You are on page 1of 14

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ
MÔI TRƯỜNG
BÀI 3. PHÁP
LUẬT VỀ VỆ
SINH MÔI
TRƯỜNG
1, Pháp luật về vệ sinh nơi công
cộng

1.1. Vệ sinh trên đường phố

1.2. Vệ sinh ở những nơi công cộng


khác

1.3. Vệ sinh trong chăn nuôi gia


súc, gia cầm
2. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm

2.1.1. Định nghĩa thực phẩm và an toàn thực phẩm

Thực phẩm, được hiểu “là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử
dụng như dược phẩm” (Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm).

“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người” (Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm).

“Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh
an toàn thực phẩm).
• Sở dĩ có cách hiểu thế này vì hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử
dụng rộng rãi là vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm
(food safety):
• Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không
chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực
phẩm còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực
phẩm.
• An toàn thực phẩm: Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực
phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái
niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
• 2.2. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
• Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương.
• Cơ quan có thẩm quyền riêng: Bao gồm rất nhiều Bộ, ngành khác nhau (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,…). Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan
quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực
hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.3. Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với
thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với
sức khoẻ, tính mạng con người.
- Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm.
- Yêu cầu về ghi nhãn thực phẩm.
- Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
- Đối với thực phẩm nhập khẩu.
2.4. Thanh tra nhà nước về an toàn thực phẩm
Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành. Thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế,
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về
thanh tra.
Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm: Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về
an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành; thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm
do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực
phẩm; thanh tra hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; thanh tra hoạt
động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
3. Pháp luật về vệ sinh trong việc quàn, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng thi hài, hài cốt
• Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài: Tất cả người chết do nguyên nhân thông thường không được để
quá 48 giờ sau khi chết (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của cơ quan y tế, công an hoặc pháp y). Nếu
chết do các bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt thán, hoăc chết vì chiến tranh vi khuẩn do địch gây ra thì
tử thi khi khâm liệm phải sát khuẩn. Sau đó phải chôn ngay không được để quá 24 giờ. Việc quàn, khâm
liệm, chôn người chết do nguyên nhân thông thường và việc khâm liệm, chôn người chết do bệnh dịch
đều phải theo đúng quy định của Bộ Y tế. Những trường hợp hoả táng phải được phép của chính quyền
và phải làm theo đúng những quy định của cơ quan y tế địa phương và tiến hành theo sự hướng dẫn của
cán bộ y tế.
Vệ sinh trong di chuyển thi hài, hài cốt:

Việc di chuyển người chết từ nhà đến nghĩa địa phải chở bằng phương tiện riêng. Nếu quãng đường chuyên chở
dài trên 50 km thì bất cứ chết vì nguyên nhân gì và chuyên chở bằng phương tiện gì, người chết cũng phải để
trong quan tài, dưới đáy quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát khuẩn. Nếu có điều kiện thì
dùng quan tài bọc kẽm.

Trường hợp chuyên chở trong đoạn đường dài phải dùng phương tiện vận chuyển nhanh, không được đi quá 24
giờ. Nếu chuyên chở quá thời gian đó thì không được chuyên chở tiếp mà phải chôn tại chỗ. Khi chuyên chở
trên quãng đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Uỷ ban Nhân dân và cơ quan y tế địa
phương. Nếu không có đủ những giấy tờ trên, chính quyền địa phương trên đường vận chuyển theo yêu cầu của
y tế có quyền giữ lại và cho chôn tại nghĩa địa gần nhất. Trường hợp chết do các bệnh dịch tối nguy hiểm hoặc
chết do chiến tranh vi sinh vật thì không được di chuyển người chết mà phải chôn tại chỗ.
• Vệ sinh trong việc bốc mộ:

Nếu chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được bốc mộ. Trường hợp đặc
biệt nhưng không phải chết do bệnh truyền nhiễm, việc bốc mộ trong thời gian quá 1 năm
và dưới 3 năm phải có giấy phép của Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cơ quan y tế.

Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh
của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng những quy định của cơ quan y tế. Khi tiến
hành khai quật phải có đầy đủ các phương tiện phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm
các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai quật và chôn cất lại. Nếu chết do các bệnh
truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được bốc mộ
Vệ sinh trong việc di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam:
Việc di chuyển người chết qua biên giới phải theo đúng điều lệ kiểm dịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt
Nam và những điểm chi tiết sau đây:
- Người chết di chuyển qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ những quy
định như đối với trong nước, nhưng quan tài bắt buộc phải làm bằng kẽm và phải hàn kín.
- Không được di chuyển người chết do bệnh dịch qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm cũng phải khâm liệm, chôn cất theo đúng những quy định ở trên.
- Việc chuyên chở người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các phương tiện
ô tô, tầu hoả, máy bay, tầu thuỷ... phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định. Đối với việc di chuyển bằng tàu
hoả thì quan tài phải bọc kẽm trong có lót ni-lông và chất hút nước, phía ngoài bằng gỗ, phải có đóng xi của công an
và y tế, và phải đặt ở toa riêng, kín. Đối với việc di chuyển bằng máy bay thì khâm liệm như đối với tầu hoả, trên
máy bay có ngăn buồng riêng và kín (nếu là máy bay thường). Đối với việc di chuyển bằng xe ôtô thì phải dùng ôtô
riêng. Đối với việc di chuyển bằng tầu biển, phải để ở buồng riêng và kín. Trong toa tầu, máy bay, tầu biển, ôtô và
buồng dùng để xác người chết không được để bất cứ một vật gì khác ngoài quan tài, ảnh và hoa.
• Bảo vệ môi trường làng nghề (sinh viên tự nghiên cứu)

You might also like