You are on page 1of 9

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM


VỀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 2: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG; KHẮC PHỤC
Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG
1. Quản lý chất thải

❖Khái niệm chất thải

Định nghĩa: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
(Khoản 18 Điều 3 Luật BVMT 2020)
Phân loại:

·Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải
rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.

·Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động
khác.
·Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất
thải nguy hại và chất thải thông thường.
Nội dung quản lý chất thải:

Quản lý chất thải nguy hại.

Quản lý chất thải rắn thông thường.

Quản lý nước thải.

Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu.

Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
2. Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường

-Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường
của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

-Biểu hiện: bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất,…; Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật,….; sự cố trong tìm
kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò,…; sự cố trong lò phản ứng hạt
nhân,…

-Phân loại: (1) do TN; (2) do con người; (3) con người+ tác động tự nhiên.

CSPL: Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020


Trách nhiệm phòng ngừa sự cố MT: Điều 122 LBVMT
Chủ dự án đầu tư, cơ sở
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bộ, cơ quan ngang Bộ
❖ Trách nhiệm ứng phó sự cố MT:
Về TN tổ chức ứng phó sự cố MT: Điều 125 LBVMT
Về TN phục hồi MT sau sự cố: Điều 126 LBVMT
3.Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

3.1. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước


thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm
khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.

- Căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác động của nó tới môi
trường xung quanh. Một cơ sở gây ô nhiễm không hẳn đã là cơ sở vi phạm
pháp luật môi trường.
3.2. Xử lý, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm

- Khắc phục ô nhiễm môi trường là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến môi
trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô nhiễm.

- Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng

- Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được quy định đối với các tổ
chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi
trường.

You might also like