You are on page 1of 2

CAO RĂNG

1. Cao răng là gì?


Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và
phosphate phối hợp với cặn mềm (Mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi
trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết
thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi
2. Cao răng hình thành như thế nào?
Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt
răng. Nếu màng này không được cạo bỏ, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ
ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Có một nghiên cứu cho thấy đa số
trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích
thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn.

Khi mảng bám còn mềm, có thể dễ dàng loại bỏ khỏi bề mặt răng bằng bàn
chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp
chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc
vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này
chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ bằng các dụng cụ chuyên dùng.

3. Tại sao phải lấy cao răng?


Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng
chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn
đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây
lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi
khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra
các bệnh ở niêm mạc miệng, bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm
họng), bệnh tim mạch.
Có nhiều lý do để phải lấy cao răng.
- Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản
ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám
dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ
chức quanh răng bảo vệ. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó
chịu.
- Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu
nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng
lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
- Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian
và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì
xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.
Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên
kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây
ra tổn thương và để lại hậu quả.
4. Các bước lấy cao răng
-Đánh giá tình trạng toàn than và tại chỗ.
- Gây tê tạichỗ nếu cần
- Dùng các đầulấy cao siêu âm làm rung và bật các mảnh caorăng ra khỏi bề
mặt răng. Thực hiện theo trình tự sao cho lấy hết cao răng ở các mặt của
tất cả các răng, cả cao rang trên lợi và cao răng dưới lợi.
- Đánh bóng và làm sạch sâu
5. Phòng ngừa cao rang
- vệ sinh răng miệng hang ngày
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride
- dung chỉ nha khoa và nước súc miệng
- không hút thuốc lá
- đến nha khoa kiểm tra định kỳ

You might also like