You are on page 1of 17

MỸ PHẨM VÀ TPCN

Câu 1: Định nghĩa, phân loại mỹ phẩm?

Câu 2: So sánh phân biệt mỹ phẩm và thuốc?

Câu 3: Thành phần của các loại mỹ phẩm?

Câu 4: Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm?

Câu 5: Một số khái niệm cơ bản trong mỹ phẩm?

Câu 6: Các thông tin cần biết đối với một sản phẩm mỹ phẩm?

Câu 7: Phân loại, yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm dầu gội đầu?

Câu 8: Phân loại, thành phần của mỹ phẩm trang điểm cho môi?

Câu 9: Thành phần của chế phẩm dùng cho răng?

Câu 10: Định nghĩa, tên gọi, đặc điểm của thực phẩm chức năng?

Câu 11: Phân loại thực phẩm chức năng?

Câu 12: Phân biệt TPCN và thuốc?

Câu 13: Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống?

Câu 14: Định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ lão hoá?

Câu 15: Các chất chống oxy hoá: Vitamin E, Vitamin C?

Câu 16: Khái niệm về sức đề kháng?

Câu 17: Định nghĩa, nguyên nhân, tác hại của béo phì?

Câu 18: Định nghĩa, phân loại, các biến chứng của đái tháo đường?

Câu 19: Các thực phẩm chức năng phòng ngừa đái tháo đường?

Câu 20: Các thực phẩm chức năng phòng ngừa bệnh tim mạch?

1
Câu 1: Định nghĩa, phân loại mỹ phẩm?
 Định nghĩa
- Theo Asean
Mỹ phẩm là một chất hoặc một chế phẩm dùng tiếp xúc lên những bộ phậ bên
ngoài cơ thể con người.
Với mục đích duy nhất hay chủ yếu là: làm sạch, làm thơm, thay đổi
diện mạo, cải thiện mùi của cơ thể hoặc bảo vệ duy trì chúng trong điều kiện tốt.
- Theo USA
Mỹ phẩm là chế phẩm dùng để bôi, xoa, phun, rắc lên cơ thể hoặc một phần cơ
thể với mục đích làm sạch, làm đẹp tăng tính hấp dẫn hoặc thay đổi hình thức,
cảm quan bên ngoài.
 Phân loại
- Theo bộ phận cơ thể tiếp xúc mỹ phẩm.
 Mỹ phẩm dùng cho da.
 Mỹ phẩm dùng cho tóc.
 Mỹ phẩm dùng cho môi, móng.
 Mỹ phẩm dùng cho răng
 Mỹ phẩm khử mùi của cơ thể,
- Theo danh mục nhóm mỹ phẩm Asean
 Kem, nhũ tương, sữa (lotion), gel và dầu dùng cho da ( tay, mặt,
chân...)
 Mặt nạ ( ngoại trừ những sản phẩm hóa chất lột da mặt).
 Nền màu (dạng nước, nhão hoặc bột).
 Danh mục minh họa theo nhóm mỹ phẩm
 Phẩm trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, phấn vệ sinh...
 Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi..
 Nước hoa, nước vệ sinh và nước hoa toàn thân
 Các chế phẩm dùng khi tắm (muối, xà bông, dầu, gel...)
 Chế phẩm làm rụng lông
 Nước khử mùi cơ thể và chống ra mồ hôi
 Sản phẩm chăm sóc tóc:
Nhuộm và tẩy màu tóc
Sản phẩm để uốn, duỗi và cố định tóc.
Sản phẩm định dạng tóc.
Sản phẩm vệ sinh tóc (sữa, bột, dầu gội).
Sản phẩm điều hòa tình trạng tóc (sữa, kem, dầu).
Sản phẩm trang điểm tóc (sữa, keo, sáp chải tóc).
 Sản phẩm cạo râu (kem, xà bông, sữa...).
 Sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt và mắt.
 Sản phẩm dùng cho môi.
 Sản phẩm chăm sóc răng miệng.
 Sản phẩm chăm sóc và trang điểm móng.
 Sản phẩm vệ sinh bên ngoài bộ phận kín
2
 Sản phẩm dùng cho tắm nắng.
 Sản phẩm để tránh bắt nắng da.
 Sản phẩm làm trắng da.
 Sản phẩm chống nhăn.
Câu 2: So sánh phân biệt mỹ phẩm và thuốc?
 Phân biệt về cơ chế tác dụng
Mỹ phẩm Thuốc
Chỉ có tác động bảo vệ, duy trì Tác động lên cấu trúc, chức năng
phần bên ngoài cơ thể. của các tổ chức trong cơ thể

 Phân biệt về công dụng và mục đích sử dụng


Mỹ phẩm Thuốc
- Làm sạch - Chẩn đoán
- Làm đẹp - Phòng bệnh
- Tăng tính thẩm mỹ - Điều trị
- Thay đổi hình thức cảm quan
của cơ thể con người
 Phân biệt về thành phần công thức của chế phẩm
- Trong mỹ phẩm có nhiều chất đóng vai trò hóa mỹ phẩm, tá dược,
dung môi…trong đó một số chất không gặp trong thành phần thuốc.
- Trong mỹ phẩm và DP có nhiều thành phần dùng chung về tá dược,
dung môi…
- Một chế phẩm cần được xếp loại là thuốc khi trong thành phần
chứa chất có tác dụng điều trị.
 Phân biệt về yêu cầu chất lượng
- Các chỉ tiêu chất lượng của mỹ phẩm bao gồm: hình thức cảm
quan, đặc tính vật lý, hóa lý, độ nhiễm vi sinh, định tính, định
lượng hoặc bán định lượng như đối với thuốc.
- Yêu cầu về độ ổn định, hạn dùng.
- Yêu cầu về tính an toàn do sử dụng thường xuyên.
- Tỉ lệ dị ứng mỹ phẩm cao hơn thuốc do:
+ Thành phần có trong mỹ phẩm
+ Công nghệ SX tạo ra chế phẩm
+ SD ko đúng hướng dẫn.
Câu 3: Thành phần của các loại mỹ phẩm?
- Trạng thái thành phần có thể ở rắn, lỏng trong đó đa phần các thành
phần trộn lẫn với nhau dưới dạng phân tán dị thể để ở dưới dạng
như những tương, keo…
- Thành phần ở trong có thể là hữu cơ, vô cơ hoặc tự nhiên, tổng hợp.
- Theo nghiên cứu thì các thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm
có thể lên đến mấy chục nghìn loại, chưa kể đến nước hoa sử dụng.
Theo ước tính thì tầm một phụ nữ bôi lên mặt và cơ thể mình
khoảng mấy chục thành phần mỹ phẩm mỗi ngày.
 Các chất trong thành phần
3
 C1: tá dược thân nước.
- Tá dược thân nước thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần một
mỹ phẩm.
- Có số lượng nhỏ trong các danh mục chất được quy định trong
thành phần của mỹ phẩm.
- Các tá dược thường dùng như: nước tinh khiết, các ancol như
ethanol, butanol... các polyalcol như glycerin, propylen glycol.
 C2: tá dược thân dầu
- Các dầu khoáng: parafin, mineral oil
- Các dầu mỡ sát thực vật, động vật: dầu thầu dầu, dầu dừa, dầu
hướng dương...
- Các este, ether tổng hợp, bán tổng hợp: lauryl stearat, lactat…
 C3: Các chất diện hoạt
- Các chất tẩy rửa làm sạch
- Các chất nhũ Hóa: các chất nhũ hóa thường được sử dụng trong mỹ
phẩm như là polusorbate, laureth-4 và kali cetyl sulfate.
- Các chất gây thấm
- Các chất gây đột tan
- Các chất tạo hỗn dịch
 C4: các chất bảo quản
- Chất bảo quản là một thành phần rất quan trọng. Chất bảo quản
được thêm vào mỹ phẩm để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm
và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật như là vi khuẩn, nấm
những tác nhân có thể làm hư hỏng sản phẩm và gây hại cho người
sử dụng. Vì hầu hết vi sinh vật đều sống trong môi trường nước nên
các chất bảo quản được sử dụng cũng phải tan trong nước.
- Các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm có thể là tự nhiên hoặc
nhân tạo và được sử dụng dưới các dạng khác nhau tùy thuộc vào
công thức của sản phẩm. Một số yêu cầu nồng độ trong khoảng
0,01% trong khi một số khác lại cao hơn 5%.
- Một số chất bảo quản thường được sử dụng là paraben, benzyl
alcohol, acid salicylic, fomaldehyde và tetrasodium EDTA.
 C5: các chất chống oxy hóa:
Acid ascorbic, ascorbyl palmitate…
 C6: các chất dưỡng ẩm cho da, làm mềm da:
Sorbitol, PEG 200, Glycerin, Natri lactat…
 C7: các chất chống lão hóa:
Các vitamin E, A, lycopen, các dược liệu có tác dụng chống lão hóa.
 C8: các chất làm trắng da:
Hydroquinon, hydroquinon monobenzyl ether, acid azelaic, niacinamid…
 C9: các chất chống nắng, ngăn tia tử ngoại:
ZinC oxide (ZnO), Titanium dioxie (TiO2)…
Yêu cầu chung chất chống tia tử ngoại:
+Hấp thụ tia trong vùng 280 – 320nm.
4
+Bền với nhiệt và ánh sáng.
+Không độc, không gây kích ứng da và niêm mạc.
+Không hấp thu quá nhanh.
+Trung tính.
+Tan trong dung môi thích hợp.

Câu 4
 Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm
1. Yêu cầu về tính an toàn đối với sức khỏe
2. Yêu cầu về tính hiệu quả theo tính năng, công dụng của chế phẩm.
3. Yêu cầu về tính tiện lợi, ưa dùng của mỹ phẩm.
Để đạt 3 yêu cầu trên mỹ phẩm cần có các chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu chung:
- Hình thức cảm quan: màu, mùi, độ đồng nhất, độ trong.
- Chỉ tiêu vật lý: độ nhớt, độ bám dính,...
- Chỉ tiêu hóa lý: pH ( gần trung tính 6 -7 )
- Giới hạn hàm lượng kim loại nặng
- Định tính, bán định lượng và định lượng
 Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm
- Các chỉ tiêu sinh học:
+ Mức độ nhiễm khuẩn
+ Mức độ kích ứng da
+ Cách thử: bôi 0,5g thuốc lên diện tích 2,5 x 2,5cm2 da thỏ đã cạo sạch lông,
để yên trong 4h, sau đó rửa sạch. Đánh giá mức độ ban đỏ và mức độ phù nề sau
1h, 24h, 48h, 72h ở 4 mức 1, 2, 3, 4 theo bảng sau:
a. Kích ứng tạo ban đỏ hoặc hoại tử Mức độ
- Không có ban đỏ 0
- Có ban đỏ nhưng rất nhẹ 1
- Ban đỏ thể hiện rõ 2
- Ban đỏ từ trung bình tới nhiều 3
- Ban đỏ nặng, trở thành hoại tử 4
b. Hiện tượng phù nề Mức độ
- Không có biểu hiện phù nề 0
- Phù nề không rõ ( rất nhẹ) 1
- Phù nề ít (quan sát thấy) 2
- Phù nề trung bình ( khoảng 1mm) 3
- Phù nề nhiều ( trên 1mm lan ra xung quanh) 4
Kết quả đánh giá lấy trung bình của a và b (kích ứng và phù nề)
Câu 5. Một số khái niệm cơ bản trong mỹ phẩm.
5. Chủ sở hữu sản phẩm mỹ phẩm là tổ chức, cá nhân sở hữu công thức, quy
trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
6. Độ ổn định của sản phẩm là khả năng ổn định sản phẩm khi được bảo quản
trong điều kiện thích hợp vẫn duy trì được những tính năng ban đầu của nó, đặc
biệt là vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về tính an toàn.
5
7. Định lượng của hàng hóa là lượng mỹ phẩm được thể hiện bằng khối lượng
tịnh hoặc thể tích thực theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh.
8. Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình
ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương
phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì
thương phẩm của hàng hóa.
9. Ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên
nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản
xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và làm căn cứu để các cơ
quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
10. Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì thương phẩm của
mỹ phẩm.
11. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc
của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài ra Tiếng Việt và bổ sung những nội dung
bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của thông tư này mà nhãn gốc của mỹ
phẩm còn thiếu.
12. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bao bì chứa đựng mỹ phẩm và
lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm 2 loại:
bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
a. Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng
hóa tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa.
b. Bao bì ngoài là bao bì để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì
trực tiếp.
13. Lưu thông mỹ phẩm là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa
trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
14. Số lô sản xuất mỹ phẩm là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả
số và chữ nhằm nhận biết số lô sản phẩm và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch
của một lô sản phẩm bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất,
kiểmm tra chất lượng và phân phối lô sản phẩm đó.
15. Ngày sản xuất mỹ phẩm là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến,
đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của lô sản
phẩm.
16. Hạn dùng của mỹ phẩm ( hạn sử dụng) là mốc thời gian ấn định cho một lô
mỹ phẩm không được phép lưu thông, sử dụng.
17. Sử dụng tốt nhất trước ngày là mốc thời gian mà nhà sản xuất khuyên dùng
khi chất lượng sản phẩmđang đạt mức tối ưu.
18. Xuất xứ hàng hóa của mỹ phẩm là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra
toàn bộ mỹ phẩm hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối
với mỹ phẩm trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào
quá trình sản xuất mỹ phẩm đó.
Câu 6. Các thông tin cần biết đối với một sản phẩm mỹ phẩm?
Cần ghi trên nhãn, bao bì, giới thiệu...bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ quốc gia
người tiêu dùng các thông tin sau:
6
- Tên sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng
- Thành phần
- Nước sản xuất
- Tên và địa chỉ công ty đăng ký lưu hành
- Thể tích, khối lượng chế phẩm.
- Lô của nhà sản xuất
- Ngày sản xuất
- Ngày sản xuất và ngày hết hạn
- Thận trọng, khuyến cáo, cảnh báo khi sử dụng
- Số đăng ký sản phẩm ở nước SX, nước cho đăng ký.

Câu 7: Phân loại, yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm dầu gội đầu ?
 Phân loại
- Shampoo cho người lớn
- Shampoo cho trẻ em
- Shampoo trị gầu
 Yêu cầu chất lượng
- Tạo bọt nhanh, tẩy rửa tóc sạch
- Không gây ra tác dụng có hại như làm viêm da và niêm mạc khi các chế
phẩm gội đầu rây vào
- Làm cho tóc trơn mượt, dễ chải
- Không làm khô và sơ tóc
- Sau khi gội đầu và sấy tóc, tóc phải óng, mượt
- Mùi thơm dễ chịu trong và sau khi sử dụng
- Khả năng tẩy rửa (% chất nhầy đc loại bỏ) 61-80%
- Thể tích bọt(ml) 153-168
- Loại bọt : nhiều bọt, mịn
- Thời gian thấm nước (s) 159-227
- Sức căng bề mặt (dyn./cm-l) 32,7-37,7
- Độ nhớt (cps) 5,1-7,6
- Độ trong: phải trong
Câu 8: Phân loại, thành phần của mỹ phẩm trang điểm cho môi?
 Phân loại
- Son môi rắn
- Soi môi lỏng
- Son môi dạng Cream
- Bút chì
 Thành phần
- Tá dược
- Chất chống Oxy hóa
- Chất làm thơm
- Chất màu: tan và không tan
Câu 9:Thành phần của chế phẩm dùng cho răng?
7
- Chất tạo gel ( kết dính ) 1%: CMC, HEC, gôm adragant
- Chất giữ ẩm 0-30%: Glycerin, sorbitol dd 70%, propylen glycol
- Chất làm sạch ( mài sạch ) 15-50% :CaCO3 CaHPO4.2H2O, CaHPO4,
AL2O3.3H2O, Ca2P4O7, MgHPO4.3H2O, SiO4 (silica), (NaPO)3X
- Chất làm ngọt 0,1-0,2%
- Sacarin, aspartan,…
- Chất làm thơm 1 – 1,5%: Tinh dầu bạc hà , menthol, vanilin, eugenon,
anethol, tinh dầu hồi, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế
- Chất diện hoạt 1 -2%
- Natri lauryl sulfat, natri n-lauroyl sarcosinat
- Monoglycerid sulfat,…
- Chất bảo quản 0,1 -0,5%
- Các paraben ( methyl, ethyl, propyl, paraben,…)
- Chất phòng ngừa sâu răng 0,1-1%
- NaF (0,2%), SnF2(0,4%), Na2FPO3 (0,76%)
- Các Fluo Amin…
- Chất màu vừa đủ
- Nước tinh khiết vừa đủ 100%
Câu 10: Định nghĩa, tên gọi, đặc điểm của thực phẩm chức năng?
 Định nghĩa
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận
trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,
tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
 Tên gọi
Thực phẩm chức năng, tùy theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử
dụng, còn có các tên gọi khác sau:
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- Thực phẩm bổ sung
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Sản phẩm dinh dưỡng y học
 Điểm của thực phẩm chức năng
- Sản xuất, chế biến dựa theo công thức
- (Có thể) loại bỏ chất bất lợi và bổ sung chất có lợi.
- Có tác dụng tới 1 (hay nhiều) chức năng của cơ thể.
- Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản
- Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, khoáng vật.
- Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả.
- Sử dụng được thường xuyên, liên tục, không có tai biến cũng như tác
dụng phụ.
- Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định ghi nhãn.
Câu 11: Phân loại thực phẩm chức năng?
 Phân loại theo thành phần bổ sung

8
- Trong phương pháp phân loại này, TPCN được chia thành 4 loại nhỏ hơn
là nhóm sản phẩm bổ sung vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung hoạt
chất sinh học và nhóm sản phẩm được bào chế từ thảo dược
 Phân loại theo dạng sản phẩm
Việc phân loại này được chia làm hai dạng: thực phẩm – thuốc (Food – Drug) và
thức ăn – thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn chữa bệnh…)
- Dạng thực phẩm – thuốc có dạng viên ( viên nén, viên nhộng, viên sủi,
viên hoàn…) dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng rượu, dạng cao, dạng
kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt.
- Dạng thức ăn – thuốc gồm: cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng
canh thuốc, nước uống thuốc.
 Phân loại theo chức năng tác dụng
- Cách phân loại này chia TPCN thành 26 dạng khác nhau: nhóm sản phẩm
hỗ trợ chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm huyết áp, hỗ trợ giảm
đại tháo đường, tăng cường sinh lực, bổ sung chất xơ, phòng ngừa rối
loạn tuần hoàn não, hỗ trợ thần kinh bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch,
giảm béo, bổ sung calci, ngăn ngừa loãng xương, phòng ngừa thoái hóa
khớp, hỗ trợ làm đẹp, bổ mắt, giảm cholesterol,...
 Phân loại theo phương thức quản lý
- Phần lớn các sản phẩm TPCN thuốc nhóm bổ sung vitamin và khoáng
chất không phải đăng ký chứng nhận mà chỉ cần có công bố của nhà sản
xuất về sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành.
- Các nhóm sản phẩm TPCN các phải được đăng ký và Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận và cấp phép lưu hành.
- Nhóm sản phẩm TPCN đc SD cho mục đích đặc biệt thì cần có chỉ định,
giám sát của người có chuyên môn về y tế. Thuộc loại này thường là các
thực phẩm cho ăn qua sonde cho các đối tượng đặc biệt nằm bệnh viện,
trẻ nhỏ, PN có thai, nhai nuốt khó,...
 Phân loại theo Nhật Bản
Theo cách phân loại phổ biến tại Nhật Bản thì TPCN được chia làm hai nhóm:
- Nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe và nhóm thực phẩm đặc biệt,
bao gồm: thực phẩm cho người ốm, sữa bột trẻ em, sữa bột cho phụ nữ có
thai và cho con bú, thực phẩm cho người già nhai nuốt khó.
- Loại thứ 2 là sản phẩm có khuyến cáo chức năng dinh dưỡng(FNFC) -
nhóm sản phẩm nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng ( vitamin, khoáng
chất) cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh và phát triển, duy trì sức
khỏe. FNFC dành cho những người có lượng dinh dưỡng ăn vào ko đầy
đủ do sự già hóa hoặc chế độ ăn bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Câu 12: Phân biệt TPCN và thuốc?
TT Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc
1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ Là chất hoặc hỗn hợp
trợ (phục hồi, tăng cường chất dùng cho người
và duy trì) các chức năng nhằm mục đích phòng
của các bộ phận trong cơ bệnh, chữa bệnh,
9
thể, có tác dụng dinh chuẩn đoán bệnh hoặc
dưỡng, tạo cho cơ thể điều chỉnh chức năng
trạng thái thoải mái, tăng sinh lý cơ thể, bao
cường đề kháng và giảm gồm thuốc thành
bớt nguy cơ bệnh tật. phẩm, nguyên liệu làm
thuốc, vaccine, sản
phẩm y tế từ TPCN.
2 Công bố tên Là TPCN ( sản xuất theo Là thuốc ( vì sản xuất
nhãn của nhà luật TP) theo luật dược).
sản xuất
3 Hàm lượng Không quá 3 lần mức nhu cao
chất, hoạt chất cầu hàng ngày của cơ thể
4 Ghi nhãn -Là TPCN -Là thuốc.
-hỗ trợ các chức năng của -Có chỉ định, liều
các bộ phận cơ thể dùng, chống chỉ định
5 Điều kiện sự Người tiêu dùng tự mua ở Phải có chỉ định, kê
dụng chợ, siêu thị đơn của bác sĩ.
6 Đối tượng Người bệnh, người khỏe Người bệnh
dùng
7 Điều kiện Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, Tại hiệu thuốc có dược
phân phối đa cấp. sĩ. Cấm bán hàng đa
cấp.
8 Cách dùng Thường xuyên, liên tục, Từng đợt, nguy cơ
không biến chứng, không biến chứng, tai biến.
hạn chế.
9 Nguồn gốc, Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc tự nhiên,
nguyên liệu nguồn gốc tổng hợp.
10 Tác dụng Tác dụng lan tỏa, hiệu quả Tác dụng chữa 1
lan tỏa. Không có tác dụng chứng bệnh, bệnh cụ
âm tính thể, có tác dụng âm
tính.

Câu 13: Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống?

TT Tính chất Thực phẩm truyền Thực phẩm chức năng


phân biệt thống
1 Chức năng - Cung cấp các chất dinh - Cung cấp các chất dinh
dưỡng dưỡng
- Thỏa mãn về nhu cầu - Thỏa mãn nhu cầu cảm
cảm quan quan
- Lợi ích vượt trội về sức
khỏe ( giảm cholesterol,
giảm HA, chống táo bón, cải
10
thiện vi sinh vật đường
ruột...)
2 Chế biến - Chế biến theo công thức - Chế biến theo công thức
thô (không loại bỏ được tinh ( BS thành phần có lợi,
chất bất lợi) loại bỏ thành phần bất lợi)
được chứng minh khoa học
và cho phép của cơ quan có
thẩm quyền.
3 Tác dụng - Tạo ra năng lượng cao - Ít tạo ra năng lượng
tạo năng
lượng
4 Liều dùng - Số lượng lớn - Số lượng rất nhỏ
5 Đối tượng - Mọi đối tượng - Mọi đối tượng; Có định
SD hướng cho các đối tượng:
người già, trẻ em, phụ nữ
mãn kinh,...
6 Nguồn gốc - Nguyên liệu thô từ thực - Hoạt chất, chất chiết từ
nguyên liệu vật, động vật ( rau, củ, thực vật, động vật và vi sinh
quả, thịt, cá, trứng...) cóvật (nguồn gốc tự nhiên).
nguồn gốc tự nhiên
7 Thời gian - Thường xuyên, suốt - Thường xuyên, suốt đời
và phương đời. - Có sản phẩm cho các đối
thức dùng - Khó sử dụng cho người tượng đặc biệt.
ốm, già, bệnh lý đặc biệt
Câu 14: Định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ lão hoá?
 Định nghĩa lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy
ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian. Cơ thể chúng ta đạt đỉnh cao
về thể chất và chức năng các cơ quan ở tuổi 35, sau đó suy giảm dần. Những
thay đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến sự
thay đổi hình dạng bên ngoài. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào
cơ thể từng người.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa
Qúa trình lão hóa diễn ra nhanh, chậm rất khác nhau. Phụ thuộc vào gen, các
hormon ( nội tiết tố) và tuổi tác cũng như môi trường, công việc, gia đình... Tuy
nhiên quá trình già hóa có thể diễn ra nhanh hơn bình thường khi chúng ta tiếp
xúc với các yếu tố có hại từ môi trường sống.
- Không tập thể dục: Thói quen ngồi một chỗ và lười vận động không chỉ có
hại cho sức khỏe, giãn tĩnh mạch hai chi dưới, bị trĩ mà còn khiến da bị lão hóa
sớm. Nguyên nhân do khi không vận động các mạch máu và cơ bắp trong cơ thể
không được lưu thông làm cho da dễ bị sạm, nhăn nheo. Đã vậy lại “ tiết kiệm”
uống không đủ lượng nước không chỉ làm cho da khô nhăn nheo do thiếu nước
mà còn gây nên tình trạng táo bón kinh niên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra
bao nhiêu hệ lụy khôn lường.
11
- Căng thẳng, mất ngủ: lo lắng và căng thẳng tạo ra nhiều nếp nhăn trên trán và
lâu dần sẽ hình thành những nếp nhăn cố định, khiến cho khuôn mặt như “già
trước tuổi”. Bên cạnh đó mất ngủ gây thiếu ngủ, không ngủ đủ giấc, có thể làm
mất cân bằng hormon dẫn đến tình trạng gia tăng lượng cortisol mất cân bằng
oxy hóa. Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp và
những biến chứng sẽ tăng cao nếu như không phát hiện điều trị kịp thời, có chế
độ ăn uống không thích hợp sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ hay bệnh tim mạch
khác như nhồi máu cơ tim, xơ vữa và hẹp động mạch vành.
- Hút thuốc lá và uống rượu: dù là nam hay nữ thì việc hút thuốc và uống rượu
vô điều độ sẽ gây nhiều chứng bệnh về gan và phổi.
Ở phụ nữ nếu uống nhiều rượu sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều,
tóc khô, giảm ham muốn tình dục.
Ở nam sẽ gây ra hiện tượng yếu sinh lý, tinh trùng giảm, liệt dương.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khói thuốc lá là nguyên nhân làm tăng
các vết nhăn ở da, gây khô da do trong khói thuốc có chất phá hủy vitamin C,
một thành phần chủ yếu để giữ ẩm cho da.
- Ô nhiễm môi trường: Các loại khói, bụi trong không khí khi hít vào cơ thể sẽ
tạo điều kiện cho cholesterol tích tụ, lâu ngày gây ra chứng xơ cứng động
mạch,làm cơ thể lão hóa nhanh.
- Thiếu chất dinh dưỡng hợp lý: Cơ thể chúng ta cần một số lượng khoáng chất
và chất dinh dưỡng hàng ngày. Những dinh dưỡng tốt từ tự nhiên như trái cây,
rau quả, ngũ cốc, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa và các loại thịt. Vitamin và
khoáng chất bổ sung có thể đóng một vai trò nhất định. Nếu không đủ năng
lượng các tế bào của cơ thể không thê tái tạo đúng cách, các cơ quan không hoạt
động tốt, và các bộ phận khác nhau của cơ thể teo hoặc kém chức năng, là biểu
hiện quá trình lão hóa sớm.
Câu 15: Các chất chống oxy hoá: Vitamin E, Vitamin C?
 Vitamin E ( tocopherol)
- Nguồn gốc: Có nhiều trong rau xanh, dầu, đậu, ngô, bánh mì đen,...
- Tác dụng: bảo vệ tế bào chống oxy hóa, bảo vệ tế bào da khỏi sự oxy hóa.
Ở những người cao tuổi, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, ung thư ở nhóm
người có nồng độ vitamin E cao trong huyết tương thấp hơn hẳn nhóm kia.
Vitamin E còn chống lão hóa da do ánh sáng nếu dùng đường uống và đường
bôi ngoài da.
Vitamin E còn có tác dụng làm lành vết thương và các tổn hại ở mức phân tử
của tế bào.
 Vitamin C ( ascobic acid)
Dùng vitamin C đường uống có thể cải thiện lành vết thương điều hòa miễn
dịch.
Vitamin C dùng tại chỗ có khả năng chống oxy hóa , cải thiện tổn thương do
da ánh nắng, dùng trong bệnh rám má, bệnh vẩy phần trắng thành dải, đỏ da sau
laser trị liệu...Vitamin C ngăn cản quá trình thoái hóa tế bào do tia cực tím bằng
cách phản ứng với O – và (OH)-

12
Vitamin C và E kết hợp càng làm tăng khả năng bảo vệ da khỏi tổn hại của ánh
sáng, làm tái hoạt khả năng chống oxy hóa của vitamin E đã hoạt động vitamin
C cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo collagen và elastin do vậy có tác dụng trong
việc ngăn ngừa nếp nhăn da lão hóa do ánh sáng.
Câu 16 Khái niệm về sức đề kháng?
Sức đề kháng đc chia thành 2 loại, bao gồm sức đề kháng tự nhiên và sức đề
kháng thu đc.
- Sức đề kháng tự nhiên : là sức đề kháng bẩm sinh trong cơ thể con người,
loại này xuất hiện ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ và có vai trò
bảo vệ ngay lập tức
- Sức đề kháng thu được: chỉ xuất hiện khi có tác động từ những tác nhân
bên ngoài. Có nghĩa là các loại đề kháng khi tiêm vắc xin cho cơ thể, các
loại vitamin tổng hợp. Ngoài ra cũng có thể là loại đề kháng dc kích thích
khi có sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại
Thuật ngữ sức đề kháng chỉ khả năng chống lại những tác nhân gây hại bên
ngoài xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nó đóng vai trò nhưng những hàng rào che
chắn sự tấn công của các loại vi khuẩn, virut có hại xâm nhập vào cơ thể. Một
khi sức đề kháng bị giảm sút, cơ thể chúng ta dễ dàng mắc bệnh, đặc biệt là
những bệnh truyền nhiễm .
Câu 17: Định nghĩa, nguyên nhân, tác hại của béo phì?
 Định nghĩa:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ
quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hạy toàn thân gây ra nhiều
nguy hại tới sức khỏe.
 Nguyên nhân gây béo phì
- Do ăn uống chưa đúng cách
- Do thường xuyên căng thẳng
- Do ăn thực phẩm gluten
- Do tình trạng rối loạn chuyển hóa
- Do gen di truyền
- Do lười vận động
 Tác hại của béo phì
- Tác động tâm lý từ ngoại hình quá khổ
Thừa cân béo phì khiến cơ thể trở nên quá khổ, vì vậy mà nó gây ra cảm giác
tự ti, căng thẳng cho bản thân người thừa cân hay béo phì. Người thừa cân béo
phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại giao tiếp và xuất hiện trước đám đông
theo tình trạng căng thẳng, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày …dẫn đến
làm giảm sút hiệu quả công việc
- Bệnh xương khớp:
Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền
mien do áp lực từ trọng lượng cơ thể gây lên xương khớp. Khớp gối, cột sống
tổn thương sớm nhất. Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout
- Bệnh lý tim mạch

13
Người thừa cân béo phì thường di kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay thường
gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ hóa
long mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Mặt khác, ở người thừa cân béo phì thì tim phải thường xuyên làm việc nhiều
hơn để bơm máu di nuôi cơ thể và lâu dài gây ra quá tải cho tim do đó ở người
béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch
đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều trường hợp là biến
chứng của bệnh béo phì
- Bệnh tiểu đường
Bệnh thừa cân béo phì liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường type2 do gây
đề kháng insulin ( hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế
bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường typ 2 ở
người béo phì
- Bệnh lý đường tiêu hóa
Nguyên nhân do thừa cân béo phì làm cho lượng mỡ dự bám vào các quai ruột
gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra
trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ dư tích tụ
ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh
xơ gan… rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật
- Suy giảm trí nhớ
Trẻ thừa cân béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng
bình thường. Người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với
người bình thường
- Bệnh lý đường hô hấp
Sự tích tụ quá nhiều mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng sẽ gây nên hiện
tượng khó thở cho bệnh nhân. Trong trường hợp béo phì nặng, tình trạng khó
thở có thể gây nên hội chứng Pickwick với những đợt ngưng thả vào ban đêm có
thể đưa đến tử vong. Bên cạnh đó, hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của
người béo phì thường hạn chế do mỡ bám, người béo phì thường bị rối loạn nhịp
thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều
Câu 18: Định nghĩa, phân loại,các biến chứng của đái tháo đường?
 Định nghĩa:
- Bệnh đái tháo đường là bệnh rôi loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoăc cả 2. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh
 Phân loại đái tháo đường
ĐTĐ Typ1:
- Là ĐTĐ lệ thuộc insulin( hay gặp ở người trẻ tuổi). Đây là một tình trạng
rối loạn chuyển hóa, mà nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến
tụy không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu
rất ít, nên không thể điều hòa đc lượng glucose trong máu

14
- ĐTĐ typ1 là một bệnh thế nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp
tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn

ĐTĐ typ 2:
- Không lệ thuộc insulin. Bệnh hay găp ở người cao tuổi, ng béo, nữ mắc
nhiều hơn nam. Đối với thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra có thể
đạt được số lượng người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có tác
dụng điều hòa lượng glucose trong máu, do có khả năng kháng thể kháng
insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng.
Đây là thể bệnh phổ biến, có tới hơn 90% số người bị ĐTĐ là thuộc typ 2
 Các biến chứng của ĐTĐ
- Biến chứng mạch máu: tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây xơ
vữa động mạch. Tổn thương mạch máu lớn gây ra nhồi máu cơ tim, tỷ lệ
nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao, gây ra co thắt và hẹp các động
mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu nhỏ
gây ra dối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc
mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa…
- Biến chứng não: tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não
- Biến chứng hô hấp: dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi
khuẩn
- Biến chứng tiêu hóa : hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn
chức năng gan, tiêu chảy
- Biến chứng thận, tiết niệu: rối loạn chức năng thận và bàng quang, mà
điển hình suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính
- Biến chứng thần kinh : có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu
chi( đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau) ,teo cơ …
- Biến chứng ở mắt: tổn thương các mạch máu võng mặc mắt làm suy giảm
thị lực. Đây là một biểu hiện rõ nhất hay gặp nhất ở bệnh nhân bị ĐTĐ
- Biến chứng ở da: ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay,
bàn chân có ánh vàng , xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay,
bàn chân, mông, nấm da, viêm mủ da.
Câu 19: Các thực phẩm chức năng phòng ngừa ĐTĐ?
 Trà thảo dược trị tiểu đường DK-betics
- Thành phần: Lá dây thìa canh
- Công dụng: Giúp giảm đường huyết, giúp nâng cao hiệu quả kiểm đường
huyết, hạ mỡ máu, phòng ngừa, hạn chế biến chứng của đái tháo đường
 Viên uống Kikuimo
- Thành phần: Bột củ cúc vu, vitamin C,...
- Công dụng: Cải thiện môi trường đường ruột, gia tăng vi khuẩn có lợi cho
đường ruột. Ức chế hấp thu đường và carbohydrate. Hạ và ổn định đường
huyết. Thúc đẩy tiết hooc môn GLP-1 thúc đẩy việc tiết Insulin tự nhiên. Thải
độc – giảm cân và làm đẹp da.
 Viên uống khổ qua rừng mudaru
- Thành phần: Khổ qua rừng
15
- Công dụng: Hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu
đường. Hỗ trợ điều trị các bệnh khác như: Cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm
cholesterol, giảm mỡ máu, mỡ gan, hỗ trợ đanh tan sỏi thận, rối loạn lipid máu,
nám sạm da…
 Hạ thanh đường
- Thành phần: Câu kì tử,mạch môn, đan bì,thiên hoa phấn.
- Công dụng: Hạ đường huyết xuống mức ổn định, hỗ trợ điều trị tiểu đường và
ngăn ngừa các biến chứng,…Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 – 2
 Tiểu đường Đan B-faco
- Thành phần: Sinh địa, Lô hội, Hạt trái trâm, Dây thìa canh, Quả nổ, Hoài sơn,
Đỗ trọng, Khổ qua rừng,...
- Công dụng: Hạ đường huyết về mức an toàn, duy trì bền vững và lâu dài.
 Diabetna
- Thành phần: chiết xuất dây thìa canh 100%
- Công dụng :
+ Hỗ trợ sinh tân , chỉ khát, hạ đường huyết
+ Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
+ Ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường
 Bonidiabet
- Thành phần: Magie, kẽm, selen, crom, axit alpha lipoic, dây thìa canh,
khổ qua, hạt methi, quế, lô hội, vitamin C
- Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ các
liệu pháp hỗ trợ điều trị và làm giảm nguy cơ các biến chứng bệnh tiểu
đường.
 Đường huyết medi happy
- Thành phần:Dây thìa canh ; Giảo cổ lam ; Khổ qua ; Chè đắng ; Chiết xuất hạt
methi ; Ngũ vị tử ; Mạch môn, Hoàng kỳ
- Công dụng: Người bị bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường, dùng cho người có cholesterol, lipid trong máu cao
Câu 20: Các thực phẩm chức năng phòng ngừa bệnh tim mạch?
 Ích tâm khang
- Thành phần : cao đan sâm, cao hoàng đằng, cao natto,L-carnitine,Magie
- Công dụng :
+Tăng cường chức năng tim, làm chậm tiến trình suy tim, cải thiện chất lượng
sống
+Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho phù, đau tim, đau thắt ngự
+Hỗ trợ giảm cholesterol máu, xơ vữa động mạch
+Phòng ngừa suy tim, giảm biến chứng tim mạch
 Nattokinase Complex
- Thành phần: Nattokinase,Grape Seed Extract
- Công dụng:
 Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đột quỵ
 Làm tan máu đông, ngăn sự hình thành các cục máu đông, thúc đẩy quá
trình lưu thông máu và ngăn chặn xơ vữa động mạch
16
 Hỗ trợ bảo vệ thành mạch máu, điều hòa h.áp
 Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở
những người gặp vấn đề liên quan đến tim mạch.
 CoQ10 with Extra Virgin Olive Oil
- Thành phần: CoQ10, Extra Virgin Olive Oil
- Công dụng:
 Hỗ trợ điều trị một số bệnh tim mạch, tăng cường quá trình lưu thông
dòng máu
 Tăng cường chức năng tim, điều hòa huyết áp
 Giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa và cải thiện bệnh xơ vữa động mạch
 Mason Natural CoQ10 30mg
- Thành phần:Coenzyme Q10
- Công dụng:
 Hỗ trợ điều trị một số bệnh tim mạch, cải thiện chức năng tim.
 Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giúp điều hòa huyết áp.
 Giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa và cải thiện bệnh xơ vữa động mạch.
 Noguchi Nattokinase Premium 4000FU
- Thành phần: đậu nành lên men, chiết xuất vỏ hành, chiết xuất hạt tiêu đen.
- Công dụng:
 Ngăn ngừa và loại bỏ các cục máu đông, hỗ trợ giải tỏa tình trạng tắc
nghẽn mạch máu, giúp quá trình điều hòa và lưu thông máu diễn ra hiệu
quả.
 Điều hòa huyết áp, hạn chế tình trạng nhồi máu cơ tim, hỗ trợ chức năng
tim mạch.
 Blackmores Super Strength CoQ10
- Thành phần: Coenzyme Q10
- Công dụng:
 CoQ10 hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, duy trì hoạt động bình thường của tim
 Chống oxy hóa giúp, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề
kháng và bảo vệ tất cả các tế bào, nhất là các động mạch, trước sự tấn
công của các gốc tự do
 Hỗ trợ cân bằng cholesterol

17

You might also like