You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II HÓA 11 (CHUYÊN)

I. ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ


- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).
- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân
tử và công thức cấu tạo.
- Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.
- Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.
- Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.
- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học
- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
- Liên kết cộng hoá trị (đơn, đôi, ba).
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.
- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
II. ANKAN
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.
- Ứng dụng của ankan.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của một số ankan đầu dãy đồng đẳng.
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của
phản ứng cháy.
III. HIĐROCACBON KHÔNG NO
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử anken, ankađien và ankin.
- Đồng phân cấu tạo anken, ankađien và ankin.
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của một số anken, ankađien và ankin.
- Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX; phản ứng trùng hợp;
phản ứng oxi hoá anken, ankađien và ankin.
- Phương pháp điều chế anken, ankađien và ankin trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng
dụng.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken, ankađien và ankin cụ thể.
IV. HIĐROCACBON THƠM
1. Benzen và đồng đẳng
- Định nghĩa, công thức chung.
- Đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.
- Công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi
hoá mạch nhánh.
- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc

2. Stiren
- Công thức phân tử, viết công thức cấu tạo
- Đặc điểm cấu tạo,
- Tính chất hoá học : Phản ứng thế , phản ứng cộng vào vòng benzen; Phản ứng thế và oxi hoá mạch
nhánh.
- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc
V. TỔNG HỢP HIĐROCACBON
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số hiđrocacbon.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của hiđrocacbon.
- Xác định được công thức phân tử và hàm lượng các chất trong hỗn hợp.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng hiđrocacbon trong hỗn hợp.
- Viết được phản ứng liên hệ giữa các loại hiđrocacbon.
VI. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON
1. Ancol
- Định nghĩa, phân loại ancol.
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc  chức và thay thế).
- Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken
hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.
- Danh pháp (gốc  chức và thay thế).
- Tính toán lượng chất theo phản ứng quen thuộc.
- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.
- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C  5C).
- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
- Bài tập hỗn hợp các ancol
2. Phenol
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phản ứng hoá học.
- Ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Tính chất hoá học: tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc.
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của phenol.
- Tính khối lượng phenol hoặc sản phẩm tạo thành thông qua các phản ứng đặc trưng.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo thông qua các phản ứng đặc trưng.
- Bài tập hỗn hợp ancol, phenol.
3. Anđehit
- Gọi tên andehit
- Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung
dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro).
- Tính toán lượng chất theo phản ứng quen thuộc
- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit
axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.
- Viết công thức cấu tạo, gọi tên các andehit no, đơn chức, mạch hở
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic,
- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hỗn hợp hai andehit thông qua các phản ứng đặc
trưng.
- Tính % khối lượng của hỗn hợp thông qua các phản ứng đặc trưng.
- Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit; Kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Phân biệt andehit với các dẫn xuất hidro cacbon khác thông qua phản ứng đặc trưng.
4. Axit cacboxylic
- Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu
hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
- Viết cấu tạo các đồng phân axit CnH2nO2 và gọi tên
- Viết các phương trình hóa học minh họa thể hiện tính chất hóa học của axit cacboxylic.
- Phân biệt axit với ancol, phenol, anđehit bằng phương pháp hóa học.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ của các axit thông qua các phản ứng hóa học đặc trưng.
- Phương pháp điều chế: Dùng một số bài tập để chỉ ra mối liên hệ giữa axit với các hợp chất đã
học( Oxi hóa ancol, anđehit, ankan; lên men giấm; tổng hợp metanol với CO
VII TỔNG HỢP DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON
- Viết phương trình hóa học biểu diễn mối quan hệ giữa các dẫn xuất
- Xác định công thức phân tử viết công thức cấu tạo, gọi tên
- Viết phương trình điều chế các chất
- Bài tập tính toán về hỗn hợp(hai dẫn xuất khác nhau) thông qua các phản ứng đặc trưng.
- Xác định công thức cấu tạo của các chất thông qua các phản ứng đặc trưng.
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng theo các sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện, nếu có)
a. natri axetat metan axetilen benzen brom benzen Natri phenolat
phenol axit picric
b. Natri axetat Metan Axetilen etilen Ancol etylic etyl axetat
ancol etylic anđehit axetic amoni axetat axit axetic Natri axetat
Bài 2: Viết các phương trình phản ứng để điều chế ancol etylic; ancol metylic; ancol anlylic; Glyxerol;
Propan-1,2-điol; ancol benzylic từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ khác.
Bài 3: Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên các sản phẩm hữu cơ tạo thành trong các
trường hợp sau :
a) Propan-2-ol tác dụng với H 2SO4 đặc ở 140oC.
b) Metanol tác dụng với H 2SO4 đặc tạo thành đimetyl sunfat.
c) Propan-2-ol tác dụng với KBr và H 2SO4 đun nóng.
d) Ancol isoamylic tác dụng với H 2SO4 đặc ở 180oC.
Bài 4: Từ n-butan và một số hóa chất, điều kiện phù hợp, viết các phương trình phản ứng điều chế: anđehit
axetic, etilen glicol, PVC, polivinyl axetat, cao su buna, p-clonitrobenzen, m-clonitrobenzen. TNT.
Bài 5: Viết và gọi tên các đồng phân mạch hở ứng với CTPT C 5H8. Đồng phân nào tác dụng được với dung
dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa ? Đồng phân nào tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành cao su ? Viết
các phương trình phản ứng.
Bài 6: Hiđrocacbon A, B đều ở dạng mạch hở. Trong phân tử A có 5 liên kết  và 4 liên kết , trong phân tử B
có 7 liên kết  và 3 liên kết . Xác định CTCT và gọi tên A, B.
Bài 7: Có hỗn hợp các chất khí C2H6, C2H4, C2H2, CO2. Dùng phương pháp hóa học tác lấy riêng từng chất
tinh khiết.
Bài 8: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho butan phản ứng với :
a. Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1 : 1
b. Tách 1 phân tử H2
c. Crăcking
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp 2 hiđrocacbon đều không no, mạch hở. Sau phản ứng cho toàn bộ
sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 216,4 gam dung dịch NaOH thì thu được 250 gam dung dịch chứa hỗn hợp 2
muối NaHCO3 và Na2CO3 có nồng độ tương ứng là 10,08% và 12,72%.
a. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon.
b. Tính % khối lượng từng hiđrocacbon trong hỗn hợp đầu.
Bài 10: Cho 4 hợp chất hữu cơ A, B, C, D có công thức tương ứng : CxHx, CxH2y, CyH2y và C2xH2y. Tổng khối
lượng phân tử của chúng là 286 đvc. Xác định CTPT và CTCT của chúng. Biết A mạch hở, C mạch vòng, D là
dẫn xuất của benzen. Gọi tên các đồng phân của A, B, D.
Bài 11: Cho hỗn hợp A gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau tham gia phản ứng hợp nước có xúc tác thì
được hỗn hợp ancol B. Cho B tác dụng với Na thu được 5,6 lít khí ở (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong thì thu được 75g muối trung tính và
40,5g muối axit.
a. Xác định công thức 2 olefin.
b. Tìm % khối lượng và thể tích từng olefin trong A.
Bài 12: Khi đốt cháy một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO 2. A có thể làm mất
màu dung dịch brom có nối đôi và có thể kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh.
Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.
Bài 13: Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy
khối lượng bình tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại thu được một lượng CO2 và 3,24g H2O.
a. Tính thành phần % thể tích mỗi khí.
b. Dẫn lượng CO2 nói trên vào bình đựng 200 ml dung dịch KOH 2,6M. Hãy xác định nồng độ M các
chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 14: Chia hỗn hợp gồm 2 rượu no mạch hở A, B làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng hết với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc) .
Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,06 gam H2O và 5,28 gam CO2.
Xác định công thức cấu tạo của 2 rượu, biết khi đốt V thể tích hơi của A hoặc B thì thể tích CO 2 thu được
trong cùng điều kiện nhiệt độ và nhiệt độ đều không vượt quá 3V.
Bài 15: A là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O. Tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2. Khi tác dụng với
AgNO3 trong NH3 ta thu được muối của 1 axit hữu cơ đơn chức.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và tên gọi của A. Viết phơng trình phản ứng điều
chế A từ pentan.
Bài 16: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic A, B đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Cho 12,9
gam X tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaHCO 3 1M, cô cạn dung dịch thu được đến khối lượng không đổi
còn lại 21,05 gam chất rắn khan.
a. Xác định CTCT thu gọn của A, B.
b. Cho 12,9 gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, kết thức phản ứng thu
được m gam kết tủa Ag. Tính giá trị của m.
Bài 17: Khi chuyển hoàn toàn 5,4 gam một anđehit no đơn chức, mạch hở thành axit hữu cơ tương ứng bằng
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được một lượng Ag. Hòa tan lượng Ag này trong dung dịch HNO 3 đặc
thu được 3,36 lít khí NO2 (đktc).
Xác định CTCT và gọi tên anđehit.
Bài 18: Dẫn m gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO dư đun nóng. Ngưng tụ phần hơi thoát ra được hỗn
hợp X gồm anđehit, ancol etylic và H2O. Biết ½ lượng X tác dụng với Na (dư) giải phóng 3,36 lít H2 (ở đktc),
còn 1/2 lượng X còn lại tác dụng với dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo được 25,92 gam Ag.
a. Tính giá trị m.
b. Tính hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic.
Bài 19: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm
HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc dung dịch AgNO3/NH3),
được 12,96 gam Ag. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH.
Bài 20: Đốt cháy 37,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức mạch thẳng, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu
được 88 gam CO2 và 36 gam H2O.
a. Xác định CTCT của hai ancol, đọc tên.
b. Lượng hỗn hợp ancol làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch KMnO4 2M?
c. Trộn 9,4 gam hỗn hợp 2 ancol trên với 6 gam ancol X rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 35,2 gam CO2
và 16,2 gam H2O. Tìm công thức của X.

---------Hết----------

You might also like