You are on page 1of 6

Xử lý tiếng ồn cho máy phát điện đang sử dụng

Số các công trình nguồn dự phòng, chủ lực và phủ đỉnh ngày một tăng tại các khu vực đông dân cư, vì vậy
các kỹ sư thiết kế cần quan tâm tìm hiểu phương thức lan truyền tiếng ồn từ các tổ máy phát điện và
phương cách khống chế tiếng ồn. Do chi phí cải tạo để giảm tiếng ồn tại chỗ rất cao nên nhất thiết phải sớm
đánh giá yêu cầu về tính năng tiếng ồn ngay ở giai đoạn thiết kế hệ thống điện tại chỗ bằng cách áp dụng
các nguyên tắc trình bày trong bài báo này. Dựa vào đó, người thiết kế cũng như người sử dụng cuối cùng
có thể khống chế tiếng ồn không mong muốn từ hệ thống điện tại chỗ.
Cũng như nhiều kiểu máy quay khác, các tổ máy phát điện chạy bằng động cơ đốt trong đều phát ra tiếng ồn và
rung động. Cho dù các tổ máy phát điện này vận hành liên tục như trong trường hợp nguồn điện chủ lực hay chỉ
vận hành thi thoảng thì nhiều trường hợp vẫn phải cắt giảm tiếng ồn vận hành để đáp ứng các qui định tại địa
phương, của bang hay liên bang. Ở Bắc Mỹ, mức tiếng ồn chung lớn nhất cho phép nằm trong khoảng từ 45 dB(A)
đến 72 dB(A), tuỳ thuộc địa phương hoặc vùng. Thực tế là mới đây, một số bang và cộng đồng bắt đầu đưa ra các
qui định về hạn chế tiếng ồn tại đường biên cơ ngơi bằng cách sử dụng các tần số dải bát độ (octave) nhằm giảm
lượng tiếng ồn tần số thấp lan truyền tới khu lân cận trong cộng đồng. Mức tiếng ồn từ tổ máy phát điện chưa
được xử lý có thể lên tới 100 dB(A) hoặc cao hơn, nên nơi đặt tổ máy phát điện cũng như việc giảm nhẹ tiếng ồn
đều rất quan trọng.

Nhìn chung, có hai loại qui định về âm lượng tiếng ồn ảnh hưởng tới cá nhân hoặc người dân: Các qui định của
bang hoặc địa phương về tiếng ồn và các qui định của liên bang về an toàn do Cục An toàn nghề nghiệp và Sức
khoẻ (Occupational Safety and Health Administration – OSHA) ban hành. Loại qui định thứ nhất áp dụng cho
tiếng ồn có thể truyền ra bên ngoài đường biên cơ ngơi gây phiền hà tới người dân nhưng thường không đủ lớn
để gây nguy hiểm tới an toàn. Loại qui định thứ hai áp dụng cho phơi nhiễm tiếng ồn tại nơi làm việc nhằm bảo
vệ sức khoẻ người lao động. Các qui định của OSHA thường chỉ áp dụng cho người lao động có thể bị phơi nhiễm
tiếng ồn của tổ máy phát điện lớn hơn 80 dB(A) trong khoảng thời gian đáng kể. Người lao động có thể hạn chế
phơi nhiễm bằng cách đeo nắp bịt tai thích hợp khi làm việc gần tổ máy phát điện đang vận hành. Châu Âu và
Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia khác, cũng đã đặt ra các tiêu chuẩn về kiểm soát tiếng ồn tại nơi làm việc và
trong môi trường nói chung.

Định nghĩa về tiếng ồn


Âm thanh là cái mà tai người nghe thấy được; tiếng ồn đơn giản là âm thanh không mong muốn. Âm thanh do vật
rung động tạo ra, truyền tới tai người nghe ở dạng sóng áp lực trong không khí hoặc môi chất khác. Về mặt kỹ
thuật, âm thanh là dao động áp suất trong vùng liền kề với tai. Khi âm lượng lớn tới mức gây khó chịu hoặc phiền
hà, điều đó có nghĩa là các thay đổi về áp lực không khí gần tai đã đạt tới biên độ quá lớn. Tai người có dải động
học khá rộng nên người ta sử dụng thang đềxiben (dB) để thể hiện mức âm thanh. Thang dB là loại thang lôga
bởi vì tỉ số giữa âm thanh nhẹ nhất mà tai người có thể phát hiện và âm thanh lớn nhất mà tai người chịu được mà
không bị hư hại bằng khoảng 1 phần triệu tức là 1/106. Nếu sử dụng thang lôga cơ số 10 thì có thể thể hiện toàn
bộ dải cường độ âm thanh con người nghe được bằng một con số thuận tiện hơn, từ 0 dB (ngưỡng bình thường
nghe được) tới 140 dB (ngưỡng đau tai). Có hai loại thang dB là A và L.

Thang dB(L) là thang tuyến tính, mọi tần số nghe thấy được đều được coi là có giá trị như nhau. Tuy nhiên tai
người không cảm nhận mọi tần số âm thanh to như nhau. Tai người đặc biệt nhạy cảm với các tần số trong dải từ
1.000 đến 4.000 Hz, và kém nhạy cảm hơn với các âm thanh có tần số thấp hơn hoặc cao hơn.

• Do vậy, người ta sử dụng “bộ lọc trọng số A”, mà thực chất là cách xác định gần đúng độ lớn âm thanh, để hiệu
chỉnh mức áp lực âm thanh nhằm phản ánh chính xác hơn cái mà tai con người cảm nhận. Từ việc lấy trọng số
theo tần số dẫn đến thang dB(A), được OSHA áp dụng từ năm 1972 để mô tả mức âm thanh trong các văn bản
điều tiết chính thức. Hình 1 thể hiện các mức tiếng ồn điển hình gắn liền với các môi trường xung quanh và nguồn
âm thanh khác nhau.

Nguồn tiếng ồn của tổ máy phát điện


Tiếng ồn của tổ máy phát điện được tạo ra bởi sáu nguồn chính (xem Hình 2):
• Tiếng ồn của động cơ. Chủ yếu là do các lực cơ và cháy, điển hình trong dải từ 100 dB(A) đến 121 dB(A), đo ở
cách 1 m, tuỳ thuộc kích cỡ động cơ.

• Tiếng ồn của quạt làm mát. Do không khí chuyển động với tốc độ cao qua động cơ và bộ tản nhiệt. Dải tiếng ồn
từ 100 dB(A) đến 105 dB(A) ở cách 1 m.
• Tiếng ồn của máy phát điện xoay chiều. Do không khí làm mát và ma sát chổi than gây ra. Dải tiếng ồn xấp xỉ
từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.

• Tiếng ồn do hiện tượng cảm ứng. Do thăng giáng dòng điện trong cuộn dây máy phát điện xoay chiều dẫn đến
tiếng ồn cơ khí trong dải từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.

• Xả khí từ động cơ. Nếu không có bộ giảm thanh khí xả từ động cơ, tiếng ồn trong dải từ 120 dB(A) đến 130
dB(A) hoặc cao hơn, nhưng thường được giảm thấp xuống mức tối thiểu là 15 dB(A) khi có lắp bộ giảm thanh
tiêu chuẩn.

• Tiếng ồn do kết cấu cơ khí. Do rung động cơ khí của các chi tiết và bộ phận kết cấu khác nhau, bức xạ dưới
dạng âm thanh.

Đo tiếng ồn
Trước khi xác định cần giảm nhẹ tiếng ồn ở đâu, bạn cần thực hiện các phép đo chính xác về tiếng ồn xung quanh
hiện có và tiếng ồn mà tổ máy phát điện góp phần vào. Dữ liệu chính xác và có nghĩa về mức tiếng ồn âm thanh
của tổ máy phát điện cần được đo trong “môi trường thoáng đãng”. Trường thoáng đãng khác với “trường phản
xạ” ở chỗ nó là trường âm thanh ở đó ảnh hưởng của âm thanh phản xạ từ các vật cản hoặc bao quanh là không
đáng kể. Các phép đo tiếng ồn cần thực hiện bằng cách sử dụng tối thiểu là một đồng hồ đo mức âm thanh và một
thiết bị lọc dải octave để các nhà tư vấn về âm thanh có thể phân tích chi tiết hơn.

Khi đo mức âm thanh ở khoảng cách 7 m, các micrô được đặt thành dàn hình tròn xung quan máy phát điện, các
vị trí đo lệch nhau 45o. Dàn đo đặt cách 7 m một hình hộp chữ nhật tưởng tượng ôm vừa đúng tổ máy phát điện,
thường được xác định bởi các kích thước mặt bằng chiếm chỗ của đế máy hoặc khung máy.

Khi đo mức cường độ âm thanh đối với các ứng dụng ở châu Âu, điển hình sử dụng một dàn micrô hình hộp chữ
nhật như được xác định trong tiêu chuẩn ISO 3744.

Có thể tham khảo các dữ liệu về tính năng âm thanh đối với các tổ máy phát điện của hãng Cummins Power
Generation Inc. trên CD phần mềm thiết kế của hãng (mang tên “Power Suite”). Cũng có thể tham khảo trên web
site www.stc-vn.com.
Các phép đo ban đầu thường được thực hiện trên các dải tám octave, từ 63 Hz đến 8.000 Hz, mặc dầu công suất
âm thanh lớn nhất điển hình nằm trong dải từ 1.000 Hz đến 4.000 Hz, là dải âm thanh nhạy cảm nhất đối với tai
con người.
Mặc dầu các phép đo được thực hiện trên toàn bộ phổ tần số, nhưng tổng lôga của tất cả các tần số là số đọc quan
trọng nhất. Tuy nhiên khi mức âm thanh chung vượt quá mức cho phép đối với dự án, dữ liệu dải tần số được sử
dụng để xác định những thay đổi nào về thiết kế là cần thiết để hạ thấp mức âm thanh chung sao cho phù hợp với
các yêu cầu.

Lấy tổng tất cả các nguồn tiếng ồn


Mức ồn tổng từ tổ máy phát điện là tổng của tất cả các nguồn riêng lẻ, bất kể tần số là bao nhiêu. Tuy nhiên vì
thang dB(A) là thang lôga nên các số đo dB(A) không thể cộng trừ theo cách số học thông thường. Ví dụ, một
nguồn tiếng ồn gây ra 90 dB(A) và một nguồn tiếng ồn thứ hai cũng gây ra 90 dB(A) thì tiếng ồn tổng tạo ra là
93 dB(A) chứ không phải là 180 dB(A). Tăng tiếng ồn lên 3 dB(A) có nghĩa là tăng cường độ âm thanh lên gấp
đôi, thế nhưng tai người hầu như không nhận ra được.
Bảng 1 minh hoạ cách cộng các đềxiben dựa trên sự chênh lệch về số giữa hai mức tiếng ồn. Như trong ví dụ trên,
không có sự khác biệt giữa nguồn 1 và nguồn 2, số đo dB(A) kết hợp của chúng chỉ tăng lên 3 dB(A) – từ 90
dB(A) lên thành 93 dB(A). Nếu như nguồn 1 là 100 dB(A) và nguồn 2 là 95 dB(A) thì số đo kết hợp của chúng
sẽ là 101 dB(A).

Luật pháp và qui định về tiếng ồn


Ở Bắc Mỹ, các qui chuẩn bang và địa phương qui định mức tiếng ồn lớn nhất cho phép tại đường biên cơ ngơi.
Bảng 2 nêu một số qui định về mức tiếng ồn ngoài trời mang tính đại diện. Để phù hợp với các qui định này về
tiếng ồn, cần hiểu biết về mức tiếng ồn xung quanh hiện có tại đường biên cơ ngơi khi chưa có tổ máy phát điện
vận hành và mức tiếng ồn tổng cuối cùng sẽ là bao nhiêu khi tổ máy phát điện chạy đầy tải.

Ở châu Âu, qui định về tiếng ồn máy phát điện căn cứ theo luật 2000/14/EC/Giai đoạn II được áp dụng từ năm
2006. Đối với máy phát điện công suất động cơ sơ cấp dưới 400 kW, mức tiếng ồn cho phép được tính theo công
thức sau:
95 + log Pel = dB(A)

trong đó Pel là công suất danh định của động cơ sơ cấp máy phát điện.
Máy phát điện có công suất danh định từ 400 kW trở lên phải có nhãn với con số LWA (phép đo châu Âu về “mức
công suất âm thanh”) được tính toán từ các kết quả thử nghiệm triển khai của nhà chế tạo. Đối với thị trường châu
Âu, phần lớn các máy phát điện từ 11 kVA đến 550 kVA đều được đặt trong vỏ bao tiêu chuẩn để tổ máy đáp ứng
với phần lớn các qui định. Nói chung vỏ bao tiêu chuẩn giảm tiếng ồn bức xạ xuống mức tối thiểu là 10 dB(A).

Quy chuẩn quy định về tiếng ồn


Theo QCVN 26:2010 /BTNMT quy định mức tiếng ồn lớn nhất cho phép theo Bảng dưới đây. Để phù hợp với
các qui định này về tiếng ồn, cần đo đạc về mức tiếng ồn xung quanh và mức tiếng ồn tổng cuối cùng sẽ là bao
nhiêu khi tổ máy phát điện vận hành.

Giới hạn tối đa cho phép của tiếng ồn


Cách đo tiếng ồn:
Trước khi xác định cần giảm nhẹ tiếng ồn ở đâu, bạn cần thực hiện các phép đo chính xác về tiếng ồn xung quanh
hiện có và tiếng ồn mà tổ máy phát điện góp phần vào.

Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây: Bộ TCVN 7878 Âm học: Mô tả, đo và
đánh giá tiếng ồn môi trường gồm 2 phần:
– TCVN 7878-1:2008 (ISO 1996-1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.
– TCVN 7878 – 2:2010 (ISO 1996 – 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.

Lấy tổng tất cả các nguồn tiếng ồn


Mức ồn tổng từ tổ máy phát điện là tổng của tất cả các nguồn riêng lẻ, bất kể tần số là bao nhiêu. Tuy nhiên vì
thang dB(A) là thang lôga nên các số đo dB(A) không thể cộng trừ theo cách số học thông thường. Ví dụ, một
nguồn tiếng ồn gây ra 90 dB(A) và một nguồn tiếng ồn thứ hai cũng gây ra 90 dB(A) thì tiếng ồn tổng tạo ra là
93 dB(A) chứ không phải là 180 dB(A). Tăng tiếng ồn lên 3 dB(A) có nghĩa là tăng cường độ âm thanh lên gấp
đôi, thế nhưng tai người hầu như không nhận ra được.

Bảng 1 dưới đây minh hoạ cách cộng các đềxiben dựa trên sự chênh lệch về số giữa hai mức tiếng ồn. Như trong
ví dụ trên, không có sự khác biệt giữa nguồn 1 và nguồn 2, số đo dB(A) kết hợp của chúng chỉ tăng lên 3 dB(A)
– từ 90 dB(A) lên thành 93 dB(A). Nếu như nguồn 1 là 100 dB(A) và nguồn 2 là 95 dB(A) thì số đo kết hợp của
chúng sẽ là 101 dB(A).

5. Căn cứ để lựa chọn phương án xử lý tiếng ồn:


Căn cứ vào nguồn phát sinh tiếng ồn và kích thước, vị trí trạm phát điên hiện có, với trạm phát công suất lớn
Phương án bọc cách âm bằng Canopy cho máy phát không thể thực hiện Với kích thước phòng chứa máy phát
hiện tại chỉ sử dụng phương án cách âm bằng cách lắp đặt các vách cách âm và các cụm tiêu âm cho trạm phát là
khả thi nhất, chi phí thấp mà trong quá trình thi công không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất..

Phương pháp bọc cách âm phòng chứa máy phát sẽ giảm được các nguồn phát ra tiếng ồn chính sau:

– Tiếng ồn của động cơ, tiếng ồn của quạt làm mát, tiếng ồn của máy phát điện xoay chiều, tiếng ồn do hiện
tượng cảm ứng, tiếng ồn do kết cấu cơ khí, bức xạ dưới dạng âm thanhđược khắc phụ nhờ các vách tiêu âm và bộ
giảm âm cửa hút khí vào và của thải khí làm mát động cơ ra.

– Xả khí từ động cơ được khắc phục nhờ bộ giảm thanh khí xả (Lắp thêm) từ động cơ.

– Tiếng ồn do rung động cơ khí của các chi tiết và bộ phận kết cấu khác nhau. Đươc khắc phục bằng các
giảm chấn.

Sau khi thi công đảm bảo Quy chuẩn về độ ồn do Bộ tài nguyên môi trường qui định và đảm bảo không làm ảnh
hưởng tới Công suất làm việc của trạm phát điện.
7. Nguyên lý làm việc hệ thống giảm âm:

Các nguồn âm thanh phát ra như tiếng ồn của động cơ, tiếng ồn của quạt làm mát, tiếng ồn của máy phát điện
xoay chiều, tiếng ồn do hiện tượng cảm ứng, tiếng ồn do kết cấu cơ khí, bức xạ dưới dạng âm thanhđược hấp thụ
nhờ các vách tiêu âm và bộ giảm âm cửa hút khí vào và của thải khí làm mát động cơ ra.
Khí nạp khi qua các khe phát ra tiếng ồn nhờ bộ tiêu âm của hút hấp thụ và điều tiết tản âm thanh làm giảm độ
ồn.
Khí xả sau khi làm mát từ cụm Radiator khi thoát ra ngoài bộ tiêu âm cửa xả khí từ bộ Radiator hấp thụ và điều
tiết tản âm thanh làm giảm độ ồn

Khí xả từ động cơ được khắc phục nhờ bộ giảm thanh khí xả (Lắp thêm) từ động cơ.
Tiếng ồn do rung động cơ khí của các chi tiết và bộ phận kết cấu khác nhau. Đươc khắc phục bằng các giảm chấn.

Dòng khí nạp và khí xả từ động cơ Diesel đã được tính toán theo phần mềm chuyên dụng, đảm bào cho máy phát
hoạt động binh thường không ảnh hưởng tới công suất trạm phát.
8. Hạng mục, khối lượng công việc, phương án và thời gian thi công:
a. Hạng mục, khối lượng công việc thi công

Số
STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐVT Ghi chú
Lượng

1 Tháo dỡ các bộ phận liên quan, gia công khu để lắp1 gói
đặt.(Không ảnh hưởng tới máy phát)
2 Lắp đặt vách cách âm (Tại công trường) 1 gói

3 Tiêu âm gió vào, ra (Chế tạo tại Xưởng – sau đó lắp1 gói
đặt tại công trường)
Bộ giảm âm, đầu thoát khói (Chế tạo tại Xưởng – sau
4 đó lắp đặt tại công trường)- Bảo ôn ống hkái, bô giảm1 gói
thanh
5 Kê kích lắp giảm chấn chân đế máy (Nếu cần thiết) 1 gói

6 Hoàn thiện các hạng mục phụ trợ liên quan đưa trạm1 gói
phát điện về trạng thái vận hành bình thường
b. Phương án thi công:
§ Máy phát được đặt trong không gian kích thước như sau: dài = 6,2m, cao = 5 m, rộng = 4.3m (Tổng cộng
126 m2).

§ Phần cấp khí vào và giải nhiệt ra ngoài được lắp đặt bởi cửa tiêu âm cấp gió vào (2,0 x1,5×0,9)m và 01
cửa tiêu âm thoát khí nóng (2,0×1,5×0,9)m.
– Vách cách âm:Có tác dụng cách ly tiếng động cơ với môi trường bên ngoài dưới mức (60 ÷ 65) Db ± 5%
được gia công bới các lớp vật liệu sau:
+ Lớp 1: Lớp kế tiếp là lớp đệm mút dày 8mm,

+ Lớp 2: Lớp trong cùng là xốp hột gà dày 50mm,

+ Lớp 3: Lớp kế tiếp là lớp đệm mút dày 8mm,

+ Lớp 4:, Lớp kế tiếp là lớp bông thủy tinh dày 50mm
+ Lớp 5:, Lớp trong cùng là lớp tôn đục lỗ dày 0.4mm lỗ 4mm.

– Khung vách cách âm: Được làm bằng thép hộp (100x50x1,2)mm khoảng cách 2,0 m-2,5m. được gia
cường bởi các thanh V (40x40x2) hoặc nhôm hình khoảng cách giữa các thanh 1,0m-1,5m đảm bảo độ cứng vững
và chống được chấn động của âm.

– Cửa tiêu âm gió vào, ra:Được gia công phù hợp với hiện trạng. đảm bảo được sự tiêu âm và lưu lượng gió
vào ra cho máy hoạt động bình thường. và được kết cấu như sau:Khung thép hộp (100x50x1,2)mm liên kết với
cửa thoát khí và làm giá đỡ các tấm tiêu âm và lợp mái che, được gia cường bởi các thanh V (40x40x2) hoặc
nhôm hình.Tấm tiêu âm gió vào ra được làm bằng khung thép (nhôm) để đặt 5 lớp tiêu âm như sau:

+ Lớp 1, Lớp trong cùng là lớp tôn đục lỗ dày 0.4mm lỗ 4m


+ Lớp 2: Lớp tiếp theo là lớp bông thủy tinh dày 50mm
+ Lớp 3: Lớp kế tiếp là lớp đệm mút dày 8mm,

+ Lớp 4: Lớp thứ 4 là lớp bông thủy tinh dày 50mm


+ Lớp 5:, Lớp trong cùng là lớp tôn đục lỗ dày 0.4mm lỗ 4mm.

– Bình tiêu âm và đầu ống khói thoát: Được gia công bằng thép tấm 2m (Ǿ600mm, Ǿ350mm) nối tiếp với
ống hiệp tại và đưa lên khỏi mái nhà 1,3m. Được gông cùm liên kết với vách tường.

– Kê kích chân đế máy-Giảm chấn (nếu cần thiết): Chân đế máy được kê kích, giảm chấn , cân chỉnh, cố
định đảm bảo máy được nằm cố định trên mặt phẳng ngang khi vận hành không bị di chuyển, giảm độ rung động
truyền tải lên nền.
Tất cả các loại vật liệu và hạng mục trên đều đều có tác dụng tiêu âm, giảm âm khi vận hành. Âm thanh từ máy
phát được truyền vào các lớp vật liệu có tính phân tán và triệt tiêu. Do vậy âm được triệt tiêu nên sau khi lắp đặt
thì gần như cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài.
Kết cấu thép: Ống tiêu âm, ống khói, trần… được gia công tại Xưởng Nhà cung cấp dịch vụ và được lắp ghép
định vị vào tường bê tông để lắp các lớp tiêu âm như trên.
Phần cửa ra vào cũng được gia công như phần vách, cửa được làm kín bởi joint cao su.
c. Chất lượng sản phẩm sau thi công:

Vật tư mới 100% được phép lưu thông trên thị trường. công trình sau khi hoàn thành đảm bảo yêu cầu của chủ
đầu tư về độ ồn dưới 70 dB cách tường 1m theo Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếngồn QCVN 26:2010/BTNMT
và tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5965:1995, TCVN 5964:1995, TCVN 6399 1998, đối với khu vực dân cư, khu
vực sản suất trong thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ.

Sau khi thi công đảm bảo không làm ảnh hưởng tới Công suất làm việc của trạm phát điện.
d. Thời gian thi công: Tổng thời gian thi công công trình là 30 ngày. (Phần gia công kết cấu thép, các tấm tiêu
âm, ống khói được gia công tại xưởng trước khi lắp đặt là 20 ngày. Thời gian lắp đặt tại công trường là 10 ngày.
9. Giám sát quản lý an toàn trong quá trình thi công:
– Nhân viên thi công tại công trường được trang bị đầy đủ BHLD và các trang thiết bị an toàn khác.

– Trang thiết bị thi công đảm bảo an toàn, các chứng chỉ có liên quan (nếu thiết bị đó có bắt buộc theo tiêu
chuẩn an toàn quốc gia).

– Trong quá trình thi công, có nhân viện giám sát kỹ thuật và an toàn tại công trường, tuân thủ đầy đủ các
yêu cầu về an toàn của chủ đầu tư.

You might also like