You are on page 1of 5

Họ và tên: Phạm Vân Khánh

MSSV: 46.01.201.052

Chi đoàn: 46.01.201.SPA

ĐỀ 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách anh (chị) được đọc đã truyền cảm hứng,
nâng cao nhận thức, hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi
dậy khát vọng cống hiến xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh
phúc.

Cuốn sách “Tâm lý học đám đông” được xem là một tác phẩm kinh điển của thế giới về
ngành khoa học tâm lý. Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự
nghiệp khoa học đồ sộ trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu của Gustave Le Bon - một nhà tâm
lý xã hội, nhà nhân chủng học người Pháp nổi tiếng. Sách “Tâm lý học đám đông” không
đơn giản hé mở những bí ẩn trong tâm hồn đám đông mà còn mở ra cho ta những lời giải
thích về các hiện tượng lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang diễn ra.

Quyển sách này đưa ra các đặc điểm mang tính tổng quát trong quy luật tâm lý, tình cảm,
tư tưởng và đạo đức của những đám đông. Tính cách của đám đông bị dẫn dắt bởi nhiều
yếu tố vô thức và chịu tác động của nhiều yếu tố khác. Nếu ta gán ghép cho đám đông
những tính cách như con người, ta dễ dàng nhận ra đây là người bốc đồng, dễ thay đổi và
rất dễ bị người khác kích động. Người này dễ bị gợi ý, nhẹ dạ cả tin, thích phóng đại và
cực kỳ đơn giản trong tình cảm. Đã gọi là đám đông thì không suy luận và không bị ảnh
hưởng bởi suy luận, tư tưởng của họ mang hình thức đơn giản và chịu biến đổi hoàn toàn.
Niềm tin của đám đông được coi là tình cảm tôn giáo bởi họ có sự tôn thờ một người giả
định cao siêu và thần bí. Họ có thể tuân theo mệnh lệnh của người mình tôn thờ một cách
mù quáng. Ngoài ra, sách còn thể hiện niềm tin và ý kiến của đám đông bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như: chủng tộc, truyền thống, thời gian, thiết chế chính trị xã hội, giáo dục và
giáo dưỡng. Đặc biệt, chủng tộc có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ lên tính cách riêng biệt
của tâm hồn đám đông. Các yếu tố truyền thống có khả năng biểu thị tư tưởng, nhu cầu,
tình cảm trong quá khứ và dẫn dắt con người. Giáo dưỡng và giáo dục là mảnh đất tạo
nên những niềm tin, tư tưởng nảy mầm. Không những vậy, tâm lý đám đông còn bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi hình ảnh, ngôn từ, ảo tưởng, kinh nghiệm và lý trí. Dựa vào thực tế,
lý trí không có vai trò gì với đám đông, bởi đám đông được coi là không có khả năng suy
luận, phê phán, bị dẫn dắt dễ dàng, chỉ cần sự kết hợp đúng đắn giữa ngôn từ và hình ảnh
là có thể tạo nên sức ảnh hưởng lên đám đông, đồng thời chỉ cần ngôn từ đơn giản hình
ảnh cần gây xúc động mạnh mẽ cho đám đông.

Sách “Tâm lý học đám đông” phân đám đông ra làm 2 loại: đám đông không thuần nhất
và đám đông thuần nhất. Nói về đám đông thuần nhất sẽ có 3 dạng chính là hội đoàn,
tầng lớp và giai cấp. Bên cạnh những điểm khác biệt thì họ sở hữu những điểm chung
như niềm tin, môi trường sống hoặc nền tảng giáo dục. Về đám đông không thuần nhất:
khi con người tạo thành một đám đông thì tâm lý tập thể của họ sẽ khác với tâm lý cá
nhân, năng lực nhận thức của cá nhân không đóng vai trò gì trong trường hợp này vì chỉ
tình cảm vô thức là có tác động. Tác giả Le Bon còn liệt kê một số đám đông khác như
bồi thẩm đoàn đại hình, các đám đông bị xem là tội phạm hay đám đông cử tri. Tác giả
Gustave Le Bon được ca ngợi là một con người sở hữu đầu óc tư duy đi trước thời đại, vì
những yếu tố ông đặt ra trong đám đông xuất hiện trong những đám đông của thời đại
internet. Cuốn sách “Tâm lý học đám đông” giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến đám đông, cách mà các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong
quá khứ sử dụng ngôn từ của mình để tạo nên ảnh hưởng rộng khắp. Chúng ta sẽ lý giải
được vì sao Hitler có thể biến hàng vạn người Đức trở thành kẻ sát nhân tàn bạo? Lý giải
tại sao hàng ngàn anh hùng Việt Nam có thể dũng cảm hy sinh vì đất nước - tất cả có thể
giải thích được thông qua “Tâm lý học đám đông”.

Cuốn sách “Tâm lý học đám đông” được trình bày rất ngắn gọn và súc tích, đây là những
tập hợp các nghiên cứu có giá trị về tâm lý học đám đông và khiến người đọc có nhiều
suy ngẫm và có giá trị vượt thời gian. Thật sự đây là cuốn sách hay về tâm lý bạn nên
đọc, sách giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng tâm lý đám đông một cách có hệ thống, sâu
rộng và dĩ nhiên rất phù hợp với thực tiễn, dễ dàng áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực
tế. Trong thời đại công nghệ, internet phát triển như vũ bão, con người cần xây dựng khả
năng tư duy độc lập, hiểu rõ về tâm lý học đám đông để không bị cuốn theo những tư
tưởng sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và những người xung quanh.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho
cộng đồng.

Sách đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của con người. Đọc sách có vai trò quan
trọng trong việc định hình tư duy, phát triển trí tuệ, nhân cách, tâm hồn cao đẹp và lối
sống lành mạnh của mỗi người, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng khu dân cư là yếu tố quan trọng trong
xây dựng cộng đồng khu dân cư văn hóa, thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám
phá tri thức, làm đẹp tâm hồn của mọi người. Xây dựng thói quen đọc sách, lan tỏa phong
trào đọc sách trong cộng đồng là góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dân trí các khu
dân cư, lối sống văn hóa trong cộng đồng, củng cố lòng yêu quê hương đất nước, góp
phần hoàn thiện nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ ngày nay.

Sau đây là một số giải pháp gần gũi, đơn giản, dễ thực hiện với hy vọng sẽ góp phần thúc
đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng:

Một là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu văn hóa đọc, khuyến đọc. Hiện nay, các hoạt
động nghiên cứu về văn hóa đọc chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Theo tìm hiểu
của chúng tôi, chỉ một số nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên làm khóa luận tốt
nghiệp ở trường đại học, trong đó số lượng khảo sát của nghiên cứu chưa nhiều, chưa sâu
rộng, thực trạng và giải pháp đưa ra cho sinh viên của chính trường đại học đó. Từ đó,
chúng tôi đề xuất các cơ quan văn hóa như nhà xuất bản, công ty phát hành sách, thư viện
tỉnh, sở văn hóa, trường đại học, viện nghiên cứu… có chuyên ngành văn hóa, thư viện
cần đẩy mạnh công tác khảo sát văn hóa đọc thường xuyên, trên diện rộng nhằm nhận
diện được thị hiếu đọc của độc giả, định hướng văn hoá đọc cho toàn xã hội.

Hai là, triển khai tặng “Cuốn sách đầu đời của bé”. Thuở đầu đời, mọi đứa trẻ sinh ra gần
như giống nhau, đều trong sáng đơn thuần như tờ giấy trắng. Quyết định một người cả
cuộc đời có sống tốt hay không, hạnh phúc hay không, thành công hay không… có rất
nhiều yếu tố, nhưng yếu tố ảnh hưởng rất lớn, vô cùng quan trọng chúng ta kiểm soát
được đó là đọc sách. Mỗi lời cha mẹ đọc từ cuốn sách phù hợp để lại trong ý thức của trẻ
trở thành nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn, phẩm chất của trẻ. Ngôn ngữ đọc của mẹ
cha lúc này là “lời vàng”, bao gồm cả tình yêu và hơi ấm, là “cuốn sách quý” xây dựng
nền tảng thói quen đọc sách, tìm kiếm tri thức cho con. Vì thế, giải pháp dễ dàng thực
hiện là các phòng khám, phòng sinh, bệnh viện tặng “Cuốn sách đầu đời của bé” ngay khi
người mẹ vừa sinh con, hướng dẫn bố mẹ đọc sách cho con trong ngày đầu tiên con đến
với thế giới, mỗi ngày đều đặn, đứa trẻ sẽ có thói quen tốt đẹp đọc sách nhiều khi lớn lên.

Ba là, đề xuất “Ngày khuyến đọc Việt Nam”. Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã
ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam” nhằm
khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của
nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách. Chúng tôi đề xuất Chính
phủ nên có ngày kỷ niệm cho văn hóa đọc, có thể gọi là “Ngày khuyến đọc Việt Nam”.

Bốn là, phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện. Thư viện là đầu ra chính của ngành xuất
bản, là nơi tổ chức đọc sách, báo, tài liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
sách đến thư viện chỉ nằm nguyên trên kệ, trong tủ, chưa phát huy được giá trị, hiệu quả
nên rất lãng phí. Vì vậy, để sách đến được với bạn đọc ngày càng nhiều, hệ thống ngành
thư viện cần: thực hiện tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách; chủ động đổi mới về
nhiều mặt để thu hút bạn đọc; hệ thống thư viện cấp huyện tăng cường công tác bổ sung
sách, báo, tài liệu... Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm hơn đến việc xây dựng thư viện
cấp xã, hỗ trợ thư viện cộng đồng do tư nhân mở ra giúp cho việc đọc của nhân dân trong
quá trình tự học, làm giàu tri thức, nâng cao khả năng tư duy, năng lực tự nghiên cứu. Từ
đó, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ, hình thành thế hệ đọc
tương lai.

Năm là, khuyến đọc trở thành mục thường kỳ của báo chí, đài phát thanh và truyền hình.
Các báo nên có chuyên mục giới thiệu sách hay, sách mới, tác giả trẻ… thường xuyên,
liên tục bằng các mục như “Đọc sách cùng bạn”, “Sách mới nóng hổi”, “Cây viết trẻ”…
Đặc biệt, những tờ báo dành cho học sinh, sinh viên như Mực tím, Hoa học trò, Thiếu
niên tiền phong, Khăn quàng đỏ… nên dành những phần “đất” lớn để thực hiện giải pháp
này. Ở địa phương giải pháp này cần thực hiện mạnh vì báo địa phương xuất bản hàng
ngày, độc giả đa dạng nên các chuyên mục về văn hóa đọc, sách mới, tác giả nổi tiếng…
nhanh chóng được đông đảo bạn đọc quan tâm.

You might also like