You are on page 1of 11

GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Chuyên đề H2: Menélaus và Céva


I – Kiến thức cần nhớ
1. Định lí Menelaus và Ceva
2. Định lý Menelaus và Ceva dạng sin
Bổ đề 1: Cho tam giác ABC và D nằm trên cạnh BC, khi đó

DB sin A1 AB
= .
DC sin A2 AC

Bổ đề 2: Cho tam giác ABC, khi đó


AB sin C
=
AC sin B
Từ những bổ đề trên, ta có thể viết các định lí Menelaus, Ceva dưới dạng sin như sau
Định lý Menelaus dạng sin: Cho tam giác ABC có D, E, F trên các đường BC, CA, AB và số điểm nằm
ngoài đoạn phải là số lẻ. Ta đánh tên các góc A1, A2 tạo bởi đường AD với AB, AC theo chiều dương,
tương tự với các góc B1, B2, C1, C2. Từ đó, D, E, F thẳng hàng khi và chỉ khi
sin A1 sin B1 sin C1
. . =1
sin A2 sin B2 sin C2
Định lí Ceva dạng sin: Cho tam giác ABC và D, E, F trên các cạnh BC, CA, AB. Ta kí hiệu A1, A2 là các
góc chia bởi đường AD theo chiều dương, tương tự với các góc B1, B2, C1, C2. Từ đó, AD, BE, CF đồng
quy khi và chỉ khi
sin A1 sin B1 sin C1
. . =1
sin A2 sin B2 sin C2
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, gọi d1, d2, d3 là các đường thẳng đối xứng trung tuyến xuất phát từ các đỉnh
A, B, C qua phân giác của góc ở đỉnh ấy. Chứng minh d1, d2, d3 đồng quy.
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC với ba đường cao AD, BE, CF. Lấy d1 qua A và vuông góc EF, định nghĩa
tương tự cho các đường d2, d3. Chứng minh d1, d2, d3 đồng quy.

1
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có 3 đường cao là AD, BE, CF. Dựng về phía trong tam giác DEF các tam
giác vuông cân là EFA’, DFB’, DEC’ (cân tại A’, B’, C’). Chứng minh AA’, BB’, CC’ đồng quy.
Ví dụ 4: Cho tam giác ABC và I nằm trong tam giác. AI, BI, CI cắt BC, CA, AB tại M, N, P. Các điểm D,
E, F đối xứng I qua trung điểm đoạn PN, PM, MN. Chứng minh AD, BE, CF đồng quy.
Ví dụ 5: (Định lý Steinbart) Tam giác ABC ngoại tiếp (I) với các tiếp điểm D, E, F. Lấy X, Y, Z trên các
cung nhỏ EF, DE, DF. Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy khi và chỉ khi DX, EY, FZ đồng quy.
Ví dụ 6: Tam giác ABC ngoại tiếp (I), tiếp điểm với BC là D và phân giác trong các góc ADB, ADC cắt
(I) lần lượt tại Y, Z. Chứng minh BY, CZ, AD đồng quy.
Ví dụ 7: Tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂), hai điểm 𝑀’, 𝑀” bất kỳ trong tam giác,

𝐴𝑀’, 𝐵𝑀’, 𝐶𝑀’ lần lượt cắt (𝑂) tại 𝐴’, 𝐵’, 𝐶’ và 𝐴𝑀”, 𝐵𝑀”, 𝐶𝑀” cắt (𝑂) tại 𝐴”, 𝐵”, 𝐶”. Các đường thẳng

𝐴’𝐴”, 𝐵’𝐵”, 𝐶’𝐶” cắt nhau tạo thành tam giác 𝑋𝑌𝑍. Chứng minh hai tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝑋𝑌𝑍 thấu xạ.

Ví dụ 8: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có đường cao AD cắt lại (O) tại A’ và OA’ cắt BC tại A’’.

Định nghĩa tương tự cho B’’ và C’’. Chứng minh AA’’, BB’’, CC’’ đồng quy.

(Hướng dẫn: chú ý dùng cho tam giác OBC để chuyển tỷ số A’’B/A’’C)

Ví dụ 9: Cho tam giác ABC, ba đường cao AD, BE, CF. Gọi K,M,N lần lượt là trung điểm BC, CA,

AB. FE cắt NK tại R. FD cắt MK tại P. MN cắt FE tại Q. Chứng minh AP, BQ, CR đồng quy.

2
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

3. Từ thẳng hàng đến đồng quy – Định lí Desargues


Định lí Desargues: Cho hai tam giác ABC, A’B’C’. Đặt X = BC  B ' C ', Y = AC  A ' C ',
Z = AB  A ' B ' . Khi đó, X, Y, Z thẳng hàng khi và chỉ khi AA’, BB’, CC’ đồng quy hoặc đôi một song
song.
Chú ý: Hai tam giác ABC, A’B’C’ thỏa tính chất AA’, BB’, CC’ đồng quy gọi là hai tam giác thấu xạ.

Trường hợp suy biến: Nếu BC càng ngày càng gần như song song B’C’, ta có thể hình dung điểm cắt
nhau của chúng ở càng ngày càng xa hay ZY cắt BC, B’C’ càng ngày càng xa. Đến khi song song, điểm
cắt không còn nhìn thấy nữa hay BC, B’C’, ZY là song song nhau.
Ví dụ 1: Nếu hai tam giác ABC, A’B’C’ có các cặp cạnh đôi một song song thì đoạn nối các đỉnh tương
ứng đồng quy hoặc đôi một song song.
Ví dụ 2: Cho 3 đường thẳng d1, d2, d3 đôi một song song, ta lấy A, A’ trên d1; B, B’ trên d2 và C, C’ trên
d3. Giả sử X = BC  B ' C ', Y = AC  A ' C ', Z = AB  A ' B ' thì X, Y, Z thẳng hàng.
Ví dụ 3: Dùng định lí Desargues, suy ra 1 vài bài toán mới từ những bài toán đồng quy (hoặc thẳng hàng)
đã biết.
Ví dụ 4: Cho tam giác nhọn ABC. Hai điểm E, F nằm trên cạnh BC sao cho AE, AF đẳng giác trong góc
BAC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của E trên AB, AC; P, Q lần lượt là hình chiếu của F trên AB, AC.
MN giao PQ tại D; EN, FP giao nhau tại điểm G. Chứng minh rằng DG chia đôi EF.
Lời giải: Dùng Menelaus cho ta PN, MQ, BC đồng quy. Lại dùng Desargues cho ta D, G và giao ME, QF
thẳng hàng hay từ đấy suy ra DG chia đôi EF (Chú ý hình bình hành).

3
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

II – Bài tập vận dụng


Bài 1: Cho tam giác ABC, đường thẳng d cắt BC, CA, AB tại D, E, F. Lấy E’ trên AB sao cho EE’ //BC,
F’ trên BC sao cho FF’//AC và D’ trên AC sao cho DD’//AB. Chứng minh E’, F’, D’ thẳng hàng.
Bài 2: Cho 3 đường tròn (O1), (O2), (O3) các các tiếp tuyến chung ngoài từng cặp của hai đường tròn cắt
nhau tại X, Y, Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng. (Định lí Monge D’Alembert)
Bài 3: Cho tam giác ABC, 3 đường thẳng AD, BE, CF đồng quy tại M (D, E, F thuộc BC, CA, AB). Phân
giác góc A cắt EF tại A’, phân giác góc B cắt DF tại B’ và phân giác góc C cắt DE tại C’. Chứng minh
DA’, EB’, FC’ đồng quy.
Bài 4: Cho tam giác ABC và M là điểm nằm trong tam giác, AM, BM, CM cắt các cạnh đối diện tại X, Y,
Z. Lấy X1, Y1, Z1 là trung điểm AX, BY, CZ và X2, Y2, Z2 là trung điểm BC, CA, AB. Chứng minh X1X2,
Y1Y2, Z1Z2 đồng quy
Bài 5: Cho tam giác ABC, lấy D, E thay đổi trên BC sao cho BD = CE. Gọi M là trung điểm AD, chứng
minh EM luôn qua 1 điểm cố định khi D, E thay đổi.
Bài 6: (Đường thẳng Gauss)
Cho tứ giác ABCD có AB cắt CD tại F, AD cắt BC tại E và AC cắt BD tại I. (ta gọi 1 tứ giác đầy đủ như
thế này là 1 tứ giác toàn phần với 2 đường chéo trong AC, BD, 1 đường chéo ngoài EF). Chứng minh trung
điểm EF, AC, BD thẳng hàng.
Lí giải: tại sao trung điểm EI, AB, DC thẳng hàng.
Ứng dụng: Cho tam giác ABC, lấy X, Y, Z trên BC, CA, AB sao cho AX, BY, CZ đồng quy tại M. Gọi
X1, Y1, Z1 là trung điểm BC, CA, AB và X2, Y2, Z2 là trung điểm YZ, XZ, XY. Chứng minh X1X2, Y1Y2,
Z1Z2 đồng quy.

4
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Gợi ý: X1X2 qua trung điểm AM, từ trung điểm AM, BM, CM vẽ các đường thẳng cắt các cạnh tam giác
ABC rồi dùng Ceva.
Bài 7: Cho tam giác ABC, phân giác ngoài góc A cắt BC tại D, phân giác trong góc B cắt AC tại E, đặt F
là giao của DE với AB, chứng minh CF là phân giác trong góc C.
Bài 8: Cho hình bình hành ABCD, lấy K và L trên AB, AD và đặt P là giao của DK, BL. Dựng hình bình
hành AKQL, chứng minh P, Q, C thẳng hàng.
Bài 9: Cho tứ giác ABCD, lấy E, F, G trên AB, BC, AD sao cho EF//AC, GE//BD. Lấy I là giao của AF
với EC và J là giao của BG với DE. Chứng minh DI, CJ, GF đồng quy.
Bài 10: Cho tam giác ABC, phân giác trong góc A cắt trung trực BC tại P, lấy X, Y là hình chiếu vuông
góc của P lên AB, AC. Chứng minh XY qua trung điểm BC.
Bài 11: Cho hình vuông ABCD tâm O, M trên cạnh BC và AM cắt CD tại K, OM cắt BK tại H. Chứng
minh CH vuông góc BK.
Bài 12: Cho tam giác ABC có AI, BE, CF đồng quy tại M. Lấy H là giao của FI với BM và K là giao của
EI với CM. Chứng minh BK, CH, AI đồng quy.
Bài 13: Cho tam giác ABC, đường tròn bàng tiếp góc B tiếp xúc AC tại E, đường tròn bàng tiếp góc C tiếp
xúc AB tại D và đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc AB, AC tại X, Y. Chứng minh XY, BC, ED đồng
quy.
Bài 14: Cho tam giác ABC, đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc AB, AC, BC tại X1, X2, X3; đường tròn
bàng tiếp góc B tiếp xúc BC, BA, CA tại Y1, Y2, Y3 và đường tròn bàng tiếp góc C tiếp xúc CA, CB, AB
tại Z1, Z2, Z3.
a. AX3, BY3, CZ3 đồng quy tại F thì F thuộc IG với I là tâm đường tròn nội tiếp và G là trọng tâm
tam giác ABC.
b. Lấy X là giao của X1X2 với BC, Y là giao của Y1Y2 với AC và Z là giao của Z1Z2 với AB. Chứng
minh X, Y, Z thẳng hàng.
c. Giả sử X1X2 cắt Y1Y2 tại C’, X1X2 cắt Z1Z2 tại B’ và Y1Y2 cắt Z1Z2 tại A’. Chứng minh AA’,
BB’, CC’ đồng quy.
Bài 15: Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I), các tiếp điểm với BC, CA, AB là D, E, F. EF cắt BC
tại X, DE cắt AB tại Y và DF cắt AC tại Z.
a. Chứng minh X, Y, Z thẳng hàng theo hai cách.
b. Lấy D’, E’, F’ là trung điểm EF, DF, DE và đặt X’ là giao của E’F’ với BC, định nghĩa tương tự cho Y’,
Z’. Chứng minh X’, Y’, Z’ thẳng hàng.

5
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Bài 16: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tiếp tuyến tại A cắt BC ở X, tiếp tuyến tại B cắt AC ở
Y và tiếp tuyến tại C cắt AB ở Z. Chứng minh X, Y, Z thẳng hàng. (chứng minh theo hai cách)
Bài 17: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), lấy I, J, K là trung điểm BC, AC, AB và lấy X, Y, Z trên trung
trực BC, AC, AB sao cho AOI XOA, BOJ YOB, COK ZOC . Chứng minh AX, BY, CZ đồng
quy.
Bài 18: Cho tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O và O là trung điểm BD. Lấy E, F trên BD sao cho OE =
OF. Lấy I là giao của AE với BC và J là giao của CF với AD. Chứng minh I, J, O thẳng hàng.
Bài 19: Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp (I) có các tiếp điểm với các cạnh AB, BC, CD, DA là M, N, P, Q.
a. Chứng minh AC, BD, MP, NQ đồng quy.
b. Chứng minh CM, AN, BD đồng quy.
Bài 20: Cho tam giác ABC, dựng về phía ngoài các tam giác đều BCD, ACE, ABF và lấy tâm của ba tam
giác đều này lần lượt là X, Y, Z.
a. Chứng minh rằng AD, BE, CF đồng quy.
b. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng quy.
Bài 21: Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), các tiếp điểm với BC, CA, AB là D, E, F. Lấy X, Y, Z lần lượt
đối xứng D, E, F qua I.
a. Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy.
b. Lấy X’, Y’, Z’ là giao của AX, BY, CZ với EF, FD, DE. Chứng minh DX’, EY’, FZ’ đồng quy.
Bài 22: Cho tam giác ABC, một đường tròn cắt các cạnh BC, CA, AB theo thứ tự tại X1, X2; Y1, Y2; Z1,
Z2. Lấy X là giao của Y1Z1 với Y2Z2, Y là giao của X1Z1 với X2Z2 và Z là giao của Y2X2 với X1Y1. Chứng
minh AX, BY, CZ đồng quy.
Bài 23: Cho tam giác ABC, O nằm trong tam giác và AO, BO, CO cắt BC, AC, AB tại M, N, P. Lấy I nằm
trong tam giác MNP và MI, NI, PI cắt các cạnh NP, PM, NM tại X, Y, Z. Chứng minh AX, BY, CZ đồng
quy.
Bài 24: Cho tam giác ABC, O nằm trong tam giác và AO, BO, CO cắt BC, AC, AB tại M, N, P. Lấy I nằm
trong tam giác MNP và AI, BI, CI cắt các cạnh NP, NM, PM tại X, Y, Z. Chứng minh MX, PY, NZ đồng
quy.
Bài 25: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), các đường cao từ A, B, C cắt (O) tại điểm thứ hai là E, F, K. Lấy
X là giao của OE với BC, Y là giao của OF với AC và Z là giao của OK với AB. Chứng minh AX, BY,
CZ đồng quy.

6
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Bài 26: Cho tam giác ABC, M nằm trong tam giác ABC và AM, BM, CM cắt các cạnh đối diện tại A1, B1,
C1. Lấy A2, B2, C2 là trung điểm B1C1, A1C1, A1B1 và MA2, MB2, MC2 cắt BC, AC, AB tại A3, B3, C3.
Chứng minh AA3, BB3, CC3 đồng quy.
Bài 27: Cho tam giác ABC có AD, BE, CF đồng quy tại O. Lấy M, N, K đối xứng với O lần lượt qua FE,
FD, DE.
1. Chứng minh AM, BN, CK đồng quy.
2. Lấy X là giao của NK với BC, Y là giao của MK với AC và Z là giao của MN với AB. Chứng
minh X, Y, Z thẳng hàng.
Bài 28: Cho lục giác ABCDEF nội tiếp (O) thỏa AB.CD.FE = AF.BC.ED. Đặt X là giao của AB với ED,
Y là giao của BC với FE và Z là giao của AC với FD. Chứng minh X, Y, Z thẳng hàng.
Bài 29: Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) với các tiếp điểm là D, E, F trên BC, AB, AC. Một điểm O bất kì
nằm trong (I) và OA, OB, OC cắt (I) tại X, Y, Z. Chứng minh DX, EY, FZ đồng quy.
Gợi ý: OA, OB, OC cắt EF, DF, DE tại M, N, K. Ta cm được DM, EN, KF đồng quy theo cevasin. Xét bổ
đề: Cho đường tròn (I) và A nằm ngoài, vẽ hai tiếp tuyến AE, AF với (I), O nằm trong (I) và AO cắt EF tại
ME XE 2
M cắt (I) tại X thì = (đường đối trung trong tứ giác điều hòa)
MF XF 2
Bài 30: Cho tam giác ABC, dựng về phía ngoài các hình vuông ABEF, ACMN, BCKH và lấy X, Y, Z là
trung điểm KH, MN, EF. Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy.

Bài 31: (2019) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), D là điểm chính giữa cung BC chứa A và DA cắt BC tại
T. Lấy trên trung trực BC điểm G sao cho DG = DB và G khác phía D bờ BC. Vẽ đường tròn đường kính
TD cắt đường thẳng qua D vuông GC tại E, cắt đường thẳng qua D vuông BG tại F. Chứng minh tiếp
tuyến tại E, F của (TD) cắt nhau trên đường trung bình ứng với đỉnh G của tam giác BGC.
Bài 32: (2020) Tam giác ABC có (O) qua B, C cắt AB, AC tại F, E. I là giao của CF với EB và lấy K, T
là hình chiếu của I lên BC, EF. Lấy M là trung điểm AE và N là trung điểm AB. Giả sử MT cắt AB ở X
và KN cắt AC ở S. Lấy I trên tia đối tia CA sao cho CI = SA. Chứng minh XBIE nội tiếp.

7
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Chủ đề: Monge – D’Alembert


R2
Định nghĩa: Cho hai đường tròn (O1;R1), (O2;R2) và định nghĩa I thỏa IO2 = IO1 là tâm vị tự ngoài
R1

R2
và định nghĩa J thỏa IO2 = − IO1 là tâm vị tự trong.
R1

Tính chất:
1. Tâm vị tự nằm trên đoạn nối tâm.
2. Nếu hai đường tròn có hai tiếp tuyến chung ngoài thì giao của chúng là tâm vị tự ngoài. Nếu có hai tiếp
tuyến chung trong thì giao chúng là tâm vị tự trong.
3. Hai đường tròn tiếp xúc ngoài tại J thì J là tâm vị tự trong, nếu tiếp xúc trong ở I thì I là tâm vị tự ngoài.
Định lý: Cho ba đường tròn (O1), (O2), (O3)
1. Ba tâm vị tự ngoài của từng cặp hai đường tròn thẳng hàng.
2. Hai tâm vị tự trong và 1 tâm vị tự ngoài từng cặp thẳng hàng.
Bài tập 1: Chứng minh hai định lí kể trên.
Bài tập 2: Cho (O) và các đường tròn (O1), (O2), (O3) tiếp xúc ngoài (O) tại A, B, C. Lấy D là giao của BC
với O2O3; E là giao của AB với O1O2 và F là giao của AC với O1O3. Chứng minh D, E, F thẳng hàng.

8
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Bài 3:
3.1/ Cho hai đường tròn (O1;R1) và (O2;R2) với R1 = 2R2 và (O1) đựng (O2). Cho điểm A trên (O1), hãy chỉ
ra cách dựng (O) tiếp xúc trong (O) ở A và tiếp xúc ngoài (O2).
3.2/ Tam giác ABC có đường tròn ngoại tiếp (O) và đường tròn Euler (IE). Vẽ (O1) tiếp xúc trong (O) ở A
và tiếp xúc ngoài (IE) ở D, định nghĩa tương tự với đường tròn (O2) tiếp xúc trong (O) ở B và tiếp xúc ngoài
(IE) ở E, đường tròn (O3) điểm F tương ứng. Chứng minh AD, BE, CF đồng quy.

Bài 4: Tam giác ABC ngoại tiếp (I) và nội tiếp (O) vẽ đường tròn (w) tiếp xúc AB, AC và tiếp xúc trong
(O) ở A1. Lấy P là AA1 giao OI và đoạn PA cắt (I) ở D. Chứng minh ID//AO.

9
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Bài 5:
Ta gọi đường tròn tiếp xúc AB, AC và tiếp xúc trong với (O) là đường tròn Mixtilinear ứng với góc A, gọi
tắt là A – mix.
Tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn A – mix tiếp xúc (O) ở A1, đường tròn B – mix tiếp xúc (O) ở
B1và tương tự cho C1. Chứng minh AA1, BB1, CC1 đồng quy. Hơn nữa điểm đồng quy nằm trên OI.
Chủ đề: Bổ đề chia đường chéo
IA BA.DA
Bổ đề: Tứ giác ABCD nội tiếp (O) có AC cắt BD ở I thì =
IC BC.DC
Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có AB < AC và E trên AC với F trên AB thỏa AF = AE. Gọi M là
trung điểm BC và lấy S là giao của EF với BC và (AEF) cắt lại (O) ở D, DM cắt lại (O) ở K và tiếp tuyến
tại K cắt (O) ở H. Vẽ hình bình hành CLKH, chứng minh CK, phân giác trong góc CLK và trung tuyến Sx
của tam giác SBK đồng quy.

Lời giải: Lấy giao Sx với CK là I và dùng tỷ số suy ra LI là phân giác.


Bài 2: Tứ giác ABC nội tiếp (O) và DE, BF là phân giác trong các góc ADC và BDC. Lấy G trên AB và
H trên BC sao cho EG//BC và FH//AB. Chứng minh CG, AH và BD đồng quy.

10
GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh Bài giảng chuyên toán Hình học 10 chương I

Bài 3: Tam giác ABC có M là trung điểm BC và E, F trên AC, AB sao cho EF//BC. MF cắt lại (ABM) ở
T và ME cắt lại (AMC) ở H. Lấy P đối xứng B qua T, chứng minh CP cắt TH trên (AMC).

11

You might also like