You are on page 1of 27

NHÀ NGOẠI GIAO NGUYỄN CƠ THẠCH VÀ CUỘC ĐÀM

PHÁN BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT - MỸ

I. Mở đầu

Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Mỹ được thiết lập vào ngày 12/7/1995 sau
20 năm kết thúc chiến tranh. Vào thời điểm đó, đứng trước xu thế hội nhập và
tăng cường hợp tác của cả thế giới, việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước
lớn trở thành yêu cầu cấp thiết được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, nước
ta đã cố gắng vượt qua rất nhiều cản trở, tiến hành vô số cuộc đàm phán để đạt
được dấu mốc bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau, vươn tới tương lai hòa bình
hợp tác như ngày nay.
Đóng góp vào thành công đáng nhớ ấy, không thể không kể đến các nhà đàm
phán phát ngôn tài năng của Việt Nam, những người đã ngày đêm đấu tranh trên
mặt trận ngoại giao cho đất nước. Trong đó, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch là một trong những cái tên tiêu biểu nhờ những nỗ lực và
cống hiến của ông suốt quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ kéo dài hai
thập kỷ từ sau năm 1975 tới năm 1995.

Bài tiểu luận dưới đây sẽ tập trung phân tích các kỹ năng đàm phán ấn tượng của
“Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ
Việt - Mỹ”, từ đấy rút ra những kinh nghiệm, bài học quý giá cho thực tiễn hiện
nay. Do hạn chế về mặt thời gian và tài liệu, bài tiểu luận không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

II. Nội dung

2.1 Giới thiệu về nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch


Nguyễn Cơ Thạch là một chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam. Ông từng nắm
giữ nhiều cương vị, trọng trách như Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, đại biểu Quốc hội khóa VII (1981-
1987), khóa VIII (1987-1992). Ông là nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận ngoại
giao, là người chiến sĩ cách mạng kiên trung suốt đời phấn đấu vì độc lập tự do
cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân và lý tưởng cộng sản.
2.1.1 Cuộc đời
Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh là Phạm Văn Cương), sinh ngày 15/5/1921 tại
xã Liên Minh (Vụ Bản). Là người con thứ ba trong một gia đình nghèo có sáu
người con. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu lòng nhân ái,
Thân sinh đồng chí là người thẳng thắn, hiền lành, thương người, hay giúp đỡ
người nghèo nên được nhiều người yêu mến. Đức tính này đã có ảnh hưởng sâu
đậm đến đồng chí Nguyễn Cơ Thạch. Cùng với sinh ra trong lúc nước nhà còn
chịu cảnh nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, từ khi còn nhỏ, đồng chí đã
tận mắt chứng kiến cảnh lầm than, cơ cực của người lao động, những bất công
ngang trái và tủi nhục của người dân mất nước nên đã sớm giác ngộ lòng yêu
nước, chí căm thù giặc và tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, khi mới 16
tuổi. Năm 1937, đồng chí tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên
Phản đế tại Nam Định. Năm 1940, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt,
kết án tù 5 năm và bị giam cầm tại các nhà lao Nam Định, Sơn La, Hòa Bình.

Nữ nhà báo Elizabeth Becker của tờ Washington Post là người dành nhiều thiện
cảm cho Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Trong con mắt của bà, Bộ trưởng
Nguyễn Cơ Thạch là người "thông minh và khí phách như Chu Ân Lai, mộc mạc
như Mahatma Gandhi. Bậc thầy về những cử chỉ bao quát lẫn sự khôn ngoan,
tinh tế trong từng chi tiết nhỏ. Ông tỏa sáng ở tất cả mọi nơi ông xuất hiện".
Tờ Thời báo New York ngày 27/4/1998 nhận xét: “Ông Thạch là nhà ngoại giao
uyên bác” còn Tạp chí Nhà Kinh tế của Anh ngày 25/4/1998 thì ca ngợi: “Quyến
rũ là một biệt tài mà ông Nguyễn Cơ Thạch đã thể hiện một cách độc đáo”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ
Khoan cho rằng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong lĩnh vực ngoại giao, đề xuất nhiều chủ trương mang tính đột phá,
chỉ đạo và thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, góp
phần đưa đất nước thoát khỏi tình thế bị cô lập, đặt nền móng ban đầu cho
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa
phương hóa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới.

2.2.1 Sự nghiệp
● Trong sự nghiệp của mình Nguyễn Cơ Thạch đã đạt được nhiều huân
chương, huy chương cao quý của nhà nước và Quốc tế
Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
Huy chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam”
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Nhà nước và quốc tế

● Hoạt động sự nghiệp


Từ năm 1937-1940 Tham gia đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương rồi Đoàn
Thanh niên Phản đế Đông Dương tại Nam Định
Từ năm 1940 - 1945 Bị thực dân pháp bắt, giam cầm tại các nhà tù ở Nam Định,
Hỏa Lò, Sơn La, Hòa Bình
Năm 1943 Tại nhà tù Sơn La, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 8/1945 Lãnh đạo giành chính quyền tại tỉnh Nam Định
Từ tháng 9/1945 - 1949 Công tác tại Bộ Quốc Phòng, Chánh Văn phòng Quân
ủy Trung ương, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh, Bí
thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Từ tháng 5/1949 - 5/1951 Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch
Ủy ban kháng chiến Hành chính Hà Đông
Từ năm 1951 - 1954 Ủy viên Đảng đoàn và Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành
chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy, các cơ quan Liên khu 3
Từ năm 1954 - 1960 Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, Tổng Lãnh sự nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ấn Độ
Từ tháng 8/1960 - 5/1979 Thứ trưởng bộ Ngoại Giao và Ủy viên Đảng đoàn Bộ
Ngoại giao
Từ năm 1961 - 1962 Quyền trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tại Hội nghị quốc tế Geneva về Lào
Từ năm 1964 - 1974 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách đấu tranh chống Mỹ;
Trợ lý cho Lê Đức Thọ trong đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris về Việt Nam
Năm 1975 Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Peru
Tháng 12/ 1976 Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
khóa IV Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Từ năm 1976- 1980 Đặc phái viên của chính phủ thăm các nước Arab, Châu Phi
Tây Âu Bắc Âu và ASEAN
Tháng 10/1978-1/1981 bí thư ban cán sự Đảng ngoài nước
Tháng 5/1979 - 1/1980 Quốc vụ Khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng )
Tháng 2/1980 Được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Từ năm 1979 - 1986 trưởng đoàn đại biểu nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết
kết tại Colombo (Sri Lanka), New Delhi (Ấn Độ), Luanda (Angola)
Từ năm 1979 - 1991 trưởng đoàn đại biểu nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam dự đại hội Liên Hợp Quốc tại New York
Tháng 3/ 1982 Ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết,
Bộ Chính trị phụ trách công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ V
Tháng 12/ 1986 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ủy viên bộ chính trị
khóa VI
Tháng 2/1987 Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là phó Thủ tướng Chính
phủ) kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Từ năm 1981 - 1992 Đại biểu quốc hội khóa VII - VIII
Từ tháng 8/1991 - 1998 Nghỉ hưu và tham gia nghiên cứu tổng kết công tác
ngoại giao nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Cơ Thạch đã được
Đảng và Nhà nước tin tưởng, giao nhiều trọng trách. Ông từng giữ chức Phó Bí
thư rồi Quyền Bí thư Tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính
tỉnh Hà Đông (từ năm 1949 đến năm 1951). Từ năm 1954, Nguyễn Cơ Thạch
công tác trong ngành ngoại giao, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ quan trọng,
phụ trách cả công tác đối nội và đối ngoại của Bộ. Tháng 5/1979, ông làm Quốc
vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng) và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
từ tháng 1/1980, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao (từ năm 1987 đến năm 1991). Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng từ tháng 12/1976 đến năm 1991, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm
1982, Ủy viên chính thức Bộ Chính trị khóa VI (từ năm 1986 đến đến 1991),
phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Nguyễn Cơ Thạch là nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà lãnh đạo có tư duy sáng tạo,
có tầm nhìn đột phá, bản lĩnh kiên cường. Với hơn 4 thập niên gắn bó với ngoại
giao, trong đó hơn 11 năm giữ vị trí đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nguyễn Cơ
Thạch đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của đối ngoại Việt Nam, trong
đó có đối ngoại nhân dân. Trên 60 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, trong đó
gần 40 năm trong lĩnh vực đối ngoại, thấm đậm chủ nghĩa yêu nước và truyền
thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, nắm vững đường lối đối ngoại của Đảng
và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bằng tư duy thông minh, sắc sảo, với bản
lĩnh dạn dày và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã
để lại cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại một phong cách tư duy đối ngoại
mang đậm tính đổi mới, sáng tạo vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

2.2 Giới thiệu về cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ
Việt - Mỹ

2.2.1 Bối cảnh

Từ sau năm 1975 đến năm 1991 là một trong những thời kỳ khó khăn của lịch sử
ngoại giao Việt Nam. Giai đoạn đó nước ta vừa phải xây dựng đất nước, vừa
phải đối mặt với những vấn đề từ bên ngoài như chế độ diệt chủng Pol Pot ở
biên giới Tây Nam, đối chọi với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Việc giúp đỡ
Campuchia ngăn chặn chế độ Pol Pot khiến Việt Nam gặp phải những hiểu lầm
lớn, bị nhiều nước trên thế giới lên án và cô lập. Thêm vào đó, ảnh hưởng từ
lệnh cấm vận của Mỹ khiến đoàn ngoại giao nước nhà gặp nhiều khó khăn trên
trường quốc tế.
Bởi vậy, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ đã chủ động sử
dụng nhiều biện pháp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của những quốc gia
chung quan điểm. Đặc biệt coi trọng quá trình thúc đẩy bình thường hóa, đối
thoại với các nước lớn như Mỹ để giải quyết bất đồng, đặt mục tiêu tiến tới hợp
tác phát triển cho tương lai.

2.2.2 Diễn biến

Ngay từ tháng 6 năm năm 1975, Việt Nam chuyển tới Mỹ một thông điệp không
chính thức rằng: "Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành có quan hệ
tốt với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự
kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong
việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm mọi sự
cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù
địch với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía
Mỹ". Tiếp theo đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói trước Quốc hội: "Việt Nam
mời gọi Hoa Kỳ bình thường hóa và yêu cầu chính quyền Mỹ chi tiền tái thiết
như đã hứa".

Ngày 7 tháng 5 năm 1976, Tổng thống Gerald R. Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ
tạm ngừng cấm vận Việt Nam trong sáu tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại
giữa hai nước. Ngày 8 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger
gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đề nghị thảo luận vấn đề
bình thường hóa quan hệ hai nước.

Ngày 6 tháng 1 năm 1977, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra lộ trình ba bước bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam bao gồm những điều kiện sau : Việt Nam phải
làm đầy đủ hồ sơ về lính Mỹ mất tích (MIA), trao trả hài cốt lính Mỹ. Ngược lại,
Việt Nam cũng yêu cầu phía Mỹ phải bồi thường chiến tranh như đã hứa trong
hiệp định Paris. Tuy nhiên, Mỹ lại cho rằng Việt Nam đã vi phạm Hiệp định nên
từ chối trả bồi thường, đồng thời yêu cầu nước ta chịu trách nhiệm về khoản nợ
của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 7 tháng 4 năm 1997– Bộ trưởng Bộ Tài chính
Mỹ, Robert Rubin và Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Nguyễn Sinh Hùng ký
thỏa thuận tại Hà Nội về việc Việt Nam trả khoản nợ 145 triệu USD của chính
quyền miền Nam Việt Nam cũ.

Năm 1977, tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ là Jimmy Carter đã có những nỗ
lực lớn hơn trong quá trình đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Sau
một vào chuyến công du, ngày 4 tháng 5 năm 1977, chính quyền Carter đồng ý
để Việt Nam vào Liên Hợp Quốc. Ngày 3 tháng 5 năm 1977, phiên đàm phán
đầu tiên giữa hai phái đoàn Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra tại Paris tuy nhiên
đoàn đàm phán lúc ấy lâm vào bế tắc do Mỹ vẫn chưa chấp nhận bồi hoàn chiến
tranh ngay. Sau đó, tình hình chiến tranh biên giới Trung Quốc trở nên căng
thẳng hơn, Việt Nam nhận thấy vai trò quan trọng hơn cả là cần nhanh chóng
bình thường hóa với Hoa Kỳ, một siêu cường trên thế giới.
Đến năm 1978, ông Phan Hiền, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Việt
Nam sẵn sàng bình thường hóa vô điều kiện với Hoa Kỳ". Tuy nhiên, lúc này
Mỹ quan tâm tới việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hơn,
nên đã bỏ qua vấn đề Việt Nam. Tháng 10 năm 1978, ông Nguyễn Cơ Thạch
tiếp tục cố gắng hối thúc các nhà đàm phán Hoa Kỳ ký thỏa thuận bình thường
hóa nhưng Hoa Kỳ đã từ chối
Giai đoạn tiếp theo từ năm 1980 đến 1988, tổng thống Reagan lên nắm quyền và
không đồng ý kết nối lại quan hệ cho đến khi Việt Nam đã rút hết quân ở
Campuchia và hợp tác tìm kiếm những người Mỹ mất tích. Bởi vậy, nước ta đã
nhiều lần khẳng định cũng như đón tiếp phái đoàn Mỹ để chứng minh không có
tù nhân Mỹ tại Việt Nam và phối hợp trong công tác liệt kê, tìm kiếm, thể hiện
thiện chí cao nhất.
Ông Nguyễn Cơ Thạch tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Richard Armitage thăm Việt Nam
bàn về việc Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam giúp tìm kiếm tù binh, quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến
tranh ở Việt Nam (POW-MIA), tháng 1/1986. (Ảnh tư liệu)

Tháng 11 năm 1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi
điện trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam được thiết lập. Cùng với đó, các công ty
Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi
lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bãi bỏ
lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và ký kết lãnh sự vào tháng 5.
Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch trả lời câu hỏi của đông đảo báo chí trong và ngoài nước về việc Hoa Kỳ
tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, ngày 4/2/1994. (Ảnh tư liệu)

Đến ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt
Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai
nước, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký thỏa
thuận thiết lập quan hệ ngoại giao ở Hà Nội hôm 5/8/1995 AP

2.2.3 Kết quả

26 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt
Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn
trọng lẫn nhau. Hiện nay cả hai nước không chỉ có mối quan hệ hợp tác ngày
càng tích cực và toàn diện mà đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa
Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần
đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi;
và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.
Từ đó, có thể thấy việc thành công thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ
là một trong những quyết sách đúng đắn, thể hiện tầm nhìn lâu dài của Đảng và
nhà nước ta. Những đóng góp của các nhà ngoại giao như ông Nguyễn Cơ Thạch
cũng là nhân tố quan trọng, đáng được tôn vinh, học hỏi trong quá trình đàm
phán lâu dài và khó khăn này.

2.3 Vai trò của nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong
cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ

2.3.1. Vai trò của Nguyễn Cơ Thạch trong đàm phán bình thường hóa quan
hệ Mỹ-Việt

Là người dẫn đầu nỗ lực đàm phán bình thường hóa quan hệ đối với Mỹ của
Việt Nam, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong tiến trình bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
quốc gia từng là kẻ thù trên chiến trường này. Chỉ vài năm sau khi kết thúc cuộc
chiến tranh giữa VIệt Nam và Mỹ, vào năm 1976 và 1977, ông Nguyễn Cơ
Thạch, lúc này là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã dẫn đầu phái đoàn Việt
Nam sang Mỹ để tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ với nước này và
đã đạt được những thành công lớn với kết quả là tại cuộc họp vào ngày
27/9/1978 Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ ông R.
Holbrooke đã thống nhất sơ bộ đi đến bình thường hóa quan hệ hai nước. Đây là
một thành quả to lớn và rất hiếm có trong lịch sử khi hai quốc gia vừa trải qua
một cuộc chiến kéo dài gần 2 thập kỷ quyết định bình thường hóa quan hệ chỉ 3
năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Điều này khẳng định năng lực và tài đàm phán
ngoại giao của phía Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đứng đầu. Tuy
sau này thỏa thuận bình thường hóa này đã không được ký kết chính thức do Mỹ
cùng Trung Quốc tham gia cấm vận Việt Nam sau sự kiện bộ đội tình nguyện
Việt Nam tấn công chế độ Khmer Đỏ của Campuchia nhằm chấm dứt nạn diệt
chủng của chế độ này, khả năng đàm phán của ông Nguyễn Cơ Thạch đã bước
đầu được biết tới với Mỹ, đây là bước đệm quan trọng giúp nhà ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch đóng vai trò to lớn hơn trong tiến trình bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước.
Trong vòng gần 20 năm kể từ cuộc đàm phán đấy, dù ở cương vị nào, từ Bộ
trưởng Ngoại giao cho tới Phó thủ tướng, ông Nguyễn Cơ Thạch cũng đều có
những hoạt động để giúp thiết lập mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, từ đó dẫn
tới sự kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia. Ví dụ như thời điểm đầu
những năm 1980, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lúc này đã xấu đi nhanh chóng
sau khi Mỹ vì đánh giá mối quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn đã tham gia
bao vây cấm vận kinh tế với Việt Nam vì thực hiện nghĩa vụ quốc tế cứu người
dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Polpot được Trung Quốc
ủng hộ. Khi cố gắng thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với hai nước,
ông Nguyễn Cơ Thạch đã nhận được câu trả lời rằng Mỹ chỉ đồng ý bình thường
hóa quan hệ nếu Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. Trước viễn cảnh cơ hội
xây dựng quan hệ giữa hai nước có nguy cơ biến mất, nhà ngoại giao Nguyễn
Cơ Thạch đã là người đi tiên phong trong việc sử dụng phương pháp ngoại giao
nhằm níu giữ quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã khéo léo
sử dụng vấn đề những lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam làm bàn đạp
để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đứng trước sự bế tắc này, Bộ trưởng Thạch
chủ trương mời các tổ chức cựu chiến binh, các tổ chức phi chính phủ Mỹ vào
thăm Việt Nam và cho họ biết thông tin về một số trường hợp người Hoa Kỳ mất
tích trong chiến tranh. Việc làm này đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận Mỹ
đòi chính quyền phải trực tiếp gặp phía Việt Nam.
Đến năm 1983, Việt Nam đã thông báo với phía Mỹ là Việt Nam coi vấn đề
người Mỹ mất tích trong chiến tranh là vấn đề hoàn toàn nhân đạo và muốn hợp
tác cùng Mỹ giải quyết nhanh vấn đề này. Khi hai bên đã tiếp xúc làm việc về
vấn đề MIA, Việt Nam đề nghị phía Mỹ cũng nên quan tâm vấn đề nhân đạo của
Việt Nam như giúp đỡ những người thương tật do chiến tranh để lại và được Mỹ
đáp ứng tích cực.
Đến năm 1986, để đẩy mạnh hơn quan hệ với Mỹ, Việt Nam đã đưa ra kế
hoạch hành động về MIA trong 2 năm giải quyết cơ bản vấn đề này. Kế hoạch
này đã buộc Mỹ phải cử Đặc phái viên Tổng thống, Tướng về hưu John Vessey
thường xuyên vào Việt Nam đối thoại và tạo ra không khí hòa giải trong quan hệ
hai nước. Chính việc điều chỉnh chính sách trong ngoại giao với Mỹ của Bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã giúp hai nước duy trì đối thoại ngoại giao cấp cao
ngay cả trong thời điểm hai nước vẫn còn có nhiều bất đồng.
Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết khi Việt Nam được giải quyết khi
quân tình nguyện Việt Nam chính thức rút khỏi Campuchia vào năm 1991, tiến
trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lại gặp phải một trở ngại
mới khi rất nhiều phe phái theo chiều hướng bảo thủ tại Mỹ vẫn còn có lòng thù
hận, căm thù Việt Nam sau khi thất bại trong cuộc chiến đã cáo buộc Việt Nam
vẫn còn bí mật giam giữ binh lính Mỹ hay trước đây thường xuyên tra tấn tù
binh Mỹ. Để đối phó với những cáo buộc này, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã
mời rất nhiều phái đoàn Mỹ sang thăm Việt Nam và đưa họ tới những cơ sở bị
cáo buộc vẫn còn đang giam giữ binh lính Mỹ, thậm chí là vào những cơ sở bí
mật như doanh trại quân đội hay nhà tù nhằm chứng minh những cáo buộc trên
là hoàn toàn không có căn cứ.

2.3.2. Chiến thuật và phong cách của Nguyễn cơ Thạch trong quá trình đàm
phán bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nổi tiếng là một người có khả năng
đối thoại và đàm phán rất điêu luyện dựa trên nền tảng kiến thức uyên bác, có
khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề thấu đáo, đồng thời rất linh hoạt trong
việc sử dụng các công cụ và chính sách ngoại giao để đạt được mục tiêu nhưng
cũng bảo vệ lợi ích cho đất nước. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng
rất tài năng trong việc thích ứng đối với những thay đổi trong đường lối chính
sách của đất nước để áp dụng vào chiến thuật đàm phán của mình, với ví dụ tiêu
biểu là việc sử dụng nguồn lợi nhuận mới tại Việt Nam với chính sách “Đổi
mới” các doanh nghiệp tư nhân của Mỹ có thể nhận được để tạo điều kiện thuận
lợi hơn trên bàn đàm phán bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Mỹ. Tất cả những phẩm chất trên được thể hiện một cách rõ ràng trong suốt
chiều dài quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam và
được thể hiện ở một số chiến thuật sau đây của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch
- Sử dụng những lợi ích có tầm quan trọng với đối thủ trên bàn đàm phán để
đạt được mục đích của mình.
Khi nhận thấy Mỹ có xu hướng muốn rút khỏi quá trình đàm phán bình
thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào những năm 80, Bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng vấn đề tìm kiếm hài cốt của những
binh lính Mỹ mất tích tại Việt Nam (một vấn đề rất được người dân và
chính phủ Mỹ quan tâm) làm cơ sở để duy trì các mối quan hệ với Mỹ.
Điều này đã phát huy tác dụng sau khi Việt Nam tuyên bố lấy việc tìm
kiếm hài cốt những binh sĩ Mỹ còn mất tích tại Việt Nam là ưu tiên đồng
thời cung cấp thông tin về một số địa điểm nghi có chứa thi thể của những
binh sĩ Mỹ mất tích thì chính phủ Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu liên lạc và
liên tục có các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao trong thập niên 80 bất
chất việc khác biệt về quan điểm trong vấn đề Campuchia. Chiến thuật
đàm phán này của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không chỉ thành công
trong việc duy trì đối thoại ngoại giao với Mỹ mà còn tạo dựng nền tảng
cho mối quan hệ của hai quốc gia sau này. Cho đến ngày nay, việc cùng
phối hợp tìm kiếm hài cốt của những binh lính Mỹ mất tích vẫn được coi
là một trong những trụ cột của mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
- Vận dụng khéo léo các biện pháp ngoại giao không chính thức nhằm thúc
đẩy quá trình đàm phán ngoại giao chính thức.
Khi quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ bị
đình trệ và có nguy cơ đổ vỡ trong những năm 80 do vấn đề Campuchia,
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng các kênh ngoại giao không chính
thức như các hội cựu chiến binh Mỹ hay các tổ chức phi chính phủ tại Mỹ
nhằm làm kênh liên lạc trung gian giữa hai quốc gia, nhằm chuyền những
thông tin về địa điểm nghi có hài cốt của binh sĩ Mỹ đến chính phủ nước
này. Chính từ sự vận động của các cựu chiến binh Mỹ và của các tổ chức
phi chính phủ trên mà Mỹ mới nối lại đàm phán và đối thoại ngoại giao
với Việt Nam.
- Thay đổi bối cảnh đàm phán nhằm tạo ra những điều kiện cùng có lợi cho
cả hai bên tham gia đàm phán
Trong những năm đầu thập niên 90, tuy những cuộc đàm phán về bình
thường hóa quan hệ Việt Nam bắt đầu tăng tốc trở lại sau khi Việt Nam
rút quân khỏi Campuchia nhưng vẫn còn rất nhiều nhóm chính trị phản
đối việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trong chính trường và xã
hội Mỹ. Nhận thấy nguy cơ này, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch tiếp tục sử
dụng các kênh ngoại giao không chính thức nhằm thay đổi bối cảnh của
cuộc đàm phán theo hướng có lợi cho phía Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn từ chối tiến hành thương lượng bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam, lý do là trong nội bộ vẫn còn tiếng nói chống bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đứng trước bế tắc này, Bộ trưởng
Thạch tìm đến một người đồng cấp khi tham gia đàm phán với Mỹ tại
Paris đó là Đại sứ W. Sullivan.
Lúc này Đại sứ W. Sullivan đã nghỉ hưu và đang phụ trách tổ chức phi
chính phủ “Trung tâm phát triển quốc tế”. Hai ông đã nhất trí thành lập “
Hội đồng thương mại Mỹ - Việt” và nhiệm vụ chính là vận động chính
quyền, quốc hội Mỹ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Hàng chục công ty lớn của Mỹ như CiTibank, AT&T, AIG, COCA
COLA… đã tham gia Hội đồng và tích cực hoạt động trong những năm
1991, 1992 - buộc chính quyền của Tổng thống George Bush (Cha) tuyên
bố cho các công ty vào Việt Nam lập văn phòng sẵn sàng chờ lệnh bỏ cấm
vận, bình thường hóa quan hệ hai nước để kinh doanh. Cấm vận của Mỹ
chống Việt Nam vì thế đã bị phá bỏ một phần. (1) nguồn: báo thế giới
Việt Nam
Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng các công ty lớn,
một trong những nhóm có ảnh hưởng trong xã hội Mỹ, làm bàn đạp thúc
đẩy đàm phán. Thông qua việc tạo ra một thị trường tiềm năng mới và
một cơ sở sản xuất với nguồn lao động giá rẻ hơn cho các công ty Mỹ,
ông Nguyễn Cơ Thạch đã có được sự ủng hộ của những công ty này.
Chính sự ủng hộ này đã giúp thay đổi bối cảnh của cuộc đàm phán ngày
càng có lợi cho Việt Nam khi Mỹ nhận thấy một cơ hội đầu tư mới có thể
sản sinh lợi ích kinh tế trong một thời gian dài. Đối với Việt Nam, việc
bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ mang về những nguồn đầu tư nước
ngoài tiềm năng cho Việt Nam cùng với đó là hàng triệu việc làm từ các
công ty lớn có của Mỹ, phù hợp với chính sách “Đổi mới”, mở cửa nền
kinh tế và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài của tất cả các quốc gia
của nước ta thực hiện kể từ năm 1986.

2.4 Bài học rút ra và liên hệ thực tiễn


2.4.1. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, đặc biệt là phân
tích về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, có thể rút ra được một số bài học kinh
nghiệm trong quá trình đàm phán, đặc biệt là đàm phán trong lĩnh vực ngoại
giao.
- Kiên định giữ vững lập trường, quan điểm, mục đích trong quá trình đàm
phán
Là một nhà ngoại giao tham gia vào một cuộc đàm phán đại diện cho một đất
nước, có thể thấy trong quá trình đàm phán, dù đứng trước những khó khăn đến
từ đối phương nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch vẫn giữ vững nguyên tắc, mục tiêu
đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt -
Mỹ được thực hiện với mục đích xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, tiến
đến tương lai. Sự thành công của cuộc đàm phán đã giúp đất nước ta có được cơ
hội tham gia vào nhiều hiệp định thương mại quốc tế, giúp thúc đẩy phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Như vậy, cuộc đàm phán đã có được
thành công, đạt được mục đích đàm phán mà Đảng, và Nhà nước ta đã đặt ra.
Có thể thấy được rằng, với mọi cuộc đàm phán, việc giữ vững mục tiêu, mục
đích đã đề ra trước cuộc đàm phán là vô cùng quan trọng.
- Nghiên cứu, chuẩn bị trước mỗi cuộc đàm phán sẽ giúp giành thắng lợi
Sự nghiên cứu, chuẩn bị trước mỗi cuộc đàm phán sẽ giúp mang lại những thành
công nhất định.
Trong cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, những người tham
gia đàm phán, đặc biệt là Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã tìm hiểu, nghiên cứu
về những người tham gia đàm phán đến phía Mỹ. Từ đó phân tích những điểm
mạnh, điểm yếu của đối phương, phân tích điểm mạnh điểm yếu của mình để tìm
ra cơ hội và thách thức trong quá trình đàm phán.
Không chỉ có nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu về mình và đối phương, chuẩn bị
tài liệu cho cuộc đàm phán, mà còn cần nghiên cứu và chuẩn bị cho những tình
huống có thể xảy ra trong cuộc đàm phán để không bị động và có thể ứng phó
với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Như vậy, trong quá trình đàm phán, công tác nghiên cứu và chuẩn bị có vai trò
quan trọng, tác động lớn đến sự thành công hay thất bại trong một cuộc đàm
phán. Việc nghiên cứu kĩ càng, chuẩn bị kĩ lưỡng là một trong những yếu tố góp
phần giúp cuộc đàm phán thành công.
- Linh hoạt trong quá trình đàm phán để đạt mục tiêu đã đề ra
Vào lúc Mỹ muốn rút khỏi đàm phán bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng vấn đề tìm kiếm hài cốt của
những binh lính Mỹ mất tích tại Việt Nam làm cơ sở để duy trì các mối quan hệ
với Mỹ. Vào lúc bấy giờ, đây là vấn đề rất được phía Mỹ quan tâm. Bộ trưởng
Nguyễn Cơ Thạch đã đưa ra lợi ích cho có tầm quan trọng với Mỹ để giúp thúc
đẩy quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng đã đề ra,
mang lại kết quả tốt đẹp cho quá trình đàm phán. Việc làm này của ông không
chỉ giúp duy trì đối thoại ngoại giao với Mỹ mà còn tạo dựng nền tảng cho mối
quan hệ của hai nước sau này.
Trong quá trình đàm phán, bên cạnh việc giữ vững mục tiêu, nguyên tắc đã đề
ra, cũng cần phải linh hoạt tạo ra những lợi ích cho đối phương để có được thành
công cuối cùng.

- Tạo điều kiện để đôi bên cùng có lợi


Mặc dù những cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ đã được tiếp
tục, tuy nhiên, vào thời điểm đó, vẫn có tác động tiêu cực đến quá trình đàm
phán khiến Mỹ từ chối tiến hành thương lượng bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Việt Nam. Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã sử dụng
các công ty lớn để thúc đẩy đàm phán. Thông qua việc tạo ra một thị trường tiềm
năng mới cho các công ty của Mỹ, ông đã có được sự ủng hộ của những công ty
này. Và phía Mỹ khi thấy một cơ hội đầu tư mới có lợi cho mình cũng phải đánh
giá lại vai trò và tầm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam. Không chỉ có Mỹ, với sự đầu tư của các công ty nước ngoài cũng mang
đến cho Việt Nam những lợi ích đáng kể về kinh tế.
Như vậy, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã tạo ra môi trường để đôi bên cùng
có lợi nếu như phía Mỹ chấp nhận bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và điều
này chính là mục đích cuối cùng mà quá trình đàm phán hướng đến.
Có thể thấy, trong quá trình đàm phán, có thể đưa ra những lợi ích để đáp ứng
nhu cầu của cả hai bên tham gia đàm phán là một bước tiến quan trọng giúp góp
phần thúc đẩy sự thành công trong quá trình đàm phán. Đặc biệt, việc lựa chọn
và đưa ra lợi ích phù hợp với cả hai bên là rất quan trọng để trong quá trình đàm
phán đối phương không thể có ưu thế vượt trội và mình không bị yếu thế trước
đối phương.
2.4.2. Liên hệ thực tiễn
Từ bài học kinh nghiệm rút ra phía trên, có thể kết luận rằng, trong quá trình
đàm phán thực tế, cần phải nắm vững những nguyên tắc đàm phán để quá trình
đàm phán thu được kết quả tốt đẹp, thành công.
Đầu tiên, cần phải giữ vững mục tiêu, mục đích đã đề ra ban đầu. Trong quá
trình đàm phán, rất có thể đối phương sẽ đánh lạc hướng, né tránh vấn đề mà
mình muốn đề cập, vậy nên cần đặc biệt chú ý vào mục đích của cuộc đàm phán
mà mình đã đề ra để đạt được mục đích của mình.
Thứ hai, trước mỗi cuộc đàm phán, cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kĩ lưỡng
cho dù đấy là cuộc đàm phán nhỏ hay to. Vì nghiên cứu rõ đối thủ cũng như bản
thân sẽ giúp phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
quá trình đàm phán giúp đàm phán thành công. Có sự chuẩn bị giúp cho mình
không bị động trước những yếu tố bất ngờ tác động đến quá trình đàm phán,
giúp bình tĩnh xử lý các tình huống có thể xảy ra, giảm thiểu tối đa những ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả của cuộc đàm phán.
Cuối cùng, cần linh hoạt trong quá trình đàm phán, thực hiện nguyên tắc đôi bên
cùng có lợi trong quá trình đàm phán. Việc linh hoạt trong quá trình đàm phán
có thể đưa ra những lợi ích chung mà cả hai bên tham gia đều chấp nhận, điều
này không chỉ giúp dễ dàng có được sự thành công trong đàm phán mà còn xây
dựng mối quan hệ giữa hai bên trở nên tốt đẹp hơn.

III. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ giữa
Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là nghiên cứu vai trò của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch
cũng như chiến thuật và phong cách của ông trong các cuộc đàm phán, có thể
thấy được những đóng góp to lớn của ông trong sự thành công của quá trình đàm
phán.
Sự thành công của một cuộc đàm phán không chỉ tạo nên bởi một người mà là
sức mạnh của một tập thể, tuy nhiên, để có được sự thành công ấy phải nói đến
vai trò của người đứng đầu, và trong quá trình đàm phán này là vai trò quan
trọng của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Với sự chuẩn bị kĩ càng, nghiên cứu đối
phương kĩ lưỡng, ông đã đưa ra những chiến thuật đàm phán chính xác, phù hợp
với từng thời điểm, góp phần tạo nên sự thành công chung.
Có thể thấy sự thành công của một cuộc đàm phán được tạo bởi sự góp sức của
những thành viên tham gia vào quá trình đàm phán từ bước chuẩn bị, nghiên cứu
đến việc tham gia vào quá trình đàm phán, đặc biệt là vai trò của người đứng
đầu, dẫn dắt quá trình đàm phán để đưa cuộc đàm phán đến thành công.
BÀI TẬP CÁ NHÂN

Bài tập cá nhân Dương Mỹ Hà

Học phần Kỹ năng giao tiếp đàm phán và phát ngôn với mục tiêu trang bị
những kiến thức căn bản về kỹ năng giao tiếp – đàm phán, giúp chúng
em hình thành các kỹ năng giao tiếp đàm phán, ứng xử hàng ngày trong
công việc cũng như trong cuộc sống. Trong quá trình học tập, cô Vũ Thị
Kim Hoa đã giúp chúng em tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ bằng
các bài giảng sinh động, ứng dụng lý thuyết vào bài tập thực tế.

Bởi vậy, sau khi kết thúc môn học, cá nhân em tự nhận thấy mình có cái
nhìn sâu sắc hơn trong các tình huống giao tiếp cụ thể, ứng dụng được
một số kỹ năng vào thực tiễn. Cụ thể, giờ đây em có ý thức học hỏi, mở
rộng vốn ngôn ngữ của bản thân; cố gắng tăng sự tự tin khi phát ngôn
bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng trước những buổi thuyết trình, vấn đáp
hoặc đàm phán.
Có thể nói, học phần Kỹ năng giao tiếp đàm phán và phát ngôn có ý
nghĩa vô cùng quan trọng với những sinh viên theo đuổi chuyên ngành
PR-Quảng cáo. Nó không chỉ xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng
vững chắc để chúng em ứng dụng vào môi trường học tập hay cuộc
sống thường ngày, mà quan trọng hơn, kỹ năng giao tiếp - phát ngôn là
yếu tố không thể thiếu khi chúng em làm việc sau này. Tại đây, em cũng
xin cảm ơn cô Vũ Thị Kim Hoa đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho
chúng em những giờ lên lớp bổ ích, vui vẻ và hiệu quả.

Bài tập cá nhân Nông Thu Thảo


Sau khi học xong học phần môn học Kỹ năng đàm phán và phát ngôn em đã
được trang bị những kiến thức căn bản về kỹ năng giao tiếp – đàm phán; nhận
biết được các loại giao tiếp, phân tích quá trình giao tiếp; nhận biết được các yếu
tố tham gia vào quá trình giao tiếp - các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc
giao tiếp; các chức năng của giao tiếp được rút ra qua các ví dụ cụ thể mà cô và
các bạn đưa ra trong quá trình học và thực hành.

Qua môn học em có thể hình thành các kỹ năng giao tiếp đàm phán, ứng xử hàng
ngày trong công việc cũng như trong cuộc sống thông qua việc rèn luyện kỹ
năng vận dụng lý thuyết vào các tình huống giao tiếp hàng ngày cũng như trong
hoạt động nghề nghiệp sau này. Nhà diễn thuyết, chính trị gia người Mỹ Les
Brown đánh giá về kỹ năng giao tiếp rằng: “Kỹ năng giao tiếp là một công cụ
quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là gia đình, đồng nghiệp
hay khách hàng của bạn”. Có thể thấy rằng giao tiếp là hoạt động diễn ra thường
nhật, mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực nên khi có kỹ năng giao tiếp, giao lưu học
hỏi sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ thăng tiến hơn trong công việc. Còn trong gia
đình hay ngoài xã hội đều cần trang bị kỹ năng giao tiếp: Cha mẹ cần kỹ năng
giao tiếp, đàm phán và phát ngôn để thấu hiểu con cái, chia sẻ, đồng cảm. Con
cái cần kỹ năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn của mình với cha mẹ. Bạn
bè, đồng nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn..

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Kim Hoa - giảng viên môn kỹ
năng giao tiếp đàm phán và phát ngôn đã tận tình, tâm huyết đem đến cho chúng
em những bài giảng thú vị, nhiều ví dụ, video, hình ảnh minh họa bổ ích và hiệu
quả về môn học, giúp chúng em dễ hiểu bài học qua thực tế hơn và hoàn thành
môn học thành công. Cuối cùng em xin cảm ơn các bạn cùng lớp cũng như cùng
nhóm đã cùng với em hoàn thành tốt, đúng thời hạn bài tập cuối môn.

Bài tập cá nhân Đỗ Minh Hằng


Thông qua việc tìm hiểu quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ,
đặc biệt là tìm hiểu về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, em đã học hỏi và hiểu thêm
về kỹ năng đàm phán cũng như những chiến thuật sử dụng trong đàm phán và
cách để đạt kết quả tốt trong một cuộc đàm phán, đặc biệt là đàm phán trong lĩnh
vực ngoại giao, có yếu tố quốc tế.
Học môn “Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và phát ngôn”, em có thêm hiểu biết và
kiến thức về giao tiếp, đàm phán, phát ngôn giúp em tự tin hơn khi thực hiện
những công việc liên quan đến giao tiếp, truyền thông. Qua môn học, em biết
được về quá trình giao tiếp, về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình giao
tiếp, về cách giúp quá trình giao tiếp thành công. Đây là những kiến thức quan
trọng giúp em thực hiện tốt công việc sau này. Học phần cũng cung cấp những
thông tin, kiến thức thiết thực về quá trình đàm phán và phát ngôn của không chỉ
cá nhân mà của cả những tổ chức lớn, giúp em nhìn nhận rõ vai trò của từng
người trong quá trình hoạt động truyền thông sau này.
“Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và phát ngôn” là một môn học thiết thực, không
chỉ bổ sung kiến thức nền tảng mà còn cải thiện kỹ năng thực tế về giao tiếp,
phát ngôn, đàm phán cho những người làm truyền thông.

Bài tập cá nhân Cấn Việt An


Môn kỹ năng giao tiếp, đàm phán và phát ngôn là một môn học giúp trang bị
cho sinh viên những hiểu biết và kiến thức khi thực hiện công tác đàm phán,
giao tiếp và phát ngôn. Cụ thể hơn, khi học môn học này, sinh viên sẽ được biết
những nền tảng kiến thức của quá trình giao tiếp và đàm phán, bao gồm các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và đàm phán, những bước và yêu cầu khi
chuẩn bị và thực hiện các hoạt động trên và những yếu tố cần thiết để thành công
trong quá trình giao tiếp, đàm phán. Đối với công tác phát ngôn, môn học đã
giúp sinh viên hiểu được vai trò và nhiệm vụ của người phát ngôn. Những cá
nhân nào được phép phát ngôn cho những tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước
dựa trên cơ sở của luật pháp Việt Nam. Môn học cũng cung cấp kiến thức về
những yếu tố cần có của một người phát ngôn khi thực hiện hoạt động này. Bao
gồm các bước như chuẩn bị, trang phục, cử chỉ, phong thái, cách phát ngôn và
trả lời các câu hỏi của cơ quan truyền thông đồng thời bảo vệ lợi ích của tổ chức
mà mình đại diện. Môn học truyền đạt những kiến thức thông qua nhiều cách
thức khác nhau, từ truyền đạt bằng kiến thức nền một cách trực tiếp với
powerpoint đi kèm cho tới sử dụng những ví dụ minh họa như là những cách nói
ẩn dụ và xử lý tình huống của một nhà sư trong quá trình giao tiếp với các phật
tử được giáo viên đưa ra đã giúp minh họa những yêu cầu cần phải có và cách
thức xử lý những câu hỏi hay tình huống hóc búa nảy sinh trong quá trình giao
tiếp. Khi giảng dạy về quá trình phát ngôn, giảng viên đã sử dụng những người
phát ngôn nổi tiếng như người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ hay Việt Nam
để làm ví dụ minh họa cho sinh viên.
Sau khi học môn kỹ năng giao tiếp, đàm phán và phát ngôn, em hiểu được tầm
quan trọng của các kỹ năng này không chỉ trong công việc hay công tác truyền
thông mà còn trong cả đời sống thường ngày. Chúng ta sử dụng những kỹ năng
đàm phán đối với những việc như mua hàng hay đi chợ cho tới những điều quan
trọng như đàm phán các thỏa thuận cho tổ chức, doanh nghiệp hay chính phủ.
Việc giao tiếp là một công việc thường ngày mà mỗi người cần phải làm, sau khi
học môn này, em đã hiểu được những cách thức giao tiếp cơ bản nhằm có những
cuộc nói chuyện hiệu quả và tạo dựng mối quan hệ một cách dễ dàng hơn.

You might also like