật luôn xanh tốt nguyên nhân là do mưa làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng khoáng.
Số phát biểu đúng : A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 67: Khi nói về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nitơ là thành phần của prôtêin, axit nuclêic trong cơ thể thực vật.
II. Phôtpho là thành phần của axitnuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim.
III. Kẽm có vai trò trong quang phân li nước và hoạt hoá nhiều enzim.
IV. Clo có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3.
Câu 68. Trong các nhận định sau :
(1) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-.
(2) NH4+ ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành
amit.
(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh
học quan trọng.
(4) Trong cây, NO3- được khử thành NH4+ .
(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình
tổng hợp axit amin khi cần thiết.
Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 69. Khi nói về dinh dưỡng khoáng ở thực vật và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố vi lượng.
(2). Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn tham gia cấu
tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào.
(3). Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng này.
(4) Các nguyên tố vi lượng thường đóng vai trò trong thành phần cấu tạo của enzim tham gia xúc tác cho các
phản ứng sinh hóa.
Số khẳng định đúng là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 70. Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:
(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.
(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.
(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.
(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.
Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 71: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion. B. Hấp thụ nước luôn đi kèm với hấp thụ khoáng.
C. Hẩp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng.
D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
Câu 72: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các dạng nito có trong đất và các dạng nito mà cây hấp thụ
được?
A. nito vô cơ trong các muối khoáng, nito hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nito
khoáng (NH4+ và NO3-).
B. nito hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nito ở dạng khư NH4+.
C. nito vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thụ được là nito khoáng (NH3 và NO3).
D. nito vô cơ trong các muối khoáng và nito hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật).
---Hết---
6

You might also like