You are on page 1of 23

Bài 1.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu hỏi:
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
- Nêu nội dung chính của bài thơ?( trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
- Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ:
“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?”
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”
Lời giải:
- Phương thức biểu cảm.

pg. 1
- Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư
trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun
trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối
nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình
thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu
thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này
mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành
của mỗi con người chúng ta với mẹ.
- Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
Câu hỏi:
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
- Nêu nội dung chính của bài thơ?( trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
- Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ:
“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?”
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”
Lời giải:
- Phương thức biểu cảm.
- Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư
trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun
trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối
nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình
thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu
thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này
mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành
của mỗi con người chúng ta với mẹ.
- Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
- Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu
hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
- Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm
trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
- Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:

pg. 2
Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của
mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Hình
ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von dáng bầu bí như
giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi nhọc nhằn, kết tụ những vất vả hi
sinh của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ âm thầm trong vất
vả nhọc nhằn của mẹ để vun xới những mùa quả tốt tươi.

Mẹ và quả đọc hiểu - Đề số 2


Câu a. Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ "quả" trong
những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?
Câu b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ sau:
"Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh"
Câu c. Ở khổ thơ thứ 2, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình
cảm của nhà thơ đối với mẹ?
Lời giải:
Câu a.
- Từ "quả" có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.
- Từ "quả" có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12, chỉ những đứa con lớn lên
bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của. mẹ.
Câu b.
- Các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ là:
+ Hoán dụ "bàn tay mẹ mỏi", lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già
yếu của mẹ.
+ Ẩn dụ so sánh "một thứ quả non xanh" - chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ
+ Bộc lộ tâm tư sâu kín: Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ
ngày mẹ mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với "vườn người" mẹ đã
vun trông suốt cả cuộc đời, lòng mẹ sẽ buồn đau. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn
to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn

pg. 3
mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con
nên giàu sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình!
Câu c.
- Khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh "giọt mồ hôi mặn" "lòng thầm lặng mẹ tôi", tác giả đã
khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh. Mẹ
vẫn âm thầm chăm sóc, vun trồng cho những bầu, những bí như chăm sóc chính những
đứa con của mẹ, dẫu gian truân không một chút phàn nàn. Nhà thơ đã có một hình ảnh so
sánh độc đáo - dáng hình của bầu bí như dáng giọt mồ hôi, hay giọt mồ hôi mẹ cứ dài theo
năm tháng, như những bí những bầu. Qua đó, hình ảnh mẹ hiện lên bình dị mà đẹp đẽ biết
bao!
- Nhà thơ đã thấu hiểu những vất vả, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì con. Câu thơ "Lũ
chúng tôi từ tay mẹ lớn lên" giọng ngậm ngùi chất chứa biết bao thương cảm, thành kính,
biết ơn.

Mẹ và quả đọc hiểu - Đề số 3

Câu 1: Những thông tin sau đây về “Mẹ và quả” đúng hay sai?
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào
mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?
Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt
trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh
đó.
Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ
dành cho mẹ là gì?
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí
và bầu thì lớn xuống là gì?
A. Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.

pg. 4
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ? Chúng mang dáng
giọt mồ hôi mặn - Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi?Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai
dòng thơ này.
Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc
của nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là:
A. Phụ chú.
B. Khởi ngữ.
C. Tình thái.
D. Gọi đáp.
Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háicó nghĩa là gì?
Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏicó nghĩa là gì?
Câu 13: Những bpháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tdụng của
những biện pháp đó là gì?
Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và ghi lại
tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.
Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?
Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục
ngữ hay ca dao đó.
Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác phẩm
viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt lớn nhất về mặt
nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) với những tác phẩm
ấy.
Câu 18: Đọc xong bthơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua
những mẩu tin sau?
Lời giải:
Câu 2: - Chủ đề bài thơ: viết về hình ảnh người mẹ, về tình mẫu tử.
Câu 3: - Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện 5 lần. Chữ “quả” trong các dòng
sau mang ý nghĩa tả thực: “Những mùa quả mẹ tôi hái được…Những mùa quả lặn rồi lại
mọc”. Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.
- Chữ “quả” trong dòng sau có ý nghĩa biểu tượng: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời…
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Các con giống như một thứ quả lớn lên từ sự chăm
sóc ân cần của mẹ.

pg. 5
Câu 4: - Ý nghĩa từ “trông” trong dòng thơ ấy thể hiện sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của
mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ
của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.
Câu 5: - Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật
của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần
hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các
con mà không quản nhọc nhằn.
Câu 6: - Ở khổ thơ thứ nhất, người mẹ hiện lên với hình ảnh lam lũ, tần tảo, vất vả nhưng
vẫn lạc quan. Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là cảm xúc yêu thương, kính trọng.
Câu 7: - Chọn D.
Câu 8: “Giọt mồ hôi mặn” là phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về
những hi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ. Từ đó ta thấy được tình cảm sâu nặng của
đứa con với công lao suốt đời của người mẹ. Đọc hai câu thơ ta càng hiểu, càng yêu hơn
biết bao nhiêu bóng hình của người mẹ Việt Nam “sớm chiều nhẫn nại/Nhẫn nại nuôi con
suốt đời im lặng/Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” (TH)
Câu 9: - Người mẹ hiện lên với những hi sinh thầm lặng. Giọt mồ hôi mẹ nuôi những
“quả” và chúng con lớn lên mỗi ngày. Cảm xúc của nhà thơ là trân trọng, biết ơn.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: Có nghĩa là: Bảy mươi tuổi mẹ không còn trẻ nữa nhưng mẹ vẫn trông chờ vào
những thứ “quả”, những đứa con mẹ chăm sóc từng ngày. Mong chờ được nhìn thấy thành
quả của mình. Các con là thành quả chăm sóc của mẹ. Mẹ mong được nhìn thấy các con
trưởng thành, thành công, thành đạt. Cho nên có một thứ quả trên đời gọi là “Quả thành
công”.
Câu 12: Nỗi niềm băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi hình dung một ngày mai đôi tay của
mẹ sẽ không còn đủ khỏe nữa để chăm sóc, để bên cạnh con. Vì con dù có là ai đi chăng
nữa thì con vẫn là con của mẹ. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của cuộc đời mỗi
chúng con. Mẹ là gốc phong ba cho con được tựa vào.
Câu 13: - Biện pháp tu từ được sử dụng: nói giảm nói tránh, ẩn dụ
- Tác dụng: từ “mỏi” để chỉ tuổi già của mẹ, lo lắng khi không còn mẹ bên cạnh.
- Ẩn dụ: “quả non xanh” – mỗi con người đều thấy mình còn non dại, bé nhỏ khi xa rời
bàn tay mẹ. Vì “con dù lớn vẫn là con của mẹ/đi suốt đời lòng mẹ vẫn bên con”. Mẹ là chỗ
dựa nên vắng mẹ rồi, xa mẹ rồi con sợ con sẽ không còn ai bên cạnh bảo ban, sẻ chia… đó
là cảm xúc không chỉ riêng nhà thơ mà còn là của tất cả chúng ta.
Câu 14: - Hình ảnh người mẹ hiện lên: 70 tuổi, bàn tay mẹ mỏi. Mẹ đã già, sức khỏe đã
yếu.
- Tâm trạng nhà thơ: lo lắng, lo sợ, băn khoăn nghĩ đến một ngày mai xa

pg. 6
Câu 15:
- Câu này tùy ý kiến chủ quan của các em.
Câu 16:
- Những câu tục ngữ ca dao:
+ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao)
+ Còn mẹ ăn cơm với cá/ Mất mẹ vét lá ngoài đường
+ Mẹ già như chuối chín cây/ Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Câu 17:
- Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số tác
phẩm: “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng, “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh
Châu, Vợ nhặt – Kim Lân…
- Sự khác biệt: (cái này dành cho người ra đề làm)
Câu 18:
Qua bài thơ “Mẹ và Quả” ta càng hiểu càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho
các con, từ đó cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, luân lý. Chúng ta
cần lên án mạnh mẽ những hành động đối xử với mẹ cha như trong các bản tin trên. Đó là
tội bất hiếu, bất kính. Pháp luật cần xử lý nghiêm những hành vi ngược đãi đối với người
già nhất là đối với mẹ cha như trong các bản tin đã nê
Bài 2.
MÙA GIÁP HẠT…
… Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba
anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi
cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi
thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm,
thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật
nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy
ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với viết bao lo
lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên
trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương,
đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn
khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không
khỏi cảm thấy rưng rưng.

pg. 7
Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp
hạt…
(Trích Mùa giáp hạt…, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày
26/4/2018, trang 50)
Câu 1: (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: (0.5 điểm)
Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên.
Câu 3: (1.0 điểm)
Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn
lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt,
lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.
Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu
tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: (1.0 điểm)
Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?
Lời giải:
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.
Câu 2.
Nhan đề mới: Tôi lớn lên/ Kỉ niệm không quên
Câu 3.
- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.
- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác
giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến
cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi”
còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình.
Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết ơn không thể nào quên.
Câu 4.
Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tình yêu thương, sự kính trọng với gia đình, đặc biệt là
lòng biết ơn vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Tác giả hiểu thấu những vất vả gian lao mà
bố mẹ phải trải qua trong những mùa giáp hạt. Nhưng hơn tất thảy, bố mẹ vẫn luôn dành

pg. 8
cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù không còn phải ăn cơm độn khoai sắn nhưng tác giả
vẫn “nhớ lắm những mùa giáp hạt” vì trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, con người mới
cảm nhận được hết tấm lòng của những người thân thương xung quanh.

Câu 1: (2.0 điểm)


Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy
nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.

-KN: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế
mới có câu thơ:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
-Biểu hiện:
+ Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con còn
trong bụng mẹ, đến khi ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn.
+Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho
con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó
khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình
yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời…
-Ý nghĩa: :Là nơi sinh ra, cũng là nơi trở về, là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành,
là nơi….Không gifcó thể thay thế đc.
-Lật lại VĐ: Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó,
vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.
- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để
xứng đáng với tình yêu thương ấy:
+Chăm ngoan, học tập tốt; rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan.
+Luôn làm bố mẹ vui, hiếu thảo.
+Làm việc…

pg. 9
+Chăm sóc khi bố mẹ ốm.
+Chia sẻ khi cha mẹ buồn….

pg. 10
Bài 3.
Bầu trời trên giàn mướp
(Hữu Thỉnh)
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu

ngỡ như không phải vất vả chi nhiều


sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ

trời thu xanh và hoa mướp thu vàng


thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây sao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi.
(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?


Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?
Câu 3. Nêu bố cục của bài thơ.
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp thu
vàng

pg. 11
Lời giải
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên được gợi tả trong tác phẩm là khung cảnh của mùa thu.
Câu 3. Bố cục của bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời
xanh và giàn mướp hoa vàng.
- Hai khổ sau: Nỗi niềm xúc động của tác giả khi đối diện với khung cảnh hiện tại và hoài
niệm về quá khứ.
Câu 4 .
Trời thu xanh và hoa mướp thu vàng là một hình ảnh đẹp, hài hòa về màu sắc. Sắc xanh
của bầu trời và sắc vàng của hoa mướp mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, gợi sự
bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn con người.
Hành trình của hạt mầm
Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt
đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ
ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải
mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo
màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của
cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới
bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa,
mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả
tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.
(Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? (M1-0,5 điểm)
A. Hạt mầm
B. Hạt mưa
C. Mảnh đất
D. Bầu trời
Câu 2. Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? (M1-0,5 điểm)

pg. 12
A. Bàn tay chăm sóc của con người.
B. Mặt đất ẩm ướt.
C. Bầu trời rộng lớn.
D. Những giọt mưa mát lạnh.
Câu 3. Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào? (M2-0,5 điểm)
A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng.
B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.
C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.
D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen.
Câu 4. Mầm cây thực sự cần điều gì? (M1-0,5 điểm)
A. Tình yêu thương của con người.
B. Những cơn mưa mát lạnh.
C. Những tia nắng ấm áp.
D. Những chất dinh dưỡng quý báu.
Câu 5. Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (M3- 1,0
điểm)
Câu 6. Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (M4-1,0 điểm)
âu 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? (M1-0,5 điểm)
A. Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm.
B. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc.
C. Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất.
D. Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn.
Câu 8. Hãy nối vế câu ở cột A với bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” thích hợp ở cột B.
(M3-0,5 điểm)
Cột A Cột B
Hạt mầm bừng tỉnh khi có cơn gió nhẹ thoảng qua.
Hai chiếc lá bé tí nhú ra khi được những hạt mưa mát lạnh đánh thức.
Mầm cây khẽ đung đưa khi hạt mầm vươn mình khỏi mặt đất.
Câu 9. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: (M3-1,0 điểm)

pg. 13
a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ […] “Bầu trời đẹp đẽ
quá!”
b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như […] đất, nước, không khí, ánh
sáng.
Lời giải
Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm
Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

Câu 4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 5. Gợi ý:
Ngoài các yếu tố như đất, nước, không khí để duy trì sự sống, cây còn cần tình yêu thương
của con người để được vun trồng, được chăm sóc, bảo vệ, được phát triển.
Câu 6. Gợi ý:
Em luôn có ý thức bảo vệ cây cối xung quanh như: không ngắt cành, bẻ lá, không xả rác
quanh gốc cây; tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng của trường, lớp phát động;
chăm sóc những chậu hoa, cây cảnh ở vườn nhà, …
Câu 7. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm
Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm 5

Câu 9. - Điền dấu câu thích hợp: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm) - Không điền/ điền sai: 0 điểm
a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ: “Bầu trời đẹp đẽ quá!”
b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như: đất, nước, không khí, ánh sáng.
Bài 4.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

pg. 14
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu
tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai
mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ". (0,75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong
đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"? (0,75 điểm)
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)
Lời giải
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng
chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. (Thí sinh cần
chỉ ra ít nhất 02 từ ngữ trong các từ ngữ trên)
Câu 2. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
o Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường,
mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
o Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ
nhất của cuộc đời.
Câu 3. Nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân
sẽ bùng lên" có thể hiểu:
o Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ
o Mùa xuân: thắng lợi, thành quả

pg. 15
=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu
diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm
tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.
Câu 4. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em nhất
Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một đặc điểm nào đó của tuổi trẻ: kiên
cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ
Nhiều đổi thay như một thoáng mây
Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó
Ngậm im lìm một cọng cỏ may…

Những dấu chân lùi lại phía sau


Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yêu mến và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình


(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

pg. 16
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
(Trích trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ
sau:
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yêu mến và mãnh liệt như cỏ.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 4. Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm
chống Mĩ?
Lời giải
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Thể thơ: tự do
Câu 2:
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp cấu trúc
+ So sánh: ( Mười tám hai mươi sắc như cỏ; dày như cỏ; yếu mềm và mãnh liệt như cỏ)
+ Điệp cấu trúc: như cỏ
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ,
đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
+ Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của những người lính thời kì đó.
Câu 3:
- Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý
giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn

pg. 17
chi Tổ quốc". Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có
trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại?
- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ
trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để
bảo vệ non sông đất nước.
Câu 4:
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ: kiên cường, mạnh mẽ,
đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
Đề 5.
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy
được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như
con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ
trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (1,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ
giống nhau thành lại của con tàu.
Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi
dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?
Lời giải
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: (1,0 điểm)
Biện pháp tu từ trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu là so sánh, ước mơ
được so sánh với bánh lái con tàu.
- Tác dụng
+ Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn
+ Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh nếu con tàu không có
bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì chính là
đang sống hoài, sống phí.
Câu 3: (1,5 điểm)

pg. 18
Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau: Sống mà không có mơ ước tức là không
có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối cùng không
biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống.
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ước mơ.
VD: Dàn ý Nghị luận xã hội về ước mơ:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ
2. Thân bài
a. Giải thích
Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề
gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn,
đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống có ước mơ:
+Chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang
làm.
+Nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện
bản thân mình.
+Biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó.
- Ý nghĩa của việc sống có ước mơ:
+Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều
hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.
+Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý
giá mà không phải ai cũng có được.
+Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã
hôi, cho đất nước phát triển.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được
nhiều người biết đến.
d. Phản đề

pg. 19
Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho
cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền,
viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
 (Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào? Ước mơ
chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những
điều tốt đẹp.
 Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và
khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của
mình.
 Nó là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ
của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.
 Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những
chông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.
 Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? Ước mơ là điều mà ai cũng nên
có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất
phương hướng vô định.)
e.Bài học nhận thức và hành động:
-Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ
dàng đạt được. Chính vì vậy chúng ta phải kiên trì, bền chí vượt qua mọi khó khăn
để biến thì ước mơ thành hiện thực.
-Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn để trở thành con ngoan, trò
giỏi, trở thành người có tri thức, kỹ năng, đạo đức, để thực hiện ước mơ và trở
thành người có ích cho cộng đồng và xã hội.
-Lan tỏa ước mơ cho mọi người xung quanh,…
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân.

CÁCH DIỄN ĐẠT TRONG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Câu 4.Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
Bài thơ mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả xúc động lòng biết ơn của người
con với mẹ. Hai câu thơ trên là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh
thầm lặng của mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của
mẹ hiền. Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von
dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi nhọc nhằn, kết tụ

pg. 20
những vất vả hi sinh của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ
âm thầm trong vất vả nhọc nhằn của mẹ để vun xới những mùa quả tốt tươi. Những câu
thơ là tiếng lòng của người con hiếu thảo bày tỏ lòng yêu kính và biết ơn mẹ. Đồng thơi gợi
ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.

Câu 5.
Trong bài thơ “ Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác giả đã diễn tả lòng
biết ơn và day dứt về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui
của mẹ.(1) Câu thơ mở đầu người con tự nhận mình là “quả ngọt” mà mẹ mong chờ được
hái ở tuổi bảy mươi. (2)Hình ảnh ẩn dụ “ quả ngọt” tượng trưng cho sự trưởng thành của
con người – thứ mà cả đời mẹ chăm sóc, vun trồng và hy vọng.(3) Nhưng trong nhận thức
của người con, giờ đây mình vẫn chưa trưởng thành, chưa thực là trái chín như sự mong
đợi của mẹ.(4) Phải chăng đó là nhận thức khiêm tốn, bởi vì tác giả đặt ra sự trưởng thành
ở mức lý tưởng mới đền đáp xứng đáng với mẹ?(5) Giọng thơ chuyển sang pha chút ngậm
ngùi, lo lắng “ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn là thứ quả xanh non”.(6)
Ngày bàn tay mẹ mỏi là hoán dụ gợi hình ảnh người mẹ già nua và mất đi, “thứ quả xanh
non” là ẩn dụ cho sự chưa trưởng thành của con cái. (7) Hóa ra đây là nỗi buồn nỗi day
dứt,ân hận thầm kín mà người con canh cánh trong lòng.(8) Nỗi niềm ấy là tấm lòng chỉ có
ở người con thực sự cảm nhận được sự hy sinh, thực sự yêu kính và biết ơn mẹ!(9) Khổ thơ
gợi nhắc ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta
với mẹ.(10)
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
VD: Nếu cuộc đời là một con tàu thì ước mơ chính là bánh lái của con tàu ấy. Bánh lái góp
phần quan trọng quyết định nơi cập bến, quyết định sự thành công của đời người. Cuộc
đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái .Vậy ước mơ là gì?....
VD: “CON NGƯỜI! Tiếng ấy vang lên thật kì diệu và hùng tráng biết bao”(M. Gorki).
Hành trình trở thành “ CON NGƯỜI” đúng như hai chữ viết hoa của nó thật chẳng dễ
dàng gì nếu ta sống thiếu đi ước mơ…
VD: Có nhà thơ từng viết “Thêm một người thế giới sẽ chật thêm/ Nhưng thiếu mẹ thế giới
đầy nước mắt”…
VD: Co người từng nói “Lúc còn nhỏ tôi thấy biển rộng lớn vô cùng. Khi lớn lên tôi thấy
bầu trời rộng hơn rất nhiều so với mặt biển. Khi lăn sang bên kia dốc cuộc đời tôi thấy có
một thứ rộng hơn trời và biển cộng lại đó là lòng mẹ tôi”…
Đọc văn bản sau:
Rễ
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ, cực nhọc và đen đúa

pg. 21
Vì tầm cao trên đầu.

Khi cây chưa chạm tới mây biếc


Chưa là nơi ca hót của những loài chim
Thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn đi tìm.

Có thể ai đó đã nghe lá hát


Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.
(Rễ - Nguyễn Minh Khiêm, vannghethainguyen.vn, ngày 12.10.2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ
nhất.
Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi cho anh/chị nghĩ tới một con người như thế
nào?
Câu 4. Tác giả cho rằng: “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất lên”. Anh/chị có
đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Đáp án:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2. - Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ
nhất:
+ Khiến cho hình ảnh rễ hiện lên sinh động, có hồn như một con người lao động cần cù,
nhọc nhằn, vất vả.
+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm cho đoạn thơ.
Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi suy nghĩ tới một con người:
- Có mục đích, có lí tưởng sống cao đẹp.
- Có ý chí, có những nỗ lực, quyết tâm để đạt được lí tưởng sống cao đẹp của mình.
Câu 4. Thí sinh có thể có quan điểm và cách lí giải khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo
hướng sau:
- Đồng tình.
- Vì:
+ Rễ là cội nguồn sự sống của cây, là điều kiện thiết yếu để tạo nên những giá trị của cây.

pg. 22
+ Rễ là biểu tượng cho những cống hiến thầm lặng, những nỗ lực phấn đấu đầy gian khổ và
ý chí quyết tâm của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.

pg. 23

You might also like