You are on page 1of 113

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA CƠ KHÍ – ĐIỆN ĐIỆN TỬ- ÔTÔ

Chương 1. Khái niệm chung về kim loại và hợp kim (2)


Chương 2. Hợp kim sắt – cacbon (5)
Chương 3. Gang (4)
Chương 4. Thép (5)
Chương 5. Kim loại màu và hợp kim màu (2)
Chương 6. Nhiệt luyện (4)
Chương 7. Hóa bền bề mặt thép (2)
Chương 8. Ăn mòn k.loại và phương pháp chống ăn mòn (2)
Chương 9. Vật liệu phi kim loại và nhiên liệu (2)
Chương 10. Vật liệu compozit (2) 1
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

5.1. Nhôm nguyên chất


5.1.1. Các đặc tính cơ bản.
5.1.2. Tạp chất trong nhôm.
5.1.3. Một số mác nhôm sạch và ứng dụng.
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.1. Phân loại.
5.2.2. Ký hiệu.
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.
2
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.


5.2.5. Hợp kim nhôm thiêu kết.
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.1. Các đặc tính cơ bản.
5.3.2. Ảnh hưởng của tạp chất đến tổ chức và tính chất.
5.3.3. Ký hiệu.

3
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

5.4. Hợp kim đồng


5.4.1. Latông (brass).
5.4.2. Brông (bronze).
5.5. Magie và hợp kim magie
5.6. Titan và hợp kim titan.
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại màu
khác.
4
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức: Cung cấp các kiến thức
+ Về các loại kim loại màu và hợp kim màu sử dụng
phổ biến trong công nghiệp.
+ Phân loại, tính chất và công dụng của các loại kim
loại màu và hợp kim màu.
2. Kỹ năng:
+ Khả năng nhận biết, lựa chọn và phân tích ứng
dụng của từng loại kim loại và hợp kim màu.
+ Tư duy logic và vận dụng linh hoạt các kiến thức để
lựa chọn được vật liệu phù hợp. 5
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Sau khi học xong tiết giảng này, sinh viên có


khả năng:
- Trình bày được các tính chất và công dụng của
nhôm và hợp kim nhôm.
- Trình bày được các tính chất và công dụng của
đồng và hợp kim đồng.
- Trình bày được các tính chất và công dụng của
một số kim loại màu khác..
6
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Kim loại được chia thành hai nhóm chính:


- Kim loại đen chỉ gồm sắt (gang và thép).
- Tất cả các kim loại còn lại thuộc về nhóm kim loại
màu.
Tuy nhiên, kim loại và hợp kim màu đóng vai trò
không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực quan trọng
như năng lượng, hàng không, điện, điện tử, ...
7
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Kim loại màu nhẹ: gồm các kim loại có khối lượng
riêng nhỏ, trong khoảng 1,7 4,5 g/cm3 như nhôm (Al),
magiê (Mg), titan (Ti), kali (K), canxi (Ca), bari (Ba),
stronti (Sr), natri (Na).
Kim loại màu nặng: gồm các kim loại có khối
lượng riêng lớn, trong khoảng 7,1  11,3g/cm3 như:
đồng (Cu), chì (Pb), niken (Ni), kẽm (Zn), thiếc (Sn).

8
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Kim loại màu ít: được sản xuất và sử dụng tương đối
ít như: coban (Co), cadimi (Cd), molipđen (Mo),
wonfram (W), antimon (Sb), asen (As), thủy ngân
(Hg), bitmut (Bi).
Kim loại quý: vàng (Cu), bạc (Ag), platin (Pt) và
nhóm platin: osmi (Os), iriđi (Ir), ruteni (Ru), rođi (Rb),
palađi (Pd). Chúng thường có màu sắc đẹp, hoạt động
hóa học kém, có đặc tính trơ.
9
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Kim loại hiếm: có đặc điểm là chứa ít trong vỏ trái


đất, khó tách ra ở dạng riêng biệt, quá trình sản xuất
phức tạp, việc nghiên cứu tính chất chưa đầy đủ và
phạm vi ứng dụng đa dạng, nhiều triển vọng.

10
5.1. Nhôm nguyên chất

Nhôm là nguyên tố kim loại có nhiều nhất trong vỏ


trái đất (chiếm 8,13% trọng lượng). Nếu lấy nhôm làm
chuẩn 100 đơn vị thì sắt (Fe) là 62, magiê (Mg) là 26; titan
(Ti) là 8; đồng (Cu) là 0,12; kẽm (Zn) là 0,05, …
Nhờ các đặc tính về cơ - lý hóa đặc biệt như: nhẹ,
không gỉ, dễ gia công, có khả năng tạo hợp kim với nhiều
kim loại màu khác.
Sản lượng nhôm hàng năm trên thế giới đạt khoảng 16
triệu tấn. 11
5.1. Nhôm nguyên chất
- Nhôm có số thứ tự 13, thuộc nhóm III.
- Nhôm kim loại có màu trắng bạc, là kim loại
không có chuyển biến thù hình với một kiểu
mạng duy nhất là lập phương diện tâm, thông số
mạng a = 4,04oA.
- Khối lượng nguyên tử của nhôm là 26,98.
- Khối lượng riêng 2,7g/cm3.
- Nhiệt độ chảy 660oC.
- Nhiệt độ sôi 2.493oC.
12
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.1. Các đặc tính cơ bản.

- Là kim loại nhẹ: nên được sử dụng rộng rãi trong


ngành hàng không, giao thông vận tải, trang thiết bị
quân sự, xây dựng, ...
- Có tính chống ăn mòn cao: nhôm là kim loại hoạt
động hóa học mạnh. Tuy nhiên, do ôxýt nhôm Al2O3
bền vững và sít chặt nên lớp màng ôxýt nhôm có tính
chống ăn mòn hóa học và điện hóa cao. Độ sạch của
nhôm càng cao, tính chống ăn mòn càng tốt.
13
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.1. Các đặc tính cơ bản.

14
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.1. Các đặc tính cơ bản.

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao: độ dẫn điện của


nhôm sạch 99,997% khá cao (bằng 65,5% đồng)..
Trong ngành điện, nhôm được dùng làm dây dẫn và
cáp điện, động cơ loại nhỏ, biến thế, tụ điện, thiết bị
chiếu sáng. Nhôm được dùng làm các thiết bị trao đổi
nhiệt khác nhau, các máy lạnh, tủ lạnh, dụng cụ nấu
ăn, ...
15
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.1. Các đặc tính cơ bản.

- Nhôm dễ nấu chảy: do có nhiệt độ chảy thấp và


nhiệt độ bốc hơi cao nên nhôm dễ tạo hình bằng
phương pháp đúc, nhất là đúc áp lực. Tuy nhiên,
nhiệt nóng chảy và nhiệt dung riêng của nhôm lại rất
lớn, tới 391,2kJ/kg.độ (0,390 cal/g.độ). Vì vậy, để nấu
chảy nhôm, cần một lượng nhiệt rất lớn.

16
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.1. Các đặc tính cơ bản.

- Độ bền tương đối, trong khi độ dẻo cao: nhôm


nguyên chất có độ dẻo cao nên rất dễ biến dạng thành
tấm lá mỏng, kéo sợi, ép định hình, ... Tuy nhiên, độ
bền thấp (độ cứng 25HB). Vì vậy, người ta thường
dùng nhôm hợp kim để nâng cao độ bền, mở rộng
phạm vi sử dụng của nhôm. Tính gia công cắt gọt của
nhôm thấp.
17
18
Các đặc tính cơ bản của nhôm :
 Là kim loại nhẹ : so với thép và đồng , khối lượng riêng
nhôm chỉ nặng 1/3 , nên được sử dụng trong nhiều ngành
: hàng không , gtvt, thiết bị quân sự …

Nhôm trong những vật liệu


chính sx máy bay
Xe bồn Nhôm

19
 Có tính chống ăn mòn :
Nhôm là kim loại hoạt vali nhôm
động hóa học mạnh , độ
sạch càng cao tính chống
ăn mòn càng tốt , thường
được dung làm lon ,
thùng , bình chứa.. Lon bia bằng nhôm

Tụ nhôm

Cáp nhôm
20
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.2. Tạp chất trong nhôm.

+ Sắt
Là tạp chất có hại đối với nhôm. Hàm lượng
sắt trong nhôm kỹ thuật thay đổi trong giới hạn
0,0015 1,1%.
+ Silic
Nếu đứng riêng thì silic không phải là tạp chất
có hại, vì nó không làm xấu cơ tính của nhôm mà
còn làm tăng tính đúc.
21
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.2. Tạp chất trong nhôm.

+ Oxyt nhôm (Al2O3)


Ôxit nhôm Al2O3 rất bền vững, khó phân hủy, độ
cứng cao, không hòa tan vào nhôm lỏng, nó phân bố
lơ lửng trong nhôm lỏng, Ôxit nhôm làm giảm độ bền
và tăng độ hòa tan khí trong hợp kim.

+ Các khí hòa tan vào nhôm: Các khí hòa tan
tạo thành rỗ khí, tăng độ xốp, làm giảm độ bền của
hợp kim. Hydro chiếm đến 80% nứt tế vi hợp kim. 22
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.3. Các mác nhôm sạch và ứng dụng.

Nhôm sạch được ký hiệu bằng chữ A (hoặc Al)


và số kèm theo chỉ mức độ sạch.
+ Nhôm độ sạch đặc biệt có hàm lượng tạp chất
0,001%.
+ Nhôm có độ sạch cao chứa tạp chất trong
khoảng 0,005  0,05%.
+ Nhôm nguyên chất kỹ thuật có lượng tạp chất
là 0,15  1%.
23
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.3. Các mác nhôm sạch và ứng dụng.

Ví dụ:
- Nhôm có độ sạch đặc biệt: A999
( 0,001% tạp chất).
- Nhôm có độ sạch cao gồm: A995, A99, A97 và A95,
với lượng tạp chất không quá 0,005%, 0,01%, 0,03%
và 0,05%.

24
5.1. Nhôm nguyên chất
5.1.3. Các mác nhôm sạch và ứng dụng.

Ví dụ:
- Nhôm có độ sạch kỹ thuật gồm các số hiệu: A85, A8,
A7, A6, A5 và A0 với lượng tạp chất không quá 0,15%,
0,20%, 0,30%, 0,40%, 0,50% và 1,00%.
Nhôm nguyên chất kỹ thuật được dùng làm chi tiết
không yêu cầu chịu tải, chỉ yêu cầu vật liệu chế tạo
phải nhẹ, dẻo, có tính hàn và chống ăn mòn cao như
các loại bao bì, thùng chứa, khung cửa, ống dẫn, ... 25
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.1. Phân loại.

Hợp kim nhôm có độ bền riêng cao hơn hẳn nhôm


nguyên chất.
Theo công nghệ chế tạo, người ta chia các hợp kim
nhôm ra thành các nhóm:
+ Theo công nghệ nấu chảy: đúc, biến dạng.
+ Theo công nghệ luyện kim bột: thiêu kết.

26
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.1. Phân loại.
a. Hợp kim nhôm đúc dùng để đúc các chi tiết có
hình dạng khác nhau, yêu cầu có độ chảy loãng và
khả năng điền đầy khuôn tốt.

Một chi tiết xe máy


27
bằng phương pháo đúc áp lực
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.1. Phân loại.

Nhôm định hình

Nhôm khung xe audi: R8, 69% cấu trúc


khung không gian làm bằng nhôm đúc, 28
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.1. Phân loại.

b. Hợp kim nhôm biến dạng yêu cầu có độ


dẻo cao, chịu được gia công biến dạng nóng hoặc
nguội.
+ Hóa bền được bằng nhiệt luyện.
+ Không hóa bền được bằng nhiệt luyện.
c. Hợp kim nhôm thiêu kết

29
Video 1.1 Quy trình sản xuất nhôm
xifa uốn vòm
Hình 1.4 Nhôm được ứng dụng trong đời sống
như: bàn là, nồi, thang…
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.2. Ký hiệu.

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859 - 75) quy định


ký hiệu hợp kim nhôm bắt đầu bằng chữ Al, tiếp theo
là ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính, sau đó là các
nguyên tố hợp kim phụ. Các chữ số đứng sau ký hiệu
nguyên tố hợp kim chỉ hàm lượng nguyên tố đó tính
bằng phần trăm. Nếu là hợp kim đúc, ở cuối cùng có
thêm chữ Đ.
32
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.2. Ký hiệu.

Ví dụ:

AlMn1,2 là hợp kim nhôm biến dạng có hàm lượng


trung bình của mangan là 1,2%.

AlSi5,5Cu4,5Đ là hợp kim nhôm đúc có hàm lượng


trung bình của silic là 5,5%, đồng là 4,5%.
33
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

34
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện:


Các hợp kim thuộc nhóm này có độ bền không cao,
độ dẻo cao và tính chống ăn mòn tốt. Các hệ hợp kim
chủ yếu là Al-Mn và Al-Mg.
+ Hệ Al-Mn có thành phần Mn trong khoảng 1 
1,6%, chịu gia công biến dạng nóng và nguội tốt, có
tính hàn và chịu ăn mòn trong khí quyển cao hơn
nhôm nguyên chất kỹ thuật. 35
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện:


Để tăng độ bền cho hệ hợp kim này, người ta sử
dụng phương pháp biến dạng nguội. Sự có mặt của các
pha liên kim loại Al-Fe-Si-Mn ở dạng phân tán nhỏ
mịn làm tăng nhiệt độ kết tinh lại, duy trì ổn định kết
quả hóa bền. Biến dạng dẻo làm tăng độ bền hợp kim
gần hai lần.
36
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện:


+Hệ Al-Mg có thể hòa tan tối đa 17,4% Mg ở
451 oC.
Thực tế, người ta chỉ hợp kim hóa Mg với thành
phần 3  8%, mà phổ biến khoảng trên dưới 3%
Mg nên hiệu quả hóa bền của magiê rất thấp,

37
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm không hóa bền được bằng nhiệt luyện:


+ Hệ Al-Mg
Là hệ hợp kim nhôm nhẹ nhất, có tính đàn hồi tốt,
ổn định chống ăn mòn khí quyển, bề mặt gia công
đẹp, khả năng giảm chấn mạnh, có độ bền mỏi cao.
Chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo ôtô,
công trình xây dựng.
38
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm hóa bền được bằng nhiệt luyện:


Đây là nhóm vật liệu kết cấu quan trọng, ngày
càng được nghiên cứu và phát triển mạnh.
Hợp kim Al-Cu và Al-Cu-Mg: được nghiên
cứu, sản xuất và ứng dụng sớm nhất. Sau biến
dạng, tôi và hóa già, chúng có hiệu ứng hóa bền
cao. Nhóm hợp kim này còn gọi là đuara.
39
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Đura được chế tạo bánh bộ xe


đạp và khung máy bay.
40
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm hóa bền được bằng nhiệt luyện:


Thông thường lượng đồng chứa trong nhôm này
không quá 4%, Khi có thêm magiê với hàm lượng 1 
2%, chúng tạo thêm các pha mới như pha CuMgAl2,
gọi là pha S hoặc pha CuMg3Al5, gọi là pha T. Các pha
S và T được gọi là pha hóa bền. Tổng hàm lượng
đồng và magiê được chọn trong khoảng 5%.
41
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhóm hóa bền được bằng nhiệt luyện:


Nung để tôi hợp kim đuara ở nhiệt độ cao hơn
520oC. Sau khi tôi, độ bền của hợp kim tăng không
đáng kể , độ dẻo vẫn cao. Hóa già tự nhiên và nhân tạo
sau khi tôi, hợp kim tăng mạnh độ bền.
Đây là ưu điểm so với thép, vì nó cho phép sửa chữa
các cong vênh, thậm chí biến dạng cao sau khi tôi.
42
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Ưu điểm của các hợp kim đuara là có độ bền riêng


rất cao, nó đặc trưng cho khả năng bị phá hủy bởi
chính khối lượng của vật liệu đó. Đuara có độ bền
riêng là 15  16, còn thép CT5 là 4,8  6, gang là 1,5
 6.
Do đó, đuara là vật liệu không thể thiếu được của
ngành hàng không, giao thông vận tải, xây dựng, ...
43
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.3. Hợp kim nhôm biến dạng.

Nhược điểm chủ yếu của đuara là có tính chống ăn


mòn và tính hàn kém. Nguyên nhân là do trong đuara
có nhiều pha và các pha có điện thế điện cực rất khác
nhau. Để khắc phục, người ta phủ một lớp nhôm
nguyên chất mỏng lên bề mặt đuara. Đuara phủ nhôm
có tính chống ăn mòn cao. Vì vậy, trong quá trình sử
dụng, chúng ta cần hết sức tránh làm trầy xước lớp
nhôm phủ này. 44
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Hợp kim nhôm đúc cần có tính đúc cao để dễ tạo


hình trong khuôn đúc. Đó là các tính chất như: độ
chảy loãng, khả năng điền đầy khuôn, hệ số co, xu
hướng nứt nóng và rỗ co, thiên tích.
Nhờ có nhiệt độ chảy thấp, nhất là các hợp kim có
chứa thành phần cùng tinh, hợp kim nhôm dễ đúc
trong khuôn kim loại, đúc áp lực.
45
5.2. Hợp kim nhôm.
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.
Hợp kim nhôm thông dụng nhất là Al-Si hay còn
gọi là silumin.

46
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Silumin đơn giản: chỉ gồm nhôm và silic. Các hợp


kim sử dụng trong công nghiệp có hàm lượng Si thay
đổi từ 5  20%. Hiệu quả nhiệt luyện hợp kim silumin
đơn giản không cao.
Phương pháp duy nhất để làm tăng cơ tính là làm
nhỏ tổ chức bằng biến tính.

47
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Sau biến tính, độ dẻo của silumin tăng từ 3% lên


8% và độ bền từ 130 N/mm2 lên 180N/mm2.

48
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Silumin đơn giản có tính đúc tốt, độ nhẵn bề mặt


cao. Vì vậy, nó được dùng để đúc các chi tiết có hình
dạng phức tạp. Nhược điểm dễ bị rỗ khí, độ bền thấp
và không nhiệt luyện được.

49
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Silumin phức tạp: thường dùng silumin trước cùng


tinh với hàm lượng silic từ 4  10% để bảo đảm tính
đúc tốt và hợp kim hóa thêm Cu, Mg, Mn, Ti và đôi
khi thêm cả Ni, Zn, Cr,... nhằm tăng hiệu quả khi tôi
và hóa già. Nhiệt độ tôi các silumin nằm trong
khoảng từ 515  535oC và hóa già trong khoảng 150
 180oC. Các silumin dùng đúc các chi tiết lớn và
trung bình như vỏ máy nén, đầu xi lanh, piston.
50
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

Các hợp kim nhôm đúc khác:


- Hợp kim Al-Cu có tính đúc kém. Người ta phải
hợp kim hóa thêm Mg, Ni hoặc Mn, Ti. Chúng có
thể làm việc ở nhiệt độ cao 250  350oC, tính gia
công cắt và tính hàn tốt, giới hạn mỏi cao.

51
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.4. Hợp kim nhôm đúc.

- Hợp kim Al-Mg lại có tính chống ăn mòn, độ bền và


độ dai cao, tính gia công cắt tốt, song tính đúc kém.
Chúng được sử dụng làm các chi tiết chịu tải trọng
lớn, làm việc trong điều kiện độ ẩm cao, trong chế tạo
tàu biển, máy bay, tên lửa, ...

52
Hợp Kim nhôm đúc
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.5. Hợp kim nhôm thiêu kết.

Bột nhôm ép tạo hình và thiêu kết mới được đưa


vào sử dụng trong những năm gần đây.
Bột nhôm thiêu kết của Nga (ký hiệu CAP-1, CAP-
2, ...) được sản theo quy trình ép sơ bộ, thiêu kết và ép
tinh bột nhôm và Al2O3 tạo ra dạng bán thành phẩm
như tấm, ống phôi hình ....

54
5.2. Hợp kim nhôm
5.2.5. Hợp kim nhôm thiêu kết.

Do Ôxít nhôm Al2O3 có kích thước nhỏ mịn, phân


bố đều, không hòa tan vào nhôm, không kết tụ khi
nung nên đóng vai trò pha hóa bền và tăng độ bền
nóng.
Sau đó, gia công thành chi tiết có thể làm việc ở
nhiệt độ cao 300  500oC. Chúng có độ dãn nở nhiệt
nhỏ, môđun đàn hồi cao, thường dùng chế tạo dụng
cụ đo thay thép. 55
5.3. Đồng nguyên chất

Trữ lượng đồng trong vỏ trái đất không lớn, thường


nằm dưới dạng hợp chất (đồng sunfua, đồng ôxit ...) và
dạng đơn chất. Hằng năm, thế giới sản xuất khoảng 9
triệu tấn đồng.
Từ đồng và hợp kim đồng, người ta sản xuất các
bán thành phẩm bằng gia công áp lực như tấm, ống,
dây, thanh, .... Nhược điểm của đồng là khối lượng
riêng cao, dễ bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao, khó cắt và
hòa tan khí nhiều khi nấu luyện. 56
5.3. Đồng nguyên chất

Đồng thuộc nhóm IB trong Bảng tuần hoàn, có số


thứ tự 29, khối lượng nguyên tử 63,57.
Đồng có màu hồng, không có chuyển biến thù
hình, kiểu mạng lập phương diện tâm, ở 20oC có
thông số mạng a = 3,607oA, khối lượng riêng 8,94
g/cm3.
Nhiệt độ nóng chảy là 1.083oC, nhiệt độ sôi là
2.360oC.
57
5.3. Đồng nguyên chất

Đồng có độ dẻo cao, tính hàn tốt, có khả năng


chống ăn mòn cao trong nhiều môi trường. Đồng có
khả năng tạo nhiều hợp kim với các kim loại màu khác
cho nhiều tính chất đa dạng.
Đồng có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, chỉ đứng
sau bạc. Vì vậy đồng là vật liệu không thể thiếu được
trong công nghiệp điện và điện tử, trong các thiết bị
trao đổi nhiệt.
58
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.1. Các đặc tính cơ bản.

Đồng thuộc nhóm kim loại nặng, khối lượng riêng


lớn, hơn gấp 3 lần nhôm. Ngoài ra, đồng thuộc kim
loại quý, hiếm nên chỉ sử dụng đồng làm chi tiết máy
trong trường hợp thật cần thiết.
- Có tính chống ăn mòn tốt, ổn định hóa học cao
trong nước sông, nước biển, trong khí quyển và một
số môi trường hoạt tính như axit hữu cơ, kiềm ...
59
Cuộn dây đồng
Quặng đồng

Đồng đỏ Dây điện bằng đồng 60


5.3. Đồng nguyên chất
5.3.1. Các đặc tính cơ bản.

- Nhiệt độ chảy tương đối cao, hòa tan nhiều khí,


rất dễ bị rỗ khí khi đúc. Đặc biệt nguy hiểm khi hòa
tan hydro, gây ra bệnh giòn hydro.
- Độ bền không cao, nhưng độ dẻo cao. Đặc biệt độ
bền, giới hạn chảy tăng mạnh khi biến dạng nguội.
Chẳng hạn ở trạng thái đúc δb = 160N/mm2, HB =
40. Sau khi biến dạng nguội có δb = 450N/mm2 , HB =
125. 61
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.1. Các đặc tính cơ bản.

- Tính công nghệ tốt, nhất là tính gia công biến


dạng dẻo, dễ cán, kéo thành tấm mỏng, thành sợi,
thành ống rất tiện sử dụng trong công nghiệp và đời
sống.
Đồng có tính hàn tốt, có thể áp dụng nhiều công
nghệ hàn cho đồng. Khi lượng tạp chất tăng, nhất là
hàm lượng ôxy cao thì tính hàn giảm.

62
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.2. Ảnh hưởng của tạp chất

Các tạp chất trong đồng rất đa dạng. Theo các đặc
tính tương tác của đồng với tạp chất, người ta chia
chúng thành ba nhóm:
- Nhóm một là các kim loại hòa tan trong dung dịch
rắn của đồng như Al, Fe, Ni, Zn, Ag, Au, Pt, Cd, Sb,
... các nguyên tố này không ảnh hưởng đến cơ tính của
đồng, nhưng làm giảm độ dẫn điện của đồng.
63
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.2. Ảnh hưởng của tạp chất

- Nhóm thứ hai là các nguyên tố hầu như không


hòa tan trong dung dịch rắn của đồng và tạo ra
cùng tinh dễ chảy (Bi, Sb, Pb, ...). Các tạp chất
nhóm này ảnh hưởng xấu đến cơ tính và tính
công nghệ của đồng.

64
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.2. Ảnh hưởng của tạp chất

- Nhóm thứ ba là các nguyên tố tạo ra hợp chất hóa


học như P, Se, S, O2, Te, As, ... trong đó ôxy gây tác
hại lớn nhất vì nó dễ hòa tan vào đồng khi nấu
luyện. Ôxy tồn tại trong đồng dưới dạng Cu2O gây bở
nguội vì cùng tinh (Cu-Cu2O) rất giòn và cứng. Cu2O
ảnh hưởng xấu đến độ dẻo, tính công nghệ và khả
năng chịu ăn mòn của đồng.
65
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.2. Ảnh hưởng của tạp chất

Khi ủ ở nhiệt độ trên 400oC trong môi trường có


hydro, nguyên tử hydro dễ dàng khuếch tán vào đồng
và tác dụng với ôxit đồng tạo các vết nứt tế vi chứa
hơi nước áp suất cao, làm cho đồng bị giòn và là
nguyên nhân gây phá hủy đồng. Hiện tượng đó gọi là
bệnh giòn hydro.

66
5.3. Đồng nguyên chất
5.3.3. Ký hiệu

Phụ thuộc vào độ tinh khiết của đồng mà đồng sạch


được chia thành các mác khác nhau.
Theo tiêu chuẩn Nga (GOST), đồng ký hiệu là M
và số tiếp theo chỉ mức độ lẫn tạp chất:
MOO (99,99%Cu); MO (99,9%Cu);
M2 (99,7%Cu); M3 (99,5%Cu); M4 (99,0%Cu).

67
5.4. Hợp kim đồng

Hợp kim đồng có cơ tính tương đối cao, tính công


nghệ tốt, dẻo, độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, độ ổn định
hóa học tốt.
Về tính công nghệ, hợp kim đồng được chia ra
thành hợp kim biến dạng và hợp kim đúc.
Về khả năng hóa bền được bằng nhiệt luyện, chia
ra nhóm hóa bền được bằng nhiệt luyện và nhóm
không hóa bền được bằng nhiệt luyện.
68
5.4. Hợp kim đồng

Thông thường hợp kim đồng được phân chia thành


hai nhóm chính theo thành phần hóa học:
- Latông - hợp kim của đồng với kẽm (đồng thau: Cu + Zn)
- Brông - hợp kim của đồng với các nguyên tố còn lại
(đồng thanh: Cu + nguyên tố khác).
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1695-75 quy định ký
hiệu các hợp kim đồng như sau:

69
5.4. Hợp kim đồng
5.4.1. Latông (brass).
Latông là hợp kim của đồng và nguyên tố chính là
kẽm, (Khối lượng riêng Zn: 7,13g/cm3)
được dùng phổ biến nhất vì kết hợp tốt giữa tính chất
cơ học cao và tính công nghệ cao của hợp kim này.
Điều đặc biệt là độ dẻo tăng và đạt giá trị lớn nhất
trong khoảng nồng độ 30 – 32%Zn sau đó độ dẻo
giảm nhanh.
Vì vậy, thực tế người ta không sử dụng latông với
lượng kẽm không quá 45%. 70
5.4. Hợp kim đồng
5.4.1. Latông (brass).

Đối với latông:


Bắt đầu bằng chữ L, sau đó là các ký hiệu Cu, Zn
và ký hiệu của các nguyên tố hợp kim khác nếu có.
Các số đứng sau ký hiệu nguyên tố chỉ hàm lượng
trung bình phần trăm của nguyên tố đó.
Ví dụ: ký hiệu LCuZn30 là latông chứa 30%Zn,
còn lại là 70%Cu, hoặc ký hiệu LCuZn29Sn1Pb3 là
latông chứa 29%Zn, 1%Sn, 3%Pb, còn lại là Cu (67%).
71
Các loại hợp kim đồng thau - Latông 72
5.4. Hợp kim đồng
5.4.1. Latông (brass).

Thiếc và nhôm với hàm lượng khoảng 1% làm


tăng tính chống ăn mòn trong môi trường nước biển.
Ngoài ra, nhôm phối hợp với sắt và mangan còn làm
tăng cơ tính do tạo hạt nhỏ.
Niken làm tăng tính chống ăn mòn, khắc phục
hiện tượng nứt và thoát kẽm, tăng cơ tính, tăng khả
năng biến dạng dẻo.
73
5.4. Hợp kim đồng
5.4.1. Latông (brass).

74
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác


(trừ kẽm) như Sn, Al, Pb .... Brông khác nhau bởi các
nguyên tố chính đưa vào đồng. Độ bền tốt hơn Latông
Một số brông thông dụng là hợp kim:
- Cu-Sn: brông thiếc.
- Cu-Al: brông nhôm.
- Cu-Pb: brông chì.
75
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).
Đối với brông:
Bắt đầu bằng chữ B, sau đó là Cu, tiếp theo là
nguyên tố hợp kim chính và sau đó là các nguyên tố
hợp kim phụ. Các số đứng sau ký hiệu nguyên tố hợp
kim cũng chỉ hàm lượng phần trăm trung bình của
nguyên tố đó.
BCuSn5Zn2Pb5 là brông thiếc, có thành phần hóa
học trung bình 5%Sn, 2%Zn, 5%Pb và còn lại là Cu
(85%). 76
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông thiếc: brông thiếc là hợp kim chủ yếu gồm


Cu-Sn, nó là hợp kim mà con người đầu tiên sử dụng.
Thiếc hòa tan kiểu thay thế với hàm lượng tối đa
trong dung dịch rắn  của đồng là 15,8%. Đây là pha
tương đối dẻo và bền.
Brông thiếc với hàm lượng < 8% thiếc sau khi ủ có
tổ chức một pha  có độ dẻo tương đối, chịu biến
dạng tốt, vì vậy trong công nghiệp, để làm chi tiết máy
chủ yếu dùng hợp kim với hàm lượng Sn < 8%. 77
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông thiếc có độ chảy loãng kém, rỗ xốp nhiều,


nhưng ít co ngót, cơ tính cao, chống ăn mòn tốt trong
không khí ẩm, hơi nước quá bão hòa, nước sông,
nước biển, có màu đen bóng đẹp nên được dùng trong
chế tạo công tắc điện, màng ngăn, ống thổi, đĩa ly
hợp, lò xo, bánh răng, bạc lót, nồi hơi, đúc mỹ nghệ
(chuông, tượng), ...
78
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông thiếc đơn giản ít được dùng do giá


thành cao. Thường brông được hợp kim hóa thêm
Zn, Pb, Ni, P. Kẽm đưa vào với lượng 2 – 10% để
thay thế Sn vì Zn rẻ hơn, nâng cao cơ tính, làm tăng
tính chảy loãng và mật độ vật đúc, tăng khả năng
hàn và hàn vảy.

79
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông nhôm: là hợp kim chứa ít hơn 9,4%Al có


tổ chức một pha . Đây là dung dịch rắn thay thế hòa
tan có hạn của nhôm trong đồng, chúng có kiểu mạng
lập phương diện tâm nên khá dẻo và bền. Vì vậy
brông nhôm một pha có cơ tính, tính chống ăn mòn
cao, tính bôi trơn tốt, giới hạn mỏi tương đối cao.
Được sử dụng rộng rãi để chế tạo bộ ngưng tụ hơi,
hệ thống trao đổi nhiệt, lò so tải dòng chi tiết máy
bơm,.... 80
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Để cải thiện tính chất của brông nhôm, người ta


hợp kim hóa thêm Fe, Ni và Mn để nâng cao hiệu
quả nhiệt luyện, độ bền nóng, tính chống ăn mòn và
chống ôxy hóa.
Ví dụ:
BCuA19Fe4;BCuA110Fe4Ni4, sau khi tôi và ram
độ cứng tăng từ 160 HB lên 400 HB, dùng làm các chi
tiết làm việc chịu mài mòn nặng, nhiệt độ cao như
các van xả, bạc lót, bệ trượt, mặt bích, bánh răng, ... 81
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Brông chì: Pb hầu như không hòa tan trong


đồng. Chúng tạo thành cùng tinh ở 99,96%Pb, vì
vậy quá trình kết tinh các hợp kim Cu-Pb thực chất
là quá trình tách Pb ra khỏi Cu.
(Khối lượng riêng của Pb = 11,34g/cm3)

Các brông chì phổ biến là BCuPb30;


BCuPb60Ni 2,5.
82
5.4. Hợp kim đồng
5.4.2. Brông (bronze).

Bạc lót – HK đồng Ổ trượt: babít chì, thiếc

83
5.5. Magie và hợp kim magie

Magiê là kim loại rất nhẹ, có màu trắng bạc,


thuộc phân nhóm hai trong Bảng tuần hoàn. Nó chỉ có
một kiểu mạng duy nhất là lục giác xếp chặt với tỷ số
c/a = 1,6235; khối lượng riêng ở 20oC là 1,24g/cm3.
Nhiệt độ chảy 650oC, nhiệt độ sôi 1107oC ...
Ái lực của magiê và ôxy rất lớn nên khó tách được
nó ra khỏi quặng, magiê chủ yếu được dùng trong
ngành hàng không.
84
5.5. Magie và hợp kim magie

Magiê có thể cháy ở nhiệt độ thường, tỏa nhiệt


và phát sáng rất mạnh. Vì vậy, việc nấu luyện magiê
rất khó do bị cháy hao nhiều. Magiê kém dẻo do có
kiểu mạng lục giác, biến dạng chỉ được thực hiện ở
nhiệt độ trên 200oC. Hợp kim magiê chủ yếu làm vật
liệu nhẹ kết cấu chất lượng cao. Các nguyên tố hợp
kim chủ yếu là Al, Zn, Zr, Mn. Hợp kim magiê dùng
chủ yếu trong chế tạo máy bay, các thiết bị quân sự
như rađa, vận tải. 85
5.5. Magie và hợp kim magie

Magiê cũng là nguyên tố hợp kim phổ biến trong


các hợp kim màu, nhất là hợp kim nhôm. Rất nhiều
chi tiết trên máy bay được chế tạo từ hợp kim magiê
như bánh răng, càng, thanh truyền, thân máy, hộp
giảm tốc, đèn, cửa buồng lái, ...
Do khả năng hấp thụ nơtron nhiệt rất nhỏ, lại hầu
như không tác dụng với uran nên hợp kim magiê dùng
để chế tạo các chi tiết tản nhiệt trong lò phản ứng
nguyên tử. 86
5.5. Magie và hợp kim magie
Hợp kim magiê còn
được sử dụng trong chế
tạo ô tô, nhất là các chi
tiết chịu va đập như
bánh răng, vỏ, nắp,
hộp số, ... trong các
dụng cụ và máy chính
xác như máy ảnh, ống
nhòm, dụng cụ đo
lường.
87
5.6. Titan và hợp kim titan.

Khối lượng riêng nhỏ trong khi độ bền riêng lại rất
cao. Titan đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt trong ngành
hàng không và tên lửa. Hợp kim titan vẫn giữ được độ
bền cao trong khoảng 250  500oC.
Titan có tính chống ăn mòn tuyệt vời do tạo màng
sít chặt và bền TiO2, chịu được tác động của nhiều môi
trường hoạt tính khác nhau, vì vậy, được dùng trong
công nghiệp hóa học, chế biến thực phẩm, luyện kim,
trong các vật liệu y sinh và xử lý môi trường. 88
5.6. Titan và hợp kim titan.

- Giá thành sản xuất titan cao đáng kể so với sắt,


nhôm, đồng và magiê. Thực tế, phải luyện titan trong
chân không hoặc khí trơ.
- Rất khó tách xỉ của titan trong khi sản xuất, nhất
là khi dùng lò hồ quang chân không.
- Hợp kim titan chịu ma sát kém vì dễ dính bám
các vật liệu khác.
- Tính gia công cắt gọt của titan kém, rất khó hàn
vì dễ làm hạt lớn gây giòn mối hàn. 89
5.6. Titan và hợp kim titan.

Titan thuộc phân nhóm IV. Nhiệt độ nóng chảy titan


tương đối cao, khoảng 1.668  4oC, khối lượng riêng là
4,505g/cm3.
Có hai dạng thù hình:
+ Ti kiểu mạng lục giác xếp chặt tồn tại ở nhiệt độ
thấp hơn 882,5oC, tỷ số xếp chặt c/a = 1,587.
+ Trên nhiệt độ 882,5oC, Ti  i có kiểu mạng
lập phương thể tâm.
90
5.6. Titan và hợp kim titan.

Các chi tiết, bộ phận của máy


bay phản lực bằng hợp kim titan:
1. Mép trược của cánh, 2.Cánh
phụ,3.đầu nhọn,4. mép trước bộ
ổn định 91
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Niken là loại kim loại chuyển tiếp, có màu xám,


kiểu mạng lập phương diện tâm. Khối lượng nguyên
tử 58,71; khối lượng riêng 8,907 g/cm3. Sản lượng
niken vẫn không ngừng tăng lên, hiện đạt khoảng 700
ngàn tấn /năm.
Niken cứng nhưng lại dẻo, dễ cán kéo và rèn nên
có thể gia công chúng thành các dạng khác nhau như:
tấm mỏng, băng, thanh, ống ... dùng làm vật liệu kết
cấu với tính năng cơ - lý - hóa đáng quý. 92
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Niken không bị ôxy hóa trong không khí ngay cả ở


nhiệt độ 500oC, bền chống ăn mòn với nhiều loại axít,
độ bền cơ cao hơn các kim loại màu khác. Hợp kim
chứa 6-8% Ni (18-20%Cr) là thép không gỉ cao cấp,
bền ăn mòn trong các môi trường xâm thực mạnh.
Chúng được dùng trong nhiều ngành công nghiệp:
chế tạo máy, hàng không, tên lửa, chế tạo ô tô, máy
móc, kỹ thuật điện, công nghiệp hóa và lọc dầu, dệt,
thực phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế và xây dựng. 93
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Hợp kim của niken với 75  85%Ni, 10  20%Cr


dùng làm dây điện trở trong các lò nung đến 1.000oC.
Niken còn dùng để bảo vệ các kim loại khác khỏi bị
ăn mòn và tạo bề mặt bóng, đẹp bằng cách mạ.
Nhưng tính chất quý giá nhất của niken là làm hợp
kim bền nóng. Hợp kim này dùng để chế tạo cánh
động cơ phản lực, buồng đốt, ống chịu nóng và nhiều
chi tiết của máy bay phản lực, tuabin khí.
94
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Chì là loại kim loại có màu sáng xanh, kiểu mạng


lập phương diện tâm. Chì thuộc nhóm kim loại màu
nặng, khối lượng riêng 11,34g/cm3. Nhiệt độ chảy thấp
327,4oC trong khi nhiệt độ sôi là 1.740oC.
Chì chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp. Các
đặc tính quan trọng của chì là: rất mềm, dẻo, độ bền
hóa học lớn trong môi trường axít tốt do tạo được
màng bảo vệ vững chắc.
95
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Chì – quặng chì


96
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Các lĩnh vực sử dụng chì chủ yếu là:


- Làm vỏ cáp điện do khả năng chống ăn mòn tốt.
- Sản xuất ắc quy chì, sườn cực ắc quy làm bằng hợp
kim Pb-Sb, còn bột hoạt gồm hỗn hợp chì và ôxit chì.
- Làm các lớp lót trong các thiết bị hóa học và bể điện
phân nhằm chống tác động của dung dịch axít.
- Là nguyên tố quan trọng trong hợp kim với đồng, các
brông và latông, nhất là các hợp kim ổ trượt.
97
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Các lĩnh vực sử dụng chì chủ yếu là:


- Chì có khối lượng riêng lớn nên được dùng làm đối
trọng chống lật, làm lõi đạn để tăng độ xuyên.
- Pha chì vào xăng nhằm chống kích nổ.
- Chì hấp thụ rất tốt tia , các bức xạ hạt nhân, nên
người ta dùng chì để bọc, che chắn các bức xạ này, bảo
vệ an toàn cho người sử dụng,
98
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Kẽm kim loại có màu sáng, kiểu mạng lục giác.


Khối lượng riêng 7,13g/cm3, nhiệt độ nóng chảy thấp
419,6oC, nhưng nhiệt độ sôi cũng không cao 906oC.
Sản lượng kẽm trên thế giới đạt khoảng 6 triệu
tấn/năm. Kẽm có tính chống ăn mòn cao do tạo được
lớp màng ôxit mỏng bảo vệ cho kim loại không bị ôxy
hóa tiếp. Ngoài ra kẽm có điện thế điện cực âm hơn
sắt nên nó cũng có tác dụng tốt bảo vệ theo phương
pháp điện hóa cho sắt. 99
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Kẽm hợp kim hóa thêm Al, Cu, Mg có độ bền cơ


học cao dùng chế tạo các chi tiết trong đầu máy, ổ trục
toa xe thay cho brông và hợp kim ổ trượt đắt tiền.
Ôxit kẽm là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bột
màu, sơn, men, trong công nghiệp sản xuất cao su, vải
sơn, sulfat kẽm là thuốc diệt khuẩn tốt, dùng để sấy,
tẩm gỗ, tẩy trắng vải.
100
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Thiếc là kim loại có màu trắng bạc, mạng tinh thể


kiểu tứ diện. Khối lượng riêng 7,3 g/cm3. Nhiệt độ
nóng chảy thấp 231,9oC, nhiệt độ sôi lại rất cao
2.270oC.
Thiếc là kim loại chiến lược, khan hiếm, sản lượng
thiếc trên thế giới đạt khoảng 250 ngàn tấn/năm.
Thiếc rất mềm, dẻo, dễ dát mỏng. Trong điều kiện
bình thường, thiếc rất bền vững dưới tác động hóa
học. 101
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Thiếc Mangan

102
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Ôxit thiếc không độc với người, vì vậy thiếc dùng


nhiều trong công nghiệp thực phẩm, làm các đồ hộp,
bao bì bảo quản thực phẩm. Khoảng 40% thiếc được
sử dụng trong lĩnh vực này.
Thiếc là nguyên tố hợp kim quan trọng để tạo ra các
hợp kim với đồng. Hợp kim trên cơ sở thiếc là các hợp
kim ổ trượt và đặc biệt là hợp kim hàn, hơn 50% thiếc
được sử dụng cho mục đích này.
103
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Antimon là kim loại có màu trắng bạc, ánh xanh,


kiểu mạng tinh thể mặt thoi. Khối lượng riêng 6,69
g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy 630,5oC, nhiệt độ sôi
1.635oC.
Antimon được dùng chủ yếu trong hợp kim làm
sườn cực ắc quy (chiếm 35% tổng lượng antimon sản
xuất ra). Còn trong hợp kim làm ổ trục, antimon là
nguyên tố hợp kim quan trọng. Antimon được dùng
trong hợp kim chữ in. 104
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Coban là kim loại có màu xám, kiểu mạng tinh


thể lục giác xếp chặt. Khối lượng riêng 8,8 g/cm3.
Nhiệt độ nóng chảy 1.490oC.
Coban có tính chất sắt từ, thường dùng làm nguyên
tố hợp kim. Nó tăng tính cứng nóng cho thép, vì vậy,
thường dùng Co hợp kim hóa thép cắt nhanh.
Coban làm chất dính kết trong các hợp kim cứng.
Dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cao
và dùng trong kỹ thuật hạt nhân. 105
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Molipđen là kim loại có màu xám, kiểu mạng tinh


thể lập phương thể tâm. Khối lượng riêng 10,2g/cm3.
Nhiệt độ nóng chảy 2.620  10oC, nhiệt độ sôi gần
4.800oC.
Mo nâng cao độ bền của thép, tăng tính chống
ram của thép. Mo có tính chất tương tự như wonfram
nên người ta dùng nó thay cho W trong thép cắt nhanh.
Mo ít làm thép bị thiên tích, tăng độ dẻo cho thép khi
biến dạng nóng, tăng tính hàn. 106
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Wonfram là kim loại có màu xám, kiểu mạng lập


phương thể tâm. Khối lượng riêng 19,35g/cm3. Nhiệt
độ nóng chảy 3.395  15oC, nhiệt độ sôi 5.900oC.
Wonfram tăng mạnh tính cứng nóng và độ thấm tôi
của thép. Dùng cho thép dụng cụ, thép khuôn rập.
Wonfram là thành phần chủ yếu của hợp kim cứng.
Cacbit wonfram có độ cứng và độ chịu mài mòn rất
cao, nó dùng chế tạo mũi khoan, dao cắt trong chế tạo
máy và khoan mỏ, gia công đá. 107
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Vàng là kim loại được con người biết đến và sử


dụng từ rất sớm, có màu vàng, kiểu mạng lập phương
diện tâm. Khối lượng riêng 19,26 g/cm3. Nhiệt độ nóng
chảy 1.063oC, nhiệt độ sôi 2.950oC.
Vàng có độ bền hóa học rất cao, không bị hòa tan
trong bất cứ axít nào, có độ dẫn điện và dẫn nhiệt rất
cao, dễ biến dạng và kéo sợi.
108
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Vàng chủ yếu được sử dụng làm tiền tệ và đồ trang


sức.
Hợp kim của vàng với bạc, đồng, platin, thiếc là
vật liệu hàn lý tưởng cho động cơ phản lực, tên lửa,
máy bay siêu thanh, các công tắc điện đặc biệt, làm
vật liệu hàn răng. Vàng dùng để mạ trang trí cho màu
sắc đẹp và bền. Vàng là nguyên tố quý và hiếm.
109
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Bạc có màu trắng sáng, mạng tinh thể kiểu lập


phương diện tâm. Khối lượng riêng 10,5 g/cm3. Nhiệt
độ nóng chảy 960,5oC, nhiệt độ sôi 2.212oC.
Bạc cũng có độ bền hóa học cao, độ dẻo và độ dẫn
điện, dẫn nhiệt lớn (cao nhất trong số các kim loại).
Bạc được dùng rộng rãi trong chế tạo thiết bị trao
đổi nhiệt, ô tô, điện ảnh, làm chất xúc tác trong công
nghiệp hóa học, điện, điện tử, công nghiệp quốc
phòng và hạt nhân. 110
5.7. Tính chất và ứng dụng của một số kim loại
màu khác.

Platin (Pt) có màu trắng xám, mạng tinh thể lập


phương diện tâm. Khối lượng riêng 21,40 g/cm3. Nhiệt
độ nóng chảy 1.773,5oC, nhiệt độ sôi 4.250oC.
Platin có tính trơ cao, độ bền hóa học rất lớn.
Platin được dùng cả ở dạng kim loại và hợp kim. Nó
được dùng làm chất xúc tác, điện cực mạ, cặp nhiệt
điện, tiếp điểm, thiết bị điện chính xác, cực trong ống
phóng tia X. Platin còn dùng trong kỹ thuật hạt nhân
và động cơ phản lực. 111
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

CÁC CÂU HỎI


1. Trình bày khái niệm về nhiệt luyện? Hãy cho biết các
tác dụng của nhiệt luyện đối với chế tạo cơ khí.
2. Hãy cho biết các yếu tố đặc trưng cho nhiệt luyện.
3. Hãy trình bày các chuyển biến xảy ra khi nung nóng
thép và mục đích của việc giữ nhiệt.
4. Trình bày các chuyển biến khi làm nguội.
5. Hãy cho biết bản chất, đặc điểm và cơ tính của chuyển
biến mactensit. 112
CHƯƠNG 5
KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

Hãy phân biệt đồng thau và đồng


thanh? Viết ký hiệu.
Cho ví dụ ứng dụng từng loại

113

You might also like