You are on page 1of 1

HÓA 8

Thời gian: 90 phút


Bài 1. (2 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình hoá học sau và cân bằng
a/ …O2 + …P → …P2O5
b/ …FeS2 + …O2 → …Fe2O3 + …SO2
c/ …Al(OH)3 + …H2SO4 → …Al2(SO4)3 + … H2O
d/ …Fe + …H2SO4 → …Fe2(SO4)3 + …SO2 + …H2O
2. Em hãy xác định các mệnh đề sau Đúng hay Sai (ghi vào bài làm)? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng và
chép lại mệnh đề đã sửa vào bài làm.
a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
b) 1 mol tất cả các chất khí đều có thể tích bằng nhau ở mọi điều kiện.
c) Hóa trị của một nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của một nguyên tử với các nguyên tử
khác.
d) Khi thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp chất phản ứng, phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.
Bài 2. (2,0 điểm)
Một nguyên tử X có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện
hơn số hạt không mang điện là 6 hạt
a) Xác định số hạt proton, nơtron, electron, nguyên tử khối (đvC) và kí hiệu hóa học của X.
b) Vẽ sơ đồ phân bố lớp vỏ electron của nguyên tử X.
c) Biết rằng 8 nguyên tử X nặng bằng 3 nguyên tử Y; 2 nguyên tử Y nặng bằng 4 nguyên tử Z. Xác
định phân tử khối của các hợp chất XY2 ; XZ2 và YZ3.
Bài 3. (2,5 điểm)
1. Sắp xếp các khối lượng chất sau theo thứ tự tăng dần:
A: 10 gam muối ăn. B: 0,5 mol axit sunfuric (H2SO4).
C. 1,5051024 nguyên tử natri (Na). D: 13,44 lít khí sunfurơ (SO2) (đktc).
Trình bày rõ các phép tính và kết luận.
2. Kali nitrat là hợp chất dễ bị phân hủy khi nung nóng. Nung 6,06 gam kali nitrat ở nhiệt độ cao để phản
ứng xảy ra hoàn, sau đó cân lại chất rắn sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được là 5,10 gam. Cho
biết phương trình chữ của phản ứng như sau: Kali nitrat(rắn) → Kali nitrit(rắn) + Oxi (khí)
Em hãy giải thích tại sao khối lượng chất rắn giảm. Tính thể tích khí oxi sinh ra (đo ở điều kiện thường)
biết ở điều kiện thường, 1 mol chất khí chiếm thể tích 24,0 lít.
3. Trình bày cách làm để tách được muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn có lẫn cát (ghi rõ các bước).
Bài 4. (2,0 điểm)
1. Một hợp chất được tạo bởi kim loại X (hóa trị III) và nhóm SO4 (hóa trị II). Trong đó, phần trăm khối lượng
nguyên tử lưu huỳnh là 24,0%. Hãy xác định tên kim loại X và công thức hóa học của hợp chất đã cho.
2. Xác định hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh trong các hợp chất sau đây dựa vào quy tắc hóa trị:
a) H2S. b) SO2. c) SF6 (biết flo có hóa trị I)
Bài 5 (1,5 điểm): Chất X (chứa S, H, O, N) là một loại phân bón hóa học có phần trăm khối lượng các
nguyên tố lần lượt là 24,24%; 6,06%; 48,48% và 21,22%. Hãy xác định tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên
tố trong X? Tính khối lượng chất X cần lấy để bón cho một mảnh vườn cần được cung cấp 100 gam
nguyên tố nitơ.

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:


H=1; C=12; O=16; N=14; Na=23; S=32; K=39; Fe=56; Zn=65; Cu=64; Ag=108
-----------HẾT---------

You might also like