You are on page 1of 7

Mã lớp Số thứ tự theo danh sách lớp

học phần: 36.308.1 học phần

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO 20.35.000070

Giáo dục học đại cương


TS. Hồ Văn Liên

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 07/02/2022


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề............................................................................................................2

2. Giáo dục và tự giáo dục.........................................................................................2

2.1. Khái niệm về giáo dục..................................................................................2

2.2. Yếu tố giáo dục trong sự phát triển và hình thành nhân cách trong xã
hội hiện nay..........................................................................................................3
3. Kết luận và đề xuất ý kiến về yếu tố giáo dục trong thời đại mới….............................4

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................6

1
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của xã hội, lịch sử thì những giá trị được coi là chuẩn mực về nhân
cách cũng dần được hình thành, phát triển và biến đổi phù hợp với cuộc sống.
Theo quan điểm tâm lí học mácxít, không phải con người mới được sinh ra đã có sẵn
nhân cách và cũng không phải nó được bộc lộ dần dần từ các bản năng nguyên thủy.
Nhân cách là một cấu tạo tâm lí mới được hình thành và phát triển trong quá trình
sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người. Như V.I. Lê nin đã khẳng định: “cùng với
dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”.
Nhà tâm lí học Xô Viết nổi tiếng A.N. Lêonchiép cũng chỉ ra rằng: nhân cách cụ thể là
nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào
nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do
các thế hệ trước tạo ra. các quan hệ xã hội mà nó gắn bó.
Khi đất nước chúng ta mở cửa nền kinh tế và tham gia nhiều tổ chức như WTO,
AFTA, ASEAN,…thì những chuẩn mực nhân cách của chúng ta cũng dần được thay
đổi. Trong môi trường toàn cầu hoá, môi trường sống bị chi phối rất nhiều yếu tố từ
bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vậy trong thời kì đất nước dần tiến đến nền kinh tế thị trường này thì yếu tố giáo dục
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách như thế nào?.
Yếu tố giáo dục có giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách
trong thời đại mới không?
Những cải tiến nào của yếu tố giáo dục để phù hợp trong giai đoạn đổi mới?
2. Giáo dục và tự giáo dục
2.1. Khái niệm về giáo dục
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển
nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa
rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy
học và cách tác động giáo dục khác đến con người.

2
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ về
mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi… nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử
đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội.
2.2. Yếu tố giáo dục trong sự phát triển và hình thành nhân cách trong xã hội
hiện nay
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo (theo
quan điểm Tâm lí học mácxít). Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những
điểm sau: Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì
giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể
cho xã hội – một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những yêu cầu của xã hội
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong bài thơ “Nửa đêm” ở tập thơ Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh viết:
“Ngủ ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền,
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà
nên”.
Qua đoạn thơ trên, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục trong sự
hình thành và phát triển nhân cách. Từ câu thơ kết này, ta thấy có một số vấn đề được
thể hiện rõ nét:
Thứ nhất, tác giả nêu bật vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
tâm lý người.
Quan điểm duy vật biện chứng coi giáo dục là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành và
phát triển nhân cách bởi giáo dục có những đặc điểm và tính chất ưu việt : Một mặt,
nó là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ, nó định hướng
cho sự phát triển bởi nó phác thảo trước mô hình nhân cách cần đạt đến; mặt khác,
giáo dục truyền lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn
nhất, hiệu quả nhất.
Thứ hai, câu thơ trên không chỉ ra định tính mà còn xác định định lượng cho vai trò
của giáo dục đối với sự phát triển tâm lý người. Ta biết rằng, hoạt động giáo dục có
tính ưu

3
việt cao, phát huy những lợi thế của các yếu tố bẩm sinh di truyền, của hoàn cảnh
sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên, tạo điều kiện cho cá
nhân thông qua các hoạt động giao lưu mà tự rèn luyện và giáo dục mình nhưng yếu tố
giáo dục vẫn không thể thay thế được các yếu tố khác.
Ví dụ: đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục chuyên
biệt như sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc
bẩm sinh.
Có thể thấy, sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động
một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và điều kiện “Nhân tố
con người” trở nên cấp bách.
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh như hiện nay, giáo dục xã hội có
thể thông qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội, mạng Internet … với
những nội dung lành mạnh là những tác động tích cực hỗ trợ cho giáo dục nhà trường
là những tác động tạo nên nền tảng ban đầu của sự hình thành nhân cách.
Trong thời kì đổi mới, giáo dục vẫn là một quá trình lâu dài, một hiện tượng xã hội
đặc biệt, lấy con người làm trung tâm. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định xu
hướng hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục đối với con người không chỉ dừng
lại ở cung cấp kiến thức và kỹ năng, quan trọng hơn, giáo dục hướng tới rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục giúp con người trong thời đại hội nhập rèn luyện đạo đức lên án cái xấu,
hướng mỗi cá nhân tới chân - thiện - mỹ, có thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực,
giúp con người hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh các yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận
lợi phát triển nhân cách theo hướng tích cực, giúp con người sống có trách nhiệm với
bản thân, gia đình, xã hội, con người có nền tảng giáo dục tốt sẽ luôn sống có trách
nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
3. Kết luận và đề xuất ý kiến về yếu tố giáo dục trong thời đại mới

4
Hiện nay, nền giáo dục chúng ta cũng còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển và hình thành nhân cách trong thời đại mới.

Vì vậy, xu hướng phát triển giáo dục trong thời đại mới cần có liên hệ với đặc điểm,
thực trạng nền giáo dục hiện nay mới có thể thảo luận về định hướng giáo dục.

Để định hướng phát triển nền giáo dục nước ta như là sự tích hợp những giá trị của
thời đại mới đang hình thành với những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam, tiếp thu
một cách có chọn lọc, sáng tạo các giá trị văn hoá từ các quốc gia khác, hoà nhập
nhưng không hoà tan, cần được thể hiện rõ nét như sau:

Giáo dục trong thời đại mới phải phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của người học.

Kết hợp hài hoà tri thức khoa học kỹ thuật với tri thức khoa học xã hội - nhân văn là
định hướng nền giáo dục mới.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ tác động lớn đến môi trường tác
động rất lớn đến đời sống của con người cần thay đổi định hướng giáo dục góp phần
bảo vệ môi trường sống.

Xây dựng môi trường văn hoá trong hoạt động giáo dục, đào tạo.

Môi trường văn hoá trong trường học là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của học
sinh, sinh viên, nơi lưu dấu giữa tình Thầy Cô, bạn bè. Trên thực tế, đã có rất nhiều
tấm gương thành đạt được giáo dục một cách bài bản và có định hướng trong môi
trường văn hoá giáo dục tốt đẹp.

Vì thế, để giáo dục phát huy tối đa vai trò trong thời đại mới, nhiều thách thức và cơ
hội như hiện nay, chúng ta cần một định hướng rõ ràng với các tiêu chí đánh giá cụ
thể, đồng thời, cũng mất một thời gian nhất định để đạt được.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Hương (Chủ biên). Giáo trình Giáo dục học Đại cương. NXB Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh.
[2] Trần Thị Hương – Nguyễn Đức Danh. Tổ chức hoạt động dạy học đại học. NXB
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

You might also like