You are on page 1of 4

Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn - Bố đi xa


Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc


Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn


"Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!"
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng "ời

Nước, nước... lạnh tê như số phận


Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ


Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan
Nuôi con lớn giữa bao cay cực
Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.

Năm ấy vườn cau long mấy gốc


Rầy đi một dạo, trái cau còi
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.
Nhận biết
1. Thể thơ: 7 chữ (thất ngôn)
2. Tìm những từ ngữ trong bài thơ:
- Từ ngữ miêu tả tâm trạng lo lắng, bất an của người mẹ vào mùa lụt năm
ấy (cô ví dụ): cắn bầm môi, ôm lấy con, thức ngồi canh chạn, mắt mẹ
trừng sâu hơn nước sâu.
- Từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc của người mẹ (cô ví dụ): Ghê lạnh,
thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay
(Lưu ý: Ở dạng câu này, chỉ cần đọc kĩ bài thơ để trả lời -> không cần suy nghĩ)
3. Những hành động của người mẹ: lên chạn, trùm con, cắn bầm môi, ôm lấy
con, gọi với láng giềng, mẹ dặn, thức ngồi canh, cắn răng.
Biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.” -> so sánh , nhân hóa
“Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu” -> so sánh
“Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau” -> đảo ngữ
4. Nhận biết hình ảnh, chi tiết tiêu biểu: (cô lấy ví dụ)
- Trong nỗi nhớ xa xăm của nhân vật trữ tình, hình ảnh làm cho tâm hồn
tác giả da diết nhớ: Năm ấy lụt to tận mái nhà/ Mẹ con lên chạn - Bố đi xa
- Những hình ảnh về mẹ hiện lên trong kí ức của con: “Tay mẹ trùm con, tựa
mẹ gà”/ “Mẹ cùng con lên chạn tránh nước lụt”/ “Mẹ cắn bầm môi cho khỏi
khóc”
Thông hiểu
1. Tác dụng biện pháp tu từ:
‘’Nước, nước,…lạnh tê như số phận’’ :Nhấn mạnh sự mênh mông của biển
nước trong trận lụt năm ấy.
“Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu” -> so sánh
+ Nhấn mạnh hình ảnh đôi mắt mẹ đầy lo âu nhìn tập trung cao độ vào mực
nước dưới chân chạn;
+ Thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con, sự thấu hiểu của con đối với mẹ;
+ Làm cho câu thơ thêm gợi hình, biểu cảm.
“Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau” -> đảo ngữ
+ Làm cho câu thơ thêm gợi hình, biểu cảm.
+ làm nổi bật sức mạnh hùng tàn của con lũ, những cây cau chỉ còn thấy
ngọn đang lay lắt tìm sự sống.

2. Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, Nỗi nhớ của tác giả về
người mẹ của mình gắn với mùa lụt năm ấy.
3. Lý giải tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình: Khâm phụ, biết ơn/ Sự yêu
thương, trân trọng, nỗi nhớ và lòng biết ơn đối với mẹ. (Đáp án có thể
không trùng từng chữ một nhưng hãy chọn đáp án có nghĩa tương đương).
4. Sửa lỗi trật tự từ: (cô lấy ví dụ-> đọc lại lý thuyết để làm)
Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một
khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
-> Các từ trong câu văn được sắp xếp chưa hợp lý.
Sửa lỗi: Bằng trí tưởng tượng của mình, nhà thơ đã mượn ngôn từ để tái hiện một
khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu
bé say mê đọc sách.
- Lỗi trật tự từ: vị trí của từ “từ nhỏ” chưa hợp lý.
-> Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, nhà văn X đã là một cậu bé
say mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
Vận dụng
Nhận xét, đánh giá về một hình ảnh, chi tiết, quan điểm trong bài thơ.
(Cô gợi ý dạng câu hỏi-> tìm hiểu thêm)
- Hình ảnh "nước" được nhắc đi nhắc lại trong văn bản gợi nỗi ám ảnh như
thế nào với nhân vật trữ tình, người mẹ.
-> "Nước" là một trong bốn nguyên tố cơ bản tạo nên sự sống của con người.
Nhắc đến "nước" thường người ta sẽ nghĩ đến sự sung túc, đủ đầy, tràn đầy
sức sống. Thế nhưng, khi "nước" trở thành một tên "hung thần" thì lại trở
thành nỗi khiếp sợ của tất cả mọi người. "Nước" đối với nhân vật trữ tình,
cũng như đối với mẹ chính là thứ có thể cướp đi sinh mạng của hai mẹ con.
Chính " nước" đã khiến cho cuộc sống của hai mẹ con trở nên khốn khó.
- Trong hoàn cảnh sinh tử thì bao giờ người mẹ cũng sẽ chấp nhận hy sinh
thân mình để cứu lấy con. (câu này có thể là câu quan điểm).
Vận dụng cao: Có thể viết về tình mẫu tử, ký ức tuổi thơ, lòng biết ơn… (triển
khai thành một đoạn văn đầy đủ 3 phần -> sẽ là nghị luận xã hội). Nhận định về kỷ
niệm: ‘’Danh ngôn’’. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về….. Con người ta chỉ
có thể sống qua những kỷ niệm

You might also like