You are on page 1of 4

Bài thơ : BẾP LỬA

TÁC GIẢ: Bằng Việt

I/ Tìm hiểu chung:


- Tác giả: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941,
quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Sự nghiệp sáng tác: - Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ
đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.

Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất
cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.

- Tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ sáng tác năm 1963 khi hai miền đất nước vẫn bị
chia cắt, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn đang tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở
nước ngoài. - Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu
tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ

b.Bố cục của bài thơ:

- Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc
về bà.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và
hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

- Phần 4 (khổ cuối) : Nỗi nhớ về bà.

II/ Đọc tìm hiểu chi tiết

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc


- Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tâm xuyên suốt bài thơ gợi ra những
kí ức tuổi thơ và hình ảnh của bà.
- Bếp lửa chờn vờn sương sớm là bếp lửa có thật mà mỗi sớm mai bà vẫn
nhóm lên. Từ láy :chờn vờn” gợi liên tưởng về một bếp lửa trở về trong
hồi tưởng, trong nỗi nhớ. Từ láy :ấp iu” gợi bàn tay bà dịu dàng, kiên
nhẫn, khéo léo, nhóm và chăm chút ngọn lửa, gợi cả lòng yên thương của
người nhóm lửa
=> Qua khổ thơ đầu, hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa
mang nghĩa biểu tượng gắn liền với hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.

2. Cháu nhớ về thời thơ ấu sống bên bà trong những những tháng năm
gian lao, thiếu thốn, cụm từ “đói mòn mỏi” được tách ra thành “đói mòn,
đói mỏi” cộng với hình ảnh “bố đi đánh xe…” đã gợi nỗi xót xa, ám ảnh
về nạn đói năm 1945, giọng thơ trĩu xuống giúp ta cảm nhận những đau
đớn xót xa của tác giả khi hồi tưởng về quá khứ đau thương. Tuổi thơ ấy
còn có gian khổ chung của những gia đình VN thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, đó là những năm tháng mọi người đều vất vả, bận rộn, chịu tác
động mạnh mẽ của chiến tranh.
Khi nhớ về kỷ nệm dòng hồi tưởng còn gắn liền với âm thanh tu hú kêu.
Đó là âm thanh quen thuộc của mỗi làng quê, xuất hiện vào mỗi độ hè
sang. Âm thanh ấy mãi vang vọng xoáy vào lòng người con xa xứ. Âm
thanh ấy khi thì thảng thốt, khi thì khắc khoải có lúc lại văng vẳng mơ hồ
từ những cánh đồng xa, có khi lại trở về gần gũi, tha thiết. Điệp ngữ cùng
câu hỏi tu từ đẫ tạo nên những cung bậc khác nhau của âm thanh tiếng tu
hú. Tất cả gợi lên 1 không gian mênh mông, bao la, buồn vắng, gợi niềm
khát kho yêu thương. Bên cạnh bếp lửa, bên cạnh âm thanh của tiếng tu
hú, 2 bà cháu đã gắn bó chia sẻ, chắt chiu tình cảm ấm nồng trong suốt
những năm tháng. Tuổi thơ cháu luôn được sống trong tình yêu thương,
đùm bọc trọn vẹn của bà. Các câu bà bảo, bà dậy, bà chăm đã diễn tả 1
cách sâu sắc và thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la và sự
chăm chút của bà với cháu. Bà hiện lên giàu yêu thương, chịu thương,
chịu khó, nhân hậu và vị tha.
Hoàn cảnh càng khó khăn bà càng bộc lộ những phẩm chất cao quí. Bà
giàu nghị lực, niềm tin,vững lòng trước mọi gian nan, thử thách. Bà vừa
là hình ảnh cụ thể của tác giả, rất thân thương, gần gũi, vừa là biểu tượng
đẹp đẽ cho người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương và đức hy sinh.
Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa ẩn
dụ tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Đó không chỉ là bếp lửa
mà mỗi sớm mai bà vẫn nhóm lên để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, mà đó
còn là ngọn lửa của tình yêu thương và niềm tin vào 1 ngày mai tươi
sáng. Bà chính là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa.
- Khổ thơ gần cuối: những suy ngẫm của cuộc đời bà.
- Người cháu cảm nhận sâu sắc sự tần tảo và đức hy sinh của bà. Cuộc
đời bà gian truân vất vả, trải qua nhiều mưa nắng. từ “nhóm” xuất
hiện 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau. Nó bồi đắp cao dần những
nét kỳ lạ và thiêng liêng của bếp lửa. “Nhóm” trước tiên mang ý nghĩa
tả thực, gắn liền với hình ảnh bếp lửa vẫn nấu nướng hàng ngày và
sưởi ấm đêm đông. “Nhóm” còn mang nghĩa ẩn dụ: Bà đã nhóm lên,
đã khơi dậy tình yêu thương, những ký ức đẹp đẽ có giá trị trong cuộc
đời mỗi người. Bà đã truyền hơi ấm tình người,khơi dậy trong tâm
hồn cháu niềm cảm thông chia sẻ, niềm tin và nghị lực sống, rộng hơn
là tình yêu quê hương đất nước.
- Kết thúc khổ thơ là 1 câu cảm thán với cấu trúc đảo, như để thể hiện
sự ngạc nhiên ngỡ ngàng khi khám phá ra điều kỳ diệu giữa cuộc đời
bình dị
3. Khổ cuối: Nỗi nhớ của tác giả về bà và hình ảnh bếp lửa từ hồi tưởng của
hiện tại.
- Đây là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành, khoảng cách
về không gian với khói trăm tàu, lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả, không
thể làm cháu quên đi được ánh sáng, hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê
hương. Cháu không bao giờ quên những lận đận đời bà, những tận tụy hi
sinh, không bao giờ quên những yêu thương tình nghĩa, đó là đạo lý thủy
chung đẹp đẽ của người Việt Nam được nuôi dưỡng trong tâm hồn con
người từ thuở ấu thơ
III/GHI NHỚ: SGK
IV/ Luyện tập
3/ Viết đoạn văn theo cách diễn dịch làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu với bà ở
khổ thơ trên, trong đó có sử dụng 1 phép nối và 1 câu bị động
- Trong khổ thơ cuối của bài thơ, tác giả Bằng Việt đã bộc lộ tình cảm sâu
nặng, da diết của mình dành cho bà trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù đã đi
xa hay ở bên gần
“ Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”
Khi ông trưởng thành và đi làm nơi xa xứ, gặp được nhiều làn khói khác,
ông vẫn nhớ cho riêng mình làn khói từ bếp lửa mà bà đun dẫu cho
khoảng cách về không gian, thời gian. Người cháu năm xưa giờ đây đã
được sống trong hoàn cảnh ấm no, vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng (phép nối)
ông vẫn không thể nào quên ánh sáng chập chờn, hơi ấm phát ra từ ngọn
lửa yêu thương, từ bàn tay người bà tần tảo, hy sinh để cháu mình có
cuộc sống tốt nhất. Ngọt lửa được nhóm lên với bàn tay chăm chút của bà
(câu bị động). Điều đó tượng trưng cho người cháu hằng ngày được quan
tâm, chăm sóc bởi bà – nghĩa cử thiêng liêng ấy khiến cho tác giả đã có
tình cảm sâu nặng với bà, dù cho có niềm vui trăm ngả
“Nhưng cũng chẳng có lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?”
Tình cảm sâu nặng của chính tác giả lại được hình thành từ một thói quen
bình dị : cùng bà nhóm bếp. Sau này, khi mà ông không còn thói quen đó
nữa, những dòng suy nghĩ về bà cứ thoáng qua, vẫn chạy trong tâm trí tác
giả hàng ngày như một lời nhắn nhủ, thể hiện sự quan tâm và nỗi nhớ bà,
bếp lửa cùng quê hương của mình. Ông không thể quên được những ngày
tháng lận đận vì đói của hai bà cháu, cùng những tận tụy hi sinh mà bà đã
làm, cho thấy sự thủy chung, tình cảm sâu sắc – một đạo lí đẹp của người
Việt Nam. Sự nhắc nhở ấy của tác giả đã hồi tưởng về một quá khứ gian
truân, khắc khổ, để sau này ông nhớ về thì càng thương bà hơn, tình cảm
ấy sẽ không bao giờ phai nhòa.

4. Một tác phẩm khác cũng nói về tình cảm bà cháu: bài thơ “Tiếng gà
trưa” – Xuân Quỳnh

You might also like