You are on page 1of 39

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH - HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


1. Tổng quan về tiền tệ:
2. Các chức năng của tiền
3. Sự phát triển của hệ thống thanh toán
4. Tổng quan về tài chính
5. Hệ thống tài chính
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN
1. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một khoản tiền đơn
2. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một dòng tiền đặc biệt
3. Ứng dụng giá trị thời gian của tiền vào thẩm định dự án đầu tư
CHƯƠNG 3: LÃI SUẤT
1. Định nghĩa về lãi suất
2. Phân loại lãi suất
3. Đo lường lãi suất
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Khái niệm về thị trường tài chính
2. Phân loại
3. Chủ thể tham gia
4. Các công cụ trên thị trường tài chính
CHƯƠNG 5: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1. Tổng quan về trung gian tài chính
2. Các tổ chức nhận tiền gửi
3. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
4. Các trung gian tài chính đầu tư
5. Các tổ chức hỗ trợ thị trường
CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1. Tổng quan về Ngân hàng Trung ương
2. Quá trình cung ứng tiền tệ
3. Chính sách tiền tệ
CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp
2. Bảng cân đối kế toán
3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH - HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1. Tổng quan về tiền tệ:
- Tiền là vật được chấp nhận chung trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ cũng
như thanh toán các khoản nợ. Tiền khác biệt hoàn toàn với thu nhập và của
cải.
- Thu nhập là một dòng tiền kiếm được trên một đơn vị thời gian.
- Tài sản là tập hợp tất cả những thứ có chức năng dự trữ giá trị, bao gồm
tiền và các tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu, đất đai, nội thất,...
2. Các chức năng của tiền
- Trung gian trao đổi: Tiền được sử dụng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ
một cách nhanh chóng từ đó thúc đẩy nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Nhờ
chức năng này mà con người tiết kiệm thời gian trao đổi do không cần phải
tìm kiếm “sự trùng khớp về nhu cầu trao đổi” (double coincidence of want)
- Thước đo giá trị: Nhờ chức năng này mà số lượng giá cả cần tính toán trên
thị trường giảm đi đáng kể. Cụ thể:
Trước khi có tiền: n hàng hóa 0,5.n(n+1) mức giá
Sau khi có tiền: n hàng hóa n mức giá
- Dự trữ giá trị (cất giữ giá trị): Tiền có thể dự trữ giá trị vì nó có giá trị nội
tại
+ Giá trị nội tại của một vật là giá trị sử dụng của vật đó khi không
thực hiện chức năng làm tiền.
+ Tính thanh khoản là khả năng chuyển thành tiền mặt của các loại tài
sản. Các loại tài sản khác nhau có tính thanh khoản khác nhau.
- Sự ra đời của tiền: Khi chiếm hữu xuất hiện ⇒ Xã hội bắt đầu có sự phân
công lao động ⇒ Con người sản xuất một hoặc một vài hàng hóa nhất định
nhưng lại có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa ⇒ Trao đổi H-H xuất hiện
nhưng có nhiều bất cập (double coincidence of want, amount of prices,...) ⇒
Tiền ra đời và mô hình H-T-H xuất hiện.
3. Sự phát triển của hệ thống thanh toán
- Tiền hàng hóa: (kim loại/phi kim loại)
+ Điều kiện để một hàng hóa được xem là tiền:
● Được chấp nhận rộng rãi
● Tương đối dễ kiếm
● Dễ bảo quản, lâu hao mòn
● Dễ chia nhỏ
● Dễ vận chuyển
- Tiền giấy (Tiền pháp định):
+ Tiền giấy không có giá trị nội tại (trước kia ở Mỹ từng có): đại diện
cho giá trị
+ Tiền giấy được chấp nhận là vì Nhà nước đảm bảo và bắt buộc sử
dụng.
- Tiền Ngân hàng: Séc
- thanh toán điện tử
- Tiền điện tử: là tiền được số hóa và sử dụng trong các mạng lưới thanh toán
điện tử như Momo, Airpay, thẻ ghi nợ,....
4. Tổng quan về tài chính:
- Các quyết định tài chính của cá nhân, hộ gia đình: Tiêu dùng, tiết kiệm và
đầu tư, tài trợ, quản trị rủi ro.
- Các quyết định tài chính của doanh nghiệp: Dự toán vốn, tài trợ, quản trị
vốn lưu động.
- Các quyết định tài chính của Nhà nước: Thu (đánh thuế) và chi (tiêu dùng)
của Nhà nước.
5. Hệ thống tài chính:
- Định nghĩa: là tập hợp các thị trường tài chính và các định chế tài chính hỗ
trợ cho việc tạo lập các hợp đồng tài chính, chuyển giao tài sản và rủi ro.
- Hệ thống tài chính bao gồm:
+ Tiền tệ
+ Trung gian tài chính
+ Thị trường tài chính
+ Công cụ tài chính
+ Ngân hàng Trung ương
+ Các cơ quan quản lý.
- Phân loại các quan hệ trong hệ thống tài chính:
+ Dựa vào tính chất phân phối:
● Tín dụng
● Bảo hiểm
● Tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân và tổ chức xã hội
● Tài chính Nhà nước
+ Dựa vào phạm vi:
● Tài chính trong nước
● Tài chính quốc tế
+ Dựa vào hình thức sở hữu:
● Tài chính công
● Tài chính ngoài khu vực Nhà nước
6. 5 nguyên tắc cơ bản của Tài chính tiền tệ:
- Tiền có giá trị thời gian
- Rủi ro cần phải được đền bù
- Thông tin là nền tảng để đưa ra quyết định
- Giá cả và sự phân bổ các nguồn lực được xác định trên thị trường
- Sự ổn định tăng cường phúc lợi.
7. Kiến thức bổ sung và câu hỏi:
- Phân biệt tiền (Money) và tiền tệ (Currency): Tiền tệ không có chức năng
dự trữ giá trị (lưu giữ giá trị).
- Bitcoin có phải là tiền hay không và vì sao?
Bitcoin không phải là tiền vì:
● Bitcoin chỉ thực hiện được 1 chức năng là trung gian trao đổi.
Bitcoin có giá trị thay đổi với biên độ rất lớn nên không thể
thực hiện chức năng thước đo giá trị cũng như Bitcoin không
có giá trị nội tại nên không thể dự trữ giá trị.
● Bitcoin chỉ đáp ứng được 3 trong 5 tiêu chí để trở thành tiền
(dễ bảo quản lâu hao mòn, dễ chia nhỏ và dễ vận chuyển).
Bitcoin không được chấp nhận rộng rãi cũng như khó kiếm
(phải đào mới có)
- Rủi ro sử dụng ví điện tử:
+ Rủi ro mất tiền (gian lận): Hệ thống bảo mật còn nhiều vấn đề, dễ bị
mất tiền từ việc khách hàng để bị lộ mật khẩu, mã OTP hoặc bị tấn
công bằng virus hoặc chip từ các hacker.
+ Rủi ro về pháp lý: Chưa có hành lang pháp lý riêng, nơi chấp nhận
thanh toán chưa nhiều, chưa được quản lý chặt chẽ nên khi có vấn đề
xảy ra, khách hàng khó được bảo vệ.
+ Rủi ro về bảo mật: từ tài khoản ngoài việc bị đánh cắp tiền, thông tin
về khách hàng cũng dễ bị lộ ra bên ngoài, bị đánh cắp thông tin cũng
như tống tiền. Ngoài ra, mật khẩu, mã OTP rất dễ để bị đánh cắp.
- Ưu và nhược điểm khi sử dụng Séc:

Ưu điểm Nhược điểm

+ Không tốn công và chi phí cho việc + Quy trình và thủ tục thanh toán
cất giữ và bảo quản một số tiền lớn. bằng Séc rất rườm rà và tốn nhiều
+ Có thể ghi bất cứ số tiền nào tùy thời gian
thích (trong khả năng thanh toán)
+ Chi phí cho quy trình thanh toán
+ Có ghi tên người thụ hưởng nên
bằng Séc rất lớn.
không sợ mất cắp

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN


1. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một khoản tiền đơn
a. Giá trị hiện tại - tương lai:
Công thức: FV = PV.(1+r)n với n là số kỳ
b. Lãi suất hiệu quả:
APR n
Công thức: EAR = (1 + n ) -1 với n là số lần ghép lãi 1 năm.

c. Dòng niên kim thông thường: Bỏ tiền vào cuối mỗi năm và thời gian xác
định là cuối năm luôn.
Công thức: FVA = CF.¿ ¿ với n là số năm tính từ thời điểm hiện tại.
d. Dòng niên kim đầu kỳ: Bỏ tiền vào đầu kỳ và thời gian xác định là cuối kỳ.
Công thức: FVA = CF.(1+r).¿ ¿ với n là số năm tính từ thời điểm hiện tại
e. Dòng niên kim vĩnh cửu: Mỗi kỳ nhận một khoản tiền cố định đến vô hạn
CF
Công thức: PVP =
i
f. Dòng niên kim vĩnh cửu tăng trưởng: tức là mỗi năm nhận được một khoản
tiền tăng trưởng qua mỗi năm.
C1
Công thức: PV = với C1 là dòng tiền năm 1.
i−g
g. Quy tắc 72: i% (5% - 20%). số tiền hiện tại sẽ nhân lên gấp đôi sau 1 khoảng
thời gian gần bằng 72/i
2. Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của một dòng tiền đặc biệt
a. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là sự chênh lệch GTHT của tổng các khoản thu
từ dự án với tổng các khoản chi phí cho dự án.
b. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất đảm bảo cho NPV=0.
3. Ứng dụng giá trị thời gian của tiền vào thẩm định dự án đầu tư:
- NPV > 0 ⇒ nên đầu tư vào dự án
- IRR >= Lãi suất mong đợi ⇒ nên đầu tư vào dự án
⇒ Nhưng giữa IRR và NPV thì nên xem xét NPV trước.
4. Mối quan hệ giữa GTHT và GTTL
- Với 1 mức lãi suất cho trước, GTTL tăng khi kì hạn tăng. Nói cách khác, với
một mức lãi suất cho trước, kỳ hạn càng lớn, GTHT càng nhỏ
- Với 1 kỳ hạn cho trước, GTTL tăng khi lãi suất tăng. Nói cách khác, GTHT
của 1 khoản tiền trong tương lai càng nhỏ khi kỳ hạn càng lớn.

CHƯƠNG 3: LÃI SUẤT


1. Định nghĩa về lãi suất
a. Định nghĩa: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (thường được tính theo năm) dựa
trên số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có quyền sử
dụng vốn vay.
b. Chức năng của lãi suất:
- Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi: tức là lãi suất nó sẽ khiến cho người ta
muốn đi gửi tiết kiệm khoản vốn nhàn rỗi để kiếm lợi nhuận.
- Kích thích đầu tư: mức lãi suất càng cao thì sẽ kích thích việc sử dụng
vốn đi đầu tư nếu như không gửi tiết kiệm.
- Kích thích các tổ chức hoạt động hiệu quả: các trung gian tài chính
thường cho các doanh nghiệp có rủi ro cao vay vốn với mức lãi suất
cao ⇒ kích thích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giảm rủi ro để
có thể vay vốn với mức lãi suất thấp hơn.
- Công cụ dự báo: người ta có thể dựa vào lãi suất để dự báo sự phát
triển của nền kinh tế.
- Công cụ điều tiết: lãi suất giúp điều tiết nguồn vốn từ người có vốn
nhàn rỗi đến người cần vốn.
2. Phân loại lãi suất
a. Căn cứ vào thời hạn
- Lãi suất không kỳ hạn: tức là mức lãi suất với các khoản gửi tiết kiệm
mà người gửi có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn.
- Lãi suất ngắn hạn (<1 năm): là lãi lãi suất trên các khoản vay hoặc gửi
ngắn hạn.
- Lãi suất trung(VN: từ 1 đến dưới 5 năm, Mỹ: 10 năm) và dài hạn: là lãi
suất trên các khoản vay hoặc gửi trung và dài hạn.
⇒ Lãi suất không kỳ hạn thường rất nhỏ và kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao.
b. Căn cứ vào quy định mức lãi suất
- Lãi suất cố định: mức lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian hợp
đồng.
- Lãi suất thả nổi: là mức lãi suất của hợp đồng tín dụng căn cứ theo
một mức lãi suất không cố định nào đó trên thị trường. Ví dụ như lãi
suất LIBOR được xác định dựa trên mức lãi suất của các ngân hàng
lớn trên thế giới và do LIBOR công bố. Nhưng lãi suất này có rủi ro
khi mà các ngân hàng lớn bắt tay nhau công bố sai mức lãi suất để
trục lợi.
c. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
- Lãi suất nhận gửi: là mức lãi suất mà các ngân hàng huy động vốn từ
nền kinh tế, còn được gọi là lãi suất huy động.
- Lãi suất cho vay: là mức lãi suất mà các ngân hàng cho vay ra nền
kinh tế.
- Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất các ngân hàng thương mại
cung cấp vốn cho nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
3. Đo lường lãi suất
a. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:
- Lãi suất danh nghĩa: là mức lãi suất quy định trong hợp đồng. Mức lãi
suất này sẽ cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
- Lãi suất thực: là mức lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm
phát.
b. Lãi suất đáo hạn:
- Lãi suất đáo hạn là lãi suất làm cân giá trị hiện tại của tất cả các
khoản thu trong tương lai tính tới khi đáo hạn với giá trị thị trường
của một công cụ tài chính.
- Lưu ý đối với trái phiếu coupon: Giá bán < Mệnh giá ⇒ Coupon <
YTM và ngược lại
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất:
a. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn cung vốn vay: Nguồn cung vốn tăng thì
lãi suất giảm và ngược lại
- Thu nhập: Khi thu nhập tăng thì vốn nhàn rỗi trở nên nhiều hơn và
người ta muốn cho vay nhiều hơn ⇒ cung vốn tăng.
- Rủi ro của khoản vay: Khi rủi ro tăng lên tức là nguy cơ người cần
vốn không trả nợ tăng lên thì người ta sẽ không muốn cho vay ⇒ cung
vốn giảm. (tỉ lệ nghịch với cung vốn vay)
- Lợi tức của khoản vay: Khi lợi tức tăng lên thì lợi nhuận thu được
tăng lên nên người ta muốn cho vay nhiều hơn ⇒ cung vốn tăng.
- Tính thanh khoản của khoản vay: Khi khoản vay có tính thanh khoản
cao thì người ta thích cho vay hơn.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cầu vốn vay: Nguồn cầu vốn tăng thì lãi
suất tăng.
- Lạm phát dự tính: Khi lạm phát dự tính tăng thì giá cả hàng hóa tăng
lên nên người ta có nhu cầu vay vốn tăng lên. Hoặc cách giải thích
khác, khi lạm phát dự tính tăng lên thì lãi suất thực giảm xuống, có lợi
cho người đi vay nên cầu vốn tăng.
- Lợi tức đầu tư: Khi lợi tức đầu tư tăng lên tức là đầu tư sinh lợi cao
hơn nên người ta cần vốn để đầu tư nên cầu vốn tăng lên.
- Thâm hụt ngân sách: Khi thâm hụt ngân sách tăng lên, tức là người
ta trở nên nghèo đi nên họ cần vốn dẫn đến cầu vốn tăng lên.
c. Ảnh hưởng của cung và cầu tiền:
- Các hiệu ứng:
+ Hiệu ứng tính thanh khoản: Sự tăng lên của lượng tiền cung
ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất (tỉ lệ nghịch với lãi suất)
+ Hiệu ứng thu nhập: cho biết lượng tiền cung ứng tăng lên sẽ
có tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng thu nhập và của
cải quốc gia. Lượng cầu tiền tăng sẽ làm tăng mức lãi suất.
+ Hiệu ứng mức giá: Khi lượng tiền tăng lên, dư thừa tiền so với
hàng hóa vật chất dẫn đến giá cả hàng hóa tăng lên khiến cho
lãi suất bắt đầu tăng trở lại.
+ Hiệu ứng lạm phát dự tính: Khi giá cả có chiều hướng tăng
khiến người dân lo lắng rằng trong tương lai lạm phát sẽ còn
tăng nữa nên họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà
chuyển sang các loại hình đầu tư khác. Để thu hút vốn, các
ngân hàng phải tăng lãi suất để người ta lại gửi tiền vào ngân
hàng.
- Cấu trúc rủi ro của lãi suất:
+ Rủi ro thanh toán: Khả năng chủ thể phát hành không thể trả
tiền lãi và hoàn trả vốn gốc vào ngày trái phiếu đáo hạn cho
người nắm giữ trái phiếu.
Lưu ý: Trái phiếu Chính phủ được xem là không có rủi ro thế
nên người ta sẽ không mua trái phiếu doanh nghiệp mà mua
trái phiếu Chính phủ. Để thu hút người mua thì doanh nghiệp
phải tăng lãi suất trái phiếu lên và khoản đó gọi là phần bù rủi
ro.
+ Rủi ro thanh khoản: Trái phiếu có tính thanh khoản càng cao
thì càng được các nhà đầu tư ưa thích, cầu về trái phiếu tăng
khiến lãi suất trái phiếu giảm.
+ Hiệu ứng thuế thu nhập: Trái phiếu địa phương tuy lãi suất
thấp nhưng không có đánh thuế. Trong khi đó, trái phiếu
Chính phủ lãi suất cao nhưng có đánh thuế thu nhập thành ra
lợi tức mang lại thường thấp hơn.
5. Câu hỏi và kiến thức ngoài:

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


1. Khái niệm về thị trường tài chính:
- Khái niệm: Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc chuyển giao các nguồn
tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau
thông qua phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhằm mục đích
thỏa mãn quan hệ cung cầu về vốn và kiếm lời.
- Chức năng: 4 chức năng chính:
+ Dẫn vốn: 2 kênh trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán: Giúp các
chứng khoán dễ chuyển thành tiền mặt để bán trên thị trường tài
chính. (tính thanh khoản của chứng khoán quyết định độ hấp dẫn của
chứng khoán đó)
+ Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp: Các chủ
thể liên quan đưa ra quyết định của mình.
+ Là nơi Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ (điều tiết lưu thông và
kiểm soát theo cơ chế thị trường) và chính sách tài khóa (mua bán
chứng khoán, thuế và đầu tư công)
- Tính chất của một thị trường tài chính vận hành tốt:
+ Chi phí giao dịch thấp (chi phí giao dịch bao gồm chi phí soạn thảo
hợp đồng, chi phí tìm kiếm thông tin).
+ Việc tập hợp và trao đổi diễn ra chính xác và đầy đủ (các nhà đầu tư
nhanh chóng có được thông tin chính xác và bằng nhau)
+ Thị trường có các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư.
2. Phân loại:
- Căn cứ theo tính chất nguồn vốn:

Thị trường nợ Thị trường vốn cổ phần

Người cần huy động vốn phát hành Người cần huy động vốn phát hành
công cụ nợ như trái phiếu và tín cổ phiếu bán cho người có vốn.
phiếu.
- Căn cứ theo thời hạn:

Thị trường tiền tệ Thị trường vốn

+ Mua bán, trao đổi các công cụ tài + Mua bán, trao đổi các công cụ tài
chính ngắn hạn chính trung và dài hạn
+ Công cụ tài chính: Tín phiếu, + Công cụ tài chính: Cổ phiếu, trái
thương phiếu, chấp phiếu, chứng phiếu, chứng khoán phái sinh, công
chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại, đô la
ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp,...
châu Âu,...
+ Đặc trưng của công cụ tài chính:
+ Đặc trưng của công cụ tài chính:
Tính thanh khoản cao, rủi ro thấp.
Tính thanh khoản thấp, rủi ro cao.
+ Hộ gia đình, doanh nghiệp, trung
+ Nhà phát hành, nhà đầu tư, trung
gian tài chính, NHTW, kho bạc Nhà
gian chứng khoán, Uỷ ban chứng
nước, nhà môi giới.
khoán.
+ Đáp ứng về vốn lưu động.
+ Đáp ứng về vốn dài hạn.
- Căn cứ theo cách luân chuyển:

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

+ Là nơi hàng hóa là những chứng + Là nơi giao dịch các công cụ tài
khoán mới phát hành lần đầu và
chính sau khi chúng phát hành trên
được mua bán lần đầu tiên (IPO).
+ Là nơi duy nhất mà nhà đầu tư có thị trường sơ cấp (cung cấp tính
thể huy động vốn. thanh khoản).
+ Cung cấp chứng khoán cho thị + Giúp nhà phát hành chứng khoán
trường thứ cấp. định giá cổ phiếu trên thị trường sơ
cấp.

- Căn cứ theo cách thức tổ chức:

Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung

Việc mua bán, trao đổi diễn ra trực Việc mua bán, trao đổi diễn ra trực
tiếp giữa người mua và người bán tiếp giữa người mua và người bán.
hoặc thông qua các đại lý môi giới, Thị trường OTC không có địa điểm
ở một trung tâm có tổ chức. tập trung nhất định.

3. Chủ thể tham gia:


- NHTW
- NHTM
- Nhà phát hành chứng khoán: Huy động vốn và tạo nguồn tài sản giao dịch.
- Nhà đầu tư: cá nhân và tổ chức.
- Người môi giới: Giúp việc thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư, tư vấn
chứng khoán.
- Người kinh doanh: Mua chứng khoán với số lượng lớn (các chứng khoán có
tính thanh khoản thấp).
- Người tổ chức thị trường: sở giao dịch.
4. Các công cụ trên thị trường tài chính
a. Công cụ trên thị trường tiền tệ:
- Tín phiếu kho bạc: chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ Kho bạc
NN phát hành. Thời hạn thường là 1, 3, 6 tháng. Tín phiếu kho bạc có
tính thanh khoản cao nhất trên thị trường tiền tệ.
- Các khoản vay liên ngân hàng: Các khoản vay có kỳ hạn từ 1 ngày → 1
năm.
- Thương phiếu: chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán
hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong
một thời gian nhất định.
- Chấp phiếu ngân hàng.
- Hợp đồng mua lại: là những khoản vay ngắn hạn, trong đó có một
lượng trái phiếu chính phủ làm vật đảm bảo cho khoản vay đó.
- Chứng chỉ tiền gửi: được ngân hàng bán ra, không có tên chủ sở hữu
trên chứng chỉ tiền gửi nên có thể bán lại cho nhà đầu tư.
b. Công cụ trên thị trường vốn:
- Trái phiếu: Chứng khoán nợ, chứng nhận khoản vay do người phát
hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo một thời hạn nhất
định cho người chủ sở hữu chứng khoán.
+ Trái phiếu trả lãi định kỳ (coupon bond): trả lãi định kỳ và tiền
gốc khi đáo hạn. (giá bán thường bằng mệnh giá)
+ Trái phiếu chiết khấu (discount bond): trả tiền gốc khi đáo hạn
(giá bán thường thấp hơn mệnh giá).
- Cổ phiếu: là một loại chứng khoán vốn chứng nhận số vốn đã góp vào
công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đó đối
với công ty cổ phần. Không thời hạn, không hoàn vốn.

Cổ phiếu thường Cổ phần ưu đãi

+ Mang lại cho chủ sở hữu quyền + Mang lại cho chủ sở hữu khoản
ưu đãi nhất định.
lợi thông thường.
+ Cổ tức thường cố định.
+ Cổ tức phụ thuộc vào KQ hoạt
động và chính sách công ty.
+ Giá trị thường ổn định.
+ Giá trị thường phụ thuộc vào
lãi suất, cung cầu, cổ tức, tâm
lý.

- Khoản vay thế chấp: Cho vay có tài sản đảm bảo.
- Khoản tín dụng thuê mua: gồm thuê vận hành và thuê tài chính.
- Chứng chỉ quỹ: Khi nhà đầu tư muốn góp vốn vào một dự án có lượng
vốn lớn → nhận chứng chỉ quỹ từ quỹ đầu tư. Qũy đầu tư sẽ cân nhắc
xem nên thực hiện quyết định đầu tư vào dự án nào → chia lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư. Có 2 loại quỹ:
+ Quỹ mở: phát hành thêm chứng chỉ quỹ và mua lại chứng chỉ
quỹ.
+ Quỹ đóng: chỉ phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất và không
mua lại chứng chỉ quỹ.
c. Công cụ trên thị trường chứng khoán phái sinh: Chứng khoán phái sinh là
một công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào tài sản cơ sở như
chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, chỉ số chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa.
- Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai

+ Là hoạt động riêng biệt giữa + Hoạt động trao đổi trên thị
hai bên. trường.
+ Không được tiêu chuẩn hóa. + Được tiêu chuẩn hóa.
+ Thường chuyển giao hàng hóa + Ngày giao hàng hóa nhất định
theo quy định.
vào ngày riêng biệt.
+ Thanh toán hàng ngày.
+ Thanh toán ở thời điểm chấm
dứt hợp đồng.
+ Hợp đồng thường thanh toán
+ Hợp đồng thường thanh toán
qua trung tâm thanh toán bù trừ.
bằng tiền mặt.

- Hợp đồng quyền chọn: là sự thỏa thuận mua bán một loại chứng
khoán nhất định với một mức giá quy định trong tương lai.
+ Dự đoán giá giảm: Mua quyền chọn bán và bán quyền chọn
mua.
+ Dự đoán giá tăng: Bán quyền chọn bán và mua quyền chọn
mua.

CHƯƠNG 5: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH


1. Tổng quan về trung gian tài chính
- Khái niệm 1: Là các tổ chức có tư cách pháp nhân, kinh doanh trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động vốn nhàn rỗi
từ người thừa vốn và cho vay đối với người thiếu vốn.
- Khái niệm 2: Là các tổ chức có hoạt động kinh doanh, chủ yếu là cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng mà giao dịch trực tiếp trên
thị trường chứng khoán không thể hiệu quả hơn.
2. Phân loại: 4 loại dưới đây
+ Các tổ chức nhận tiền gửi
+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
+ Các trung gian tài chính đầu tư
+ Các tổ chức hỗ trợ thị trường
- Lợi thế trong cấu trúc tài chính:
+ Lợi thế về quy mô: Nếu như doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả
năng đầu tư sẽ lớn, tổ chức quản lý chặt chẽ hơn, cấu trúc vận hành
trơn tru hơn và có sức bền chịu lỗ lâu hơn.
+ Tính chuyên môn hóa cao: Những trung gian tài chính ví dụ như ngân
hàng thì có chuyên môn cao, quy trình rõ ràng, chuyên nghiệp, giúp
tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, tăng độ tin cậy cho khách
hàng, giảm rủi ro của việc thông tin bất cân xứng → tăng giao dịch
vốn.
- Thông tin bất cân xứng: Một trong hai bên giao dịch có ít thông tin hơn
bên kia về đối tượng giao dịch.
- Rủi ro:
+ Sự lựa chọn đối nghịch: Là hậu quả của thông tin bất cân xứng xảy ra
trước khi giao dịch diễn ra.
→ Các cách để hạn chế sự lựa chọn đối nghịch
● Cung cấp và mua bán thông tin: Cung cấp cho người cấp vốn
thông tin chi tiết thông qua những công ty tư nhân chuyên thu
thập, cung cấp thông tin để phân biệt công ty tốt và công ty
xấu và bán lại cho những người cho vay. (vấn đề ăn theo, tức là
có một số người không trả tiền để mua thông tin mà tận dụng
thông tin mà người khác có được).
● Quy định về công bố thông tin: Chính phủ có thể can thiệp
bằng cách khuyến khích các công ty cung cấp thông tin chính
xác của mình để nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định.
Công ty đã niêm yết phải công bố báo cáo tài chính.
● Trung gian tài chính: Những trung gian tài chính này có
chuyên môn cao trong việc thẩm định và đảm bảo độ tin cậy
của thông tin được cung cấp.
● Vật thế chấp và giá trị tài sản ròng: Vật thế chấp giảm được hậu
quả của lựa chọn đối nghịch vì nó giảm được tổn thất cho
người cho vay trong trường hợp người đi vay vỡ nợ; những
công ty đang đi tìm vay tiền có giá trị tài sản ròng càng cao thì
việc lựa chọn đối nghịch sẽ ít quan trọng
+ Rủi ro đạo đức: Là hậu quả của thông tin bất cân xứng xảy ra sau khi
giao dịch diễn ra.
→ Các cách để hạn chế rủi ro đạo đức:
● (Hợp đồng vốn cổ phần) Tạo thông tin giám sát: kiểm tra sổ
sách của công ty một thường xuyên và kiểm tra những gì bộ
phận quản lý đang làm. Việc giám sát thông tin một cách chặt
chẽ từ phía người sở hữu có thể làm giảm thiểu rủi ro đạo đức
gây ra từ việc thông tin phi đối xứng giữa người sở hữu và người
quản lý.
● Sự điều hành của chính phủ: Có những luật lệ buộc công ty
tuân thủ những nguyên tắc kế toán chuẩn là những nguyên tắc
khiến cho việc kiểm tra lợi tức dễ dàng hơn. Nhà nước có thể
xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp
cho người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty.
● Sự trung gian tài chính: nhờ công ty kiểm toán kiểm tra quyết
toán báo cáo của công ty.
● Sử dụng hợp đồng nợ: yêu cầu thanh toán những khoản cố
định cho thời gian cố định.
● (Hợp đồng nợ) Giám sát và điều khoản hạn chế: hạn chế mục
đầu tư, nộp báo cáo tài chính
● Vốn chủ sở hữu: yêu cầu doanh nghiệp giữ vốn chủ sở hữu có
mức nào đó.
+ Vấn đề đại lý – ủy thác (Principal – Agent Problem):
● Là một trong những rủi ro đạo đức
● Khi có sự tách biệt giữa sự sở hữu và quyền quản lý công ty thì
có thể dẫn đến rủi ro đạo đức khi người quản lý công ty (người
đại lý) hành động vì lợi ích cá nhân của mình thay vì lợi ích của
những cổ đông chủ sở hữu (người ủy thác)
● Giải pháp:
- Tạo ra khuyến khích sao cho mục tiêu của người quản lý
phù hợp với mục tiêu của người sở hữu. Gắn lợi ích của
doanh nghiệp với lợi ích người quản lý: trả lương và treo
thưởng theo hiệu quả, thưởng bằng cổ phiếu, giáo dục ý
thức và đạo đức nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến,...
- Thiết kế các hệ thống thông tin và kiểm tra: minh bạch
hóa và tiêu chuẩn hóa thông tin, thiết lập hệ thống giải
trình và giám sát nghiêm ngặt, lấy phiếu tín nhiệm định
kỳ và đột xuất.
- Vai trò của trung gian tài chính:
+ Khuyến khích tiết kiệm xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn cho
nền kinh tế.
+ Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế.

3. Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm.
- Ngân hàng thương mại: Loại hình ngân hàng thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng, cụ thể là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một số
các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản.
+ Chức năng của NHTM:
● Là trung gian thanh toán.
● Là trung gian tín dụng.
● Tạo tiền.
+ Phân loại NHTM:
● Dựa vào hình thức sở hữu: NHTM Nhà nước - NHTM cổ phần -
NH liên doanh - NH 100% vốn nước ngoài - Chi nhánh NH nước
ngoài.
● Dựa vào chiến lược kinh doanh và mối quan hệ khách hàng: NH
bán lẻ - NH bán buôn - NH vừa bán lẻ vừa bán buôn.
● Dựa vào phạm vi kinh doanh: NH chuyên doanh - NH đa năng.
● Dựa vào hình thức tổ chức: Công ty sở hữu ngân hàng - Ngân
hàng sở hữu công ty.
+ Các nghiệp vụ của NHTM:
● Nghiệp vụ tài sản có: Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn vào hoạt
động kinh doanh của NH và thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Bao gồm: NV ngân quỹ - NV tín dụng - NV đầu tư - NV tài sản
có khác
● Nghiệp vụ tài sản nợ: Nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn
kinh doanh của NH và được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Bao gồm: NV tạo vốn tự có - NV huy động vốn - NV đi vay.
● Nghiệp vụ trung gian hoa hồng: Hoạt động kinh doanh tạo nên
nguồn thu nhập cho NH nhưng không làm thay đổi cơ cấu
bảng cân đối kế toán của NH.
Bao gồm: Chứng khoán hóa - Bảo lãnh thanh toán - Thu hộ, chi
hộ, thanh toán, chuyển khoản.
(Trong điện thoại có chi tiết)

+ Các loại tiền gửi:


● Tiền gửi thanh toán
● Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp
● Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
● Tiền gửi của các ngân hàng khác
+ Đặc điểm của tiền gửi:
● Phải trích lập dự trữ bắt buộc
● Tiền lãi phải trả cho nguồn vốn tiền gửi huy động được tính
vào chi phí kinh doanh của ngân hàng
● Phải tham gia bảo hiểm tiền gửi
● Nhạy cảm với các biến số kinh tế vĩ mô như: lạm phát dự tính,
lãi suất, tin đồn...
● Thủ tục không quá phức tạp
+ Chứng khoán hóa: Chứng khoán hóa là quá trình chuyển đổi
các tài sản tài chính có tính thanh khoản thấp (chẳng hạn như
các khoản cho vay cầm cố nhà ở hoặc cho vay mua ô tô) thành
các chứng khoán mua bán được trên thị trường vốn.
- Các tổ chức tiết kiệm:
+ Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ
+ Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
+ Liên đoàn tín dụng

4. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng:


- Công ty bảo hiểm: Hoạt động thường xuyên và chủ yếu là thu phí bảo
hiểm trong một thời gian nhất định hoặc theo định kỳ để hình thành
nên quỹ bảo hiểm, bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm, sử dụng quỹ
để bồi thường tổn thất cho những người tham gia bảo hiểm gặp phải
rủi ro được bảo hiểm.
+ Phí bảo hiểm: số tiền mà người mua bảo hiểm phải nộp tính
trên một đơn vị số tiền bảo hiểm cho một thời gian nhất định.
+ Số tiền bảo hiểm: Số tiền thể hiện trách nhiệm tối đa người bảo
hiểm có thể bồi thường cho người được bảo hiểm nếu có rủi ro
được bảo hiểm xảy ra.
+ Nguyên tắc bảo hiểm:
● Có quyền lợi bảo hiểm thực sự: Người hoặc tài sản được
bảo hiểm phải có quyền nhân thân (quyền sở hữu) đối với
người mua bảo hiểm.
● Nguyên tắc bồi thường: Nguyên tắc khấu trừ - Đồng bảo
hiểm - Giới hạn về số tiền bảo hiểm.
● Nguyên tắc thế quyền
+ Các loại bảo hiểm: Trong điện thoại có

- Các quỹ hưu trí: là quỹ tài chính thực hiện các chương trình hưu trí
được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ (người lao
động) và người sử dụng lao động.
+ Quỹ hưu trí hoạt động theo cơ chế mức hưởng xác định trước
(Defined Benefit, viết tắt là DB).
+ Quỹ hưu trí hoạt động theo cơ chế mức đóng xác định (Defined
Contribution, viết tắt là DC).
⇒ Tài sản chính của quỹ hưu trí là trái phiếu công ty và chứng khoán.

5. Các trung gian tài chính đầu tư:


- Công ty tài chính: là loại hình phi ngân hàng sử dụng vốn tự có và vốn
huy động để cho vay và đầu tư.
+ Công ty tài chính bán hàng
+ Công ty tài chính tiêu dùng
+ Công ty tài chính kinh doanh

- Quỹ đầu tư tương hỗ: là phương pháp đầu tư tiền tập thể được quy
định và được bán cho công chúng. Tài sản chính của quỹ tương hỗ
trên thị trường tiền tệ là công cụ thị trường tiền tệ.
+ Quỹ đầu tư mở (Open-ended fund)
+ Quỹ đầu tư đóng (Closed Ended funds).

6. Các tổ chức hỗ trợ thị trường:


- Ngân hàng đầu tư: phục vụ hai đối tượng chính là DN phát hành
chứng khoán và nhà đầu tư.
+ Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán của Ngân hàng đầu
tư: Tư vấn, Hoàn tất thủ tục, Bảo lãnh phát hành
+ Bán cổ phần
+ Sáp nhập và mua lại
- Công ty chứng khoán:
+ Môi giới: Liên kết người mua với người bán và hưởng hoa hồng
+ Tự doanh chứng khoán: liên kết người mua với người bán bằng
cách sẵn sàng thỏa thuận mua bán các chứng khoán ở mức giá
đã đưa ra
- Quỹ đầu tư mạo hiểm:
+ Đối tượng phục vụ: doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh,
có tiềm năng
+ Giúp doanh nghiệp huy động vốn, tư vấn quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1. Tổng quan về Ngân hàng Trung ương
a. Lịch sử hình thành:
- Thế kỉ XV: các ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ được phép phát hành tiền dưới dạng chứng thư, kỳ phiếu thay
cho vàng.
- Thế kỉ XVII: nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong
lưu thông + không kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền
lưu thông đó => Chỉ một số ngân hàng được phép phát hành tiền kèm
theo nghiệp vụ kinh doanh.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: nhà nước chỉ cho phép 1 ngân hàng
được phát hành tiền
b. Các mô hình Ngân hàng Trung ương
- Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
- Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
⇒ Căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế và mục đích quản lý mà Nhà nước sẽ
lựa chọn mô hình Ngân hàng Trung ương thích hợp.
c. Chức năng của Ngân hàng Trung ương
- Phát hành tiền độc quyền: chỉ có NHTW mới có thể phát hành tiền
vào nền kinh tế.
- Ngân hàng của các ngân hàng: NHTW là nơi các NHTM gửi các
khoản dự trữ cũng như vay vốn lúc cần thiết.
- Ngân hàng của Chính phủ: Ngân hàng Trung ương là nơi quản lý việc
tiền tệ cho Chính phủ và làm đại diện cho CHính phủ khi can thiệp
vào thị trường ngoại hối.
- Quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng:
NHTW là cơ quan ban hành chính sách tiền tệ để điều tiết các yếu tố
như lãi suất, sản lượng cân bằng, tỷ lệ lạm phát,... của nền kinh tế.
2. Quá trình cung ứng tiền tệ
a. Các phép đo lượng tiền cung ứng:
- Người ta phân chia thành các cung tiền khác nhau để phục vụ cho
việc quản lý và điều tiết.
- Nguyên tắc của việc phân chia:
+ Căn cứ vào tính thanh khoản của các yếu tố cấu thành (tức là
khả năng chuyển hóa ra tiền mặt nhanh hay chậm)
+ Căn cứ vào mức độ nhạy cảm của các yếu tố cấu thành với các
biến số vĩ mô
+ Căn cứ vào khả năng quản lý của NHTW

b. Các chủ thể trong quá trình cung ứng tiền: bao gồm NHTW, NHTM, người
cho vay và người đi vay.
c. Quá trình tạo tiền gửi thông qua hệ thống NHTM:
- Thay đổi tiền gửi là D
- Thay đổi tín dụng cho vay là D.(1-r)
- Thay đổi dự trữ bắt buộc: D.r
Thông qua hệ thống ngân hàng (n vòng):
- Khả năng mở rộng tiền gửi: ∆D = D/r
- Khả năng mở rộng tín dụng cho vay: ∆C = [D.(1-r)]/r
- Số tiền dự trữ bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng là D
Trong đó:
● D: tiền gửi ngân hàng ngắn hạn r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Mô hình cung ứng tiền tệ và số nhân tiền tệ:
- Cung tiền cơ sở: MB = C + R = C + RR + RE
Trong đó:
● C: tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế
● R: dự trữ ngân hàng RR: dự trữ bắt buộc RE: dự trữ
vượt
c +1
- Cung tiền M1: M1 = C + D = m.MB = .MB
c+ d +er
Trong đó:
● c = C/D d = RR/D er = RE/D
● m là số nhân tiền tệ
1
● là hệ số mở rộng tiền gửi thông qua hệ thống ngân
c+ d +er
hàng
(Xong rồi á, đọc lại đi rồi gánh t) -.-
3. Chính sách tiền tệ:
a. Định nghĩa: Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô
trong đó Ngân hàng Trung ương, thông qua các công cụ của mình, kiểm
soát và điều tiết khối lượng cung tiền cung ứng hoặc lãi suất để đạt được
những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
- Chính sách tiền tệ mở rộng: Chính sách tiền tệ mở rộng: tăng lượng
tiền cung ứng, giảm lãi suất, khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, mở rộng
sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm lượng tiền cung ứng, tăng lãi suất,
tránh sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát
b. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ: NHTW sử dụng các công cụ tài
chính để thực hiện:
- Mục tiêu trung gian: MB, cung tiền, lãi suất.
- Mục tiêu cuối cùng:
+ Ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát
+ Tăng trưởng kinh tế vững chắc
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm
c. Các công cụ của chính sách tiền tệ:
- Trực tiếp: Lãi suất
- Gián tiếp:
+ Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): NHTW thực hiện nghiệp vụ
thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá trên thị
trường mở để thay đổi dự trữ ngân hàng và lãi suất cơ bản, từ
đó tác động đến lượng tiền cung ứng và mức lãi suất trên thị
trường.
+ Tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho Tổ chức tín
dụng.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: phương pháp này là tác động đến tất cả
các ngân hàng như nhau và có ảnh hưởng rất mạnh đến cung
ứng tiền tệ. Đồng thời, đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ
thống NHTM và giúp các NHTM tránh được rủi ro do mất khả
năng thanh toán.
4. Câu hỏi và kiến thức ngoài:
a. Mô hình ngân hàng ở Châu Âu:
- European Central Bank (ECB): là ngân hàng chung của các quốc gia
thuộc EU và sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone)
- Các quốc gia thuộc Eurozone vẫn giữ Ngân hàng trung ương (NCB)
của mình để thực thi chính sách tiền tệ của ECB và giải cứu ngân
hàng thương mại trong nước khi có nguy cơ vỡ nợ
- Eurosystem bao gồm ECB và NCBs của các quốc gia thuộc Eurozone.
- European System of Central Bank (ESCB) bao gồm ECB và tất cả các
NCBs của các quốc gia thuộc EU.
b. Lý do nào khiến một số quốc gia vẫn trong EU vẫn chưa sử dụng đồng tiền
chung Euro?
- Thứ nhất, các quốc gia không chịu sử dụng đồng Euro vì các nước
này sở hữu đồng tiền mạnh hơn đồng Euro như Anh và Đan Mạch.
- Thứ hai, các quốc gia chưa đáp ứng được các điều kiện về Kinh tế xã
hội nên chưa thể sử dụng đồng Euro.
CHƯƠNG 7: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp:
- Khái niệm: TCDN là việc sử dụng các quỹ tiền tệ và các loại vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
+ Dự toán vốn: Doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư vào đâu,
như thế nào và cần bao nhiêu vốn để đầu tư, loại hình đầu tư là gì.
+ Cấu trúc vốn: xác định phần trăm nợ và vốn chủ sở hữu, nếu muốn
huy động vốn bằng việc cho vay thì cho vay ở đâu.
+ Quản trị vốn lưu động: Làm thế nào để quản trị các hoạt động tài
chính hàng ngày. Dự toán → so sánh với thực tế → đưa ra các quyết
định đúng để có phương án huy động vốn phù hợp.
- Vai trò của TCDN:
+ Đảm bảo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp:
● Phương diện: quy mô vốn và thời hạn sử dụng vốn.
● Phương thức: vay nợ, phát hành cổ phiếu, phát hành tài chính.
● Lưu ý: Chỉ có doanh nghiệp lớn mới phát hành trái phiếu vì có
chỗ đứng, danh tiếng trên thị trường và đáp ứng được những
yêu cầu của...
+ Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh: thực thi quyết định tài
chính, giám sát tiến độ và kiểm tra các hoạt động xem có đúng theo
dự đoán hay không → đánh giá báo cáo tài chính để tìm ra lỗ hổng →
cải thiện dự đoán.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Hạch toán kinh doanh trên cơ sở lấy thu bù chi: làm báo cáo xem
doanh thu là bao nhiêu, chi phí là bao nhiêu, lợi nhuận là bao nhiêu.
+ Đảm bảo an toàn trong kinh doanh: lợi nhuận luôn đi chung với rủi
ro. Yêu cầu an toàn trong kinh doanh bắt buộc phải tuân thủ để hạn
chế rủi ro, an toàn trong sử dụng nguồn vốn.
+ Giữ chữ tín trong kinh doanh.
2. Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính được lập ở một thời điểm nhất
định, tóm tắt tài sản và nợ của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản = tổng nguồn vốn = nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
- Các thành phần của bảng cân đối kế toán:

TÀI SẢN NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

A. Tài sản ngắn hạn C. Nợ phải trả


I. Tiền và các khoản tương đương I. Nợ ngắn hạn
tiền
- Phải trả người bán ngắn hạn
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Người mua trả tiền trước ngắn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
hạn
IV. Hàng tồn kho
- Thuế và các khoản phải nộp nhà
V. Tài sản ngắn hạn khác
nước
B. Tài sản dài hạn
- Nợ ngắn hạn ngân hàng
I. Các khoản phải thu dài hạn
- Phải trả người lao động
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư II. Nợ dài hạn
IV. Tài sản dở dang dài hạn - Phải trả dài hạn người bán
V. Đầu tư tài chính dài hạn
- Người mua trả tiền trước dài hạn
VI. Tài sản dài hạn khác
- Vay trung hạn và dài hạn
- Các khoản nợ phải trả dài hạn
khác
D. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
- Vốn góp của chủ sở hữu
- Thặng dư vốn cổ phần
- Cổ phiếu quỹ
- Lợi nhuận giữ lại
- Các quỹ
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là một báo cáo cho một thời kỳ,
cho biết tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN là bao nhiêu.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu
a. Chi phí:
- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức phát sinh chi phí:
+ Chi phí sản xuất: lương của nhân viên sản xuất.
+ Chi phí bán hàng: lương của nhân viên bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bộ phận kế toán, lương của giám
đốc
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổng chi phí và mức sản lượng:
+ Chi phí cố định
+ Chi phí biến đổi.
- Phương trình điểm hòa vốn: F = Q0.(P - V)
b. Doanh thu: từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài
chính, thu nhập khác.
c. Lợi nhuận: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động đầu
tư tài chính, lợi nhuận bất thường.
6. Phân tích tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm: tập hợp các công cụ và phương pháp cho phép thu thập và xử
lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp,
nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,
giúp người sử dụng thông tin dự đoán tương lai của doanh nghiệp, trên cơ
sở đó đưa ra các quyết định quản lý tài chính phù hợp. Các chủ thể quan
tâm:
- Nếu là nhà đầu tư: phân tích để biết doanh nghiệp có đang hoạt động
hiệu quả không, có khả năng trả cổ tức không, triển vọng của doanh
nghiệp.
- Nếu là nhà quản lý: phân tích để đưa ra những quyết sách phù hợp.
- Nếu là nhà phân tích tín dụng: phân tích để biết doanh nghiệp có khả
năng trả nợ hay không.
b. Phương pháp phân tích:
- Xác định chỉ tiêu so sánh.
- Điều kiện để so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế.
- Mục tiêu so sánh.
- Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang:
+ Phân tích theo chiều dọc: so sánh, xác định tỷ lệ, mối quan hệ
tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của cùng kỳ
đang xem xét.
+ Phân tích theo chiều ngang: so sánh, xác định tỷ lệ và chiều
hướng tăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của
nhiều kỳ khác nhau.
c. Nội dung phân tích:

Tỷ số Mô tả

Đo lường khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn

Khả năng thanh khoản hạn của công ty bằng cách chuyển đổi các tài
sản lưu động thành tiền mặt trong những điều
kiện nhất định.

Đo lường mức độ hiệu quả của một công ty


Hoạt động trong các hoạt động hàng ngày như thu khoản
phải thu và quản lý hàng tồn kho

Đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ dài


Khả năng thanh toán hạn của công ty. Tỷ số này bao gồm tỷ số “đòn
bẩy” và “nợ dài hạn”

Đo lường khả năng của công ty trong việc tạo


Khả năng sinh lợi
ra lợi nhuận từ tài sản của mình

Đo lường lượng tài sản và thu nhập liên quan


Giá trị thị trường
đến quyền sở hữu ví dụ như cổ phiếu
- Tỷ số khả năng thanh khoản: Chi tiền mặt hằng ngày = (Chi phí hoạt
động hằng năm - Chi phí không phải tiền mặt)/365.

- Tỷ số hoạt động: Thông tin trong báo cáo hiệu quả hoạt động kinh
doanh ở tử số và thông tin trên bảng cân đối kế toán ở mẫu số
- Tỷ số khả năng thanh toán:
- Tỷ số khả năng sinh lời:
- Tỷ số giá trị thị trường:
* Phân tích tài chính doanh nghiệp:
- Tùy vào mục tiêu so sánh mà các tiêu chí so sánh được chọn sẽ khác nhau
- Có 2 cách so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối (số thực)
+ So sánh số tương đối (số phần trăm).
- Phân tích theo chiều dọc là chỉ phân tích một kỳ và không quan tâm đến các kỳ khác
- Phân tích theo chiều ngang là có sự so sánh tương quan giữa các kỳ, chọn 1 kỳ làm gốc để tính các kỳ
còn lại
* Các chỉ số:
1. Tỷ số khả năng thanh khoản:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời: càng cao thì có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao.
- Tỷ số khả năng thanh khoản nhanh: tương tự như trên

- Tỷ số tiền mặt: tiền mặt phải xem ở chú thích chứ không có trực tiếp trên bảng cân đối kế toán.
- Tỷ số khoản dự phòng: các khoản phải thu người ta thường chỉ quan tâm đến khoản thu ngắn
hạn.

2. Tỷ số hoạt động:
- Vòng quay hàng tồn kho: thể hiện số lần nhập hàng và xuất hàng trong kho trong một năm tài
chính. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.
- Kỳ chuyển đổi hàng trong kho (DOH): là số ngày hàng nằm trong kho và tỉ lệ nghịch
với vòng quay ⇒ tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu
quả.

- Vòng quay các khoản phải thu: thể hiện số lần doanh nghiệp thu hồi vốn trong một năm tài
chính. Tỷ số này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của doanh nghiệp càng cao.
- Thời gian thu hồi tiền hàng (DSO): là thời gian doanh nghiệp cần để thu hồi tiền hàng và tỉ lệ
nghịch với vòng quay ⇒ tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng doanh nghiệp càng tốt.
* Lưu ý: Doanh nghiệp thu tiền càng nhanh càng tốt nhưng nếu thắt chặt việc thu tiền, không
cho khách hàng thời gian thì có thể dẫn đến việc mất khách hàng

- Vòng quay các khoản phải trả: là số lần doanh nghiệp chi trả các khoản mua trong một năm
tài chính. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng ít chịu áp lực đối với việc trả nợ
* Doanh số mua hàng = Giá vốn hàng bán + Chênh lệch HTKho (năm đầu - năm cuối).
* Các khoản phải trả = Nợ phải trả
- Số ngày khoản phải trả: là số ngày doanh nghiệp cần để trả nợ và tỷ lệ nghịch với vòng quay
⇒ Tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp càng giữ nợ được lâu để đầu tư sinh lợi.
* Lưu ý: Giữ nợ lâu có lợi cho đầu tư sinh lời nhưng nếu lâu quá không trả thì sẽ dẫn đến mất
uy tín và nhà cung cấp không muốn cho vay nữa.

- Vòng quay vốn lưu động: cho thấy hiệu quả tạo doanh thu từ vốn lưu động tức là số doanh thu
tạo ra từ 1 đồng vốn lưu động. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu
quả.
* Vốn lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tài sản cố định ròng = Tài sản cố định - Khấu hao (nhưng
mà bữa trước cô dạy thì cô không trừ.)????

3. Tỷ số khả năng thanh toán:


- Tỷ số nợ trên tài sản: là số phần trăm tài sản được tài trợ bằng nợ dài hạn. Tỷ số này càng thấp
thì rủi ro càng thấp.
- Tỷ số nợ trên vốn: Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng thấp.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: thể hiện tỷ lệ phần trăm của nợ dài hạn so với vốn. Tỷ số này
càng cao thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng thấp.
- Tỷ số đòn bẩy tài chính: thể hiện tỷ lệ thành phần trong cấu trúc của tài sản. Ví dụ bằng 3 sẽ
thể hiện trong 3 đồng tài sản sẽ có 1 đồng vốn và 2 đồng nợ. Tỷ số này càng cao thì nợ càng
cao nên doanh nghiệp có rủi ro càng cao.
-
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: là số lần trả lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng cao.

4. Tỷ số khả năng sinh lợi:


- Hệ số biên lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế nhưng sau khi trả lãi là Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế.
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: Lợi nhuận ròng là Lợi nhuận sau thuế TNDN
- Lợi nhuận trên vốn cổ phần phổ thông: Cổ tức ưu đãi là Lợi nhuận sau thuế cổ đông không
kiểm soát (BCHDKD)

5. Tỷ số giá thị trường:


- P/E: rất nhạy cảm với thu nhập thất thường của doanh nghiệp và dễ bị thao túng.
* Thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Lãi cơ bản trên cổ phiếu
- P/CF: khó bị thao túng nên thường được dùng thay thế cho P/E.

- Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu: Bình quân gia quyền là ví dụ có 1 triệu cổ phiếu phát
hành 12 tháng và 1 triệu cổ phiếu phát hành 9 tháng thì bình quân gia quyền là
(1x12+1x9)/12.

- Tỷ lệ chi trả cổ tức:


* Thu nhập thuần cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
* Cổ tức được công bố = Thu nhập thuần cho cổ phiếu phổ thông - Khoản tiền dự trữ
cho hoạt động kinh doanh.

You might also like