You are on page 1of 16

TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC LỚP 9 - TIẾT 21


Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ CHẴN ( Đề gồm 02 trang)

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)


Chọn những câu trả lời đúng và ghi vào bài làm.
Câu 1. Trong các kiểu gen sau, kiểu gen nào ở thể dị hợp?
A. AA B. AAbb
C. aa D. AaBb
Câu 2. Trong các phép lai sau, phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1:1
( Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn)
A. AA x Aa B. Aa x aa
C. aa x aa D. Aa x Aa
Câu 3. Thế nào là bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội (2n NST )?
A. Bộ NST chứa các cặp NST tương B. Bộ NST chứa cặp NST tương đồng
đồng
C. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một D. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa
NST của mỗi cặp tương đồng NST của mỗi cặp tương đồng
Câu 4. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì đầu B. Kì giữa
C. Kì trung gian D. Kì sau và kì cuối
Câu 5. Hai tế bào mẹ (2n NST) qua nguyên phân bình thường một lần tạo ra bao
nhiêu tế bào con?
A. 4 tế bào 2n B. 2 tế bào n
C. 2 tế bào 2n D. 4 tế bào n
Câu 6. Ở ruồi giấm có 2n = 8 NST. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của
nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 7. Có 5 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho bao nhiêu tinh trùng?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 20
Câu 8. Trên phân tử ADN chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu?
A. 3,4A0 B. 34A0 C. 340A0 D. 20A0
Câu 9. Một ADN mẹ qua 3 lần nhân đôi cho mấy ADN con?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 10. ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào?
A.Nguyên tắc khuôn mẫu B. Nguyên tắc bổ sung
(dựa trên một mạch đơn của gen ) (A - U; T- A; G –X; X - G)
C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. Cả A, B,C đều đúng
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).


Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ sau:
Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.

Câu 2 (1,0 điểm).


Cho một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
- A – G – U – X –X – U – U – A – G – X-
Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trên đoạn gen (ADN) đã tổng hợp ra đoạn
ARN trên.

Câu 3 (1,0 điểm).


Phân biệt đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân với giảm phân theo bảng
sau:
Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở loại tế bào
Số lần phân bào
Kết quả

Câu 4 (2,0 điểm).


Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng, khi cho
lai cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cây cà chua quả vàng được F1, tiếp tục
cho F1 tự thụ phấn với F1 thu được F2.. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết tính
trạng màu sắc quả chỉ do một nhân tố di truyền quy định.

. ...........Hết ...........
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC LỚP 9 - TIẾT 21


Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ LẺ ( Đề gồm 02 trang)

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)


Chọn những câu trả lời đúng và ghi vào bài làm.
Câu 1. Trong các kiểu gen sau, kiểu gen nào ở thể đồng hợp?
A. Aa B. AAbb
C. AA D. AaBb
Câu 2. Trong các phép lai sau, phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:1
( Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn)
A. AA x Aa B. Aa x aa
C. Aa x Aa D. aa x aa
Câu 3. Thế nào là bộ nhiễm sắc thể (NST) đơn bội (n NST )?
A. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa B. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một
NST của mỗi cặp tương đồng NST của mỗi cặp tương đồng
C. Bộ NST chứa cặp NST tương đồng D. Bộ NST chứa các cặp NST tương
đồng
Câu 4. Trong quá trình phân bào, NST co ngắn cực đại ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa
C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 5. Hai tế bào mẹ (2n NST) qua giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là:
A. Tạo ra 4 tế bào 2n B. Tạo ra 8 tế bào n
C. Tạo ra 8 tế bào 2n D. Tạo ra 4 tế bào n
Câu 6. Ở ruồi giấm có 2n = 8 NST. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa của
nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 7. Có 4 tế bào sinh trứng giảm phân bình thường cho bao nhiêu trứng?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 16
Câu 8. Trên phân tử ADN mỗi chu kì xoắn có bao nhiêu cặp nuclêôtit?
A. 10 cặp B. 15 cặp C. 20 cặp D. 25 cặp
Câu 9. Một ADN mẹ qua 4 lần nhân đôi cho mấy ADN con?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 10. ADN nhân đôi theo trên nguyên tắc nào?
A.Nguyên tắc khuôn mẫu B. Nguyên tắc bổ sung ((A -T hay
ngược lại; G - X hay ngược lại)
C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. Cả A, B,C đều đúng
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).


Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ sau:
Gen (một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.

Câu 2 (1,0 điểm).


Cho một đoạn mạch ADN có trình tự như sau:
Mạch 1: - A – A – G – X – T – A – X – X – T – A -

Mạch 2: - T – T – X – G – A – T – G – G –A – T -
Hãy xác định trình tự các đơn phân của mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của
gen.

Câu 3 (1,0 điểm).


So sánh ADN và ARN theo bảng sau:
Đặc điểm ADN ARN
Số mạch đơn
Các loại đơn phân
Khối lượng và
kích thước phân tử

Câu 4 (2,0 điểm). Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với tính
trạng hạt xanh, khi cho lai cây đậu hạt vàng thuần chủng với cây đậu hạt xanh
được F1, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với F1 thu được F2.. Hãy viết sơ đồ lai từ P
đến F2. Biết tính trạng màu sắc của hạt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.

. ...........Hết ...........
Hướng dẫn chấm kiểm tra 45 phút (tiết 21) môn Sinh 9 đề chẵn

Câu Nội dung Biểu điểm


I.Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0,5x10
nghiệm Đáp D B A C A C D B D A,B =5,0
án
5,0 điểm

II. Tự luận Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Câu 1: - Trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN quy 0,5
1,0 điểm định trình tự các Nu trong mạch mARN.
- Trình tự các Nu trong mạch mARN quy định trình tự 0,25
các aa trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động 0,25
sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng ->
Gen quy định tính trạng
Câu 2: Đoạn ADN: 1,0
1,0 điểm Mạch 1 : - T-X-A-G-G-A-A-T-X-G- (Mạch khuôn)
Mạch 2 : - A-G-T-X-X-T-T-A-G-X- ( Mạch bổ sung)
Câu 3: Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân
1,0 điểm Loại tế bào - Xảy ra ở tế bào - Xảy ra vào thời
sinh dưỡng và tế bào kì chín của tế bào 1,0
sinh dục sơ khai sinh dục
Số lần - 1 lần phân bào - 2 lần phân bào
phân bào
Kết quả - Từ 1 tế bào mẹ (2n - Từ 1 tế bào mẹ
NST) -> 2 tế bào (2n NST) -> 4 tế
con (2n NST) bào con đều có n
NST.
Câu 4: Quy ước gen 0,25
2,0 điểm Gen A: Quả đỏ; gen a: Quả vàng
Kiểu gen của P
Cây quả đỏ T/C có kiểu gen: AA 0,5
Cây quả vàng có kiểu gen: aa
Sơ đồ lai
PT/C : AA ( Quả đỏ) x aa (Quả vàng) 0,5
GP : A a
F1 : Aa (100% quả đỏ)
F1 x F1 : Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) 0,5
GF1 : A; a A; a
F2 :
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng 0,25
Hướng dẫn chấm kiểm tra 45 phút (tiết 21) môn Sinh 9 đề lẻ

Câu Nội dung Biểu điểm


I.Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0,5x10
nghiệm Đáp B,C C B B B B A A C D = 5,0
án
5,0 điểm

II. Tự luận Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Câu 1: - Trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN quy 0,5
1,0 điểm định trình tự các Nu trong mạch mARN.
- Trình tự các Nu trong mạch mARN quy định trình tự 0,25
các aa trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động 0,25
sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng ->
Gen quy định tính trạng
Câu 2: Mạch ARN: 1,0
1,0 điểm -A-A-G-X-U-A-X-X-U-A-
Câu 3: Đặc điểm ADN ARN
1,0 điểm Số mạch đơn 2 1
Các loại đơn phân A, T, G, X A, U, G, X 1,0
Kích thước và khối Lớn hơn Nhỏ hơn nhiều
lượng phân tử ARN so với ADN

Câu 4: Quy ước gen 0,25


2,0 điểm Gen A:Hạt vàng; gen a: Hạt xanh
Kiểu gen của P
Cây hạt vàng T/C có kiểu gen: AA 0,5
Cây hạt xanh có kiểu gen: aa
Sơ đồ lai
PT/C : AA (hạt vàng) x aa (hạt xanh) 0,5
GP : A a
F1 : Aa (100%hạt vàng)
F1 x F1 : Aa (hạt vàng) x Aa (hạt vàng) 0,5
GF1 : A; a A; a
F2 :
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 hạt vàng: 1 hạt xanh 0,25
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9
(Tiết 21 tuần 11 theo PPCT)
Năm học 2018 -2019

Tên chủ đề NHẬN THÔNG VẬN DỤNG TỔNG


BIẾT HIỂU THẤP CAO
TN TL TN TL TN TL TN TL
Di truyền và Thể đồng hợp, Bài tập lai
biến dị dị hợp một cặp tính
trạng
Số câu 1 1 1 3
Số điểm
0,5 0,5 2,0 3,0
Tỉ lệ %
5 20 30
5
Nhiễm NST Nguyên phân, Tính số NST
sắc thể giảm phân trong NP

Số câu 2 2 1 1 6
Số điểm 0,5
1,0 1,0 1,0 3,5
Tỉ lệ % 5
10 35
10 10
ADN và gen ADN – ARN ADN – ARN
(Cấu trúc ( Cấu tao,
NTTH) nhân đôi, tổng
Mối quan hệ hợp)
giữa gen và
tính trạng.
Số câu: 2 1 1 1 5
Số điểm:
1,0 1,0 0,5 1,0 3,5
Tỉ lệ % 10
10 10 35
5

Tổng số câu:
6 5 2 1 14
3,5 3,5 2,5 0,5 10
Tổng số điểm:
35 35 25 5 100
Tỉ lệ %:
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC LỚP 9 - TIẾT 55


Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ CHẴN

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)


Em hãy khoanh tròn trước phương án trả lời đúng.
Câu 1. Các yếu tố thuộc nhóm nhân tố vô sinh là:
A. Thực vật và con người B. Động vật và thực vật
C. Khí hậu, nước, ánh sáng D. Ánh sáng và động vật
Câu 2. Cho các nhóm sinh vật sau, nhóm nào sống trong môi trường nước?
A. Thực vật, tôm, cá B. Động vật, cây lúa, cây sen
C. Dê, cừu, tôm, cá, cây sen D. Tôm, cá, cây lúa nước
Câu 3. Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt D. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm
Câu 4. Nhóm động vật nào dưới đây là nhóm động vật ưa sáng?
A. Vạc, cú mèo, gà, họa mi B. Gà, dê, ngựa, ong
C. Gà, ngựa, cáo, cú mèo D. Vạc, cú mèo, dơi
Câu 5. Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố nào?
A. Đất B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng D. Các cây sống xung quanh
Câu 6. Nhóm sinh vật nào là sinh vật hằng nhiệt?
A. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá chép, ếch
C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá D. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng
chép
Câu 7. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Độ đa dạng B. Tỉ lệ tử vong
C. Tỉ lệ đực cái D. Mật độ
Câu 8. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu nào?
A Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật phân giải D. Cả A,B,C đúng

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)


Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là chuỗi thức ăn? Lấy 2 ví dụ.
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Hãy sắp xếp các ví dụ sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
1. Địa y bám trên thân cây gỗ 5. Mèo ăn chuột
2. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông 6.Trâu và bò cùng sống trên một đồng
3. Hải quỳ sống chung với cua biển cỏ

4. Ấu trùng trai bám vào mang và da 7. Giun đũa sống trong ruột người
cá để được đưa đi xa 8. Cây nắp ấm bắt côn trùng

b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 3 (1,5 điểm). Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa
mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.

.............................Hết...........................
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC LỚP 9 - TIẾT 55


Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ LẺ

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)


Em hãy khoanh tròn trước phương án trả lời đúng.
Câu 1. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh gồm:
A. Nhóm nhân tố sinh thái con người B. Nhiệt độ, nước, ánh sáng
C. Nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác D. Cả A, C đúng
Câu 2. Cho các nhóm sinh vật sau, nhóm nào sống trong môi trường trên cạn?
A. Thực vật, động vật B. Động vật, cây lúa, cây sen
C. Dê, cừu, cây bàng D. Thực vật, dê, cừu
Câu 3. Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt D. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm
Câu 4. Nhóm động vật nào dưới đây là nhóm động vật ưa tối?
A. Cú mèo, gà, họa mi B. Gà, dê, ngựa, ong
C. Gà, ngựa, cáo, cú mèo D. Vạc, cú mèo, dơi, chuột chũi
Câu 5. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
A Động vật không xương sống, thực B. Động vật có xương sống
vật
C. Động vật thuộc lớp chim D. Thực vật, lớp thú
Câu 6. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ quần thể B. Tỉ lệ giới tính
C. Thành phần nhóm tuổi D. Độ đa dạng
Câu 7. Vai trò của sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật B. Cây xanh và một số tảo
C. Vi khuẩn và nấm D. Tảo và nấm hoại sinh
Câu 8. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu nào?
A. Các thành phần vô sinh B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật phân giải D. Cả A, B, C đúng

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)


Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là chuỗi thức ăn? Lấy 2 ví dụ.
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Hãy sắp xếp các ví dụ sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
1. Sán lá gan sống trong gan trâu bò 5. Mèo và chuột
2. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, 6. Bò ăn cỏ
năng suất lúa giảm 7. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa
3. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu đi xa
4. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng 8. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông

b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 3 (1,5 điểm). Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối
nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00 C đến +900C, trong đó điểm cực thuận là
+550C.

.............................Hết............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9
(Tiết 55 tuần 28 theo PPCT)
Năm học 2017-2018

Tên chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG


THẤP CAO
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Môi - Môi trường Vẽ giới hạn sinh
- Nhân tố sinh thái
trường nhân thái
tố sinh thái
Số câu 6 1 7
Số điểm
3 1,5 4,5
Tỉ lệ 30%
15% 45%
2. Quan hệ Mối quan hệ giữa Biện pháp giảm
giữa các sinh các sinh vật cạnh tranh gữa
vật các sinh vật
Số câu: 1 1 2
Số điểm :
2 1 3
Tỉ lệ %:
20% 10% 30%
3. Quần thể Đặc trưng Khái VD chuỗi thức ăn
sinh vật - của quần niệm
Hệ sinh thái. thể, thành Chuỗi
phần hệ thức ăn
sinh thái
Số câu: 2 1 1 4
Số điểm:
1 0,75 0,75 2,5
Tỉ lệ %
10% 7,5% 7,5% 25%

Tổng số câu:
8 1 2 1 1 13
Tổng số
4 0,75 2,75 1,5 1 10
điểm
40% 7,5% 27,5% 15% 10% 100%
Tỉ lệ
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 9
ĐỀ CHẴN

Câu Nội dung Biểu điểm


I. Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 0,5.8= 4
nghiệm Đáp C D C B B D A D
4 điểm án

II. Tự - Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh 0,75
luận vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong
Câu 1 chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía
trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
1,5 điểm 0,75
- HS lấy 2 VD đúng
Câu 2 a. Sắp xếp các mối quan hệ sinh thái. 2
* Quan hệ cùng loài: Hỗ trợ: 2
3 điểm * Quan hệ khác loài: 1,3,4, 5,6,7,8
+ Hỗ trợ:
- Hội sinh: 1,4
- Cộng sinh: 3
+Đối địch:
- Cạnh tranh: 6
- Kí sinh nửa kí sinh: 7
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: 5,8
b. Giải thích:
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp 1
dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn
đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ
và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 3 - Vẽ và chú thích đúng giới hạn sinh thái của loài xương 1,5
1,5 điểm rồng sa mạc
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 9
ĐỀ LẺ

Câu Nội dung Biểu điểm


I. Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 0,5.8= 4
nghiệm Đáp D C D D A D B D
4 điểm án

II. Tự - Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật 0,75
luận có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi
Câu 1 thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là
sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
1,5 điểm 0,75
- HS lấy 2 VD đúng

Câu 2 a. Sắp xếp các mối quan hệ sinh thái. 2


* Quan hệ cùng loài: 8
3 điểm * Quan hệ khác loài: 1,2,3,4, 5,6,7
+ Hỗ trợ:
- Hội sinh: 7
- Cộng sinh: 3
+ Đối địch:
- Cạnh tranh: 2,4
- Kí sinh nửa kí sinh: 1
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: 5, 6
b. Giải thích:
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng
các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với 1
động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh
môi trường sạch sẽ.
Câu 3 - Vẽ và chú thích đúng giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn 1,5
1,5 điểm suối nước nóng
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9
(Tiết ….. tuần…. theo PPCT)
Năm học 2017-2018
Tên chủ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG
đề THẤP CAO
TN TL TN TL TN TL TN TL

TỔNG

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9
(Tiết 55 tuần 28 theo PPCT)
Năm học 2017-2018
Tên chủ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG
đề THẤP CAO
TN TL TN TL TN TL TN TL

TỔNG

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:

You might also like