You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề bài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Giữa kì môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề giữa kì môn học: Quản trị chiến lược


Lớp: 22DSTR40300703
Tên Sinh viên/học viên: Trần Nguyễn Tuấn Dũng
Thời gian làm bài: 70 phút

Phần 1: Giải thích ngắn gọn về một số các nội dung sau (50 điểm)

1. Sự khác biệt của ma trận EFE và IFE (mục đích, quá trình thực hiện) (25 điểm)

- Mục đích
+ EFE: phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp như môi trường vĩ mô, môi
trường ngành, để biết được khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với những cơ
hôi, rủi ro
+ IFE: : phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp: đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của của doanh nghiệp, các bộ phận trong cty để cung cấp cơ sở đánh giá các mối
quan hệ này
Quá trình thực hiện
+ EFE: Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận EFE chúng ta phải trải qua năm bước sau đây:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện
trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài (tổng số từ 10 đến 20 yếu tố) bao gồm cả
những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi
yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành
công trong ngành kinh doanh của công ty. Các cơ hội thường có mức độ phân loại cao hơn mối
đe dọa. Tuy nhiên, mối đe dọa cũng có thể nhận được mức phân loại cao nếu nó đặc biệt
nghiêm trọng hay mang tính đe dọa.
Mức phân loại thích hợp có thể xác định được bằng cách so sánh những nhà cạnh tranh thành
công với những nhà cạnh tranh không thành công, hoặc bằng cách thảo luận về yếu tố này và
đạt được sự nhất trí của nhóm. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này
phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức
mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là
phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít. Các mức này dựa trên hiệu
quả của chiến lược công ty.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm quan trọng.
Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng
cho tổ chức.
Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao nhiêu trong ma trận EFE, tổng số điểm
quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0.
Căn cứ vào tổng điểm này để đánh giá mức độ phản ứng của DN đối với môi trường như sau:

- Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và
mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.

- Tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy những chiến lược mà tổ chức đề ra không tận dụng
được các cơ hội hoặc né tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài.

- Tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng ở mức trung bình với các
cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.

+ IFE: Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận IFE chúng ta phải trải qua năm bước sau đây:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong qui trình phân tích nội
bộ. Sử dụng tất cả (thường từ 10 đến 20) yếu tố bên trong, bao gồm cả những điểm mạnh và
điểm yếu.
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan
trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy
tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Tổng
cộng tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1),
điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn
nhất (phân loại bằng 4). Như vậy, sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ
quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành.
Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan
trọng cho mỗi biến số.
Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng điểm quan trọng của
tổ chức.
Không kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng điểm quan trọng có thể được phân loại từ thấp
nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và trung bình là 2,5. Tổng điểm quan trọng thấp hơn 2,5 cho
thấy công ty yếu về nội bộ và cao hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ.

2. Mối liên hệ giữa rào cản gia nhập và cường độ cạnh tranh của ngành (25
điểm)
- Rào cản và mực độ cạnh tranh có mối liên hệ trái nhau. Ngành càng có mức độ rào
cản càng lớn thì càng ít cạnh tranh, ví dụ: nghiên cứu năng lượng hạt nhân….

- Ngược lại: ngành càng dễ gia nhập thì mức độ cạnh tranh rất cao.. ví dụ: mở quán
café, quán ăn nhỏ….

Phần 2: Bài tập tình huống (50 điểm)

Eastman Kodak là một nhà tiên phong trong việc phát triển dựa trên công nghệ phim hoá
học. Mặc dù đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Fuji Photo của Nhật Bản, bán thấp hơn với giá của Kodak
nhưng Kodak vẫn chiến hơn 60% thị trường Mỹ những năm đầu thập niên 90.
Tuy vậy, nửa cuối thập niên 1990, tăng trưởng hai con số trong thị trường phim hoá học
giảm đáng kể. Kodak trong một cuộc đấu tranh thực sự để xác định lại công nghệ cốt lõi và các
sản phẩm của mình. Công ty gặp rất nhiều những thách thức lớn bởi sự xuất hiện của các đối thủ
cạnh tranh mới và các đối thủ trước đó – sự xuất hiện này thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các
chất hoá học dựa trên hình ảnh sang kỹ thuật chụp ảnh mới – điện tử, kỹ thuật số, thay đổi hành
vi người tiêu dùng đã và đang sử dụng máy ảnh của họ.
Đầu tiên, ngành phim ảnh đang sử dụng ngày càng tăng chất bán dẫn trong máy ảnh và
thiết bị chụp ảnh khác. Trong những năm 90, máy ảnh kết hợp chịp bán dẫn mạnh hơn để cải
thiện chất lượng hình ảnh và hiệu năng sản phẩm. Đặc biệt, sự xuất hiện của bộ nhớ flash đã trở
thành một thay thế trực tiếp cho các phim hoá học. Bộ nhớ Flash được sử dụng để lưu giữ một
loạt các hình ảnh trên một đĩa hoặc thẻ nhớ sau đó sẽ dễ dàng lắp vào một máy tính cá nhân để
lưu trữ lâu dài. Máy ảnh và các chip sử dụng bộ vi xử lý và vi điều khiển để kiểm soát tiêu cự và
tốc độ màn chụp. Khi sử dụng các chup cải tiến đó, các máy ảnh mới đã được nhiếp ảnh nghiệp
dư sử dụng với chất lượng hình ảnh như các nhiếp ảnh chuyên nghiệp trước đó.
Thứ hai, sự xuất hiện của công nghệ hình ảnh kỹ thuật số. Quan trọng hơn, tiến bộ mới
trong điện tử có nghĩa là máy ảnh và thiết bị chụp ảnh khác như chụp X-Quang có thể lưu trữ
hình ảnh kỹ thuật số, mã nhị phân. Bằng các này, con người có thể chuyển tải hình ảnh lên đĩa
quang học tương tự như máy tính cá nhân hiện nay. Như vậy, khách hàng có thể thao tác và chỉnh
sửa hình ảnh ngay trên máy tính của mình. Việc sử dụng các thuật toán nén video cùng với một
loại thiết bị điện tử heralds mới của công nghệ hình ảnh, theo đó các hình ảnh kỹ thuật số có thể
được lưu ở các mức độ khác nhau (rõ nét và độ phân giải) tuỳ thuộc và các ứng dụng được sử
dụng sau này. Trong thực tế, các hình ảnh đó sau này còn có thể lưu trữ và gửi qua mạng Internet.
Do đó, việc sản xuất và sử dụng máy ảnh và các phương pháp phát triển ảnh đang ngày càng trở
nên giống với công nghệ sử dụng để tạo chất bán dẫn, hay các kỹ thuật phần mềm.
Sự đe doạ của các công nghệ mới hoàn toàn làm cho Kodak gặp nguy hiểm. Nhiều đối thủ
khác đầu tư vào công nghệ mới bao gồm: ngành điện tử Nhật Bản – Canon, Toshiba, Ricoh,
Sony…đã phát triển dòng riêng của máy ảnh kỹ thuật số trong đó thẻ bộ nhớ flash là trực tiếp
chèn vào một giao diện để chụp ảnh ngay lập tức. Các đối thủ cạnh tranh khác chứng tỏ một lợi
ích hấp dẫn từ ngành này bởi tất cả đều có mạng bán dẫn hoặc công nghệ hình ảnh của riêng họ
như Hewlett Packard, IBM hay Intel.
Do đó, Kodak trong suốt những năm cuối thập niên 90 phải đối mặt với nhiều thách thức
quan trọng. Học hỏi hay giữ vững công nghệ truyền thống?
Trong tình thế này, Kodak cố gắng thành lập một liên doanh với Intel tháng 5 năm 1998
để hợp tác và phát triển bộ nhớ flash. Đồng thời, Kodak quyết định làm việc với Motorola để phát
triển bộ nhớ công nghệ cao. Công ty tin rằng đây là chìa khoá mở đường cho Kodak cạnh tranh
trực tiếp với các doanh nghiệp như Sony, IBM,…. Kodak cũng thúc đẩy một sản phẩm flash phái
sinh mới sử dụng đĩa mềm 3.5 inch thông thường để nắm bắt hình ảnh, mặc dù dung lượng lưu
trữ còn hạn chế. Kodak cũng thiết lập các mối quan hệ với Microsoft, Adobe System, HP và một
vài doanh nghiệp trong thung lũng Silicon để hiểu hơn về công nghệ mới. Để đảm bản trang web
của họ hiển thị cho các khách hàng tiềm năng, Công ty cũng hợp tác với America Online.

Câu hỏi:
1. Xác định và phân tích các thách thức mà Kodak gặp phải đến từ yếu tố nào? (25 điểm)
2. Xác định và phân tích các chiến lược mà Kodak đã sử dụng. (25 điểm)

Bài làm
1. Xác định và phân tích các thách thức mà Kodak gặp phải đến từ yếu tố nào?

THÁCH THỨC:
1. Yếu tố công nghệ: máy ảnh kỹ thuật số ra đời, hiện đại tiện dụng tiết kiệm hơn
2. Yếu tố xã hội: sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng do công nghệ mới hơn
Chiến Lược
- Chiến lược khác biệt hóa: hợp tác với các doanh nghiệp khác như
motorola, microsoft, adobe, HP

You might also like