You are on page 1of 8

ÔN TẬP SỬ 9.

HỌC KÌ 2

1. Nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945) phải đối phó với những khó khăn nào ?
A. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.
B. Nạn đói, nạn dốt và nội phản.
C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
D. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng, ngoại xâm và nội phản.
2. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào ?
A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.
C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.
D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Nhật, Pháp.
3. Cuối tháng 8/1945, quân đội các nước Đồng minh nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam ?
A. Anh, Pháp.
B. Nhật Pháp.
C. Anh, Trung Hoa Dân Quốc.
D. Pháp, Trung Hoa Dân Quốc.
4. Đảng ta đã thực hiện sách lược đối ngoại gì trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng
2/1946 ?
A. Hòa Trung Hoa Dân quốc, đuổi Pháp.
B.Hòa Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp.
C.Hòa Pháp, đuổi Trung Hoa Dân quốc.
D.Hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc và Pháp.
5.Thuận lợi lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám (1945) là
A.nhân dân ta có chính quyền trong tay, được làm chủ vận mệnh của mình.
B.trên thế giới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc lên cao.
C.có Đảng Cộng sản đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D.có sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
6.Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp là
A.toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B.toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C.toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D.toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
7. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng
tháng Tám là:
A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
C. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
8. Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế
A. bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
B. vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
C. được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
9. Thắng lợi nào đã giúp ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ ?
A.Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B.Chiến dịch Việt – Bắc thu đông 1947.
C.Chiến dịch Biên Giới 1950.
D.Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
10.Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng
chiến chống Pháp?
A.Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).
B.Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946).
C.Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946).
D.18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm
soát thủ đô cho chúng.
11. Vì sao Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2/1946)?
A. Mĩ muốn trao miền Bắc Việt Nam cho Pháp.
B. Trung Hoa Dân quốc cần tập trung lực lượng để đối phó với lực lượng của Đảng Cộng sản
Trung Quốc ở trong nước ; Pháp âm mưu thôn tính cả nước ta.
C. Quân pháp ngày càng mạnh về mọi mặt.
D. Quân Trung Hoa Dân quốc gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam.
12. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia 
A. tự do. B. tự trị. C. tự chủ. D. độc lập.
13.Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu
“đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946.
B.Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947.
C.Chiến dịch Biên giới- Thu Đông năm 1950.
D.Chiến dịch Thượng Lào xuân- hè năm 1953.
14.Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
A.Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
B.Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ
thế giới.
C.Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố
căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh kháng chiến.
D.Để đánh bại kế hoạch Rơve, buộc thực dân Pháp phải rút quân về nước.
15.Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va là gì?
A.Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B.Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh
trong danh dự.
C.Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.
D.Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
16. Hành động trắng trợn nhất của Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)

A. tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
B. khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. gây ra những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
D. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ
giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
17. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ do:
A. Quân Pháp được quân Anh che chở nên đã nổ súng xâm lược nước ta.
B. Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
C. Những hành động ngang ngược của Tưởng và tay sai.
D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)
của thực dân Pháp.
18.Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của
Pháp?
A.Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950).
B.Chiến dịch Trung Lào (1953).
C.Chiến dịch Thượng Lào (1954).
D.Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954).
19.Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946-1954) là gì?
A.Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
B.Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
C.Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
D.Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân
dân tiến bộ trên toàn thế giới.
20.Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D."Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.
21. Ngày 18 và 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề
quan trọng gì?
A. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra đường lối kháng chiến.
C. Quyết định ủng hộ dân nhân miền Nam kháng Pháp.
D. Hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định Fontainebleau.
22.Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông
Dương là gì?
A.Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B.Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
C.Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
D.Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông
Dương.
23.Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954)?
A.Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B.Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C.Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D.Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết
24.Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ
và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A.Có vai trò quan trọng nhất.
B.Có vai trò cơ bản nhất.
C.Có vai trò quyết định trực tiếp.
D.Có vai trò quyết định nhất.
25.Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì?
A.Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
B.Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C.Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh.
D.Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến công.
26. Sau thất bại tại Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông
Dương, chuyển từ
A. đánh lâu dài sang đánh nhanh thắng nhanh.
B. đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C. vừa đánh vừa đàm sang đánh lâu dài.
D. đánh nhanh thắng nhanh sang vừa đánh vừa đàm.
27.Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện
bằng lực lượng nào?
A.Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B.Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C.Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh.
D.Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh.
28.Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục
bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A.Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B.Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C.Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D.Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
29.Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý
nghĩa của chiến thắng nào?
A.Ấp Bắc.
B.Mùa khô 1965 - 1966.
C.Vạn Tường.
D.Mùa khô 1966-1967.
30. Theo nội dung của hiệp định Giơnevơ, các nước kí Hiệp định phải
A. cam kết không can thiệp việc nội bộ của Việt Nam.
B. cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam, không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
C. cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của ba nước Đông Dương và không được can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
D. thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ và nghị viện, quân đội riêng, nằm
khối Liên hiệp Pháp.
31.Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A.Rút dần quân Mĩ về nước.
B.Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
C.Đề cao học thuyết Ních-Xơn.
D.Dùng người Việt đánh người Việt.
32. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?
A.Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh và 4 đô thị.
B.Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn.
C.Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
D.Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
33.Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính
quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A.Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B.Tiến hành các cuộc tấn công càn quét.
C.Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”
D.Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
34. Điểm chung trong kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
B. phô trương thanh thế, tiềm lực, sưc mạnh.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến trường.
D. nhanh chóng kết thúc chiến tranh .
35. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là
A. có sự ủng hộ lớn lao về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân
dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
B. có Đảng Cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
C. tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của ba nước Đông Dương.
D. nhân dân ta có tinh thần yêu nước nồng nàn được đúc kết hàng nghìn năm.
36.Lực lượng tiến hành Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lực lượng nào?
A.Quân đội tay sai.
B.Quân Mĩ.
C.Quân Mĩ, quân đội tay sai.
D.Quân Mĩ, quân đồng minh.
37. Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau hiệp định Giơ-
ne-vơ về Đông Dương năm 1954?
A. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
38. Nội dung nào không phản ánh chính xác tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về
Đông Dương năm 1954?
A. Tổng tuyển cử thống nhất không được thi hành.
B. Pháp rút khỏi miền Bắc nhưng phá hoại các cơ sở kinh tế của Việt Nam.
C. Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
D. Pháp rút quân khỏi Việt Nam, nhân dân Viêt Nam tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất
nước.
39. Trong “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính
quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Tiến hành các cuộc tấn công càn quét.
C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”
D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
40. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào?
A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ yếu + vũ khí +
trang thiết bị hiện đại của Mĩ 
B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân Ngụy +
vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng
minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng
minh + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
41. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện
bằng lực lượng nào?
A. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh.
D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh.
42. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục
bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
43. Âm mưu cơ bản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là
A. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
B. biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.
C. chống lại các lược lượng cách mạng của ta.
D. “dùng người Việt đánh người Việt”.
44. Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Miền Nam trong những năm 1961-1965, Đảng ta đã chủ
trương thành lập
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, trung ương cục miền Nam.
B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, quân giải phóng miền Nam.
C. Trung ương cục miền Nam, quân giải phóng miền Nam.
D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.
45. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ, nhiệm vụ cấp bách và
lâu dài của cách mạng miền Nam là
A. phá ấp chiến lược và chống bình định.
B. đấu tranh chính trị ở các đô thị.
C. đấu tranh ngoại giao.
D.đấu tranh quân sự.
46. Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm bằng
hình thức chủ yếu
A. đấu tranh vũ trang. C. đấu tranh chính trị, hòa bình.
B. dùng bạo lực cách mạng. D. đấu tranh vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị.
47. Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A. Tăng số lượng ngụy quân.
B. Rút dần quân Mĩ về nước.
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam-pu-chia.
D. Cô lập cách mạng Việt Nam.
48. Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực chất nhằm
mục đích gì ?
A.Giải giáp quân Nhật.
B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
C. Đánh quân Anh.
D. Lật đổ chính quyền cách mạng.
49. Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên, các
địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì?
A.Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương.
B. Thành lập quân đội ở các địa phương.
C. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Ủy ban hành chính các cấp.
D. Thành lập Toàn án nhân dân các cấp.
50. Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc tiến công chiến lược 1972?
A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

You might also like