You are on page 1of 27

1

CỰC TRỊ HÌNH HỌC – VŨ DUY ĐĨNH


THCS PHÚ THÁI

1. Khái niệm về bài toán cực trị hình học


Bài toán cực trị hình học thường có dạng: Trong các hình có chung một tính chất,
tìm những hình mà một đại lượng nào đó (như độ dài đoạn thẳng, số đo góc, số đo chu vi,
số đo diện tích...) có giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất.
2. Hướng giải bài toán cực trị diện tích đa giác, hình tròn.
a. Khi tìm vị trí của hình H trên miền D sao cho biểu thức diện tích S có giá trị lớn
nhất ta phải chứng tỏ được:
+ Với mọi vị trí của hình H trên miền D thì S ≤ m (m là hằng số)
+ Xác định vị trí của hình H trên miền D sao cho S = m
b. Khi tìm vị trí của hình H trên miền D sao cho biểu thức diện tích S có giá trị nhỏ
nhất ta phải chứng tỏ được :
+ Với mọi vị trí của hình H trên miền D thì S ≥ m ( m là hằng số )
+ Xác định vị trí của hình H trên miền D để S = m
3. Cách trình bày lời giải bài toán cực trị diện tích đa giác, hình tròn.
+ Cách 1: Trong các hình có tính chất của đề bài, chỉ ra một hình rồi chứng minh
mọi hình khác đều có giá trị của đại lượng phải tìm cực trị nhỏ hơn (hoặc lớn hơn)
giá trị của đại lượng đó của hình đã chỉ ra.
+ Cách 2: Biến đổi tương đương điều kiện để đại lượng này đạt cực trị bởi đại lượng
khác đạt cực trị cho đến khi trả lời được câu hỏi mà đề bài yêu cầu.
4. Công thức tính diện tích các hình.
4.1 Diện tích hình chữ nhật.
S = a.b (a, b là hai kích thước của hình chữ nhật)
4.2 Diện tích hình vuông.
S= a2 (a là độ dài cạnh hình vuông)
4.3 Diện tích tam giác vuông.
1
S  a.b (a, b là độ dài hai cạnh góc vuông)
2
4.4 Diện tích tam giác .
1
S  a.h (h là độ dài đường cao tương ứng cạnh a)
2
S  p( p  a)( p  b)( p  c) (p là nửa chu vi tam giác)
abc
S (a, b, c là độ dài 3 cạnh; R là bán kính đường tròn ngoại tiếp)
4R
S = pr (p là nửa chu vi, r là bán kính đường tròn nội tiếp)
1
S ABC  AB.AC.sin BAC .
2
4.5 Diện tích tam giác đều cạnh a.
2

a2 3
S (a là độ dài cạnh tam giác đều)
4
4.6 Diện tích tứ giác có hai đường chéo vuông góc
1
S  d1.d 2 (d1, d2¸là độ dài hai đường chéo)
2
4.7 Diện tích hình thang
( a  b).h
S (a, b là độ dài hai đáy, h là chiều cao)
2
4.8 Diện tích hình bình hành
S = a.h (h là chiều cao ứng với cạnh a)
4.9 Diện tích hình tròn.
S   R 2 (R là bán kính,   3,14 ).

Phương pháp 1. Sử dụng trực tiếp công thức tính diện tích đa giác, đường tròn.
Bằng cách sử dụng trực tiếp công thức tính diện tích đa giác, đường tròn ta biểu diễn
công thức tính diện tích của đa giác, đường tròn sau đó dựa vào mối quan hệ giữa đường
vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu; định lý đường kính là dây cung lớn
nhất của đường tròn;...để đánh giá độ dài các đoạn thẳng từ đó đánh giá về diện tích.
Ở mức độ đơn giản ta chỉ việc đánh giá qua lại giữa chúng là ta có thể tìm được giá
trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất về diện tích của đa giác hay đường tròn. Sau đây là một số bài
toán như thế.
Bài toán 1.1.
Trong các hình bình hành có hai đường chéo có độ dài lần lượt d1, d2, hình nào có
diện tích lớn nhất? Tìm diện tích lớn nhất đó.
Lời giải
B B

C
O
A C
H H O
A

D D

Xét hình bình hành ABCD có AC = d1, BD = d2.


3

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Kẻ BH AC.


Ta có: SABCD = 2SABC = AC.BH
d
Ta lại có AC = d1, BH BO = 2 .
2
d1 .d2
Do đó SABCD (đvdt)
2
d .d
SABCD = 1 2 khi BH = BO khi H O khi đó BD AC.
2
d .d
Vậy giá trị lớn nhất của SABCD = 1 2 (đvdt) khi đó hình bình hành ABCD là hình thoi.
2
*Nhận xét: Với việc đánh giá đường vuông góc luôn nhỏ hơn hoặc bằng đường xiên
ta đã đánh giá được diện tích lớn nhất của hình bình hành khi trở thành hình thoi.
Tương tự như vậy trong các tứ giác có độ dài hai đường chéo không đổi thì tứ giác
có hai đường chéo vuông góc sẽ có diện tích lớn nhất.
Bài toán 1.2.
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R (R là một độ dài cho trước). Gọi C,
D là hai điểm trên nửa đường tròn đó sao cho C thuộc cung AD và COD  1200 . Gọi giao
điểm của hai dây AD và BC là E, giao điểm của các đường thẳng AC và BD là F. Tìm giá
trị lớn nhất của diện tích tam giác FAB theo R khi C, D thay đổi nhưng vẫn thỏa mãn giả
thiết bài toán.
(Trích đề thi tuyển sinh vào 10 tỉnh Hải Dương 2012-2013)
F
Lời giải

Gọi H là giao của các đường FE và AB, J là giao J của IO và CD. Có FH  AB


1
S ABF  AB. FH  R.FH . Do đó bài toán quy về tìm giá trị lớn nhất của FH.
D

2 E
A B
R 3. O 3 HR
Có FH = FI + IH  FI+IO=FI  IJ+JO = R 3    R ( 3  2)
2 2
(Vì IJ là đường cao tam giác đều cạnh R 3 ; COD cân đỉnh O, COD 1200 ; OI là
OC R
trung trực của CD; COJ vuông ở J có OCJ  300 hay OJ )
2 2
4

Dấu bằng xảy ra khi F, I, O thẳng hàng, lúc đó CD song song với AB (cùng vuông góc với
FO)
Vậy SABF lớn nhất bằng R 2 ( 3  2) khi CD song song với AB.
Bài toán 1.3. Trong các tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, tam giác nào có diện
tích lớn nhất.
Lời giải A'
Giả sử AB  AC sẽ tồn tại điểm A’ nằm trên A

BC có chứa điểm A sao cho A’B = A’C khi đó


SBA’C > SBAC.
Thật vậy: O

B H' C
H

1 1
SBA’C = A ' H '.BC > AH .BC = SBAC (A’ nằm chính giữa BC có chứa điểm A)
2 2
Tương tự như vậy ta có kết luận:
Để SABC lớn nhất thì AB = AC = BC. Hay tam giác ABC đều.
*Nhận xét:
- Ý nghĩa thực tế của bài toán trên là nếu ta có một miếng vật liệu hình tròn muốn
cắt một phần có dạng hình tam giác nội tiếp đường tròn để sử dụng sao cho diện tích đạt
lớn nhất còn phần ngoài bỏ đi có diện tích nhỏ nhất thì ta cắt giữ lại là phần tam giác đều
nội tiếp đường tròn.
- Bài toán trên với tam giác nội tiếp đường tròn thì tam giác đều có diện tích lớn
nhất.
Nếu ta mở rộng cho tứ giác nội tiếp đường tròn thì tứ giác nào có diện tích lớn nhất?
Ta có bài toán sau:
Bài toán 1.4. Trong các tứ giác nội tiếp cùng một đường tròn, tứ giác nào có diện tích lớn
nhất?
Lời giải A
A'

Gọi ABCD là tứ giác có diện tích lớn


nhất trong các tứ giác nội tiếp đường tròn
(O). Tứ giác đó phải có bốn cạnh bằng O
nhau.
D
Thật vậy, giả sử tồn tại hai cạnh kề không B
bằng nhau, chẳng hạn AB  AD. C

Lấy điểm A’ là điểm chính giữa BD có chứa điểm A. Ta có SA’BD > SABD suy ra
SA’BCD > SABCD trái với giả thiết ABCD là tứ giác có diện tích lớn nhất.
5

Vậy tứ giác nội tiếp đường tròn (O) có diện tích lớn nhất khi bốn cạnh bằng nhau, đó
là hình vuông.
*Nhận xét:
- Ý nghĩa thực tế của bài toán trên là nếu ta có một miếng vật liệu hình tròn muốn
cắt một phần có dạng hình tứ giác nội tiếp đường tròn để sử dụng sao cho diện tích đạt lớn
nhất còn phần ngoài bỏ đi có diện tích nhỏ nhất thì ta cắt giữ lại phần có dạng hình vuông
nội tiếp đường tròn.
- Với hướng phát triển bài toán trên và ý nghĩa thực tế của nó ta có bài toán sau:

Bài toán 1.5.


Trong các hình tứ giác nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R = 3,14 cm hãy tìm hình
tứ giác có diện tích lớn nhất.
(Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay 2008 – 2009 tỉnh Hải Dương)
Lời giải: A
Cách 1: Giải như bài toán 1.4 ta cũng
có được diện tích tứ giác ABCD lớn
nhất khi ABCD là hình vuông nội tiếp
đường tròn tâm O bán kính R. O
Suy ra cạnh hình vuông là R 2 , diện
H K
tích là 2R2 =2.(3,14)2 = 19,7192 (cm2) D
B E

Cách 2:
Giả sử ABCD nội tiếp (O; R)
1 1 1
S ABCD  S ABC  SCBD  ( AH  CK ).BD  S ABCD  ( AE  CE ).BD  AC.BD
2 2 2
1
Mặt khác AC  2 R; BD  2 R . Nên S ABCD  2 R .2 R  2 R 2 .
2
Dấu “=” xảy ra khi AC  BD và AC = BD = 2R.
Hay ABCD là hình vuông cạnh R 2 .
Vậy diện tích lớn nhất cần tìm bằng 2R2 =2.(3,14)2 = 19,7192 (cm2) khi ABCD là hình
vuông nội tiếp (O; R) cạnh là R 2 =4,440630586 cm.
*Nhận xét:
Như vậy từ bài toán 1.3 sang bài toán 1.4 ta đã mở rộng từ tam giác sang tứ giác nội
tiếp đường tròn. Với hướng mở như vậy ta sẽ có kết quả trong các đa giác nội tiếp đường
tròn đa giác đều sẽ có diện tích lớn nhất.

Phương pháp 2. Sử dụng bất đẳng thức


6

Một số bài toán sử dụng trực tiếp công thức tính diện tích đa giác, đường tròn sau đó
đánh giá dựa trên quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu;
định lý đường kính là dây cung lớn nhất của đường tròn; một số nhận xét,... sẽ không đạt
được kết quả mà ta phải sử dụng một số bất đẳng thức cơ bản, bất đẳng thức Cauchy;
Cauchy-Schwarz ,…
Bài toán 2.1.
Cho điểm M nằm trên đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các tia Ax, By vuông
góc với AB. Qua M có hai đường thẳng thay đổi luôn vuông góc với nhau và cắt Ax, By
theo thứ tự ở C, D. Xác định vị trí của các điểm C, D sao cho tam giác MCD có diện tích
nhỏ nhất.
Lời giải
1 y
Ta có: SMCD= MC.MD
2 x
Đặt MA = a, MB = b, AMC BDM D

a b
Ta có MC , MD C
cos sin
1 ab
Nên: SMCD α
2 sin cos a
A M b B

Do a, b là hằng số nên SMCD nhỏ nhất 2sin cos lớn nhất.


2 2
Theo bất đẳng thức 2xy x + y ta có: 2sin cos sin2 + cos2 =1
Nên SMCD ab. SMCD = ab sin = cos
Vì là góc nhọn nên trong tam giác vuông có cạnh đối bằng cạnh kề của góc
suy ra tam giác vuông cân nên =450.
Như vậy: minSMCD =ab. Các điểm C, D được xác định trên các tia Ax, By sao cho AC =
AM, BD = BM.
*Nhận xét: Điểm sáng tạo trong cách giải trên là cách chọn biến là các tỉ số sin ,
cos .
Giữa sin , cos , sin2 + cos2 có liên hệ bởi bất đẳng thức x2 + y2 2xy.
Để giải các bài toán cực trị hình học ta cần kết hợp với các bất đẳng thức đại số để
lời giải dễ dàng hơn.
Bài toán 2.2.
Cho đường tròn (O) đường kính AB cố định và đường kính CD thay đổi không
trùng với AB. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt các đường thẳng BC và BD lần lượt
tại E và F. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AE và AF. Xác định vị trí
của đường kính CD để tam giác BPQ có diện tích nhỏ nhất.
(Trích đề thi tuyển sinh vào 10 tỉnh Hải Dương 2015-2016)
Lời giải
7

AB.PQ B
Ta có SBPQ 
2 D

 R.PQ  R ( AP  AQ )
R R O
 ( AE  AF )  .2 AE.AF
2 2 C H

 R. AB 2  R. AB  2 R 2 . E P A Q F
SBPQ  2R  AE  AF
2

Vậy S BPQ đạt giá trị nhỏ nhất là 2R2


khi CD  AB
*Nhận xét: Ở bài toán trên ta đã phải sử dụng bất đẳng thức cauchy để đánh giá
tổng AE +AF  2 AE.AF do ta thấy AE. AF = AB2 = R2 (Hệ thức giữa cạnh và đường
cao trong tam giác vuông).
Bài toán 2.3.
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Gọi MNPQ là hình chữ nhật nội tiếp trong tam
giác ABC. (M, N nằm trên cạnh BC, P trên cạnh AC và Q trên cạnh AB). Hãy tìm hình
chữ nhật có diện tích lớn nhất.
Lời giải A
Gọi I là giao điểm AH và PQ.
Đặt AI = x, AH = h, điều kiện: 0 < x < h
PQ x BC.x
Ta có   PQ  Q I P
BC h h
QM = h – x.
BC.x BC
Do đó S MNPQ  (h  x)  .x.(h  x)
h h B M H N C

BC  x  h  x 
2

S MNPQ   (Bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương x và h-x)


h  2
BC .h
S MNPQ  (không đổi)
4
BC.h 1 h
SMNPQ lớn nhất bằng  S ABC khi x = h – x  x  .
4 2 2
Khi đó QP là đường trung bình của ABC từ đó suy ra vị trí của M và N.
*Nhận xét:
- Trong thực tế nếu ta có một miếng vật liệu hình tam giác muốn cắt ra một hình chữ
nhật có diện tích lớn nhất để làm một việc gì đó (như một miếng tôn hình tam giác cắt ra
8

một hình chữ nhật để gấp thành một hình hộp chẳng hạn) thì ta cắt một cạnh theo đường
trung bình của tam giác.
- Hình chữ nhật (tứ giác) nội tiếp tam giác có diện tích lớn nhất khi một cạnh hình
chữ nhật là đường trung bình của tam giác. Ngược lại một tam giác nội tiếp một tứ giác thì
sao? Ta có bài toán sau:
Bài toán 2.4.
Tam giác có ba đỉnh nằm trên các cạnh của hình bình hành gọi là tam giác nội tiếp
hình bình hành.
Cho hình bình hành, tìm tam giác nội tiếp hình bình hành có diện tích lớn nhất.
Lời giải D
*Trường hợp 1: Tam giác có hai đỉnh C
nằm trên một cạnh L, K   AB 
M

1 1 1 h
S KLM  .m.KL  .h. AB  S ABC m
2 2 2
*Trường hợp 2: Tam giác có 3 đỉnh K L
A B
nằm trên 3 cạnh của hình bình hành,
khi đó bao giờ cũng có 2 đỉnh chẳng
D L C
hạn K, L nằm trên 2 cạnh song song
DC và AB. M
P Q
Từ M kẻ MQ//AB ( Q  BC ); MQ cắt
KL tại P.

A K B

Ta có các tứ giác AMQB và MDCQ đều là các hình bình hành.


1 1
S MPK  S MQBA và S MPL  S MQCD
2 2
1 1 1
Do đó: S KML  S MPK  S MPL  S MQBA  S MQCD  S ABCD
2 2 2
Mặt khác một tam giác nội tiếp có 2 đỉnh là ba đỉnh của hình bình hành có diện tích
bằng một nửa hình bình hành.
Vậy ba đỉnh của tam giác cần tìm là 2 trong 4 đỉnh của hình bình hành.
*Nhận xét:
- Như vậy một tam giác nội tiếp hình bình hành có diện tích lớn nhất
thì ba đỉnh của tam giác cần tìm là 3 trong 4 đỉnh của hình bình hành.
-Tương tự như vậy ta có hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông là các hình bình hành
đặc biệt nên một tam giác nội tiếp hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông có diện tích lớn
nhất khi ba đỉnh của tam giác cần tìm là 3 trong 4 đỉnh của hình chữ nhật, hình thoi, hình
vuông.
Từ đó ta phát triển bài toán thành bài thi như sau:
9

Bài toán 2.5.


Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3,21 cm; AD = 0,415 dm. M, N, P lần lượt là các
điểm di động tương ứng trên AB, AD, DC (N khác A và D). Tìm giá trị lớn nhất của diện
tích tam giác MNP (kết quả tính theo cm2)
(Trích đề thi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Hải Dương 2012 – 2013)
Lời giải
Kẻ NQ//AB, Q thuộc BC, NQ cắt MP tại X. A
N
D
1
Có S MNX  S MNQ  S ABQN
2
1
Tương tự có: S NPX  S NPQ  S DCQN
X
M
P
2
B Q C

1 1 1
Suy ra S MNP  S MNX  S NPX  S ABQN  S DCQN  S ABCD
2 2 2
1
S MNP  .3,21.4,15  6,66075 (cm2)
2
Do đó diện tích tam giác MNP lớn nhất bằng 6,66075cm2 khi M, Q, P thẳng hàng hay M
trùng B và P trùng C.
*Nhận xét:
- Bài toán trên đã phát triển từ bài toán 2.4 nhưng thay đổi giả thiết là cho điểm N
khác A và D.
- Như vậy ta có thể thay đổi hình chữ nhật ABCD thành hình vuông (hình vuông
cũng là hình chữ nhật) ta cũng được kết quả tương tự.
- Vấn đề đặt ra ta phát triển một tứ giác nội tiếp một tứ giác thì sao? Ta có bài toán
hình bình hành nội tiếp hình chữ nhật như sau:
Trong các lớp bài về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của đa giác thì việc đặt ẩn cho độ dài
của các đoạn thẳng để thuận lợi cho phép biến đổi đại số, chủ yếu biến đổi về biểu thức có
chứa hằng đẳng thức bậc hai để đánh giá.

Bài toán 2.6.


Cho hình chữ nhật ABCD có kích thước a và b. Hãy xác định vị trí các đỉnh của hình
bình hành MNPQ nội tiếp hình chữ nhật ABCD (M trên BC, N trên AB, P trên AD, Q trên
BM BN
DC) và  để diện tích hình bình hành là lớn nhất. Tính diện tích lớn nhất đó.
BC BA
10

Lời giải b
B y M C
x y
Đặt MB = y; BN = x ta có:  (*)
a b x

Do tính đối xứng của hình chữ nhật và hình N


O
bình hành qua tâm, nên lấy P đối xứng M a
qua O, lấy Q đối xứng N qua O, ta có Q

MNPQ là hình bình hành thỏa mãn giả


thiết. A P D

SMNPQ = SABCD – SMBN – SNAP – SMCQ - SPDQ = a.b –xy– (a – x)(b – y)


2
=
2b
a
 
ax  x 2 
ab 2b 
2
a
 x  
a  2
ab
2
a
2
b
. Dấu bằng khi x  ; y  .
2
Vậy khi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AB, AD, DC thì diện
ab
tích hình bình hành là lớn nhất và diện tích lớn nhất đó bằng (một nửa diện tích hình
2
chữ nhật).
*Nhận xét:
- Bài toán này có thể phát biểu cách khác như sau: Tìm x sao cho tổng diện tích 4
tam giác MBN, PDQ, NAP và MCQ là nhỏ nhất.
a
- Nếu a = b thì ABCD là hình vuông khi đó x  , M, N, P, Q lần lượt là trung điểm
2
các cạnh hình vuông ABCD và MNPQ cũng là hình vuông.
- Mở rộng cho tứ giác nội tiếp hình vuông thì sao? Ta có bài toán sau:

Bài toán 2.7.


Cho hình vuông ABCD có AB = 6cm, điểm E nằm trên cạnh AB sao cho AE = 2cm.
Xác định vị trí điểm F trên cạnh BC sao cho hình thang EFGH (G thuộc cạnh CD, H thuộc
cạnh AB và EH // GF // BD) có diện tích lớn nhất. Tính diện tích lớn nhất đó.
Lời giải A 2 cm E 4 cm B
Đặt BF = x, S EFGH  S .
2 cm
Ta có: S  S ABCD  S AEH  S BEF  SCFG  S DGH
x
H F
 2S  2.36  4  4 x  (6  x)2  4 x
 72  4  4 x  36  12 x  x 2  4 x 4 cm
6-x
  x 2  4 x  32  ( x  2)2  36  36
D x G 6-x C

 S  18 Suy ra S lớn nhất bằng 18 khi và chỉ khi x = 2.


Vậy BF = 2cm. Khi đó S EFGH  18cm2
11

*Nhận xét:
Từ những phát triển các bài toán trên ta có được một số bài thi trong các kỳ thi quan
trọng như kỳ thi vào khối THPT chuyên của tỉnh, của bộ, chẳng hạn:
Bài toán 2.8.
Tam giác XYZ có các đỉnh X, Y, Z lần lượt nằm trên các cạnh BC, CA, AB của một
tam giác ABC gọi là nội tiếp tam giác ABC.
a) Gọi Y’ và Z’ lần lượt là hình chiếu vuông góc của Y và Z trên cạnh BC, chứng
minh rằng nếu tam giác XYZ đồng dạng với tam giác ABC thì
1
Y ' Z '  BC
2
b) Trong số các tam giác XYZ nội tiếp tam giác ABC theo nghĩa trên và đồng dạng
với tam giác ABC, hãy xác định tam giác có diện tích nhỏ nhất.
(Đề thi vào khối THPT Chuyên, Đại học sư phạm Hà Nội 2000 - 2001–vòng2)
Lời giải A
a) a) Gọi D là điểm đối xứng của B qua Z’.
Ta có ZBD cân tại Z (vì ZZ’ là đường
cao đồng thời là trung tuyến của ZBD ) Z Y

 ZBD  ZDB

B Z' D X Y' C

Mặt khác XYZ đồng dạng với ABC nên XYZ  ABC
Do đó XYZ  ZDB suy ra tứ giác XYZD nội tiếp.
1
Từ đó suy ra D đối xứng với C qua Y’. Suy ra Y ' Z '  BC .
2
2 2
S XYZ  YZ   Y ' Z '  1
b) Ta có XYZ đồng dạng với ABC nên      .
S ABC  BC   BC  4
1 1
 S XYZ  S ABC . Do vậy diện tích tam giác XYZ nhỏ nhất bằng S ABC khi và chỉ khi X,
4 4
Y, Z là trung điểm các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC.
*Nhận xét:
Cũng bằng cách phát triển đó ta có thể thay đổi giả thiết tam giác XYZ đồng dạng
AZ BX CY
với tam giác ABC bằng giả thiết    k ta có bài toán với giả thiết mạnh hơn
ZB XC YA
như sau:
Bài toán 2.9.
Cho tam giác ABC cố định có diện tích là S. Trên các cạnh AB, BC, CA lần lượt lấy
AM BN CP
các điểm M, N, P sao cho:   k.
MB NC PA
12

1) Tính diện tích tam giác MNP theo S và k.


2) Với giá trị nào của k thì diện tích tam giác MNP đạt giá trị nhỏ nhất? Tính giá trị nhỏ
nhất đó theo S.
Lời giải A
1) 1) Đặt S1=SAMP; S2=SBMN; S3=SCNP
S AM . AP S2 BM .BN
 1 ;  P
S AB. AC S BA.B C
S CP.CN
Và 3  M
S CA.CB

B N C

AM k AM k AM k  1
Ta có     
MB 1 AM  MB k  1 AB k
CP k PA 1 PA 1 PA 1
      
PA 1 CP k PA  CP k  1 AC k  1
S AM AP k
Suy ra 1  . 
S AB AC  k  12
S2 k S k
Tương tự  và 3 
S  k  1 2
S  k  12

3k  3k 
 S MNP  S  ( S1  S 2  S3 )  S  .S  S  1  2 
    
   
2
k 1 k 1
k
2) SMNP nhỏ nhất khi và chỉ khi lớn nhất
 k  1
2

k 1
Ta có  k  1  4k  
2

 k  1 4
2

k 1
Vậy giá trị lớn nhất của bằng khi k = 1
 k  1
2
4
Khi đó M, N, P là trung điểm của AB, BC, CA và diện tích nhỏ nhất của tam giác MNP là
 3.1  S
S 1   .
 1  12  4
 
*Nhận xét:
Bằng sự phát triển, sáng tạo một mạch các bài toán cực trị diện tích hình nội tiếp đa
giác ta có được các bài toán hay và khó dành cho các kỳ thi chọn học sinh giỏi, các kỳ thi
phát hiện học sinh giỏi từ đó có thể phát triển năng lực học sinh.
Bài toán 2.10.
13

Cho (O; r). Tìm tam giác ABC ngoại tiếp (O; r) có diện tích nhỏ nhất?
Lời giải A
Đặt BC = a; AB = c; AC = b
abc S
Ta có S = pr ( p 
K
)  p  (1)
2 r N r
Mặt khác S  p( p  a)( p  b)( p  c) O

B H C

3
 p p4
S = p(p - a)(p - b)(p - c)  p    3 (Áp dụng bất đẳng thức Cauchy)
2

3 3
p2
Suy ra S  (2)
3 3
S2
Thay (1) vào (2) ta có S  2
 S  3 3.r 2
3 3r
Do đó diện tích tam giác ABC nhỏ nhất bằng 3 3.r 2 khi p – a = p – b = p – c.
Khi đó tam giác ABC là tam giác đều.
*Nhận xét:
- Như vậy tam giác ngoại tiếp một đường tròn cho trước có diện tích nhỏ nhất khi là
tam giác đều.
- Bây giờ ta không xét cả tam giác mà ta xét một phần của tam giác
ngoại tiếp đường tròn có diện tích đạt giá trị nhỏ nhất bằng cách kẻ thêm một đường thẳng
đi qua tâm của đường tròn ta có bài toán sau:
Bài toán 2.11.
Cho (O; r) nội tiếp tam giác ABC. Kẻ đường thẳng đi qua O cắt CA, CB của tam
giác theo thứ tự ở M và N. Đường thẳng MN ở vị trí nào thì tam giác CMN có diện tích
nhỏ nhất?
Lời giải A
Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp
ABC , gọi S là diện tích CMN . Ta có:
1 M
S = SOCM + SOCN = (CM + CN).r
2 r
S 1
Do đó  (CM  CN ) O
r 2

C N B
14

S 1
Theo bất đẳng thức Cauchy:  (CM  CN )  CM .CN (1)
r 2
1 2S
Mặt khác S  CM .CN .sin MCN vì góc MCN   không đổi, nên CM.CN  , thay
2 sin 
S 2S S2 2S 2r 2
vào (1) ta có:   2  S
r sin  r sin  sin 
2
2r
Vậy S nhỏ nhất bằng , khi CM = CN.
sin 
Tam giác CMN cân tại C có CO là phân giác nên CO  MN. Vậy nếu đường thẳng
MN  CO tại O thì CMN có diện tích nhỏ nhất.
*Nhận xét:
Vẫn là tam giác ngoại tiếp đường tròn ta cũng tạo ra các tam giác nhỏ thành phần
bằng cách kẻ thêm các tiếp tuyến với đường tròn ta có bài toán như sau:
Bài toán 2.12.
Xét các tam giác ABC ngoại tiếp (O; r) cho trước. Kẻ các tiếp tuyến của đường tròn
(O) song song với các cạnh của tam giác. Các tiếp tuyến này tạo với các cạnh của tam giác
S1  S 2  S3
ba tam giác nhỏ có diện tích S1, S2, S3. Tìm giá trị nhỏ nhất của tỉ số với S là
S
diện tích tam giác ABC.
Lời giải
A
Gọi MN, SR, PQ lần lượt là các tiếp
tuyến của (O; r) song song với BC,
AC, AB. N
M
Ta có AMN ABC (g.g)
Gọi h1 là chiều cao của AMN , h là P
chiều cao của ABC thì h1 = h – 2r. O
Gọi S1, S2, S3 là diện tích các tam giác S
AMN, BSR, CPQ.
B HR Q C

S1  h1   h  2r   2r 
2 2 2

     1   .
S h  h   h 
1
Mặt khác S  ah  pr (p là nửa chu vi ABC )
2
2
ah S  a
Suy ra 2r  . Vậy 1  1  
p S  p
15

2 2
S2  b S  c
Tương tự  1   ; 3  1  
S  p S  p
2 2 2
S1  S2  S3  a   b   c  2(a  b c) a 2  b 2  c 2
Do đó:  1    1    1    3  
S  p   p   p  p p2
Ta chứng minh được 3(a2 + b2 + c2 )  (a + b + c)2 và do a + b + c = 2p nên:
a 2  b2  c2 1 a 2  b2  c2 4 S S S 4 1
   . Do đó 1 2 3  3  4   .
(a  b  c) 2
3 p 2
3 S 3 3
S  S 2  S3 1
Vậy 1 nhỏ nhất bằng khi a = b = c hay ABC đều.
S 3
*Nhận xét:
Ta có tam giác ngoại tiếp đường tròn nhỏ nhất khi là tam giác đều. Vậy còn tứ giác
ngoại tiếp đường tròn thì sao, tứ giác nào ngoại tiếp đường tròn có diện tích nhỏ nhất? Ta
có bài toán sau:
Bài toán 2.13.
Trong các tứ giác ngoại tiếp cùng một đường tròn, tứ giác nào có diện tích nhỏ nhất?
Lời giải A
Đặt AB = a; BC = b; CD = c; DA = d
p
Ta có: a + c = b + d = (p = a + b + c +d)
2 D
(1)
1 B O
S ABCD  ( AB.BC.sin ABC  AD.DC.sin ADC )
2
1
 S ABCD  (ab  cd ) (2)
2 C
1
Tương tự S ABCD  (ad  bc ) (3)
2
1 1
Cộng vế với vế của (2) và (3) ta có: 2 S ABCD  (ab  bc cd  da)  ( a  c)(b  d )
2 2
1
kết hợp với (1) suy ra 2 S ABCD  p 2 (*)
2
Mặt khác ta có S = p.r (r là bán kính đường tròn nội tiếp tứ giác ABCD)
S 1 S ABCD 2
 p  . Do đó 2S ABCD  . 2  S ABCD  4r 2 (không đổi)
r 2 r
Vậy diện tích tứ giác ABCD nhỏ nhất bằng 4r2 khi
sin ABC  sin BCD  sin CDA  sin DAB  1 . Khi đó tứ giác ABCD là hình vuông.
*Nhận xét:
16

- Bài toán đã sử dụng công thức diện tích tam giác bằng tích hai cạnh với sin góc
xen giữa và diện tích bằng nửa chu vi với bán kính đường tròn nội tiếp tam giác. Khi sử
dụng các công thức này ta đều phải chứng minh.
- Ý nghĩa thực tế muốn bao quanh hình tròn một tứ giác có diện tích nhỏ nhất thì ta
chọn hình vuông để bao quanh.
Với hướng phát triển và mở rộng bài toán như vậy ta đi đến một số đề thi học sinh
giỏi và đề thi vào 10 khối chuyên như sau:
Bài toán 2.14.
Trong các hình bình hành ngoại tiếp đường tròn (O; r), hãy tìm hình bình hành có
diện tích nhỏ nhất.
(Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Hải Dương 2011 – 2012)
Lời giải: B
Phân tích: Ở bài này ta có thể dùng cách tổng
quát ở bài 2.13 nhưng bài này đặc biệt hơn là cho
H
hình bình hành, các cạnh đối bằng nhau đôi một M
nên ta có cách giải đơn giản hơn như sau: C
Giả sử có hình bình hành ABCD ngoại tiếp (O; r).
Q N
Theo bài ta suy ra các cạnh của hình hành là tiếp O
tuyến của đường tròn (O; r). A r
P

D
Gọi M, N, P, Q lần lượt là tiếp điểm của đường tròn với các cạnh như hình vẽ.
 CM = CN; AP = AQ, BM = BQ; PD = DN
 CM + BM + AP + PD = CN + DN + AQ + BQ
 2BC = 2AB  BC = AB
Kẻ AH  BC . Ta có AB  AH , dấu “=” có khi ABC  900 .
Ta có: OM  BC,OP  AD, AD // BC  P, O, M thẳng hàng, do đó AH = PM = 2r.
SABCD  AH.BC  2r. AB  2r.AH=2r.2r
2
 SABCD  4r , dấu “=” xảy ra khi ABC  900
Vậy trong các hình bình hành ngoại tiếp đường tròn (O; r) thì hình vuông có diện
tích nhỏ nhất và bằng 4r2.

Bài toán 2.15.


Cho đường tròn (O; R) và một điểm P cố định khác O (OP < R). Hai dây AB và CD
thay đổi sao cho AB vuông góc với CD tại P. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AC, AD.
Các đường thẳng EP, FP cắt BD, BC lần lượt tại M và N.
Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của diện tích tứ giác ACBD.
17

(Trích đề thi vào 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương 2008 – 2009)
Lời giải
Kẻ OH  AB; OK  CD lần lượt tại H và K A
 HA = HB; KC = KD (Quan hệ giữa đường E F
C P D
kính và dây cung).
Áp dụng định lí Py ta go vào tam giác vuông M K
OBH suy ra: HB2 = OB2 – OH2 = R2 – OH2 H O
2 2 2
 AB = 4R – 4OH N

B
Tương tự: CD2 = 4R2 – 4OK2
suy ra AB2.CD2 = (4R2 – 4OH2)( 4R2 – 4OK2)
= 16R4 – 16R2(OH2 + OK2) + 16OH2.OK2
=16R4 – 16R2.OP2 + 16OH2.OK2 (vì OH2 + OK2 = OP2)
Mặt khác ACBD là tứ giác có hai đường chéo vuông góc nên
1
SACBD = AB.CD.
2
Do 16R4 – 16R2.OP2 không đổi nên AB2.CD2 nhỏ nhất khi OH2.OK2 nhỏ nhất
 H  O hoặc K  O  AB đi qua O hoặc CD đi qua O.
1
Vậy diện tích tứ giác ACBD nhỏ nhất bằng: 16.R 4  16.R 2 .OP 2  2 R R 2  OP 2  AB
2
hoặc CD đi qua O.
Cách dựng hình: Kẻ đường kính đi qua P và kẻ dây vuông góc với đường kính đó
tại P.
2
 OH 2  OK 2  OP 4
Ta lại có OH .OK  
2 2
  (Bất đẳng thức Cauchy)
 2  4
OP
Nên OH2.OK2 lớn nhất khi OH  OK  ; AB2.CD2 lớn nhất khi OH2.OK2 lớn nhất 
2
OP
OH  OK   AB và CD cách đều O.
2
1
Vậy diện tích tứ giác ACBD lớn nhất bằng 16.R 4  16.R 2 .OP 2  4OP 4  2R 2  OP 2 
2
AB và CD cách đều O.
Cách dựng hình: Dựng hình vuông OHPK sau đó dựng AB và CD.
Bài toán 2.16.
Cho tam giác ABC có các cạnh đều bằng 1 (đvđd). Bên trong tam giác ta đặt hai
đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài với nhau, sao cho một trong hai đường tròn
tiếp xúc với các cạnh BC, BA; đường tròn kia tiếp xúc với các cạnh BC, CA.
18

1. CMR: R  R ' 
1
2
 3 1 
2. Các bán kính R, R’ bằng bao nhiêu để tổng diện tích hai hình tròn trên nhỏ nhất và
tính giá trị nhỏ nhất đó.
(Đề thi vào 10 khối chuyên Đại học KHTN – Đại học QGHN 1997 – 1998)
Lời giải A
1. 1. Hạ OM và O’N  BC
BM
1)  cot OBM  cot 300  BM  R. 3
OM
Tương tự CN  R. 3
O'
 MN  1  3( R  R ')
R  R '  OO'  MN O

B M N C

Hay R  R '  1  3( R  R ')  ( R  R ')(1  3)  1


1 3 1
 R  R'  
1 3 2
2. Gọi S và S’ lần lượt là diện tích của hình tròn (O) và (O’).
2
   3 1
Ta có S1  S2   ( R 2  R '2 )  .2( R 2  R '2 )  . 
2 2  2 
3 1
Dấu “=” xảy ra khi R = R’ =
4
Bài toán 2.17.
Cho đường tròn tâm O bán kính R. Xét các hình thang ABCD ngoại tiếp đường tròn
tâm O (AD//BC, BAD   ; CDA   ;  900 ;   900 ) .
1 1 1 1
a. Chứng minh rằng:  2   2
OA2 OB OC 2 OD
b. Tính diện tích hình thang ABCD theo R; ;  . Tính số đo  ;  để hình thang
ABCD có diện tích nhỏ nhất. Tính diện tích nhỏ nhất đó.
(Trích đề thi vào 10 khối chuyên Đại học KHTN–Đại học QGHN 2000–2001)
19

Lời giải
a. Kẻ OM, ON, OI, OJ lần lượt vuông B M C
góc với BC, AD, AB, CD (M, N, I, J lần
lượt thuộc các cạnh BC, AD, AB, CD). I J
Ta có M, O, N thẳng hàng.
Ta có BM và BI là hai tiếp tuyến của O
đường tròn tâm O cắt nhau tại B.
1
 IBO  MBO  ABC
2 A N D

1 
Tương tự IAO  NAO  BAD  .
2 2
1 1
 IBO  IAO  ABO  BAO  ABC  BAD  900 .
2 2
Do đó ABO vuông tại O. Tương tự COD vuông tại O.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
1 1 1 1 1 1
2
 2  2  2
 2  2
OA OB OI OC OD OJ
 
b.Ta có AN = ON.cot = R cot (Tỉ số lượng giác của góc nhọn).
2 2

BM = BI = OM.cot MBO = R.cot ABO = R tan (Tỉ số lượng giác của góc nhọn).
2
 
R.tan  R.cot
S BMNA 
BM  AN
.MN  2 2 .2 R  R 2  tan   cot  
 
2 2  2 2
CM  DN   
Tương tự SMCDN  .MN  R 2  tan  cot 
2  2 2
    
Do đó S ABCD  S BMNA  SCMND  R 2  tan  cot  tan  cot 
 2 2 2 2
   
Theo bất đẳng thức Cauchy ta có: tan  cot  2 tan . cot  2 .
2 2 2 2
 
Dấu “=” xảy ra khi tan  cot    900 .
2 2
   
Tương tự tan  cot  2 tan .cot  2 .
2 2 2 2
 
Dấu “=” xảy ra khi tan  cot    900 .
2 2
20

 S ABCD  4R2 . Dấu “=” xảy ra khi     900 .


Vậy diện tích ABCD nhỏ nhất bẳng 4R 2 khi ABCD là hình vuông.

Phương pháp 3: Phương pháp gián tiếp


Để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hình H’’ ta đi tìm giá trị nhỏ nhất, lớn
nhất của hình H’ trong đó tổng diện tích của hình H’ và diện tích hình H’’ bằng diện tích
của hình H.
Bài toán 3.1. A
Cho tấm vật liệu quý có
C'
hình tam giác ABC như hình vẽ,
phần tô màu bị tính là “thứ phẩm”
– tức là giá bán rất thấp so với B'
“chính phẩm” – phần không tô
màu. B M C

Tìm vị trí của điểm M trên cạnh BC sao cho diện tích phần “chính phẩm” là lớn nhất.
Lời giải
*Phân tích: Diện tích phần “chính phẩm” là lớn nhất đồng nghĩa với diện tích phần “thứ
phẩm” là nhỏ nhất. Ta sẽ đi tìm diện tích nhỏ nhất của phần “thứ phẩm” như sau:
SMBB ' MB 2
Ta có  MBB’  CBA (g.g)  
SABC BC 2

SCMC ' MC 2
Tương tự  CMC’  CBA (g.g)  
SABC BC 2

MB 2  MC2  MB  MC 
2
S S
Suy ra MBB ' CMC '  
SABC BC2 2 BC2

 MB  MC 
2

 SMBB '  SMCC '  .SABC


2 BC 2

 MB  MC 
2
SABC
 SMBB '  SMCC '  .SABC  (không đổi)
2 BC2 2
21

S ABC
 Min  SMBB '  SMCC '   . Dấu “=” xảy ra khi MB = MC hay M là trung điểm của BC.
2
Khi đó diện tích phần “chính phẩm” sẽ lớn nhất.
*Nhận xét: Bài toán trên có tính thực tế cao trong cuộc sống, nếu biết tính toán ta
sẽ tiết kiệm được vật liệu, khai thác có hiệu quả cao giá trị của vật liệu.
Bài toán 3. 2.
Trong hệ tọa độ Oxy cho M(a; b) cố định, a và b là những số dương.
Đường thẳng thay đổi luôn đi qua M cắt Ox tại A, cắt Oy tại B. Tìm giá trị
nhỏ nhất của diện tích tam giác AOB.

B
M
K
b

O a H A

Lời giải
a.BK b. AH ab.BK. AH
Ta có SOAB = SOHMK + SMKB + SMHA= ab    ab  2
2 2 4
Dấu “=” xảy ra khi a.BK = b.AH  SMKB = SMHA  SOMB = SOMA
Mà  OMB và  OMA có cùng chiều cao kẻ từ O nên MA = MB hay M là trung điểm của
AB.
BK MK
Vì  BKM  MHA (g.g)    BK . AH  MH.MK  ab
MH AH

ab.ab
Do đó SAOB  ab  2  2ab
4
Giá trị nhỏ nhất của diện tích tam giác AOB bằng 2ab khi M là trung điểm của AB.
Nhận xét: Với bài toán trên ta còn có thể sử dụng phương pháp tọa độ như sau:
x y
Gọi A(c; 0), B(0; d). Phương trình đường thẳng AB:  1
c d
(có thể lập phương trình đi qua 2 điểm của lớp 9 hoặc phương trình đoạn chắn của cấp 3)
22

a b ab
Vì đường thẳng AB đi qua M(a; b) nên  1 2 (Bất đẳng thức Cauchy với a, b,
c d cd
c, d là độ dài các đoạn thẳng)
a b
Dấu “=” xảy ra khi   M là trung điểm của AB như cách trên.
c d
ab 1
  hay cd  4ab
cd 4
1
SOAB  cd  2 ab . Giá trị nhỏ nhất của diện tích tam giác AOB bằng 2ab khi M là
2
trung điểm của AB.
*Nhận xét:
Đây là bài toán tính trực tiếp bằng công thức tính diện tích đa giác (Phương pháp 1).
Bài toán trên rất cơ bản nhưng khả áp dụng vào bài toán thực tế rất tốt. Áp dụng bài toán
trên với phương pháp gián tiếp ta có bài toán thực tế sau:
Bài toán 3.3. B C
Tấm vật liệu quý hình chữ nhật ABCD có AB
= 4b; AD = 5a bị thủng 1 lỗ nhỏ tại điểm M. Khoảng B'
cách từ M đến AD và AB lần lượt là a và b. Người ta
cắt đi một phần bằng 1 đường thẳng qua M, cắt AD M

và AB lần lượt tại A’ và B’. A A' D

Phần ngũ giác A’B’BCD gọi là “chính phẩm” phần tam giác AA’B’ là “thứ phẩm”. Tìm
diện tích lớn nhất của phần “chính phẩm”.

Lời giải
Để tìm diện tích lớn nhất của phần “chính phẩm” ta đi tìm diện tích nhỏ nhất phần
“thứ phẩm”.
Theo bài toán trên SAA’B’  2ab . Dấu “=” xảy ra khi M là trung điểm của A’B’
Giá trị nhỏ nhất của diện tích tam giác AA’B’ bằng 2ab
Mà SA’B’BCD = SABCD – SA’AB’
Do đó SA’B’BCD lớn nhất bằng 4b.5a – 2ab = 18ab, khi SA’AB’ nhỏ nhất bằng 2ab.
23

*Nhận xét: Bài toán là một ví dụ cho phương pháp gián tiếp có tính ứng dụng cao
vào thực tế cuộc sống.
Với ý tưởng đó ta áp dụng phương pháp gián tiếp đó cho bài toán với tấm vật liệu
hình tròn như sau:
Xuất phát từ nhận xét:
Trong đường tròn tâm O nếu dây AC > AB thì O
diện tích hình viên phân AmC lớn hơn diện tích hình C
viên phân AmB. A
B
Ta có bài toán: m

Bài toán 3.4.


Tấm vật liệu quý hình tròn bị thủng 1 lỗ tại điểm O
M khác tâm O. Ta cắt đi một phần bằng một đường
thẳng đi qua M. Tìm diện tích lớn nhất phần còn lại của A
H M B
hình tròn.
m

Bằng phương pháp gián tiếp thay vì tìm diện tích lớn nhất phần còn lại của hình tròn
ta đi tìm diện tích nhỏ nhất của hình viên phân AmB.
Diện tích nhỏ nhất của hình viên phân AmB khi dây AB nhỏ nhất (theo nhận xét
trên).
Kẻ OH  AB (H  AB)

 AB = 2HB = 2HA = 2 R 2  OH 2 (R là bán kính (O))

 AB  2 R 2  OH 2  2 R 2  OM 2 không đổi. (vì OH  OM)

Do đó AB nhỏ nhất bằng 2 R 2  OM 2 khi OM = OH tức là AB  OM.


*Nhận xét: Bài toán trên là một ví dụ cho phương pháp gián tiếp thay vì tìm diện
tích lớn nhất của phần hình tròn còn lại sau khi cắt ta đi tìm diện tích nhỏ nhất của hình
viên phân AmB bằng cách tìm giá trị nhỏ nhất của dây AB.
24

Bài toán 3.5.


Cho (O1; r1) và (O2; r2) tiếp xúc ngoài
nhau và cùng tiếp xúc trong với (O; R) như
hình vẽ. Tìm diện tích nhỏ nhất của tổng diện O1 O O2
tích hai hình tròn (O1; r1) và (O2; r2) (phần tô
màu).

Lời giải
*Phân tích: Ta thấy diện tích nhỏ nhất của tổng hai hình tròn (O1; r1) và (O2; r2) khi diện
tích phần hình giới hạn bởi hình tròn (O; R) và (O1; r1) và (O2; r2) (phần không tô màu)
đạt giá trị lớn nhất. Ta sẽ đi tìm giá trị lớn nhất của phần hình giới hạn bởi hình tròn (O;
R) và (O1; r1) và (O2; r2) (phần không tô màu) như sau:
Ta có tiện tích phần không tô màu bằng:

 2  r1  r2 2   R 2
 R  r  r
2
1
2
2
2
   R   (vì R = r1 + r2)
 2  2

R
Dấu “=” xảy ra khi r1 = r2 = .
2
Do đó diện tích lớn nhất của hình giới hạn bởi (O; R); (O1; r1) và (O2; r2) (phần
 R2 R
không tô màu) bằng khi r1 = r2 = .
2 2
Khi đó giá trị nhỏ nhất của tổng tổng diện tích hai hình tròn (O1; r1) và (O2; r2) (phần
 R2 R
tô màu) bằng khi r1 = r2 = .
2 2
*Nhận xét: Ở đây ta cũng có thể sử dụng phương pháp trực tiếp tổng diện tích hai hình
tròn (O1; r1) và (O2; r2) (phần tô màu) bằng

r  r 
2
 R2
 r  r
1
2
2
2
  1 2  (vì R = r1 + r2)
2 2
Do đó tổng diện tích hai hình tròn (O1; r1) và (O2; r2) (phần tô màu) đạt giá trị nhỏ
 R2 R
nhất bằng khi r1 = r2 = .
2 2
Bài toán 3. 6.
25

Cho hình vuông ABCD, M là một điểm trên đường chéo BD, gọi H, I và K lần lượt
là hình chiếu vuông góc của M trên AB, BC và AD.
Xác định vị trí của M để diện tích của tam giác CHK đạt giá trị nhỏ nhất.
(Trích đề thi vào 10 tỉnh Hải Dương 2003 –2004)
Lời giải
Đặt BI = x và BC = a. I C
B
Ta có SCHK nhỏ nhất khi tổng ST = SAKH + SHBC + SKDC
H M
lớn nhất.

3a 2 a 2 3a 2
2ST = x.(a - x) + x.a + a.(a - x) =  (x  ) 
4 2 4 A K D

3a 2 a
=> ST lớn nhất = khi x = , khi đó I là trung điểm BC nên M là trung điểm BD.
8 2
3a 2 5a 2
2
=>SCHK nhỏ nhất = a - = khi M là trung điểm của BD.
8 8
*Nhận xét: Ta thấy khi M di động trên BD thì H, K di động trên AB và AD. Nếu
cho H, K di động trên AB, AD thì giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của tam giác CHK thay đổi
như thế nào? Ta thay đổi dữ kiện bài toán để khai thác được bài toán sau:
Bài toán 3. 7. Cho hình vuông ABCD cạnh a; hai điểm M và N thay đổi trên hai cạnh CD
và BC sao cho MAN  450 .
a) Chứng minh MN = DM + BN;
b) Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tam giác AMN;
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của tam giác AMN.
Lời giải
a) Lấy B’ thuộc tia đối của tia DC sao cho N C
B
DB’ = BN
M
Đặt DB’ = BN = x; DM = y với 0  x, y  a
450
Ta có  ADB’ =  ABN (c.g.c)  AB’ = AN
D
A
Và BAN  DAB ' B'
26

Do MAN  450  DAM  NAB  450  DAM  DAB '  450


Do đó  B’AM =  MAN (c.g.c)  BM’ = MN  BN + DM = MN (đpcm)
b) Theo câu a ta có SADM + SABN = SMAN
Nếu x, y > 0 thì M, N không trùng với đỉnh nào của hình vuông.

a2
 SMNC > 0  2SAMN < SABCD= a  SAMN 2

2
a2
Nếu y = 0 thì M  D, khi đó x = a và N  C. Khi đó SAMN  SDAC 
2
a2
Nếu x = 0 thì N  B, khi đó y = a và M  C. Khi đó SAMN  SABC 
2
a2
Vậy SAMN lớn nhất bằng khi M  D và N  C hoặc N  B và M  C.
2
c) Theo câu a ta có MN = x + y,  CMN có: CM2 + CN2 = MN2
 (a – x)2 + (a – y)2 = (x + y)2
 2a2 – 2a(x + y) = 2xy
 xy + a(x + y) – a2 = 0 (1)
1
SAMN = SB’AM = (x + y)a
2
Vì a không đổi nên SAMN nhỏ nhất khi x + y nhỏ nhất
Đặt x + y = t, t > 0 ta có t2  4xy
t2
Từ (1) suy ra 0= xy + a(x + y) – a   at  a2
2
4
 t2 + 4at – 4a2  0
 t2 + 4at + 4a2 – 8a2  0
 (t + 2a)2 – 8a2  0
 t + 2a  a 2 2 vì t > 0
 t  ( 2 2 - 2)a. Dấu “=” xẩy ra khi x = y
Thay vào (1) ta có x = y = ( 2 - 1)a
Vậy SAMN nhỏ nhất khi DM = BN = ( 2 - 1)a, khi đó SAMN = ( 2 - 1)a2.
27

*Nhận xét: Trong bài toán trên ý c là ý khó, ý này khai thác chỉ để dành cho kì thi
như thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở nên.
Qua đây ta thấy với các phương pháp trên từ những bài toán cơ bản với phương
pháp cụ thể, phù hợp đã được khai thác thành các bài thi học sinh giỏi các cấp, thi vào các
trường chuyên đến các bài có tính ứng dụng (toán ứng dụng) thực tế cao. Riêng vấn đề
toán ứng dụng thực tế đang là vấn đề được đề cập đến trong các kỳ thi hiện nay bởi tính
sáng tạo,tư duy, thiết thực, gần gũi với cuộc sống phát triển rất tốt năng lực của học sinh.

You might also like