You are on page 1of 9

GỢI Ý ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II

1. Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế khí oxi. Cách đặt bình khi thu khí oxi bằng
phương pháp dời chỗ không khí.

- Tính chất vật lý: không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hóa lỏng
ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt

- Tính chất hóa học: Oxi là 1 phi kim khá hoạt động, tác dụng với kim loại (trừ Ag, Au, Pt), phi kim
(trừ F2, Cl2, Be2, I2) và nhiều hợp chất.

- Ứng dụng: phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng, đèn xì oxi – axetilen, bình oxi nén, nhiên liệu
(oxi lỏng), cung cấp oxi cho bệnh nhân, lò luyện gang dung KK giàu oxi.

- Điều chế:

+ Trong phòng thí nghiệm:

Đun nóng KMnO4 (kali pemanganat) và KClO3 (kali clorat):

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3  2KCl + 3O2

+ Trong công nghiệp:

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, N2 (-196oC), O2 (-183oC)

Điện phân nước: 2H2O  H2 + O2

- Cách đặt bình: oxi nặng hơn không khí nên để ngửa bình

2. Định nghĩa, phân loại và gọi tên oxit.

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố oxi

- Phân loại:

+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit (lưu ý: CrO3, MnO7)

+ Oxit bazơ: là oxit cuat kim loại và tương ứng với 1 bazơ (lưu ý: Al2O3, ZnO)

- Gọi tên:

+ Oxit bazơ:

Tên oxit bazơ = tên ntố (kèm hóa trị nếu kl nhiều hóa trị) + oxit

+ Oxit axit:

Tên oxit axit = tên ntố (kèm tiền tố chỉ số ntử ntố) + oxit (kèm tiền tố chỉ số ntử oxi)
3. Thành phần của không khí. (78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác)

4. Sự cháy là gì? Sự oxi hóa là gì? Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy.

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất

- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- Điều kiện:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

+ Phải có đủ oxi cho sự cháy

- Biện pháp:

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

+ Cách ly chất cháy với oxi

5. Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chât mới được tạo thành từ 2 hay nhiều
chất ban đầu

- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới

6. Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế khí hidro. Cách đặt bình khi thu khí hidro
bằng phương pháp dời chỗ không khí.

- Tính chất vật lí: chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong
nước

- Tính chất hóa học: tác dụng với oxi, oxit kim loại (CuO, Fe2O3, Fe3O4, Ag2O, PbO,…)
- Ứng dụng: nạp khinh khí cầu, sản xuất nhiên liệu, hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim
loại, sản xuất ammoniac, phân đạm, sản xuất HCl.

- Điều chế:

+ Trong phòng thí nghiệm: cho các kim loại Zn, Fe, Al, Mg,… tác dụng với dung dịch axit như HCl,
H2SO4 loãng,…

+ Trong công nghiệp:

Điện phân nước: 2H2O  2H2 + O2

Dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than: C + H2O  H2 + CO
- Cách đặt bình: hiđro nhẹ hơn không hí nên để úp bình
7. Định nghĩa phản ứng thế.

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất tháy
thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

8. Tính chất vật lí, hóa học của nước.

- Tính chất vật lí:

+ Trạng thái: rắn

+ Không màu, không mùi, không vị

+ Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển: 1000C, nhiệt độ hóa rắn (đông đặc): 0oC

+ Khối lượng riêng ở 4oC: 1g/ml

- Tính chất hóa học: tác dụng với một số kim loại (Li, K, Na, Ba, Ca), oxit bazơ, oxit axit (trừ SiO2)

9. Mô tả hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Đốt bột lưu huỳnh trong khí oxi. (lưu huỳnh cháy thành ngọn lửa màu xanh, có khí xuất hiện)

b. Đốt bột sắt trong khí oxi. (sắt cháy sáng, có chất rắn màu nâu xuất hiện)

c. Dẫn khí hidro qua bột CuO nung nóng. (chất rắn CuO màu đen chuyển thành chất rắn Cu màu đỏ,
có hơi nước xuất hiện)

d. Cho viên kẽm vào dung dịch HCl. (viên kẽm tan dần, có khí thoát ra)

e. Cho mẩu natri vào nước. Sau đó cho giấy quỳ tím vào. (mẩu natri co tròn chạy trên mặt nước, tan
dần đến hết, tỏa nhiệt và có khí thoát ra, giấy quỳ tím hóa xanh)

f. Đốt bột photpho trong lọ khí oxi. Thêm nước vào, lắc nhẹ rồi thả mẩu giấy quỳ tím vào. (photpho
cháy sáng, có khói trắng hay bột mịn xuất hiện. Khói trắng (hay bột mịn) tan vào nước, giấy quỳ tím
hóa hóa đỏ.

10. Axit, bazơ, muối: khái niệm, gọi tên.

- Axit: phân tử axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này
có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
+ Axit hầu hết tan được trong nước trừ H2SiO3

- Bazơ: phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc hiđroxit (-OH)

+ Bazơ tan trong nước (dung dịch kiềm) (Li, K, Na, Ba, Ca): NaOH, Ca(OH)2,…

+ Bazơ không tan trong nước: còn lại

- Muối: phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
+ Muối trung hòa: trong gốc axit không có ntử hiđro có thể thay thế bằng ntử kim loại: CaCO3,
KNO3, AgNO3, Al2(SO4)3,…

+ Muối axit: trong gốc axit còn ntử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại: NaHCO3,
KHS, Ba(HSO3)2, NAH2PO4,…

+ Muối tan: muối natri, kali đều tan; muối nitrat đều tan; hầu hết muối clorua, sunfat tan, phần lớn
muối cacbonat ko tan.

11. Nêu khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, độ tan, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa
bão hòa, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

- Dung môi: chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch

- Chất tan: chất bị hòa tan trong dung môi

- Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

- Độ tan (S): độ tan của 1 chất trong nước là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành
dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định

- Dung dịch bão hòa: dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan

- Dung dịch chưa bão hòa: dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

- Nồng độ phần trăm (C%) của 1 dung dịch: số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

- Nồng độ mol (CM) của 1 dung dịch: số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

12. Các biện pháp giúp quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn.

- Khuấy dung dịch

- Đun nóng dung dịch

- Nghiền nhỏ chất tan

13. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất trong nước.

- Chất rắn: nhiệt độ (nhiệt độ tăng thì độ tan của chất rắn sẽ tăng theo)

- Chất khí: nhiệt độ và áp suất (độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất)
14. Viết công thức của những chất sau:

Tên Công thức Tên Công thức

natri sunfat NaSO4 axit nitric HNO3

canxi cacbonat CaCO3 bạc nitrat AgNO3

magie photphat Mg3(PO4)2 nhôm sunfat Al2(SO4)3

đồng (I) oxit Cu2O bari sunfit BaSO3

kali hiđrocacbonat KHCO3 canxi hiđrocacbonat Ca(CO3)2

sắt (II) clorua FeCl2 kali clorat KCl

kali hiđrophotphat K2HPO4 kẽm clorua ZnCl2

canxi đihiđrophotphat Ca(H2PO4)2 kali pemanganat KMnO4

sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 kẽm hiđroxit Zn(OH)2

15. Gọi tên các hợp chất hóa học sau:

Công thức Tên Công thức Tên

HCl Axit clohiđric AgCl Bạc clorua

HBr Axit bromhiđric FeS Sắt (II) sunfua

H2S Axit sunfuhiđric NaNO3 Natri nitrat

HNO3 Axit nitric BaSO4 Bari sunfat

H2SO4 Axit sunfuric CaCO3 Canxi cacbonat

H3PO4 Axit photphoric Ca3(PO4)2 Canxi photphat

H2CO3 Axit cacbonic CaHPO4 Canxi hiđrophotphat

H2SO3 Axit sunfurơ Ca(H2PO4)2 Canxi đihiđrophotphat

NaOH Natri hiđroxit NaHSO4 Natri hiđrosunfat

KOH Kali hiđroxit Ba(HCO3)2 Bari hiđrocacbonat

Ca(OH)2 Canxi hiđroxit CO2 Cacbon đioxit

Ba(OH)2 Bari hiđroxit SO2 Lưu huỳnh đioxit


Fe(OH)2 Sắt (II) hiđroxit SO3 Lưu huỳnh trioxit

Fe(OH)3 Sắt (III) hiđroxit N2O5 Đinitơ pentaoxit

Cu(OH)2 Đồng (II) hiđroxit P2O5 Điphotpho pentaoxit

Al(OH)3 Nhôm hiđroxit Na2O Natri oxit

Mg(OH)2 Magie hiđroxit CaO Canxi oxit

Zn(OH)2 Kẽm hiđroxit CuO Đồng (II) oxit

NaCl Natri clorua Fe2O3 Sắt (III) oxit

KBr Kali bromua Al2O3 Nhôm oxit

Na2SO3 Natri sunfit MgO Magie oxit

AgNO3 Bạc nitrat KClO3 Kali clorat

CuSO4 Đồng (II) sunfat KMnO4 Kali pemanganat

16. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. Oxi + nhôm  nhôm oxit

b. Oxi + sắt  oxit sắt từ

c. Oxit + lưu huỳnh  lưu huỳnh trioxit

d. Cacbon oxit + oxi  cacbon dioxit

e. Nước  Hidro + oxi

f. Magie + nước  magie oxit + hidro

g. Natri + nước  natri hiđroxit + hiđro

h. Canxi + oxi  canxi oxit

i. Natri oxit + nước  natri hidroxit

j. Hiđro + sắt (III) oxit  sắt + nước

k. Nhôm + axit clohidric  nhôm clorua + hiđro

l. Kali clorat  oxi + KCl


17. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a. nước → hiđro → đồng → đồng (II) oxit.

2H2O  2H2 + O2

H2 + CuO  Cu + H2O

2Cu + O2  2CuO

b. kali pemanganat → oxi → kali oxit → kali hidroxit.

KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

O2 + 4K  2K2O

K2O + H2O  2KOH

c. sắt → oxit sắt từ → sắt → sắt (II) clorua.

Fe + O2  Fe3O4

Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

d. natri → natri oxit → natri hiđroxit.

Na + O2  Na2O

Na2O + H2O  NaOH

e. photpho → điphotpho pentaoxit → axit photphoric.

P + O2  P2O5

P2O5 + H2O  H3PO4

f. lưu huỳnh → lưu huỳnh đioxit → lưu huỳnh trioxit → axit sunfuric → hiđro.

S + O2  SO2

2SO2 + O2  2SO3

SO3 + H2O  H2SO4

H2SO4 + Zn  H2 + ZnSO4
18. Lập phương trình phản ứng:

a. Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ

b. Kẽm + axit sunfuric loãng → kẽm sunfat + hiđro

c. Oxit sắt từ + hiđro → sắt + nước

d. Canxi oxit + nước → canxi hiđroxit

e. Canxi + axit sunfuric loãng → canxi sunfat + hiđro

f. Magie + axit clohiđric → magie clorua + hiđro

19. Nhận biết các lọ mất nhãn chứa

a. khí oxi, hidro, không khí và khí cacbonic.

Để que đóm đang cháy gần miệng bình ông nghiệm:

- Que đóm bùng cháy: O2

- Que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh: H2

- Que đóm cháy bình thường: không khí

- Que đóm tắt: CO2

b. các dung dịch: axit clohiđric, muối ăn và natri hiđroxit.

Sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết:

- Giấy quỳ tím hóa xanh: NaOH

- Giấy quỳ tím hóa đỏ: HCl

- Giấy quỳ tím không đổi màu: NaCl

c. các dung dịch: Ca(OH)2, HCl, NaCl, H2O.

Trích mẫu thử và cho nước vào:

- Tan và làm giấy quỳ tím hóa xanh: Ca(OH)2

- Tan và làm giấy quỳ tím hóa đỏ: HCl

- Giấy quỳ tím không đổi màu: NaCl

- Bình thường: H2O

d. các chất rắn: Na, Na2O, P2O5, MgO.

Trích mẫu thử và cho nước vào:


- Có sủi bọt khí: Na

- Giấy quỳ tím hóa xanh: Na2O

- Giấy quỳ tím hóa đỏ: P2O5

- Không phản ứng: MgO

e. các chất rắn: Fe, Ag.

Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu thử:

- Phản ứng và có sủi bọt khí: Fe

- Không phản ứng: Ag

(Chú ý: Cu, Ag, Hg, Pt không tác dụng với axit)

20. Các bài toán

a. tính toán với công thức nồng độ phần trăm, nồng độ mol, độ tan, khối lượng riêng của
dung dịch.

b. tìm khối lượng chất tan, khối lượng dung môi để pha chế một dung dịch có nồng độ cho
trước.

c. toán tính theo PTHH.

d. toán tính theo PTHH (lượng dư).

You might also like