You are on page 1of 4

Hỏi: Quyết,Đài,Hạnh,ThanhTú,Mỹ Duyền,Kim Tiền,Diễm Phúc,Tuyến,Nam,Kim

Ngân.
Câu 1: .Phân tích ngành của M.Porter là phân tích xem lực lượng cạnh tranh
tác động như thế nào tới bản thân doanh nghiệp hay là tác động như thế nào
tới ngành kinh doanh? .(Trọng)(Tú)
-Phân tích ngành của M.Porter là phân tích xem lực lượng cạnh tác động như thế
nào cả về bản thân doanh nghiệp và tác động đến ngành kinh doanh.
Vì :
-Năm yếu tố cạnh tranh của Porter là công cụ quan trọng, giúp chúng ta hiểu được
các yếu tố hình thành nên sự cạnh tranh trong ngành. Ngoài ra nó cũng có ích trong
việc giúp bản thân doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược của mình phù hợp với môi
trường cạnh tranh và để cải thiện lợi nhuận tiềm năng.
Phân tích mô hình sẽ giúp ta có cái rõ hơn về bức tranh tổng thể của môi trường
kinh doanh này. Thực sự thì mô hình này cũng được áp dụng để hiểu rõ hơn các đối
thủ cạnh tranh ở thời điểm hiện tại. Giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh và điểm
yếu cho phép họ có được chiến lược tốt hơn để đẩy mạnh tính cạnh tranh.Ngoài ra
cũng có thể đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp mình bằng cách so sánh ta
với các đối thủ cạnh tranh khác để xem liệu thị trường có bão hòa hay chưa.
Đó là phần nhóm mình trl câu hỏi bạn Tú

Câu2: Một doanh nghiệp cần làm gì khi đối thủ cạnh tranh chuẩn bị tung ra
thị trường một sản phẩm thay thế, bạn là doanh nghiệp đó bạn nên hay không
nên làm gì ? (Đài) (Trọng)
Nếu đứng trên góc độ là một doanh nghiệp đó thì mình sẽ xác định các yếu tố
mà sản phẩm thay thế đó có thể tác động, nếu đe dọa thay thế càng lớn thì ngành
kinh doanh sẽ càng kém hấp dẫn. Do vậy là một doanh nghiệp thì một số câu hỏi
cần phải trả lời để đánh giá tác động của đe dọa này là:
 Sản phẩm thay thế có khả năng đe dọa đến các sản phẩm hiện có trong ngành
bằng cách cải thiện mối quan hệ giữa giá thành/chất lượng?
 Chi phí chuyển đổi của khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm thay thế là
bao nhiêu?
 Các sản phẩm thay thế được một doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để
đảm bảo việc thương mại hóa rộng rãi hay không?
 Cuối cùng, khả năng phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành như thế
nào đối với mối đe dọa này?
Từ việc xác định mức độ đe dọa cảu sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải
pháp phù hợp để ứng phó.

Câu 3: Vậy theo bạn trong những áp lực kể trên thì áp lực nào có tác động
mạnh mẽ đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp?(Hạnh)
(Hiền trl)
Phân tích môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh) nhằm nhận thức được năm áp
lực cạnh tranh hiện tại và tương lai đang đe doạ doanh nghiệp bao gồm: Áp lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, nguy cơ xâm nhập ngành của các đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn, áp lực từ phía nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng và áp
lực của sản phẩm thay thế. Khi áp lực từ các yếu tố nào đó trong năm yếu tố này
tăng lên thì càng có nguy cơ làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược
lại khi áp lực từ các yếu tố này giảm thì đó là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp
tăng lợi nhuận. Việc phân tích môi trường cạnh tranh cho thấy bản chất của các áp
lực và cơ chế tác động của nó để giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược nhằm đối
phó có hiệu quả với các lực lượng cạnh tranh. Vậy nên mỗi áp lực đều có tầm quan
trọng trong công cuộc hoạt động và phát triển của công ty, doanh nghiệp phải biết
trung hòa các áp lực để đạt được lợi thế cạnh tranh cao nhất.
Câu 4:Công ty vừa và nhỏ thì nên quan têm đối thủ nào nhất trong ba loại đối
thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, đối thủ tiềm năng, đối thủ tiềm ẩn? Tại?
(Quỳnh trl) (Kim Ngân)
Câu 5: Mua bán sáp nhập liên quan như thế nào đến cạnh tranh giữa các DN ?
(Huỳnh Anh trả lời) (Hỏi Mỹ duyên)
Mua bán sáp nhập làm tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đầu tiên, Khi một
DN mua bán sáp nhập thì DN có thể mở rộng quy mô và thúc đẩy sự tăng trưởng
bằng việc sử dụng các công nghệ, các nguồn lực, tài nguyên của công ty mà mình
đã mua bán sáp nhập. Thứ 2, mua bán sáp nhập tạo điều kiện cho DN dễ dàng thâm
nhập vào thị trường mới, thị trường mà công ty đã sáp nhập với mình đã có ưu thế
từ trước. Từ 2 yếu tố trên, giúp DN tăng khả năng cạnh tranh. Trong trường hợp,
mua bán sáp nhập trở nên phổ biến trong ngành, đồng nghĩa với việc có nhiều DN
trong ngành tăng khả năng cạnh tranh, thế nên sự cạnh tranh giữa các DN cũng trở
nên gay gắt hơn.
Câu 6: trong các yếu tố bên ngoài như nhóm bạn đã trình bày thì đâu là yếu tố
có ảnh hưởng nhất đến việc kinh doanh toàn cầu ?(Kim Tiền) (Hiền Trả lời)
Tùy vào việc công ty kinh doanh ở môi trường nào, đất nước nào, ngành nghề nào,
đối thủ cạnh tranh là ai,và phụ thuộc vào việc công ty đang có những nguồn lực ntn
để xác định được đâu là yếu tố ảnh hưởng nhất đến công ty đó. Bạn tham khảo về
ma tran EFE tụi mình đã trình bày vì Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE-
External Factor Evaluation) cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các
yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu học, môi trường, chính trị, chính phủ, luật
pháp, công nghệ và thông tin cạnh tranh. Ma trận EFE có thể được xây dựng qua 5
bước: bạn tham khảo lại vì bọn mình có trình bày vừa nãy.
Câu 7: Trong slide về áp lực công nghệ, có một ví dụ về công nghệ bảo mật (ổ
khóa). Có phải khi công nghệ mới/sản phẩm thay thế ra đời thì những doanh
nghiệp kinh doanh sản phẩm cũ sẽ chết không? (Quỳnh Trl). (Quyết)
Trả lời:
Khi công nghệ mới ra đời thì chắc chắn đối với sản phẩm cũ, họ sẽ mất bớt
một lượng khách hàng nhất định. Nhưng không phải là tất cả mọi người sẽ lien tục
theo đuổi những sản phẩm mới. Một lượng không nhỏ người tiêu dùng đã hình
thành thói quen sử dụng đối với sản phẩm cũ (ổ khóa truyền thống sử dụng chìa).
Bên cạnh đó, họ còn có những câu hỏi đặt ra rằng, sản phẩm mới tiện lợi nhưng liệu
có đảm bảo chất lượng không y như sản phẩm truyền thống? Chưa kể đến điều kiện
sử dụng ở mỗi gia đình, không phải ai cũng có thể áp dụng ngay những sản phẩm
mới vào trong nhà ngay (ví dụ ổ khóa cảm ứng mật mã, sinh trắc học thích hợp với
những chung cư, căn hộ cao cấp. Ngược lại, những hộ gia đình hoặc các hộ kinh
doanh, vân vân…thì ổ khóa truyền thống sử dụng chìa vẫn là lựa chọn hàng đầu).
Nói như vậy, không có nghĩa là sản phẩm cũ sẽ mãi tồn tại, theo sự phát triển ngày
càng cao của công nghệ thì vẫn sẽ dần mất đi, tuy nhiên đó là trong một khoảng thời
gian dài, đủ để các doanh nghiệp thay đổi và tiếp nhận.
Câu 8: Trong slide về ma trận EFE, có đề cập đến trọng số (weight) thì việc
đánh giá cho điểm trọng số dựa trên những điều gì ?(Nhàn trl).(Hỏi:Diễm
Phúc)
Việc đánh giá dựa trên các số liệu thực tế và thường được làm việc theo hội đồng vì
tính quan trọng của nó, cần phải hết sức khách quan. Để số liệu được khách quan
nhất, bạn cần so sánh số liệu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, cả
những doanh nghiệp thành công và thất bại. Những yếu tố nào có thể làm cho một
doanh nghiệp thất bại cần được đánh giá thận trọng, không thể xem nhẹ nó. Mức độ
quan trọng của các yếu tố có thể khác hoặc trùng nhau nhưng phải đảm bảo rằng
tổng tầm quan trọng của các yếu tố bằng 1.
Câu 9: Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, Tại sao áp lực Cạnh
tranh của các công ty trong ngành thường là yếu tố mạnh nhất? (Hỏi Nam)
(Ngọc trl)
Câu 10: Trong quá trình lập gỉa định thì Doanh nghiệp có thể đối mặt với
những rủi ro gì?(Nhàn trl) (Hỏi Tuyến)
Khi lập giả định thì DN thường đối mặt với rủi ro là thông tin mà DN thu thập
được không có độ chính xác cao hoặc đó là các thông tin sai lệch, từ đó làm
cho gỉa định không chính xác và làm ảnh hưởng đến chiến lược của DN.

You might also like