You are on page 1of 12

Câu 1: Dung dịch là:

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.

B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Câu 2: Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì

A. chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 3: Dầu ăn có thể hòa tan trong

A. nước.

B. nước muối.

C. xăng.

D. nước đường.

Câu 4: Chất tan tồn tại ở dạng

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất hơi

D. Chất rắn, lỏng, khí


Câu 5: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

A. Nước và đường

B. Dầu ăn và xăng

C. Rượu và nước

D. Dầu ăn và cát
Câu 6: Chọn đáp án sai

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Xăng là dung môi của dầu ăn

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi


Câu 7: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất tan

B. Dung môi

C. Chất bão hòa

D. Chất chưa bão hòa


Câu 8: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

A. muối NaCl.

B. nước.

C. muối NaCl và nước.

D. dung dịch nước muối thu được.


Câu 9: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

A. Dung môi

B. Dung dịch bão hòa

C. Dung dịch chưa bão hòa

D. Cả A và B
Câu 10: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?

A. khuấy dung dịch.

B. đun nóng dung dịch.

C. nghiền nhỏ chất rắn.

D. cả ba cách đều được.


Câu 11: Dung dịch chưa bão hòa là

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.

C. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 12: Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước?

A. Làm mềm chất rắn.

B. Có áp suất cao.

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt
chất rắn.

D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.


Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng.

B. Đều giảm.

C. Phần lớn là tăng.

D. Phần lớn là giảm.


Câu 3: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.


Câu 4: Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành
chưa bão hòa?

A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả B và C đều đúng.
Câu 5: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Loại chất

D. Môi trường
Câu 6: Axit không tan trong nước là

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl

D. H2SiO3
Câu 7: Bazơ không tan là

A. Cu(OH)2

B. Ca(OH)2

C. Ba(OH)2

D. NaOH
Câu 8: Muối tan tốt trong nước là

A. AgCl

B. BaSO4

C. CaCO3

D. MgCl2
Câu 9: Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan.

B. Muối sắt là muối tan.

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan.

D. BaSO4 là muối tan.


Câu 10: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là

A. Sắt

B. Đồng

C. Nhôm

D. Natri
Câu 11: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan
của NaCl ở nhiệt độ đó là:

A. 35,5 gam.

B. 35,9 gam.

C. 36,5 gam.

D. 37,2 gam.
Câu 12: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20oC,
độ tan của kali nitrat là:

A. 40,1 gam.

B. 44,2 gam.

C. 42,1 gam.

D. 43,5 gam.
Câu 13: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong
150 gam nước thì dung dịch bão hòa.

A. 20 gam

B. 45 gam

C. 30 gam

D. 12 gam
Câu 14: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3
ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là

A. 40.

B. 44.

C. 42

D. 43.
Câu 15: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì
phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

A. 3 gam

B. 18 gam

C. 5 gam

D. 9 gam
Câu 1: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết

A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.

C. số gam chất tan có trong 100 gam nước.

D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.


Câu 2: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?

A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C. Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

Câu 3: Công thức tính nồng độ phần trăm là

A. Bài tập về Nồng độ dung dịch lớp 8 có lời giải

B. Bài tập về Nồng độ dung dịch lớp 8 có lời giải

C. Bài tập về Nồng độ dung dịch lớp 8 có lời giải

D. Bài tập về Nồng độ dung dịch lớp 8 có lời giải


Câu 4: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%

A. 20 gam.

B. 30 gam.

C. 40 gam.

D. 50 gam
Câu 5: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

A. 200 gam.

B. 300 gam.

C. 400 gam.

D. 500 gam.
Câu 6: Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là

A. 1,2 mol

B. 2,4 mol

C. 1,5 mol

D. 4 mol
Câu 7: Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.

A. 1,2M.

B. 1,2%.

C. 2M.

D. 2%.
Câu 8: Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

A. 27,36 gam

B. 2,052 gam

C. 20,52 gam

D. 9,474 gam
Câu 9: Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là

A. 0,32M

B. 0,129M

C. 0,2M

D. 0,219M
Câu 10: Hoà tan 4 gam NaOH vào nước, thu được 200ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:

A. 0,5M.

B. 0,1M.

C. 0,2M.

D. 0,25M.
Câu 11: Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho

A. 8M

B. 8,2M

C. 7,9M

D. 6,5M
Câu 12: Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

A. 11,88%

B. 12,20%

C. 11,19%

D. 11,79%

Câu 13: Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là

A. 25%.

B. 30%.

C. 35%.

D. 40%.
Câu 14: Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch

A. 0,12 mol.

B. 0,20 mol.

C. 0,30 mol.

D. 0,15 mol.
Câu 15: Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?

A. 120 gam.

B. 150 gam.

C. 160 gam.

D. 100 gam.
QUAN TRỌNG NÈ!!!
Câu 1: Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có
nồng độ bao nhiêu %?

A. 4,8%.

B. 5,8%.

C. 13%.

D. 6,8%.
Câu 2: Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có
nồng độ 11,8%. Giá trị của m là
A. 200.

B. 50

C. 100

D. 150
Câu 3: Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và
15% để được dung dịch KNO3 20%

A. 1 : 4.

B. 1 : 5.

C. 1 : 6.

D. 1 : 3.
Câu 4: Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung
dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.

A. 3 lít.

B. 2 lít.

C. 1 lít.

D. 1,5 lít.
Câu 5: Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung
dịch NaCl 15%

A. 600 gam.

B. 500 gam.

C. 200 gam.

D. 100 gam
Câu 6: Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch
KNO3 9%. Tính m1, m2

A. m1 = 240 và m2 = 120.

B. m1 = 120 và m2 = 240.

C. m1 = 180 và m2 = 180.

D. m1 = 140 và m2 = 220.
Câu 7: Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu
được

A. 0,12M.

B. 0,24M.

C. 0,44M.

D. 0,88M.
Câu 8: Có 2 dung dịch: HCl 4M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung
dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là:

A. 2,81.

B. 2,82.

C. 2,83.

D. Đáp án khác.
Câu 9: Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu
được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?

A. 0,975

B. 975.

C. 0,795.

D. 795

Câu 10: Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung
dịch Na2SO4 0,6M. Tính V1 và V2

A. V1 = 1150; V2 = 250

B. V1 = 1200; V2 = 200

C. V1 = 1300; V2 = 100

D. V1 = 1100; V2 = 300
Câu 11: Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào
để thu được dung dịch NaOH 1M ?

A. 2 : 1.

B. 1 : 2

C. 1 : 3.

D. 3 : 1
Câu 12: Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl
12,3%. Giá trị của x là

A. 120 gam.

B. 140 gam.

C. 160 gam.

D. 150 gam.
Câu 13: Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd
A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B = 3
: 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là

A. 12,5%.

B. 25,0%.

C. 15,0%.

D. 22,5%.
Câu 14: Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3
thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần
nồng độ dung dịch A.

A. 10%.

B. 14,5%.

C. 20%.

D. 20,5%.

You might also like