You are on page 1of 3

Chủ nhật, ngày 12 tháng 12 năm 2021

LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU


1.
Văn bản: Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham
chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ
cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên
bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví
quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao
lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến
mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt
nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng
không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một
cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí
trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng
mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ
nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm
như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa
mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một
mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm
lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm
lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm
cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của
mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng
khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
- Tự sự
2. Xác định trường từ vựng có trong văn bản
- Xanh bóng, đỏ hoe, xù xì, thô ráp
3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ có trong in đậm
- So sánh: thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.
- Tác dụng: phép so sánh giúp cách nói và cách viết trở nên giàu hình
ảnh, sinh động. Đồng thời gợi tả một cách cụ thể, rõ nét đặc điểm của
thân cây vú sữa. từ đó, cho người hiểu, cảm nhận được cây vú sữa cũng
có những hoạt động, những đặc điểm như ng mẹ. Cần mẫn, chịu thương,
khó, vất vả nuôi con.
4. Xác định thành phần câu và cho biết mối quan hệ giữa các vế trong
câu sau:
Nước mắt cậu/ rơi xuống gốc cây, cây xòa cành/ ôm cậu, rung rinh
C1 V1 C2 V2 V3
cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Mối quan hệ : tiếp nối
5. Nêu tác dụng của dấu hai chấm có trong văn bản:( dấu hai chấm,
ngoặc đơn, ngoặc kép)
- Báo trước có sự xuất hiện lời đối thoại
6. Từ tượng hình, từ tượng thanh: xù xì, thô ráp,vùng vằng
7. Xác định từ loại: thán từ, tình thái từ
- thay, ơi
8. Nêu nội dung của văn bản
Văn bản kể về một bé được chiều chuộng, trở nên hư hỏng,. Trước
sự dạy dỗ của mẹ cậu không chấp nhận và bỏ nhà đi. Đến khi đói, lạnh,
bị đánh cậu mới trở về nhưng mẹ không còn nữa. Cậu đau khổ vì điều
đó. Cậu đã ôm cây vú sữa khó. Cây cho cậu quả. Ôm ấp cậu. Cậu bé
nhận ra lỗi lầm của mình. Câu chuyện một mặt phê phán những đứa trẻ
hư không nghe lời mẹ. Mặt khác, đề cao, ca ngợi tình yêu ng mẹ dành
cho con.
- Nêu ý nghĩa của văn: Văn bản ca ngợi tình mẫu tử. Nhắc nhở ta phải
hiếu đạo với cha mẹ.
- Bài học tâm đắc em rút cho bản thân từ văn bản.
-> Tình mẫu tử bao giờ cũng đẹp đễ và thiêng liêng, chúng ta phải có
trách nhiệm giữ gìn nó. Hiếu thảo với cha mẹ bao nhiêu cũng không
vừa. Phải đc thể hiện qua những hành động việc làm cụ thể, thiết thực.
Đọc hiểu 2:
Tôi nghĩ rằng “ vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt
được sự may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống
như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét
ái tình.Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành
quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý
chí nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như
thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống. Hãy cứ tin vào
sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một món quà.
Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói: “ sự may mắn chẳng tặng
không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay thôi” . Vì vậy, đừng tìm kiếm nó,
đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó… và hãy nhớ rằng mọi vận
may chỉ là khởi đầu.
( Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
- Nếu bản thân luôn cố gắng
- Có tri thức
 thì không sợ kém may mắn.
II. Củng Cố và định hướng cho bài thuyết minh cuối kì..
- 1. Tìm hiểu và đọc thuộc phần nguồn gốc: Đồng hồ treo tường ; quạt tường;
nồi cơm điện, đèn học, bút bi…, chiếc cặp .
* Đèn học: Tháng 1 năm 1879, tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park,
New Jersey( nước nào) Thomas Edison – một trong những nhà phát minh nổi
tiếng nhất của mọi thời đại đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Đèn phát
sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thuỷ tinh hút
chân không để chống oxy hóa. Trên nèn tảng đó, theo thời gian, theo nhu cầu
trong cuộc sống của con ng. Chiếc đèn bàn học được sáng tạo ra

You might also like