You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: MARKETING

ĐỀ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÃ ĐỀ/ĐỀ SỐ
01 Học phần: Marketing chiến lược
Lớp học phần: 2111702030801/02/03/04/05/06/07/08/09/10/11/12
Thời gian: 15 ngày, từ 1/12/2021 đến 15/12/2021
Nhóm tối đa 3 sinh viên (trừ trường hợp đặc biệt lẻ thì được 4)

Hãy lập chiến lược marketing cho 1 doanh nghiệp trong vòng 1 đến 3 năm với cấu trúc
sau:
Tóm tắt
1. Xác định vị thế của doanh nghiệp:
• Giới thiệu phân tích về doanh nghiệp: Tầm nhìn sứ mạng, triết lý kinh
doanh; Mô hình 7S; Bối cảnh của chiến lược marketing đang hoạch định.
• Phân tích vị thế (5C): Bối cảnh môi trường (context); Khách hàng
(customer); Đối thủ cạnh tranh (competitor); Các đối tác hợp tác
(collaborator); Phân tích nội bộ (company): Phân tích tỷ lệ, Phân tích
RVIO, Các yếu tố thành công cốt lõi.
• Đánh giá chiến lược marketing giai đoạn đã qua (marketing audit).
2. Xác định mục tiêu và chiến lược chung:
• Mục tiêu chiến lược marketing
• Chiến lược cạnh tranh (theo lợi thế cạnh tranh, theo vị thế thị trường).
• Chiến lược thị trường (bao phủ thị trường).
3. Hoạch định chiến lược STP:
• Phân khúc nhu cầu hoặc lợi ích của khách hàng trên thị trường theo dữ
liệu mua hàng hoặc/ và dữ liệu khảo sát (phân tích cluster). Mô tả các phân
khúc (cluster) theo nhu cầu/ lợi ích/ lý do mua hàng.
• Phân khúc mô tả: gán nhân khẩu học vào các phân khúc (phân tích khác
biệt Discriminant). Mô tả các phân khúc (cluster) theo nhân khẩu học.
• Chọn thị trường mục tiêu: Dùng ma trận GE hoặc mô hình thứ bậc.
• Định vị: Dùng bản đồ định vị 3D hay bản đồ rada.
4. Chiến lược marketing theo sự thay đổi của khách hàng:
• Chiến lược marketing theo mô hình AER.
• Chiến lược marketing theo giá trị khách hàng trọn đời CLV.
• Chiến lược marketing theo RFM.
5. Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh từ thị trường (BOR) và phân bổ nguồn
lực:
• Chiến lược thương hiệu: Tầm nhìn thương hiệu; Định vị thương hiệu; Mô
hình Tauber; Sơ đồ bộ nhớ mạng lưới thương hiệu; Kiến trúc thương hiệu;
Tài sản thương hiệu; Chìa khoá thương hiệu; Chương trình lòng trung
thành thương hiệu; Sự biết ơn; Slogan, Tagline; Câu chuyện thương hiệu;
Thần chú thương hiệu.

1
• Chiến lược sản phẩm/ dịch vụ: Chiến lược theo mô hình Ansoff; Danh
mục thương hiệu: Chiều rộng, dài, sâu; Chiến lược theo mô hình BCG; Ra
da đổi mới.
• Chiến lược marketing mối quan hệ: Các chiến lược dựa trên Tài chính,
Tương tác xã hội; Tuỳ biến khách hàng; và cấu trúc; Các mô hình mối
quan hệ.
• Phân bổ nguồn lực cho chiến lược marketing.
6. Các chiến lược marketing Mix: Giá, phân phối, truyền thông, cơ sở vật
chất, con người:
7. Hoạch định thực thi và kiểm tra marketing:
Các phụ lục
8. Tóm tắt, phụ lục và hình thức trình bày:
QUI ĐỊNH TRÌNH BÀY
- Dung lượng: 50 trang ± 5 (chỉ tính phần nội dung).
- Khổ giấy A4, lề trên và lề trái: 3cm; Lề dưới và lề phải: 2cm, Font chữ Time New
Romance, Size 12 với nội dụng, size trong các bảng, hình có thể nhỏ hơn 12.
- Dãn dòng: single; Khoàng cách giữa các tên mục, tiểu mục, giữa các đoạn: Before 6 pt;
After: 0 pt (với các đoạn dùng bookled thì: Before 6 pt; After: 0 pt).
- Trang bìa: Tên trường, tên khoa, tên và mã số SV của các thành viên nhóm, tên chiến
lược marketing.
- Trang bìa lót: Tên chiến lược, Tên, mã số SV của các thành viên nhóm.
- Thứ tự trình bày: Mục lục, Danh mục hình, Danh mục bảng, Danh mục chữ viết tắt,
Tóm tắt (executive summary), nội dung theo thứ tự trên đề.
- Trình bày bảng và hình: Bề ngang của bảng, hình phải bằng chiều rộng của đoạn chữ,
(không thụt vào, thụt ra). Bảng phải trình bày trên 1 trang giấy. Nếu bảng quá dài cần
cắt ra làm 2 và trình bày trong 2 trang kế tiếp. Bảng và hình phải có số, có tên. Tên bảng
đặt trên bảng, căn giữa. in đậm. Tên hình đặt dưới hình, căn giữa, in đậm.
- Trích nguồn và tài liệu tham khảo theo chuẩn APA phiên bản 7th (tham khảo phiên bản
phiên bản 6th tại đường link trên trang web khoa marketing:
https://khoamarketing.ufm.edu.vn/vi/huong-dan-nckh/huong-dan-trich-dan-va-tai-lieu-
tham-khao-theo-chuan-apa
- Đánh số trang: Cuối trang, căn giữa. Trước phần nội dung đánh số trang bằng chữ La
Mã thường (i, ii, iii). Phần nội dung đánh số Ả rập: 1, 2, 3…, phụ lục đánh số a, b, c.
- Bài làm cần phải kiểm tra chính tả (có thể dùng phần mềm Vspell); Kiểm tra đạo văn
(có thể dùng phần mềm Doit), Chỉ cần in 2 trang đồ thị tỷ lệ trùng lặp ở lần đầu tiêu
toàn bài; Lần thứ 2 loại tên trường, tên khoa, tên chương, tên mục…).

KHOA/BỘ MÔN

TS.GVC. Nguyễn Xuân Trường

You might also like