You are on page 1of 3

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Dự án: Khu đất phía Nam Trụ sở Viễn Thông Quân Đội Viettel – Chi nhánh Phú Yên tại phường 9, thành phố Tuy Hòa
1. Thông tin chung
- Tên dự án: Khu đất phía Nam Trụ sở Viễn Thông Quân Đội Viettel – Chi nhánh Phú Yên tại phường 9, thành phố Tuy Hòa
- Hạng mục:
- Cấp công trình: cấp I - Loại công trình: công trình dân dụng
- Địa điểm: Đại lộ Hùng Vương - Phường 9 - TP Tuy Hòa - Phú Yên
- Diện tích xây dựng: 2930 m2 - Phương án móng dự kiến: móng cọc khoan nhồi
- Số tầng: 29 tầng nổi, 01 tầng hầm - Độ lún tuyệt đối cho phép: ≤ 8cm
- Hệ kết cấu: kết cấu bê tông cốt thép toàn khối - Độ lún lệch tương đối: ≤ 0.002
- Tải trọng dự kiến: 1000 – 2000 T - Giai đoạn thiết kế: thiết kế bản vẽ thi công
2. Mục đích khảo sát xây dựng
- Phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế thi công xây dựng công trình
- Xác định ranh giới, bề dày các lớp đất đá theo diện và theo chiều sâu. Xác định chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất, đá, nước trong
phạm vi khảo sát nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ việc tính toán thiết kế và lập biện pháp thi công nền móng công trình
- Đánh giá các hiện tượng địa chất bất lợi có thể có, phân tích được sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng. Đánh
giá sơ bộ khả năng chịu lực của các lớp đất và kiến nghị giải pháp thiết kế, xử lý nền móng cho công trình
3. Phạm vi khảo sát xây dựng
- Phạm vi mặt bằng khảo sát giới hạn trong phạm vi xây dựng công trình và địa hình địa mạo các khu vực xung quanh
- Chiều sâu khảo sát đối với công trình trên nền tự nhiên phải lớn hơn chiều sâu đới chịu nén từ 1 m đến 2 m. Với cọc chống
hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò không ít hơn 5 m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải
vụn do đứt gãy hoặc hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không phong hoá ít nhất 3 m. Đối với cọc ma sát hoặc
ma sát là chính, chiều sâu thăm dò phải vượt qua chiều sâu vùng hoạt động của móng khối quy ước dưới mũi cọc, tới độ sâu
mà ứng suất của công trình truyền xuống nhỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do trọng lượng bản thân của đất gây ra
4. Các tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 4419-1987 Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản
- TCVN 9437:2012 Khoan thăm dò địa chất công trình
- TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng
- TCVN 9402-2012 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng Các tơ
- TCVN 9351:2012 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
Và các tiêu chuẩn quy chuẩn khác có liên quan.
5. Khối lượng các công tác khảo sát
STT Tên công việc
Số lượng hố khoan: 04 hố (vị trí xem bản vẽ kèm theo). Xác định cao độ hố khoan theo cao độ tuyệt đối quốc gia
1
(Nếu không có cao độ quốc gia phải chỉ định mốc cố định để tính cao độ)
Chiều sâu hố khoan và điều kiện dừng khoan:
- 01 hố khoan khống chế dự tính sâu 80m. Điều kiện dừng khoan: khi gặp lớp đất tốt có SPT ≥100 liên tục tối thiểu 20m
2 Nếu gặp đá: khoan từ khi gặp đá tối thiểu 20m, hoặc từ khi gặp đá phong hóa nhẹ (RQD ≥ 60%) liên tục tối thiểu 10m
- 03 hố khoan thông thường, chiều sâu căn cứ theo kết quả khoan sơ bộ của các hố khoan khống chế
Chiều sâu hố khoan thực tế phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 9363:2012
3 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: 2m thí nghiệm 1 lần
Xác định chỉ tiêu cơ lý, chiều dày, tên và trạng thái các lớp đất đá. Mật độ lấy mẫu: 2m/01 mẫu
Xác định 9 chỉ tiêu cơ lý cho mẫu đất nguyên dạng, 7 chỉ tiêu cơ lý cho mẫu đất không nguyên dạng
STT Chỉ tiêu cơ lý của đất Ký hiệu
1 Thành phần hạt
2 Độ ẩm tự nhiên W (%)
3 Khối lượng thể tích tự nhiên ɣw (g/cm3)
3
4 Khối lượng riêng ɣg (g/cm )
2
5 Hệ số nén lún a1-2 (cm /Kg)
6 Góc ma sát trong ᵩ(º)
7 Lực dính C

8 Giới hạn chảy W L (%)

9 Giới hạn dẻo W p (%)

10 Dung trọng khô ɣc (g/cm3)

11 Hệ số rỗng e
12 Độ rỗng n (%)
13 Độ bão hòa G (%)
4
14 Chỉ số dẻo Ip (%)
15 Độ sệt IL
2
16 Áp lực tính toán quy ước R0 (kG/cm )
2
17 Modun tổng biến dạng E0 (kG/cm )

Khi lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và mức độ nứt nẻ, chỉ số RQD, TCR, các tính chất vật lý cần
thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá, màu sắc, đặc điểm cấu trúc thành tạo
STT Chỉ tiêu cơ lý của đá Ký hiệu
1 Độ ẩm bão hòa W (%)
3
2 Dung trọng bão hòa ɣw (g/cm )

3 Dung trọng khô ɣc (g/cm3)


4 Khối lượng riêng ɣg (g/cm3)

5 Tỷ lệ khe hở E
6 Độ rỗng n (%)
7 Độ khe hở (%)
8 Độ bão hòa G (%)
9 Cường độ kháng ép khô (kG/cm2)
2
10 Cường độ kháng ép bão hòa (kG/cm )
11 Hệ số hóa mềm
12 Chỉ số RQD, TCR (%)
Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn:
- Xác định mực nước ngầm và khả năng ăn mòn bê tông của mẫu nước. Thí nghiệm phân tích mẫu nước: 02 mẫu
5 - Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn đối với công tác thi công nền móng.
- Khi thi công có hố đào sâu cần dự báo được khả năng hạ mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng các công trình lân cận
và kiến nghị các giải pháp xử lý
Nội dung bảo cáo khảo sát địa chất:
6
- Theo phụ lục A tiêu chuẩn TCVN 9363:2012 Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
6. Thời gian thực hiện khảo sát: 20 ngày
7. Yêu cầu khác
- Việc khảo sát và báo cáo khảo sát địa chất phải tuân theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành
- Đơn vị thực hiện khảo sát địa chất chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về kết quả khảo sát và các thông tin,
số liệu do mình lập trong báo cáo khảo sát địa chất
- Năng lực đơn vị khảo sát phải phù hợp với cấp công trình và dự án thực hiện khảo sát địa chất, đã từng thực hiện tối thiểu 03
công trình hoặc dự án tương đương. Các cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án phải có trình độ đại học trở lên và phải có
chứng chỉ hành nghề phù hợp với cấp công trình thực hiện khảo sát.

Chủ đầu tư Đơn vị tư vấn thiết kế


Công ty CP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương Công ty …

Nguyễn Hồng Vinh

You might also like